Người ta cứ nói rằng đầu tư Bitcoin lúc 10k đợi nó lên 60k lời 600% ngon ơ, nhưng đâu ai nói cho bạn cái cảm xúc đau đớn phải chịu đựng ra sao khi BTC sập giá trong suốt quá trình đi lên đó.
Bạn đã đủ tâm lý để chịu nổi những đợt điều chỉnh hơn 30% như vậy để không thoát hàng sớm? Không phải bán đi lúc 30k rồi mua lại nó lúc 60k.. mình biết rất nhiều người đã từng dính phải trường hợp trên.. một là thiếu kiến thức nền, 2 là không hiểu cơ chế vận hành của thị trường.. bạn sẽ có đầy đủ 2 thứ ấy khi đọc hết bài viết này!
Trong Crypto, mọi thứ cho đến hiện tại đều không chắc chắn nhưng duy có 1 điều mình sure với bạn là không có thị trường nào có mức lợi nhuận cao hơn crypto được.
Nội dung chính
Bản chất của Crypto có phải “lùa gà”?
Vâng bạn sẽ thật sự bị “lùa” nếu bạn “gà vl”.. hãy tự kiểm tra mình có nằm trong những trường hợp này:
- Quyết định đầu tư chỉ bằng 1 câu nói của KOL.
- Lười tìm hiểu nhưng muốn đầu tư là phải win.
- Tin rằng những thứ miễn phí, có thể giúp mình thành triệu phú..
Nếu có 1 trong 3 điều trên thì chúc mừng bạn, nhà có bao tiền cũng không đủ cho bạn mất.. nữa!
Lỡ dính vào rồi, nên đọc hết lượng kiến thức mình chia sẻ bên dưới để biết mình sai ở đâu còn gỡ.. dành trọn tâm trí từng giây cho nó, chắc chắn bạn sẽ đỡ gà hơn sau 10 phút!
3 Tư duy về Coin “người mới” cần khắc sâu
Đây là 3 sự thật mà không ai muốn cho bạn biết!
1. Tiền trong crypto từ đâu mà ra? Ai cũng muốn kiếm tiền, thế ai sẽ là người mất?
Nhiều người cứ hay hỏi mình Crypto có phải Zero-sum game không, có phải cờ bạc không? Câu trả lời là “có” nhé các bạn.. bản chất của Crypto là 1 money game, nơi mà người chơi giỏi sẽ kiếm được tiền từ người chơi dở – Chứ người có kiến thức đời nào lại thua người ko có kiến thức.. đúng không?
Không chỉ Crypto, các thị trường tài chính hiện nay đều là Zero-sum game – một trò chơi có tổng bằng 0.
Zero-Sum Game là 1 ví dụ điển hình của trò poker, Khi ai đó thắng trò chơi họ sẽ lấy tiền từ những người thua khác, do đó thay đổi ròng về tài sản hoặc lợi ích vẫn bằng không.
Dù có nhiều người cố gắng chứng minh và đưa ra những ví dụ như: người A bán tài sản rút tiền, trong khi người B mua nó và tin tưởng rằng tài sản ấy sẽ đem lại lợi nhuận cho anh ta trong tương lai. Nhưng đây chỉ là đánh tráo khái niệm (nếu cố gắng hiểu theo khái niệm này, thì 10 năm nữa bạn vẫn ko kiếm được tiền từ crypto).
Tại thời điểm mua vào và bán ra ấy, số tiền không hề thay đổi.. chẳng qua nếu sau đó anh B đủ thông minh và kiên nhẫn chắc chắn anh ta sẽ kiếm được tiền từ người mua tiếp theo với giá cao hơn nhưng nếu không đủ kiên nhẫn, lo lắng vì đồng coin của mình đang trượt giá mỗi ngày => anh ta sẽ bán đi & bị thua lỗ.
Ví dụ: những người mua mức giá cao nhất 20.000 đô của BTC năm 2017 đã thua lỗ trong suốt ba năm nếu như họ bán ra, nhưng nếu đủ am hiểu và không bán vội, họ sẽ kiếm được lợi nhuận gấp 3.5 lần khi Bitcoin quay trở lại mức 69.000 đô năm 2021 (nhưng rất ít người làm được điều này, đặc biệt là nhà đầu tư mới).
