Validator là gì? Trở thành Validator có phải là một cách tiềm năng để bạn kiếm được nhiều tiền trên thị trường Crypto. Chắc hẳn những anh em mới tham gia thị trường đều đã từng nghe đến cụm từ Validator hay Miner. Vậy, hãy cùng tham khảo bài viết sau để tìm hiểu chi tiết hơn về Validator, cũng như nắm được các bước để trở thành một Validator trong Blockchain nhé!
Nội dung chính
Validator là gì?
Như chúng ta đã biết, cơ chế vận hành của Blockchain đòi hỏi sự góp mặt của các Node để xác thực dữ liệu giao dịch, bảo đảm tính an toàn cho hệ thống và tính phi tập trung của mạng lưới. Đối với từng cơ chế đồng thuận, các Node lại có cách làm việc khác nhau. Với cơ chế đồng thuận POW, người vận hành các Node xác thực được gọi là Miners, nhưng đối với cơ chế đồng thuận POS, người vận hành các Node xác thực lại được gọi là Validator.
Về cơ bản, nhiệm vụ chính của họ đều là thực hiện xác thực dữ liệu, sau đó nhận được phần thưởng từ hệ thống dưới dạng coin hoặc token, …
Proof of Stake là gì?
Proof of Stake là một trong những thuật toán được sử dụng khá phổ biến đối trên Blockchain. Cơ chế đồng thuận này yêu cầu Validator phải Stake một lượng coin nhất định và dựa trên một số tiêu chí để chọn ra ngẫu nhiên một Validator xác nhận cho Block. Anh em có thể tham khảo thêm về Proof of Stake để nắm được cách thức vận hành và những ưu nhược điểm của cơ chế đồng thuận này.
Validators và Miners khác nhau như thế nào?
Cách làm việc của Validators hay Miners sẽ phụ thuộc vào cơ chế đồng thuận của mạng lưới.
Đối với Miners, họ sẽ cần trang bị những thiết bị chuyên dụng, có khả năng tính toán cao để tham gia vào cuộc đua giải mã mà POW tạo ra. Trong đó, thợ đào (miner) sẽ phải thi nhau tìm kiếm số Nonce, nhằm có cơ hội tìm được Block sớm nhất. Khi tìm được số Nonce, và gửi bằng chứng làm việc đến toàn bộ Node trong hệ thống, họ sẽ thêm thành công một Block mới vào chuỗi và nhận phần thưởng từ mạng lưới.
Cách làm việc của Validator không phức tạp và tốn nhiều chi phí đầu tư, bảo trì, điện năng dùng giải mã đến thế. Công việc chính của Validator là Stake một lượng coin nhất định vào hệ thống. Lượng coin này sẽ thể hiện được cổ phần của họ trong hệ thống và giúp họ có quyền xác thực đối với một số Block nhất định. Ngoài ra, nếu trong quá trình xác thực mà họ gian lận thì ngay lập tức sẽ bị mất lượng coin đã stake đó (đây gọi là hình phạt – Penalty mà bên POW không có). Tất nhiên, sau khi hoàn thành được việc tạo ra block mới, họ sẽ nhận được phần thưởng từ block đó.
Tuy nhiên, công việc của Validator cũng không đơn giản đến nỗi chỉ cần bỏ coin vào ví và treo chúng 24/24 là kiếm được nhiều tiền. Lượng coin mà Validator kiếm được còn phụ thuộc vào một yếu tố có tên là Weight.
Weight của Validator là gì?
Theo logic thông thường, chúng ta sẽ dễ dàng suy luận rằng lượng coin stake càng cao thì Validator càng có nhiều khả năng xác thực block. Tuy nhiên, khả năng chiếm được block của Validator không chỉ phụ thuộc vào lượng coin mà còn bao gồm cả độ tuổi của lượng coin đó.
Thông thường, sau khi stake coin, Validator sẽ cần chờ đợi trong một khoảng thời gian từ vài tiếng đến vài ngày để lượng coin “trưởng thành”. Lúc này, chúng sẽ có khả năng dành được block và đem lại phần thưởng khối cho Validator đó cao hơn. Số lượng coin càng nhiều và độ tuổi càng lớn thì Weight càng tăng. Weight càng tăng thì khả năng Validator dành được những Block tiếp theo lại càng cao.
Tuy nhiên, ở block đầu tiên, Weight được tính dựa trên toàn bộ lượng coin mà anh em stake lúc đầu. Nhưng càng về sau, lượng coin này sẽ càng được chia nhỏ ra cho những block sau đó. Đây là lý do mà anh em mất khá nhiều thời gian khi mới tham gia làm Validator. Sau khoảng 1 – 2 tuần, netweight (mạng lưới Weight) mới được hình thành và bắt đầu ổn định. Lúc này quá trình kiếm tiền của anh em thông qua việc làm Validator mới thực sự có những tiến triển rõ rệt.
Bên cạnh đó, do netweight cần có sự ổn định nên hành động nhận thêm hoặc rút bớt coin đều sẽ có ảnh hưởng rất nhiều. Nên nếu anh em thực hiện thay đổi lượng coin, anh em sẽ cần chờ mạng lưới weight hình thành lại từ đầu.
