Cosmos (ATOM) là gì? So sánh Cosmos và Polkadot

Cosmos (ATOM) là gì, giữa Cosmos và Polkadot, nền tảng nào đem lại những giải pháp tối ưu và trải nghiệm tốt hơn cho người dùng? Cùng tham khảo bài viết sau để tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất về Cosmos, cũng như một số so sánh giữa Cosmos và Polkadot nhé!

Cosmos (ATOM) là gì?

1. Cosmos là gì

Cosmos được bắt đầu triển khai vào năm 2014, xuất bản whitepaper vào 2016 và phát hành token ATOM đầu tiên vào năm 2017. Vào ngày 14/03/2019, ATOM coin chính thức được bắt đầu giao dịch trên thị trường tiền điện tử.

Cosmos (Cosmos Network) sử dụng cơ chế đồng thuận Tendermint. Đây là cơ chế đồng thuận giúp giải quyết được rất nhiều vấn đề như khả năng mở rộng, khả năng tiêu thụ năng lượng hay tính hữu dụng. Khác với những Blockchain nền tảng thông thường, Cosmos được thiết kế để những Layer 1 có thể được xây dựng trên đó. Cosmos có thể được coi là Layer 0 hay hiểu đơn giản là một mảnh đất rộng lớn dành cho các Layer 1.

Ngoài việc cung cấp nền tảng để xây dựng các Layer1, các Blockchain trên Cosmos còn có thể liên kết hay tương tác với nhau thông qua IBC (Internet Blockchain Communication). Cũng chính bởi vậy mà Cosmos còn được gọi là Internet của Blockchain – tương tự như với Polkadot.

Thông tin chi tiết về ATOM

  • Token Name: Cosmos Staking Token.
  • Ticker: ATOM.
  • Price: $12.754
  • Marketcap: $3,658,546,457
  • Blockchain: Cosmos.
  • Token Type: Utility, Governance.
  • Total Supply: Không giới hạn
  • Circulating Supply: 286,370,297 ATOM

Đội ngũ phát triển của Cosmos

Đội ngũ phát triển của Cosmos bao gồm rất nhiều những thành viên có chuyên môn cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin hay tiền điện tử. Một số cái tên nổi bật có thể kể đến như Jae Kwon – CEO của Tendermint và là người đầu tiên nghiên cứu công nghệ BFT (Byzantine Fault Tolerance), Ethan Buchman – Co-Founder và CTO của Tendermint, đồng thời là nhà khoa học nghiên cứu tại đại học Guelph, …

Mục đích của Cosmos (ATOM) là gì?

2. Mục tiêu của Cosmos

Để anh em có cái nhìn tổng quan nhất về mục đích ra đời của Cosmos, chúng ta có thể điểm qua 3 vấn đề chính mà Cosmos hướng đến giải quyết như sau:

Khả năng mở rộng: Như chúng ta đều biết, những Blockchain đời đầu như BitcoinEthereum đang gặp rất nhiều vấn đề với khả năng mở rộng, dẫn đến chi phí giao dịch cao và tốc độ giao dịch chậm chạp. Tất nhiên, đã có rất nhiều Layer 2 được ra đời để cải thiện vấn đề này cho Ethereum, nhưng Cosmos lựa chọn một hướng đi khác để có khả năng mở rộng vô hạn cho nhiều Blockchain cùng một lúc, khiến chi phí và tốc độ giao dịch được cải thiện khá nhiều

Tính năng nâng cấp: Có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra trong quá trình nâng cấp phiên bản của Blockchain dẫn đến việc Blockchain phải lựa chọn Hard Fork. Một trong những ví dụ điển hình của trường hợp này là Ethereum bị tách thành ETH và ETC. Để cải thiện vấn đề này, Cosmos hướng đến cung cấp một nền tảng duy nhất để phù hợp với mọi trường hợp sử dụng.

Tính tương tác và liên kết: Đây chính là sự khác biệt rất lớn giữa Cosmos và các dự án Layer được ra đời để cải thiện Ethereum. Thay vì chỉ cải thiện được khả năng mở rộng của 1 blockchain, Cosmos có thể đem đến khả năng liên kết giữa mọi Blockchain được xây dựng trên đó, khiến giao dịch token của các Layer 1 chỉ chạy trên một nền tảng duy nhất.  