2. Thế tôi kiếm càng nhiều, người khác sẽ mất càng nhiều sao?
Không hẳn như vậy, nó chỉ đúng nếu bạn tham gia giao dịch Margin/Future, tại thời điểm khớp lệnh chắc chắn sẽ có 1 người thắng & 1 kẻ thua cuộc. Còn trade Spot nó sẽ mang tính cung cầu hơn.. bạn cảm thấy thỏa mãn với lợi nhuận đó thì bán, còn người khác cảm thấy nó còn tăng thì mua để kiếm lời.. thế thôi!
Khi hiểu rõ được quy luật của trò chơi.. bạn sẽ càng ít bị mất tiền hơn so với những tay chơi gà mờ khác. Phải đặt tâm thế đây là money game, sau đó tìm cách nhìn thấu kỳ vọng của nhà đầu tư khác + giá mà họ đã mua.. thì tỷ lệ thắng của bạn càng cao.
Như bức ảnh trên, đừng là người mua APT ở mức giá cao nhất là được. Theo bố cục trên bàn, khi thấy rõ giá mua của các investor khác.. bạn sẽ ớn lạnh ngay nếu quyết định mua nó ở 12$, khả năng đu đỉnh là rất cao phải không? Còn nếu đọc vị được tình hình, sau đó chờ đợi và mua nó ở 5$, thì khả năng có lãi của bạn cực cao vì có rất nhiều người đã đu ở 12$ hoặc hơn thế.
Nắm rõ được bài tẩy của nhà đầu tư khác, sẽ là ưu thế chiến thắng của bạn!
3. Làm sao biết được khi nào “thời tới”
Khi đầu tư Crypto, mình biết ai cũng muốn kiếm tiền cho nó nhanh và mình cũng vậy.. nhưng trên đời này làm gì có chuyện dễ dàng nhất là kiếm tiền, easy come.. easy out.
Thật ra, các bạn chọn crypto giai đoạn này vẫn là những người bước chân vào thị trường rất sớm – những người khác còn mãi mê uống trà sữa thì bạn đã….. mà thôi 😎 Thị trường nào cũng vậy, phần thưởng lớn luôn chỉ dành cho nhóm nhỏ có kiến thức + kỹ năng, rồi tiền sẽ được lấy từ nhóm lớn. Ai cũng nhắc mãi về quy luật 80/20 nhưng mình thấy 90/10 sẽ chuẩn hơn cho thị trường này, bạn có tự tin mình sẽ lọt vào top 10% kia trong 2 năm tới không?
Ok, nếu đã tự tin như zay..
Thì bạn phải nhanh chóng nắm được bố cục thị trường ở thời điểm này, bạn mới biết được bước tiếp theo, mình nên làm gì.. đầu tư sẽ như mây trôi nước chảy.
Để xem bạn hiểu được bao nhiêu qua câu chuyện này:
Ngày xưa khi giới tiền tệ đang yên ổn, đùng cái ông Bitcoin xuất hiện, rồi tự xưng là lão đại Crypto.. dùng công pháp “phi tập trung” của mình đánh rớt đài hết toàn bộ thập đại phái. Sau đó giang tây Lũng Châu mới đưa anh lên làm minh chủ -> vì liên tục chuyển được lượng tiền lớn ra nước ngoài mà chi phí lại vô cùng bé nhỏ.. không cần trung gian, không cần nhìn sắc mặt của ai.
Chưa dừng lại ở đó, ánh hào quang ấy vang dội tới mức khiến rất nhiều đàn em (đồng coin khác) đồng ý cắt máu ăn thề với anh (fork source của Bitcoin ra): Thời đại này người ta gọi là các Blockchain Currency.
Mãi đến 2015 khi Ethereum chính thức ra mắt, mới xuất hiện thêm khái niệm về Smart contract và những blockchain nào cho phép người dùng khởi tạo Smart contract và phát triển ứng dụng trên đó người ta sẽ gọi là Blockchain Smart Contract -> nối đuôi theo là sự ra đời của các Token, dApp, DeFi, còn NFT là thuở sau này.
2 năm tiếp theo, các sàn tập trung ngày một xuất hiện nhiều vì thấy miếng bánh thị trường này quá ngọt, quá to, nên bọn chúng mới mưu đồ thao túng thị trường, tạo chốn lập thân => khái niệm coin sàn cũng bắt đầu từ đây. Nhưng lúc đó, mọi thứ, mọi đồng coin đều chỉ được mua bán thông qua BTC (vàng kỹ thuật số) dùng neo giá cho tất cả tài sản khác, rồi mới quy đổi ra đô la.
