Polygon được ví là “cánh tay phải đắc lực” của mạng Ethereum. Ngay từ những ngày mới xuất hiện, nền tảng này đã được cộng đồng đầu tư crypto đón nhận với việc lập đỉnh mới liên tục. Vậy polygon là gì, và nó có vai trò như thế nào trong mạng lưới Ethereum? Cùng tìm hiểu bài viết sau để nắm rõ hơn những thông tin về Polygon nhé!
Nội dung chính
Polygon là gì?
Đây là một dự án được hỗ trợ bởi Binance và Coinbase nhằm đem đến một giải pháp mở rộng layer 2 cho Ethereum. Bằng cách giải quyết những vấn đề về tắc nghẽn giao dịch trên nhiều mạng lưới, giao thức này đã thu hút và khuyến khích được nhà đầu tư sử dụng giao dịch với tốc độ tốt hơn. Đây cũng là nền tảng đầu tiên được xây dựng với mục đích mở rộng quy mô của Ethereum và phát triển cơ sở hạ tầng.
Polygon SDK, mô-đun linh hoạt là những thành phần cốt lõi của Polygon trong quá trình xây dựng nhiều loại ứng dụng. Ngoài ra, nền tảng này còn là sự kết hợp giữa PoS (Proof of Stake) và khung Plasma. Nhờ vậy, nền tảng có thể thực hiện các hợp đồng thông minh, mở rộng và tự quản lý một cách dễ dàng, áp dụng theo đề xuất của Vitalik Buterin – nhà đồng sáng lập Ethereum.
Cách hoạt động của Polygon
Phương thức hoạt động của Polygon có thể được diễn tả như sau:
Chuỗi Matic được xây dựng song song với chuỗi chính Ethereum, nhằm hỗ trợ xử lý giao dịch. Bởi vậy, để thực hiện giao dịch, người dùng sẽ gửi tiền điện tử của mình lên Ethereum. Sau đó, thay vì giao dịch trực tiếp trên mạng Ethereum, anh em có thể chuyển sang giao dịch trên chuỗi Matic để tránh được tình trạng tắc nghẽn do có quá nhiều giao dịch. Lúc này, token trên tài khoản Ethereum của anh em đã được xác nhận và đưa lên chuỗi Matic với lượng tương ứng, sẵn sàng để anh em có thể thực hiện bất cứ giao dịch nào. Chuỗi chính Ethereum sẽ có trách nhiệm ghi nhận lại số dư cuối cùng và thông báo cho bạn. Quá trình này có thể giúp Ethereum giảm bớt được lượng giao dịch, hạn chế được tình trạng tắc nghẽn; đồng thời anh em cũng có thể giao dịch nhanh chóng hơn.
Kiến trúc giao thức cụ thể của Polygon
Polygon sở hữu hệ thống bao gồm 4 lớp chính: Lớp Ethereum, lớp bảo mật, lớp mạng Polygon và lớp thực thi.
Lớp bảo mật và lớp Ethereum là hai lớp tùy chọn. Trong đó, lớp Ethereum được biết đến là một tập hợp gồm nhiều hợp đồng thông minh, được thực hiện trong Ethereum. Trách nhiệm của những smart contract này là xử lý khâu cuối của giao dịch, staking và giao tiếp giữa Ethereum và các chuỗi Polygon khác.
Hoạt động song hành với Ethereum là lớp bảo mật, hay còn gọi là một sidechain (blockchain bán độc lập, thường được dùng để cải thiện tốc độ hoặc khả năng của nó, và hoạt động song song với “chuỗi chính” được liên kết). Lớp bảo mật đem đến trình xác thực cho người dùng, trong đó, các chuỗi được cho phép hưởng lợi từ một lớp bảo mật bổ sung.
Hai lớp bắt buộc là lớp Polygon và lớp thực thi. Trong đó, lớp Polygon đóng vai trò là hệ sinh thái của các blockchain xây dựng trên nền tảng. Mỗi mạng đều sở hữu cộng đồng, và có trách nhiệm trong việc sản xuất các khối và xử lý đồng thuận của các node. Lớp thực thi triển khai máy ảo EVM (Ethereum Virtual Machine – máy ảo của Ethereum) nhằm thực hiện các hợp đồng thông minh của mạng chính Ethereum.