Đặc điểm của Cosmos (ATOM) là gì?

Thay vì lựa chọn ra đời để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng của Ethereum, Cosmos đi theo hướng giải quyết vấn đề về chi phí và thời gian giao dịch bằng cách đơn giản hóa trải nghiệm của người dùng với Layer 1 và khả năng tương tác giữa các Blockchain thông qua IBC. Khác với sự ra đời của rất nhiều Layer 2, cách làm việc của Cosmos không gây ra sự phân mảnh tài khoản, hay đẩy người dùng vào trạng thái bối rối trong quá trình chuyển qua lại tài sản giữa các Chain.

Cụ thể hơn, những đặc điểm của Cosmos có thể được kể đến như sau:

  • Tính Module: Các Blockchain chạy trên Cosmos có thể dùng Cosmos SDK và Customize một cách tự do dựa trên nhu cầu sử dụng và mục đích của mình.
  • Scale up: Do các Chain đều chạy song song nhau trên cùng một mạng lưới nên việc đảm bảo yêu cầu về khả năng mở rộng phải diễn ra ổn định.
  • Cơ chế POS: Dựa trên cơ chế đồng thuận POS, Cosmos có thể đảm bảo được tính bảo mật của các ứng dụng Dapps.
  • Thông qua Module Governance, các đề xuất thay đổi và vote trên Blockchain có thể được diễn ra suôn sẻ.
  • Cosmos Hub: Đây là một trong những Blockchain đầu tiên trên Cosmos Network được xây dựng. Trong số đó, không thể không kể đến ATOM – token của Cosmos Hub.
  • Tendermint Core: Đây là nơi cung cấp database, web-server, và thư viện cho các ứng dụng Blockchain. Dựa vào đó, các Developer hay lập trình viên chỉ cần tập trung vào quá trình lập trình thay vì phải mất nhiều thời gian về các giao thức đầy phức tạp.

Một số Layer 1 nổi bật trên nền tảng này có thể kể đến như Binance Smart Chain hay Terra. Đây là hai trong số rất nhiều Layer 1 chạy trên Cosmos. Trong trường hợp tất cả layer 1 trên Cosmos đều có khả năng tăng trưởng và phát triển như BSC và Terra thì Cosmos có rất nhiều tiềm năng để trở thành một vũ trụ hệ sinh thái khổng lồ.

Cosmos và Polkadot – khác nhau như thế nào?

3. Cosmos và Polkadot khác nhau như thế nào

Nếu anh em cũng đã có những tìm hiểu nhất định về Polkadot, chắc hẳn anh em sẽ thấy rất nhiều điểm tương đồng về mục đích hoạt động và phương hướng giải quyết vấn đề giữa Cosmos và Polkadot. Với những anh em nào chưa tìm hiểu về Polkadot thì đây cũng là một mạng lưới có khả năng kết nối các Blockchain riêng lẻ lại với nhau, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để Blockchain chia sẻ dữ liệu một cách phi tập trung. Nếu Cosmos được gọi với cái tên là Internet of Blockchain thì tầm nhìn của Polkadot là trở thành Decentralized web.

Tuy cùng hướng đến giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng, khả năng kết nối và tương tác giữa các Blockchain, nhưng mô hình hoạt động của Cosmos và Polkadot có những khác biệt nhất định, dẫn đến việc mỗi nền tảng lại có những mạnh yếu khác nhau.

Khác biệt về mô hình mạng lưới

Cosmos

4. Mô hình mạng lưới của Cosmos

Như đã tìm hiểu phía trên, Cosmos hướng đến hoàn thiện một nền tảng nơi các Layer 1 có thể xây dựng, hoạt động và tương tác qua lại với nhau. Cụ thể hơn, trên nền tảng này sẽ tồn tại hai cấu tạo chính là Hub và Zone. Trong đó, Hub là trung tâm để truyền tải dữ liệu còn Zone là những Blockchain (DeFi, Dapps, gameFi) hoạt động độc lập, có khả năng trao đổi với Hub thông qua IBC. Hub chính của mạng lưới này là Cosmos Hub; tuy nhiên, Cosmos Hub lại không phải là trung tâm dữ liệu duy nhất mà có thể có vô số các Hub khác. Và tất nhiên, Blockchain có thể truyền tải dữ liệu thông qua Cosmos Hub hoặc những Hub riêng.