Đến tận cuối 2018, Stablecoin mới bắt đầu phổ biến, giúp việc giao dịch, cấu trúc thanh khoản dần dễ dàng, khi 1 đồng coin được neo với USDT thì ae quá dễ biết giá nó bao nhiêu, không cần quá lòng dòng như khi neo với BTC. Và nhà đầu tư cũng có thêm công cụ ổn định như USDT để cash out mỗi khi thị trường có giông bão.
Còn trào lưu NFT, Metaverse, Gamefi, Sàn Dex mới phát triển ấn tượng trong 3 năm trở lại đây, kiến tạo nên một mùa uptrend vô cùng tuyệt vời vào 2021. Giúp tạo nên nhiều mầu sắc rực rỡ cho các Layer 2 xuất hiện và web3 cũng dần hiển lộ thần năng của mình.. còn tại sao thì xem hết bài sẽ biết!
Toàn bộ quá trình phát triển: Bitcoin – Blockchain Currency -> Ethereum – Blockchain Smart contract -> Token ERC-20 -> dApp, DeFi -> Stablecoin -> NFT, Layer 2, Metaverse, GameFi, Dex, Web3.
Mỗi một khái niệm trên đây, bạn đều hiểu nó là cái gì.. thì hãy bắt đầu đầu tư!
Phần quan trọng tiếp theo “người mới” cần làm
Có tài khoản giao dịch ngon lành trước đã bạn, đến khi cơ hội xuất hiện còn biết đường vào mua coin..
3 sàn giao dịch này, sẽ khá thuận lợi cho nhà đầu tư mới mua bán: Binance, OKX và Bybit. Nên đăng ký cả 3 và KYC trước, về sau cần mua coin là bụp được liền 😆
Sau khi đã đăng ký xong nó sẽ có phần KYC và bảo mật 2FA rất quan trọng, bạn nhớ làm đầy đủ các bước theo hướng dẫn để tránh khi mua bán tiền điện tử có mất mát xảy ra. Đừng để mất Bò rồi mới lo làm chuồng!
Nếu đã có sẵn tài khoản giao dịch trên các sàn thì anh em có thể bỏ qua bước này.
Ví tiền điện tử (crypto wallet)
Đã muốn xài tiền thì phải có ví đựng, crypto nó cũng vậy.. mọi thứ được lưu trữ trong Crypto wallet – 1 dạng phần mềm giúp gửi, nhận và theo dõi số dư của các đồng coin/token.
Ví được chia làm 3 loại chính: Ví nóng, ví lạnh và ví sàn.
Ví nóng (Hot Wallet)
Ví nóng hay còn gọi là hot wallet: dạng ví lưu trữ online cần kết nối với internet để sử dụng, và người dùng sẽ tự nắm giữ Private key để bảo mật + quản lý tài sản của mình.
Điểm mạnh của loại ví này là thuận tiện, dễ cài đặt trên điện thoại, máy tính hoặc cài nó dưới dạng Extension trên trình duyệt web.
Một số loại ví an toàn và uy tín nhất hiện nay là: MetaMask, Trust Wallet,..
Ví lạnh (Cold Wallet)
Ví lạnh (Cold Wallet) thì khác với ví nóng, nó là dạng ví vật lý nên chúng ta có thể cầm, nắm, sờ được và đặc điểm là không kết nối liên tục với môi trường Internet (chỉ khi chúng ta cần chuyển tiền đi thì mới phải kết nối mạng). Ví lạnh phù hợp cho nhà đầu tư dài hạn, ít khi trade, vì mỗi lần giao dịch sẽ mất nhiều time để thao tác. Nhưng đổi lại, độ an toàn của nó rất cao.
Một vài cái tên đặc trưng trong mảng này là Trezor, Ledger,..
Ví sàn (Exchange Wallet)
Ví sàn sẽ giúp giao dịch nhanh các loại tài sản cũng như dễ cash out ra tiền mặt khi cần. Nhưng do ví sàn là ví được tạo trên các sàn giao dịch nên người dùng không thể cầm trực tiếp Private key, khiến cho cũng có một số rủi ro nhất định nếu join nhằm sàn không uy tín.
Vậy đâu là lý do mà người ta muốn sử dụng ví sàn?
