Hệ sinh thái của Ethereum có gì? Mà khiến ETH chỉ đứng sau Bitcoin

Ethereum chắc hẳn là một cái tên đã quá quen thuộc đối với những người chơi trong thế giới Crypto. Vậy hệ sinh thái của Ethereum là gì, được vận hành như thế nào và có những đặc điểm gì nổi bật mà chỉ đứng sau ông lớn như Bitcoin? Cùng tham khảo bài viết sau để tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

Hệ sinh thái Ethereum

Ethereum được biết đến là một hệ sinh thái crypro đa dạng với mã nguồn mở, xây dựng và hoạt động dựa trên Blockchain. Ethereum sở hữu cơ sở dữ liệu an toàn mà anh em có thể dễ dàng truy cập, giao dịch và tạo ra các sản phẩm mới mà không cần tốn quá nhiều công sức. Với thế mạnh là Smart contract, Ethereum đã nhanh chóng tạo ra cho mình 1 đế chế riêng biệt và trở thành bá chủ 1 phương chỉ sau Bitcoin.

Hợp đồng thông minh (Smart Contract)

Smart contract của ethereum

Smart contract hay còn gọi là hợp đồng thông minh là một dạng phương thức được lập trình sẵn từ trước và mã hóa để hai đối tác có thể thiết lập điều kiện giao dịch mà không phụ thuộc vào bên trung gian thứ 3 nào. Cụ thể hơn, khi 1 điều kiện trong hợp đồng được thỏa mãn, hợp đồng sẽ tự động khớp lệnh mua bán hoặc thực hiện một hành động được đặt ra từ trước giữa các đối tác. Và với smart contract, các lập trình viên có thể tạo ra những ứng dụng phi tập trung nhằm thực hiện những tính toán hay quy trình phức tạp hơn, hay còn gọi là Dapps.

ETH – Ether

Đây là loại tiền điện tử chính thức cho hệ sinh thái của Ethereum, đồng thời được coi như một dạng nhiên liệu để hệ sinh thái có thể vận hành. ETH có thể được sử dụng để tham gia đầu tư vào hệ sinh thái, mua các sản phẩm, thanh toán dịch vụ hoặc lưu trữ tài sản. Ngoài ra, ETH còn được dùng trong việc trả phí cho các Smart contract, Dapps, DeFi … ETH được xem như đồng coin có tính an toàn và ổn định cao trong hệ thống tài chính DeFi vì nó luôn được ưu tiên sử dụng làm tài sản thế chấp.

Gas

Trong quá trình giao dịch và sử dụng các hàm thông qua smart contract của mạng Ethereum, anh em sẽ được yêu cầu trả một khoản phí nhỏ được gọi là phí gas. Khoản phí này được dùng để thực hiện những tính toán và thực thi smart contract một cách chính xác nhất trong thời gian sớm nhất. Phí Gas càng cao, các hoạt động xác minh giao dịch hoặc thực hiện điều kiện thông qua smart contract diễn ra cũng sẽ càng nhanh.

Tìm hiểu thêm: Gas Limit & Gas Price là gì?

Phí Gas có thể dao động tùy thuộc vào thời điểm và nhu cầu sử dụng; được đặt theo cách thủ công và thanh toán hoàn toàn bằng số dư ETH trên ví. Trong trường hợp mạng lưới bị tắc nghẽn, những giao dịch có phí gas cao sẽ được ưu tiên xác nhận, trong khi những giao dịch với phí gas thấp hơn sẽ cần “xếp hàng” chờ đợi rất lâu.

Sự khác biệt giữa Ethereum và Bitcoin

so sánh Ethereum và Bitcoin

Với mục đích là xây dựng một hệ thống tiền ảo trên toàn cầu, Bitcoin đã được tạo ra để loại bỏ bên trung gian, loại bỏ việc điều phối giữa người dùng. Dựa trên nguyên tắc mỗi người đều chạy một chương trình trên máy tính của chính mình, Bitcoin đã tạo ra được một nền tảng phi tập trung và không cần niềm tin. Đây là blockchain thế hệ đầu tiên, được tạo ra với hệ thống không quá phức tạp. Tuy nhiên, bên cạnh điểm mạnh là tính bảo mật cao, Bitcoin cũng đối mặt với hạn chế về TPS (số lượng giao dịch mỗi giây) và ngôn ngữ của Smart Contract.