Polkadot

5. Mô hình mạng lưới Polkiadot

Khác với Cosmos, mô hình mạng lưới của Polkadot lại gồm nhiều phân đoạn với chuỗi chính là Relay Chain và các chuỗi phụ xung quanh là Parachain. Những Parachain này có thể là các Blockchain độc lập, thực hiện giao tiếp với nhau bằng cách gửi dữ liệu đến RelayChain. Anh em có thể hình dung Relaychain là trung tâm nhất của mạng lưới Polkadot với rất nhiều ổ cắm. Để truyền tải dữ liệu hay thực hiện kết nối, các Parachain sẽ cần cắm vào các lỗ của Relaychain.

Như vậy, anh em có thể hình dung Cosmos là một mạng lưới rộng lớn với rất nhiều trung tâm dữ liệu và các blockchain độc lập kết nối xung quanh nó; trong khi đó, Polkadot lại là mạng lưới với một trung tâm dữ liệu duy nhất với toàn bộ Blockchain muốn kết nối xung quanh nó.

Core Value

Như đã đề cập phía trên, sự khác biệt về mô hình mạng lưới tất yếu sẽ dẫn đến những mạnh yếu khác nhau. Đối với Cosmos, Core Value của hệ thống này là tạo môi trường để các Blockchain có thể hoạt động một cách độc lập và tự do. Cụ thể hơn, các Blockchain có toàn quyền quyết định trong việc nó sẽ liên kết với Hub nào. Họ có thể chọn những Hub với cơ chế đồng thuận phù hợp, hay những Hub có ưu thế về coin/token, … Core Value này đồng thời cũng khiến Cosmos có khả năng mở rộng không giới hạn, có thể dễ dàng tăng được số lượng Hubs và các chuỗi liên kết.

6. Core Value của Cosmos

Khác với Cosmos, Polkadot lựa chọn mô hình với chỉ một chuỗi chính duy nhất, các chuỗi khác nếu muốn kết nối đều cần thông qua Parachain. Như vậy, rõ ràng tính mở rộng của Polkadot không thể nào so sánh được với Cosmos. Tuy nhiên, Core Value của Polkadot lại không nằm ở tính mở rộng hay tính phi tập trung như Cosmos mà nằm ở khả năng đồng bộ của hệ thống. Với một Relaychain duy nhất, Polkadot có thể dễ dàng triển khai Sharding, trở thành mạng lưới Blockchain với tốc độ giao dịch vượt trội; đồng thời có khả năng quản lý mạng lưới tốt hơn.

Khả năng liên kết với Blockchain ngoài hệ sinh thái

Tuy có khả năng mở rộng vô hạn và đem lại môi trường tự do thuận lợi cho các Blockchain trong quá trình phát triển và tương tác nhưng Cosmos lại gặp vấn đề rất lớn đối với những Blockchain ngoài hệ sinh thái. Trên thực tế, ngay từ ban đầu, Cosmos đã phải xây dựng 2 Bridge để liên kết với Bitcoin và Ethereum – hai Blockchain độc lập lớn nhất không nằm trong hệ sinh thái của Cosmos. Điều này nhằm đảm bảo Cosmos có thể mint ra các Wrapped token để sử dụng trên những Blockchain này.

Vấn đề này tất nhiên thể hiện được rất rõ hạn chế của Cosmos khi muốn Link với những Blockchain không thuộc hệ sinh thái của mình. Như vậy, nếu trong tương lai xuất hiện những Blockchain lớn mạnh, Cosmos sẽ cần tiếp tục triển khai các Bridge để đảm bảo được tính liên kết.

Polkadot ngược lại không gặp phải vấn đề như Cosmos bởi bản thân nó chỉ tồn tại một Relaychain duy nhất. Và mỗi Blockchain muốn liên kết hay tương tác với nhau chỉ cần kết nối với Relaychain.