Do thuận tiện thôi, vì các nhà đầu tư nhỏ lẻ thường mua USDT bằng hình thức P2P sau đó trữ trên sàn để mua đồng coin mình muốn, khi có lãi, họ lại sẽ chốt lời trên đó luôn rồi rút ra tiền mặt cũng nhanh. Thậm chí nếu vốn không quá nhiều, thì nhà đầu tư cũng hạn chế chuyển tiền đi nhiều nơi do phí rút tài sản về ví đôi khi cũng hơi chát.
Điển hình là đầu năm 2021, phí gas lúc đó rất cao, việc rút token của mạng ERC-20 về ví phải tốn kha khá phí, đỉnh điểm lên đến cả trăm đô 1 lần rút. Đây là một số tiền “không thể chịu được” đối với những nhà đầu tư vốn nhỏ.
Phí gas (gas fee) có thể hiểu đơn giản là phí giao dịch khi mà anh em tiến hành mua bán trao đổi một đồng coin/token nào đó hoặc transfer đi ví khác. Gas fee trên mỗi blockchain cũng khác nhau một chút.
Thật ra, việc sử dụng ví nóng, ví lạnh hay ví sàn không phải phụ thuộc vào độ giàu nghèo, mà tùy thuộc mục đích sử dụng của anh em lúc đó.
Tham khảo thêm: Các cách tối ưu phí Gas khi chuyển Coin
Crypto đã thay đổi gì sau 5 năm
Khác với những năm 2017 – 2018, khi nhắc đến Bitcoin, cryptocurrency hay tiền điện tử, thì mọi người đều xem nó như 1 công cụ lừa đảo, rửa tiền dành cho giới tội phạm, hay phổ biến nhất là gắn mác với việc luôn bị mất tiền nếu đầu tư vào Bitcoin.
Nhưng sự thật đã chứng minh, crypto hay cụ thể là Bitcoin đã hoạt động hơn một thập kỷ mà không hề phát sinh lỗi. 5 năm trước tôi cũng nghe người ta bảo rằng Bitcoin sẽ chết. Nhưng hiện tại, Bitcoin không chết mà giá vẫn duy trì ở ngưỡng $26,000 (thời điểm viết bài), thậm chí đã từng chạm mốc $69,000 (tính ra tiền Việt là gần 1 tỷ rưỡi cho 1 BTC).
Nếu nhà đầu tư không may “đu đỉnh” ở những năm 2017 (mức giá 20K đô) mà vẫn kiên trì hold thì 100% đều đã có lãi.
Ngoài sự khác nhau ở những năm trước và 2021, đó là việc các quỹ lớn (Funds) đã bắt đầu nhìn thấy miếng bánh lợi nhuận lớn trong việc đầu tư Crypto, điển hình là Square, Grayscale, Pantera capital, Morgan Creek Capital, Andreessen Horowitz (a16z), Microstrategy đã thu mua rất nhiều BTC và các Altcoin large cap (vốn hóa lớn) như ETH, MATIC, SOL, DOT, ATOM, ADA,..
Đó là xét theo góc độ đầu tư, còn tính về mặt ứng dụng, có rất nhiều ngân hàng lớn như Morgan Stanley, JP Morgan hay thậm chí Tesla, Apple Pay, Paypal cũng đã hỗ trợ thanh toán bằng Crypto hết rồi.
Thế giới cũng bắt đầu rung chuyển khi có nhiều quốc gia chính thức chấp nhận Bitcoin làm phương tiện thanh toán của họ, đầu tiên là El Salvador. Song song với việc chấp nhận, tổng thống của nước này còn ký 1 sắc lệnh airdrop (tặng token miễn phí) cho tất cả người dân $30 giá trị BTC/người. Cho thấy đây là nước đi mang tính lịch sử, nó đã đánh dấu sự công nhận của mọi người đối với Bitcoin.
Ở Việt Nam, chính phủ cũng đã không còn cái nhìn tiêu cực về blockchain nữa, mà trong 6/2021 đã ra công văn cho việc nghiên cứu thí điểm công nghệ blockchain, và bộ giáo dục đã ứng dụng Tomochain để lưu trữ các bằng tốt nghiệp đại học.
Đầu tư crypto cần vốn bao nhiêu?