Khắc phục được nhược điểm đó, Ethereum với khả năng mở rộng tốt hơn là blockchain thế hệ thứ hai có tốc độ xử lý nhanh hơn. Các bạn không chỉ thực hiện được giao dịch 1 cách nhanh chóng mà còn tự do hơn trong việc sáng tạo ra các Dapps. Trong làn sóng của blockchain thế hệ thứ 2, Ethereum tuy ra đời đã lâu nhưng vẫn là một cây đa cây đề mà những dự án blockchain khác khó lòng vượt mặt.

Đội ngũ phát triển Ethereum

Ethereum được phát triển với đội ngũ bao gồm Vitalik Buterin, Mihai Alisie, Anthony Di Lorio và Charles Hoskinson, …

Trong đó, Vitalik được mệnh danh là “mảnh ghép quan trọng nhất” cho sự ra đời và hình thành của Ethereum. Vitalik sinh năm 1994, sở hữu những tài năng thiên bẩm về công nghệ máy tính, đồng thời có nhiều kinh nghiệm học tập tại đại học Waterloo, và làm việc tại cộng đồng & các dự án Bitcoin như pybitcointools và multisig.info.

Mihai Alisie, Anthony Di Iorio và Charles Hoskinson cũng là những người có rất nhiều kinh nghiệm với máy tính và công nghệ, đã cống hiến rất nhiều công sức trong quá trình hoàn thiện Ethereum. Trong đó, Mihai Alisie là Co – Founder, phó chủ tịch của Ethereum với trách nhiệm chính thuộc Ethereum Swiss base; Anthony Di Iorio từng có nhiều kinh nghiệm khi là thành viên sáng lập Hội đồng Quản Trị & Giám đốc Điều hành của Liên minh Bitcoin Canada; Charles Hoskinson thì đã từng làm trong các dự án liên doanh trong hệ sinh thái Bitcoin với tư cách là nhà mật mã học.

Đội ngũ phát triển này đã tạo nên uy tín của Ethereum, đồng thời tạo nên một nền tảng vô cùng đặc biệt và tuyệt vời này.

Quá trình hình thành hệ sinh thái

Vào khoảng tháng 10 năm 2013, một giải pháp cải tiến cho dự án Mastercoin đã được đề xuất bởi Vitalik Buterin với phương thức hỗ trợ nhiều hợp đồng mà không cần sử dụng đến những tính năng phức tạp. Tuy được đánh giá cao nhưng đề xuất của lập trình viên trẻ này lại không được áp dụng.

Dự án này sau đó vẫn được Vitalik tiếp tục nghiên cứu và tối ưu hóa hoàn toàn thành Smart Contract. Bản Whitepaper của Ethereum đã được chia sẻ sau đó vào khoảng tháng 11 năm 2013 với sự kết hợp của Vitalik và một người đồng đội là Gavin Wood. Bản Yellow Paper của Ethereum cũng được công bố sau đó không lâu, vào khoảng mùa hè năm 2014 với thông cáo của Vitalik về việc Ethereum sẽ được phát triển với tổ chức phi lợi nhuận (Ethereum Foundation).

Bước đánh dấu đầu tiên cho sự hình thành của Ethereum Blockchain là vào tháng 6 năm 2015, khi khối đầu tiên của Ethereum được khai thác.

Cách thức hoạt động của hệ sinh thái Ethereum

Về cơ bản, Blockchain của Ethereum chứa nhiều máy tính, cấu thành một mạng lưới được gọi là Nodes. Bởi vậy, để có thể tham gia vào mạng lưới, những phần mềm như Ethereum Client (Geth, Parity, …) sẽ được yêu cầu cài đặt cho các Node. Sau đó, EVM (Ethereum Virtual Machine) – chương trình máy ảo sẽ được yêu cầu chạy để chịu trách nhiệm thực thi các Smart Contract. Nếu anh em muốn phát triển Dapps trên nền tảng này, anh em còn cần phải triển khai Smart Contract theo ngôn ngữ lập trình Solidity.