Ngoài ra, việc anh em có thể kiếm được nhiều tiền từ việc làm Validator còn phụ thuộc vào tỷ lệ phần trăm stake mà team DEV của coin cho phép.
Làm Validator của POS có an toàn không?
Tuy không tốn quá nhiều tiền để đầu tư thiết bị, bảo trì thiết bị và chi trả cho tài nguyên điện như Miners nhưng Validator cũng cần có số vốn ổn định để mua coin và stake coin. Ngoài ra, nếu muốn làm việc lâu dài, anh em thậm chí cũng cần sở hữu những thiết bị có độ ổn định và khả năng duy trì tốt.
Như vậy, việc trở thành Validator của POS không phải là miễn phí. Vậy việc bỏ ra thời gian và chi phí để làm công việc này có xứng đáng và thu nhập ngon không?
Khi nhìn vào những con số thực tế, anh em cũng thể nhận biết được khả năng kiếm được lợi nhuận từ Validator với tỉ lệ Coin Buzz là 1.200%/năm, B3 là 10.000%/năm và EMB là 7.200%/năm. Do vậy, việc trở thành Validator có ngon và kiếm nhiều không còn phụ thuộc vào việc anh em lựa chọn dự án như thế nào.
Lý do là bởi POS chỉ là công cụ và Validator cũng chỉ là một cách làm việc, một cách vận hành Node trên Blockchain, nó không quyết định việc anh em có kiếm được thu nhập cao không. Tuy nhiên, sự uy tín của dự án hay nền tảng mà anh em lựa chọn sẽ có vai trò chính trong việc quyết định lợi nhuận mà anh em kiếm được.
>> Anh em tìm kiếm được những dự án tốt hoặc có tiềm năng tăng trưởng cao, phần thưởng mà anh em nhận được sẽ càng lớn; đồng thời, anh em cũng có khả năng góp phần vào xây dựng dự án mà không cần biết gì về Code. Ngược lại, nếu anh em chọn phải những dự án Scam, lượng phần thưởng mà anh em nhận được sẽ không có giá trị gì cả, và số coin anh em dùng để stake cũng đối mặt với việc trở thành rác trong tương lai.
Các bước để trở thành một validator?
Bước 1: Khi đã sở hữu một lượng coin nhất định trong ví, anh em tải ví coin đó về và đồng bộ với máy tính mà anh em dùng để chạy xác thực. Điều kiện để đồng bộ là anh em cần đảm bảo được kết nối internet liên tục trong suốt quá trình. Thời gian đồng bộ có thể nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào loại coin mà anh em lựa chọn.
Bước 2: Khi đã hoàn thành đồng bộ hóa, anh em cho máy chạy 24/24 để stake coin. Trong quá trình stake, anh em có thể cân nhắc sử dụng VPS (Virtual Private Server) để tiết kiệm đầu tư phần cứng, không gian lắp đặt, tài nguyên điện, …
VPS là một máy ảo mà bạn có thể tìm kiếm tại các dịch vụ lưu trữ internet. Thiết bị này có thể chạy bản sao hệ điều hành của riêng mình và cung cấp cho bạn quyền truy cập superuser vào phiên bản hệ điều hành đó. Hiểu một cách đơn giản hơn, nó có thể giúp bạn cài đặt mọi phần mềm trên hệ điều hành và có thể chạy tương đương với một máy chủ vật lý chuyên dụng.
Bước 3: Như đã đề cập trong phần Weight, anh em sẽ cần để coin trong ví một thời gian để chúng có thể trưởng thành và giúp bạn giành được quyền xác thực Block. Khi nhận được block và xác thực thành công, anh em sẽ nhận được phần thưởng khối chuyển thẳng vào ví của mình.
Bước 4: Trong trường hợp anh em không muốn làm Validator nữa, anh em chỉ cần chuyển coin từ ví lên sàn và bán chúng đi. Tuy nhiên, nếu anh em vẫn muốn tiếp tục làm Validator và thực sự cần rút số tiền đã stake, netweight của anh em sẽ được hình thành lại từ đầu.
Một số lưu ý khi tham gia làm Validator
Tính cạnh tranh của Proof of Stake
Khác với Miners, Validator không phải tham gia cuộc đua về phần cứng, máy móc, nhưng họ cũng có cuộc đua về Weight. Do vậy, nếu thực sự muốn kiếm được thu nhập lâu dài từ việc làm Validator, anh em nên chuẩn bị một khoản tiền nhàn rỗi để stake. Yếu tố này sẽ giúp anh em tránh được việc phá vỡ netweight và có được tỉ lệ nhận được Block nhiều hơn.
Ngoài ra, anh em cũng cần chuẩn bị tâm lý từ trước về việc đồng coin anh em sử dụng để Stake trong hệ thống sẽ có biến động giá trên thị trường. Đây là điều tất yếu sẽ xảy ra. Tuy nhiên, nếu anh em gặp phải tâm lý fomo hay hoảng loạn, và rút số coin đó ra, anh em vừa không kịp trade, vừa phá vỡ Netweight.. khiến mất mát lại càng nhiều hơn. Nên tâm lý là một yếu tố rất quan trọng khiến anh em có được ưu thế tốt hơn so với những Validator yếu sinh lý.