Nhờ khả năng tương tác của Polygon, các chuỗi được khởi chạy trong nền tảng đều có thể giao tiếp với nhau và giao tiếp với Ethereum. Những ứng dụng phi tập trung (Dapps) vì thế cũng được cho phép để tương tác và giao dịch một cách nhanh chóng và đơn giản hơn giữa các nền tảng khác nhau.
Công nghệ
Những công nghệ được sử dụng trong Polygon bao gồm:
Chuỗi POS: đây là chuỗi chính của nền tảng, thường được gọi là sidechain Ethereum hay chuỗi POS Matic. Cụ thể hơn, chuỗi này bổ sung thêm lớp bảo mật POS (bằng chứng cổ phẩn) cho các blockchain khởi chạy trên nền tảng của Polygon.
Các ZK-rollup: Đây là giải pháp được sử dụng nhằm “tổng hợp” một lượng lớn giao dịch off-chain thành một giao dịch duy nhất, với mục đích chính là mở rộng quy mô. Cụ thể hơn, đây là phép toán được sử dụng cho hồ sơ công khai cuối cùng tại chuỗi chính Ethereum, với trách nhiệm chính là khẳng định độ chính xác của mệnh đề đạt mức 100% và giữ bảo mật một cách tuyệt đối.
Chuỗi Plasma: Chuỗi này có chức năng chính là giúp chúng ta dễ dàng di chuyển được tài sản số của mình giữa chuỗi gốc và chuỗi con.
Những Rollup khả quan: Nhằm tạo điều kiện cho giao dịch tức thì, những rollup là giải pháp vận hành thường được sử dụng trên Ethereum thông qua “bằng chứng gian lận”
Chức năng
Khả năng mở rộng: Các giao dịch trên Polygon sở hữu tốc độ nhanh chóng, chi phí thấp; đồng thời đảm bảo được mức độ an toàn trên Mactic sidechain dựa vào tốc độ ở chuỗi chính. Một trong những điểm mạnh của nền tảng này là cơ sở data layer-1 tương thích với nền tảng Ethereum.
Thông lượng cao: 7000 TPS/sidechain là một con số đầy ấn tượng mà Polygon có thể đem lại cho người dùng. Với mục đích mở rộng quy mô theo chiều ngang, Polygon còn nhận được thêm sự hỗ trợ từ nhiều chain khác.
Trải nghiệm người dùng: Polygon sở hữu giao diện mượt mà, đầy sáng tạo với những tính năng hỗ trợ cho thiết bị di động. Điều này đã đem lại rất nhiều trải nghiệm tốt cho người dùng tại chuỗi chính Polygon.
Bảo mật: Nhà phát triển của nền tảng này đồng thời đóng vai trò là những staker của hệ thống theo cơ chế PoS – cơ chế đồng thuận.
Đánh giá về dự án
Ưu điểm
Polygon được biết đến với thế mạnh về việc tối ưu hóa khả năng mở rộng nền tảng và độ tức thì của các giao dịch blockchain. Trong đó, khung plasma tùy chỉnh là một trong những công nghệ được đánh giá là độc đáo nhất trên hệ Polygon, được xây dựng trên các checkpoint bằng chứng cổ phẩn, chạy qua chuỗi Ethereum. Nhờ vậy, mỗi sidechain có thể đạt đến con số tối đa là 65.536 giao dịch trên mỗi khối thuộc Polygon.
Bên cạnh đó, Polygon còn sở hữu những thiết kế nhằm hỗ trợ sự phát triển của DeFi (giao thức tài chính phi tập trung), dựa vào những sidechain có sẵn trong hệ sinh thái của Ethereum. Một số điểm hạn chế còn tồn tại trong những dự án tập trung vào khả năng tương tác như Cosmos hay Polkadot cũng đã được giao thức của Polygon xây dựng và giải quyết. Người dùng có thể dễ dàng lập trình trong Solidity và xây dựng ứng dụng trên Ethereum, nhờ khả năng tương thích với máy ảo EVM của Polygon.
Binance Smart Chain (BSC) là gì? Bí quyết chọn Coin, token mạng BSC
Cuối cùng, Polygon còn có thể đem đến cho bạn mô hình bảo mật hoàn toàn tùy chọn. Bởi vậy, việc hy sinh tính linh hoạt hay độc lập để đảm bảo an ninh bổ sung đối với các nền tảng chủ quyền sẽ không bao giờ xảy ra. Polygon đủ sự linh hoạt và luôn trong trạng thái sẵn sàng để kết hợp các giải pháp khả năng mở rộng khả quan.