Cơ chế PoW (Proof of Work) – cơ chế đồng thuận là cơ chế được sử dụng chủ yếu tại Ethereum. Các Miner Nodes sẽ có nhiệm vụ chứng minh công việc mà họ đã làm và tiến hành thông báo đến toàn mạng lưới. Lúc này, các nodes khác sẽ xác nhận bằng chứng; nếu hợp lệ, dữ liệu sẽ được ghi vào blockchain của Ethereum. (dữ liệu này không thể thay đổi)

Những mảnh ghép của hệ sinh thái Ethereum

Ethereum đã vô cùng thành công khi sở hữu hơn 3000 Dapps phát triển và một hệ sinh thái vô cùng rộng lớn

Sàn CEX

Sàn CEX trong hệ sinh thái của Ethereum

Sàn CEX hay sàn giao dịch phi tập trung là nơi anh em có thể thực hiện giao dịch dưới sự quản lý và kiểm soát của bên thứ 3. Đặc điểm này khiến cho độ tin cậy và tính chính thống tại đây được nâng cao hơn. Các cặp tiền pháp định/ tiền mã hóa thường được sử dụng trên sàn, giúp nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với thị trường và thực hiện giao dịch hơn. Hiện nay, con số giao dịch thông qua sàn giao dịch tập trung là khá lớn, có thể lên đến 95%.

Ngoài ra, khối lượng giao dịch và tính bảo mật cũng là điểm mạnh của sàn giao dịch tập trung tại Ethereum. Với những sàn CEX có khối lượng giao dịch lớn, mức độ thao túng hay biến động thị trường cũng thấp hơn. Tuy không tránh khỏi nguy cơ trở thành đối tượng cho các cuộc tấn công/hack, đây vẫn là một trong những nơi an toàn nhất để giao dịch.

DeFi

Tài chính phi tập trung là một thị trường luôn mở, đồng thời không thể bị ngăn chặn thanh toán hay từ chối truy cập bởi bất cứ cơ quan nào. Lý do là bởi hệ thống tài chính mở này cho phép người dùng toàn quyền kiểm soát đối với tài sản của chính mình. Một số dự án DeFi nổi bật tại Ethereum có thể được kể đến như MakerDAO (MKR), Aave (AAVE), Compound (COMP), Curve Finance (CRV), Uniswap (UNI), … với hàng chục tỷ đô lượng tiền đã chảy qua.

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của Ethereum

Những dự án cơ sở hạ tầng vốn có những tác động rất quan trọng đến sự phát triển chung của hệ sinh thái. Một số dự án nổi bật tại Ethereum có thể được kể đến như sau:

  • BAND (Band Protocol): Đây là một blockchain oracles xuyên chuỗi (tiên tri dữ liệu). Nền tảng này có thể cung cấp cho các ứng dụng trên chuỗi dựa trên dữ liệu trong thế giới thực. Ngoài ra, BAND còn có thể tạo điều kiện trao đổi trong và ngoài chuỗi về thông tin nhờ việc kết nối Smart Contract với các API.
  • LINK (Chainlink): Đóng vai trò khá quan trọng trong triển trai công nghệ blockchain, Link là một mạng lưới tiên tri phi tập trung được xây dựng nhằm cung cấp đầu vào với nhiều nguồn dữ liệu bên ngoài.
  • API3: Dự án này có thể cung cấp dịch vụ API truyền thông theo cách phi tập trung cho các nền tảng Smart Contract dựa trên mã nguồn mở, hoạt động minh bạch. API3 được quản lý bởi DAO – tổ chức phi chính phủ.
  • TRB (Tellor): Với cơ chế khuyến khích crypto-economic, Tellor có thể giúp người khai thác trừng phạt những kẻ xấu và gửi dữ liệu trung thực thông qua phát hành token. Hay nói cách khác, Tellor là một Decentralized Oracle trên Ethereum với mạng lưới POW cạnh tranh, nơi có thể nạp dữ liệu và cung cấp dữ liệu on-chain.