Thời gian rút coin đã Stake
Trong trường hợp anh em không muốn làm Validator nữa và muốn rút coin ra khỏi hệ thống, anh em sẽ cần chờ một khoảng thời gian nhất định. Thông thường, khoảng thời gian này sẽ dao động trong khoảng 1 đến 2 tuần. Thời gian này tồn tại là để hệ thống xác định được việc bạn không có bất cứ gian lận hay có lỗi trong suốt quá trình làm việc. (giống như khi nghỉ làm ở công ty, bọn nó cũng phải kiểm tra xem bạn có chôm đồ gì của cty không, rồi mới cho nghỉ :)))
Bởi vậy, nếu anh em có việc gấp cần đến lượng tiền đã Stake, anh em cần hết sức cân nhắc. Bởi khi rút tiền anh em sẽ phá vỡ Netweight, đồng thời không thể rút coin ngay được. Đặc biệt, nếu anh em có suy nghĩ về việc rút lượng coin đã stake ra trade, anh em nên tính toán thật kỹ. Bởi khoảng thời gian 1 – 2 tuần không phải là một khoảng thời gian ngắn và đồng coin có thể có những thay đổi giá không ngờ đến.
Người giàu lại càng giàu hơn
Một trong những điểm hạn chế của cơ chế đồng thuận POS là không đảm bảo được tính phi tập trung. Do Weight phụ thuộc vào lượng coin và độ tuổi coin nên dễ dàng có thể thấy được rằng những người càng có nhiều tài sản càng có nhiều lợi thế và cơ hội trong việc chiếm block và kiếm được lợi nhuận từ việc làm Validator. Ngược lại, những người có lượng coin ít ỏi sẽ có ít cơ hội hơn để chiếm được Block và thực hiện xác thực. Hiện tại, đây vẫn là vấn đề nhức nhối được xem xét kỹ lưỡng, bởi nếu thiếu đi tính phi tập trung, Blockchain sẽ không khác gì các nền tảng tài chính thông thường.
Việc nắm được điểm hạn chế này không phải để bạn nản chí hay ngừng làm Validator. Nếu bạn vẫn thấy hình thức kiếm tiền này phù hợp với bản thân thì bạn có thể tăng tuổi thọ của lượng coin hoặc lựa chọn sử dụng ủy quyền để tăng được lượng tiền Stake trong hệ thống.
Gian lận và Penalties tương ứng
Đây là vấn đề mà bạn cũng cần hết sức lưu ý khi trở thành Validator. Do nắm được một lượng coin nhất định của Validator nên nếu Validator có những hành động được ghi nhận là gian lận (malicious), họ sẽ bị phạt một phần hoặc toàn bộ lượng tiền mà mình đã Stake trong hệ thống. Tương tự như vậy, sau khi Block được hoàn thiện, các Validator khác sẽ có trách nhiệm kiểm tra và đánh giá quá trình làm việc của bạn. Nếu họ xét duyệt sai, họ cũng sẽ bị phạt một lượng hoặc toàn bộ tài sản.
Do vậy, trong quá trình làm việc bạn nên hết sức cẩn thận để đảm bảo xác thực và xét duyệt một cách chính xác; tránh để xảy ra nhầm lẫn và sai sót, dẫn đến việc hệ thống ghi nhận bạn gian lận sau đó trừ đi số tiền đã stake của bạn. Dẫn đến điểm uy tín với hệ thống cũng giảm theo khiến tỷ lệ nhận được block sau này sẽ nhỏ hơn (kiểu như những người từng có hành vi trộm cắp thì thường sẽ bị người khác xa lánh, uy tín giảm sâu).
Tất nhiên, nếu bạn có ý định gian lận với những hệ thống sử dụng POS, bạn cũng nên từ bỏ ý định này. Vì dù bạn có lượng coin stake lớn đến đâu, lượng coin đó cũng không thể vượt quá phần trăm Stake mà team DEV cho phép; đồng thời, hệ thống cũng có thể ngay lập tức phát hiện và trừ đi toàn bộ số tiền đã Stake khi bạn bắt đầu có những hành động nguy hiểm cho hệ thống.
Lựa chọn dự án để tham gia
Như đã chia sẻ phía trên, việc thành bại của quá trình làm Validator phụ thuộc rất nhiều vào dự án hay mạng lưới mà anh em lựa chọn. Bởi vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định trở thành Validator, và hết sức tỉnh táo trước những chiêu trò Scam trong thế giới Crypto.
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã nắm được xem Validator là gì, ưu nhược điểm và những lưu ý khi trở thành Validator. Từ đó, hy vọng anh em sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất và những lựa chọn sáng suốt, phù hợp với bản thân mình. Chúc anh em thành công!
Bài viết cùng chủ đề
➤ Kiến thức Crypto cơ bản cho người mới
Comments (No)