Hạn chế
Điểm hạn chế duy nhất của nền tảng này nằm ở việc nó được thiết kế và xây dựng chỉ để hỗ trợ cho Ethereum basechain.
Vai trò của Polygon với Ethereum
Polygon được đánh giá là một nền tảng khá trọn vẹn, tuy nhiên, nó lại có đặc tính hỗ trợ một cách “trung thành tuyệt đối” với Ethereum basechain. Điều này có thể được coi là một hạn chế của Polygon, nhưng đồng thời cũng khiến nền tảng đóng góp được nhiều vai trò quan trọng với mạng Ethereum.
Khắc phục hạn chế của chuỗi chính Ethereum
Anh em nên lưu ý rằng Polygon không phải là một nền tảng Ethereum mới, mà là một giao thức được thiết kế và xây dựng với mục đích kết nối những blockchain có tương thích với Ethereum.
Bằng cách giải quyết bài toán về phí gas cao ngất ngưởng và cung cấp thông lượng tuyệt vời, mục đích của Polygon khá rõ ràng trong việc đem đến cho hệ sinh thái của Ethereum những cải thiện tích cực hơn. Cụ thể, thay vì sử dụng mạng Ethereum để giao dịch và trả phí bằng ETH, người dùng có thể chuyển sang giao dịch trên Polygon và thanh toán bằng token Matic. Tất nhiên, việc chi trả các khoản phí với Matic sẽ rẻ hơn rất nhiều so với sử dụng ETH.
Mặt khác, do có sự kết nối chặt chẽ giữa Ethereum và Polygon nên tài sản của anh em sẽ luôn được bảo mật an toàn. Cụ thể hơn, khi thực hiện giao dịch ETH trên mạng Polygon, lượng tiền giao dịch không chỉ được xác nhận bởi chuỗi Matic, mà còn được ghi lại số dư trên mạng Ethereum. Điều này đảm bảo được tính rõ ràng, minh bạch, khiến anh em tránh được tình trạng mất mát, ngay cả khi không sử dụng chuỗi chính Ethereum để giao dịch.
Như vậy, Polygon không chỉ giúp Ethereum “san sẻ” được khối lượng giao dịch khổng lồ, tăng trải nghiệm người dùng với tốc độ nhanh – chi phí thấp, mà còn có thể kết hợp với ưu điểm của Ethereum để tăng cường tính bảo mật và mở rộng kho dữ liệu khối. Trong tương lai, Polygon được kỳ vọng có thể đem đến giải pháp mở rộng với nhiều blockchain vận hành khép kín khác, nhằm đem đến một không gian rộng lớn hơn.
Mở rộng Ethereum
Hiện tại, Polygon đã làm rất tốt sứ mệnh và mục đích của mình trong việc mở rộng phạm vi của Ethereum khi hướng tới tối ưu hóa các nền tảng Matic, tích hợp nhiều giải pháp mở rộng như Rollup khả quan hay ZK-Rollup. Ngoài ra, dự án còn định hướng sử dụng và phát triển những giao thức Interchain communication protocol, hay còn gọi là truyền thông liên chuỗi, mà Polkadot là một trong những ví dụ nổi bật. Khi những định hướng của Polygon đạt được sự thành công nhất định, Ethereum hứa hẹn sẽ trở thành hệ thống đa chuỗi với những giải pháp mở rộng cởi mở, linh hoạt; tính bảo mật cao hơn; hiệu ứng mạng phát triển mạnh mẽ hơn.
Song song với việc mở rộng Ethereum, bằng việc cố gắng giảm chi phí giao dịch xuống mức tối thiểu, Polygon đang nhắm đến việc giảm thiểu những rào cản và hạn chế trong giao dịch tiền điện tử hiện tại. Với phương pháp tiếp cận đa hướng với vấn đề mở rộng, Polygon đã chọn cho mình được một hướng đi an toàn, và tự bảo hiểm được cho những rủi ro đặt cược của mình.