Khi mới chân ướt chân ráo tham gia thị trường này thì số vốn phù hợp nhất là 100 đô hoặc với tiền Việt là 2 triệu. Tại sao lại là 2 triệu mà không phải là 5tr hay 10tr? Vì khi mới bắt đầu tham gia bạn có đem quá nhiều tiền vào đây, bạn cũng sẽ khó quản lý và phân bổ sao cho phù hợp, dẫn đến dễ mất trắng toàn bộ số tiền đầu tư.
Còn đem ít quá thì bạn lại khó cảm nhận được sự tăng giảm vốn theo thời gian. Nên lời khuyên phù hợp nhất cho người mới bắt đầu dùng vốn 2 triệu là đủ rồi. Cứ mạnh dạng dùng nó đầu tư 1 thời gian để trải nghiệm thì sau đó bạn cũng sẽ tự nhiên biết phải làm thế nào cho tốt, nên bơm thêm hay là lấy bớt ra..
20+ Cách đầu tư tiền điện tử cho người mới bắt đầu – Nhanh kiếm được tiền
Cách mua bán coin bằng tiền mặt
Sau khi đã tạo tài khoản sàn giao dịch, có 2 cách để bắt đầu đầu tư:
- Mua Bitcoin trực tiếp bằng VND thông qua hình thức giao dịch P2P trên Binance.
- Mua USDT rồi sau đó dùng nó để mua Bitcoin hoặc những Altcoin khác trong giao dịch Spot.
Khi bạn Cash out ra cũng vậy, bạn có thể bán hết Coin ra USDT rồi chuyển về lại VND, tiền sẽ được bank thẳng về tài khoản Ngân hàng của bạn.
Ví dụ, với hình thức giao dịch P2P, bạn sẽ mua coin trực tiếp từ người bán. Tại đây, bạn sẽ tìm kiếm giao dịch mình muốn thực hiện, sau đó chuyển tiền vào tài khoản của người bán để nhận lại lượng coin tương ứng.
Tìm hiểu thêm: Cách mua bán coin trên Binance
Bảo mật tài sản
Một điều cần lưu ý nữa đó là việc bảo mật tài sản. Trong giới crypto luôn tồn tại muôn vàn hình thức lừa đảo khác nhau, từ việc dụ người dùng đưa private key, cho đến những dự án đa cấp, scam bỏ trốn làm người dùng mất tiền. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tiếng xấu cho crypto.
Do đó, lời khuyên là phải luôn cẩn trọng với mọi hành động của bản thân trước khi giao dịch tài sản. Không ai có thể khiến cho tài sản của bạn biến mất, nếu bạn biết cách bảo quản chúng cẩn thận.
- Khi giao dịch trên sàn lạ, cần kiểm tra kỹ sàn đó được thành lập khi nào, mức độ uy tín ra sao, lượng user đang sử dụng ở hiện tại..
- Khi muốn mua token ICO, cần kiểm tra dự án được tạo ra với mục đích gì, người đứng sau phát triển là ai? rủi ro khi gặp phải nếu mua token của dự án đó,..
Tham khảo: 11 Chiêu trò lừa đảo crypto phổ biến & cách phòng tránh
Các trang thông tin về tiền điện tử uy tín
Làm sao để luôn đưa ra quyết định đầu tư coin sáng suốt giữa một rừng dự án Crypto, sớm nở tối tàn như hiện nay?
Câu trả lời là, anh em cần phải liên tục cập nhật thông tin đúng và sớm về thị trường. Lúc này vấn đề chọn được nguồn cung cấp thông tin uy tín trở nên rất quan trọng. Dưới đây là 1 số trang web về crypto cực trust cho anh em:
Cập nhật tin tức nhanh nhất: Telegram, Twitter, Facebook.
Cập nhật thông tin thị trường: Coindesk, Coinmarketcap, Coingecko, Cointelegraph,..
Cung cấp thông tin nghiên cứu chuyên sâu: Messari, The Block, Delphi Digital, Binance Research, Medium.
Group thảo luận Crypto: https://t.me/SLV_group
Câu hỏi thường gặp
1/ Phân biệt Bitcoin và Altcoin
Cũng dễ thôi các bạn, khi dùng cách gọi này là chúng ta đã tách cryptocurrency thành: Bitcoin và phần còn lại.
Bitcoin thì chắc ae đã hiểu nhiều về nó rồi, nó là đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới, đặt nền móng cho sự phát triển của thị trường crypto (được biết đến nhiều bởi tính phi tập trung, công nghệ bất khả sửa).