Token quản trị

Như chúng ta đều biết, ATOM là token của Cosmos còn DOT là token của Polkadot. Tuy nhiên, hai token này có điểm khác biệt như thế nào đối với hai mô hình mạng lưới khác nhau này. Nếu Polkadot lựa chọn DOT là phí giao dịch và tài sản Stake trong hệ thống thì ATOM lại không có nhiều vai trò như thế trong mạng lưới. Lý do là bởi Cosmos lựa chọn tôn trọng chủ quyền của các Blockchain độc lập, cho phép họ lựa chọn những Hub với coin/token riêng. Điều này tuy đem lại môi trường hoạt động thân thiện, tự do nhưng lại khiến ATOM không nhiều demand như DOT, đồng thời cũng khiến ATOM có ít tiềm năng tăng giá.

Tính ràng buộc

Tính ràng buộc là một yếu tố khá quan trọng có liên quan đến sự phát triển của những mạng lưới như Cosmos và Polkadot. Đối với Polkadot, mỗi parachain lựa chọn kết nối với Relaychain đều trải qua một quá trình đồng bộ nhất định. Điều này khiến Polkadot dễ dàng có sự kiểm soát và ràng buộc đối với các dự án hơn.

Ngược lại, lựa chọn lối đi tôn trọng chủ quyền, Cosmos không có khả năng ràng buộc dự án. Như vậy, nếu dự án có sự trưởng thành và đạt được những thành công nhất định, dự án hoàn toàn có thể tách ra để hoạt động độc lập, không thuộc hệ sinh thái của Cosmos nữa. Một ví dụ điểm hình chính là Luna. Đây là nền tảng với đồng coin đã từng nằm trong Top5 các đồng coin lớn mạnh nhất trên thị trường. Tuy hiện tại, Luna vẫn thuộc Cosmos nhưng với khả năng phát triển và tính phổ biến của nó, rõ ràng Luna có thể tách ra hoạt động riêng bất cứ lúc nào mà không bị ảnh hưởng. Điều này sẽ khiến Cosmos tuy cưu mang những dự án từ khi còn nhỏ nhưng lại khó nhận lại được những lợi ích khi các dự án đã trưởng thành.

Tổng kết

Như vậy, nếu điểm mạnh của Cosmos là khả năng mở rộng vô hạn và môi trường thuận lợi tự do để phát triển và tương tác thì lợi thế của Polkadot nằm ở tính đồng bộ và khả năng kiểm soát tốt mạng lưới. Chính điểm mạnh này của hai mạng lưới khiến chúng mang theo những hạn chế tương ứng.

Đối với Polkadot, rủi ro của nó là mỗi khi có vấn đề xảy ra đối với một Parachain, sự cố này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ các chain còn lại. Đồng thời, do có tính đồng bộ và chỉ sở hữu một trung tâm dữ liệu duy nhất nên khả năng mở rộng của nền tảng này là có giới hạn

Đối với Cosmos, rủi ro của hệ sinh thái này là gặp khó khăn khi muốn kết nối với nhiều Blockchain nằm ngoài hệ; đồng thời, nó không có sự kiểm soát chặt chẽ đối với các Hub và Zone, dẫn đến việc ATOM có ít cơ hội phát triển, cũng như mạng lưới khó có thể thu được lợi nhuận từ những dự án phát triển trên nó.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã có những thông tin chi tiết nhất để nắm được xem Cosmos (ATOM) là gì, nó hoạt động như thế nào, có những khác biệt gì so với Polkadot. Dựa vào những so sánh đó, anh em sẽ có những quan sát cụ thể và xác đáng hơn về thị trường, đồng thời có được những quyết định sáng suốt nhất. Chúc anh em thành công!

 

Phân tích chi tiết về hệ sinh thái Cosmos (ATOM)

 

Bài viết cùng chủ đề

Chuyển Coin/token nhầm mạng có bị mất tiền không?

EVM là gì? Khác nhau giữa Blockchain EVM và Non-EVM

Cách chơi Bitcoin lãi 1000% – Đầu tư theo chiến lược của CZ

Comments (No)
Leave a Reply