Trong tương lai, nền tảng này có kỳ vọng rất lớn về việc tạo ra một không gian không giới hạn, một thế giới mở, nơi người dùng có thể tương tác liền mạch hơn với dịch vụ phi tập trung hay những sản phẩm đa dạng khác mà không cần thông qua các walled garden hay trung gian.
Nhận định đồng Matic
Cuối cùng, đây hẳn là vấn đề khiến anh em không khỏi băn khoăn. Bởi rõ ràng, Polygon có mục đích và sứ mệnh riêng đối với việc mở rộng Ethereum hay blockchain nói chung trong thế giới crypto. Nhưng trên thực tế, token này có những tăng trưởng khả quan về giá không? Có nên đầu tư vào đồng coin này không?
Biến động giá của Matic
Hiện tại, token này đang có giá là 0.6528 USD với tổng vốn hóa thị trường lên đến 5.190.271.822 USD. Con số này đã tăng lên đáng kể so với năm 2021, khi Matic chỉ quanh quẩn ở mức 0.3475 USD và tổng vốn hóa thị trường là 1.737.724.240,65 USD.
Sự tăng trưởng của MATIC song hành cùng sự phát triển của các Dapps, số lượng người sử dụng nền tảng Polygon với mục đích staking hay trả phí, … Tính đến thời điểm hiện tại, Polygon vẫn là một dự án khá non trẻ, nhưng không thể phủ nhận được mức độ tiềm năng và sự tăng trưởng đáng kể của Matic trong thời gian vừa qua. Token này vẫn là một phương án lựa chọn đầy hứa hẹn trong thời điểm hiện tại.
Tiềm năng của dự án trong tương lai
Hiện tại, Polygon đã được rất nhiều các nhà đầu tư tin tưởng và sở hữu nhiều dự án như EasyeFi (nền tảng cho vay và vay phi tập trung, kết hợp với việc hỗ trợ những khoản vay không được phân cấp); The Graph (giao thức được tạo ra với tính “vạn năng” được so sánh ngang với Google khi có thể lập chỉ mục và truy vấn những dữ liệu phi tập trung). The Graph cũng là dự án nổi trội nhất thuộc Polygon, với hơn 10.000 developer và trên thực tế đã được áp dụng bởi rất nhiều những ứng dụng uy tín như Uniswap, Gnosis, Synthetix, Balancer, Decentraland, AAVE, …
Tất nhiên, trong cuộc đua về giải pháp tương tác đầu tiên vẫn là một hành trình dài đối với Polygon khi chạm trán với một vài đối thủ như Polkadot (với những parachain công khai); Cosmos (với bản nâng cấp của giao thức truyền thông chuỗi liên kết), …
Tuy nhiên, Polygon vẫn được đánh giá rất cao, đồng thời nhận được nhiều kỳ vọng do được phát triển dựa trên quan hệ đối tác với những công ty như Mogul Umbria, Atari, OpenPredict và Productions.
Có nên đầu tư vào Matic
Như đã chia sẻ và phân tích, nền tảng Polygon đang trên đà phát triển, và sở hữu rất nhiều tiềm năng để tạo ra được những bước đột phá. Điển hình như công nghệ Zero-knowledge “nhanh nhất thế giới” vừa được ra mắt vào đầu năm 2022. Bởi vậy, anh em có thể yên tâm rằng Matic là một trong những token rất đáng để đầu tư. Tuy nhiên, đây không phải loại tiền điện tử sẽ có những biến động lớn trong thời gian ngắn, mà mức giá của nó phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nền tảng Polygon. Bởi vậy, khi xác định đầu tư Matic, anh em nên hold coin và theo dõi những thông tin từ Polygon, cũng như những đối thủ cạnh tranh hiện tại của nó.
Và tất nhiên, trong thế giới crypto khó đoán và đầy rủi ro, anh em vẫn nên chuẩn bị tinh thần để đối mặt với tất cả các trường hợp, kịp thời chốt lời, cắt lỗ khi cần thiết.
Với những chia sẻ trên, hy vọng anh em đã có thêm những kiến thức bổ ích liên quan đến việc polygon là gì, và nó có những ảnh hưởng như thế nào đối với Ethereum. Nhờ vậy, anh em có thể tự mình theo dõi thêm những thông tin cập nhật của nền tảng và tính toán mức độ tiềm năng của đồng Matic. Chúc anh em thành công!
Comments (No)