Còn Altcoin là từ ghép của Alternative (thay thế) + Coin để tạo thành “Altcoin”, dùng để chỉ toàn bộ các loại coin/token khác ngoại trừ Bitcoin. Đám Altcoin này được tạo ra với mong muốn thay thế Bitcoin nên mới có tên gọi như vậy.
Cho nên bất kể Coin hoặc Token nào trừ Bitcoin ra, đều quy về Altcoin.
2/ Bitcoin làm sao có giá trị thật?
Chắc hẳn bạn vẫn thường nghe người ta nói rằng bản thân BTC không có giá trị, không giống như vàng, chứng khoán có công ty phía sau tạo ra sản phẩm thật và giá trị thật cho xã hội. Nhưng các bạn phải hình dung là hiện tại bitcoin đang vận chuyển hàng triệu đô la mỗi giây đi khắp nơi trên thế giới mà không cần đến bất kỳ ngân hàng, chính phủ hay bên trung gian thứ 3 nào.
Và mạng lưới Blockchain của bitcoin đã làm rất tốt nhiệm vụ này, đã chạy suốt 24/7 trong 14 năm qua mà không hề phát sinh lỗi, nếu như đó không phải là giá trị thì có thể là gì các bạn?
Một lĩnh vực khá mới như Blockchain; là những thứ chúng ta rất khó có thể cảm nhận được giá trị của nó cho đến khi nó thật sự phổ biến.
3/ Điều gì khiến Bitcoin tăng hoặc giảm giá?
Khi càng có nhiều người muốn sở hữu, muốn mua bitcoin thì giá của nó sẽ tăng, vì nguồn cung của BTC bị giới hạn chỉ có 21 triệu coin. Ngược lại khi không còn ai muốn sở hữu bitcoin nữa và bán ra thì giá của nó sẽ giảm xuống.
4/ Bitcoin hơn 500 triệu 1 coin làm sao mua?
Hiện tại, tuy BTC đang có giá trị khá lớn. Điều này khiến những người mới vô tình lo sợ khi mình không đủ khả năng tài chính để sở hữu 1 BTC. Tuy nhiên, trên thực tế, bạn luôn có thể mua được BTC ở bất cứ quy mô vốn nào, do BTC có thể được chia thành 100.000.000 Satoshi (đơn vị nhỏ của BTC).
Ví dụ: Bitcoin đang có giá là 540 triệu, và bạn muốn dùng 2 triệu để mua BTC thì bạn sẽ nhận được 2 triệu / 540 triệu = 0,00370370 BTC. Cũng có thể hiểu là bạn đã mua được 370 ngàn 370 satoshi.
5/ Nếu chính phủ đồng loạt cấm mua Bitcoin thì sao?
Hiện tại Bitcoin đã tồn tại được 14 năm, đã trải qua 2 đợt tăng giá kinh khủng là 20.000 đô vào 12/2017 và 69.000 đô vào tháng 9/2021 => có rất nhiều người kiếm được tiền vào những thời điểm này và cũng có rất nhiều người mất. Nên nếu thật sự Bitcoin có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh của 1 quốc gia hoặc ảnh hưởng đến tiền pháp định, quyền lực thống trị của chính phủ, thì chỉ cần 1 đêm thôi là bay màu, chứ không cần đợi đến bây giờ.
Nên nếu vẫn chưa cấm, thì nghĩa là BTC vẫn đang đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các nước. Và nếu không cấm thì chắc chắn sắp tới họ sẽ tìm cách để quản lý nó, thu thuế từ nó => Đó mới là điều các bạn nên quan tâm 😆
Kết luận
Với những chia sẻ trên, hy vọng anh em đã có được những kiến thức crypto cơ bản và 3 tư duy về Coin cho người mới một cách chi tiết và toàn diện. Chúc anh em thuận lợi trong việc chuẩn bị khâu hậu cần trước khi thực chiến nhé, thank you so much!
Các kiến thức Crypto hay ho khác cho người mới:
➤ Chuyển Coin nhầm mạng có bị mất tiền không?
➤ Tự tạo đồng Coin riêng mạng Bep20
➤ Dữ liệu On-chain là gì? Cách phân tích dữ liệu On chain của Bitcoin
➤ Validator là gì? Làm thế nào trở thành 1 Validator trong Blockchain
Comments (No)