NFTs

Ethereum NFT

Với tư cách là một tài sản kỹ thuật số, NFT đại diện cho tập tin duy nhất. Thuật ngữ kinh tế này còn có thể được dùng để mô tả những thứ không thể thay thế như file nhạc, … Một số dự án nổi bật trên Ethereum có thể được kể đến như:

  • MANA (Decentraland): Đây là một game thực tế ảo mà người dùng có thể tự tạo nội dung và lợi nhuận, được phát triển trên nền tảng blockchain. MANA được đánh giá là nền tảng ảo phu tập trung đầu tiên thực sự tách biệt.
  • Axie Infinity: Đây là một game Play-to-earn được lấy cảm hứng từ trò chơi Pokemon, xây dựng trên nền tảng blockchain Ethereum. Ngoài việc là một trò chơi, Axie còn được sử dụng như một mạng xã hội với rất nhiều cơ hội kiếm tiền dành cho người chơi.
  • ENJ (Enjin Coin): Trong vài năm qua, đây là dự án có tác động khá lớn đến không gian NFT với dự án tập trung tạo ra vật phẩm kỹ thuật số mà người chơi có thể sở hữu và giao dịch.
  • ILV (Illuvium): Với bộ sưu tập NFT và những trò chơi khám phá thế giới mở, người chơi ILV có thể đúc hoặc trao đổi tài sản trên hệ sinh thái Ethereum. Với việc tích hợp giải pháp Immutable – X L2, người chơi còn có thể thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng mà không tốn phí gas để trao đổi tài sản
  • YGG (Yield Guild Games): Đây là một tổ chức chuyên đầu tư vào các mã thông báo không thay thế. Tại đây, tổ chức tự trị phi tập trung của YGG có 4 hoạt động chính: đầu tư game, phát triển cộng đồng game, nghiên cứu & phát triển Game, quản trị cộng đồng SubDao và DAO.

Data/Analysis

Data Analysis của ethereum

Mảnh ghép này giúp hệ sinh thái của Ethereum tránh được việc tốn thời gian trong quá trình tính toán và tổng hợp thông tin khi lượng thông tin tăng do lượng người dùng trên hệ sinh thái ngày càng tăng. Nhờ việc tận dụng các nhà cung cấp dữ liệu hiện tại, không chỉ quá trình phát triển và tạo ra kết quả trở nên nhanh chóng, chính xác hơn mà chức năng cốt lõi của các dự án cũng được tập trung xây dựng hơn.

Scaling

Scaling trong hệ sinh thái ethereum

Đây là mảnh ghép mở rộng quy mô trên hệ sinh thái của Ethereum. Khi số lượng người dùng trong hệ sinh thái tăng lên, Blockchain có thể đạt đến giới hạn về dung lượng. Đặc điểm này có thể khiến chi phí sử dụng mạng tăng lên, đồng thời giải pháp về việc mở rộng quy mô cũng trở thành nhu cầu tất yếu. Việc mở rộng không chỉ tăng được khối lượng giao dịch, tăng tốc độ giao dịch mà còn đảm bảo được sự phân cấp và an toàn.

Đọc thêm: Layer 2 là gì?

Một số mảnh ghép mở rộng on-chain và off-chain trên Ethereum có thể được kể đến như sau: Ethereum 2.0, Rollups, zkSync, Loopring (LRC), ZK-Rollups, Optimistic Rollups, Raiden Network (RDN), Channels, Celer Network (CELR), POA Network (POA), Sidechain, …  

Sự kiện

Đây là yếu tố quan trọng khiến cho các dự án của Ethereum có thể được biết đến rộng rãi hơn, đồng thời thu hút được nhiều nhà đầu tư và phát triển. Một số dự án nổi trội có thể được kể đến như ETHWaterloo, ETHGlobal, …

Với những chia sẻ trên, hy vọng anh em đã có thêm những thông tin hữu ích về nền tảng và những mảnh ghép trong hệ sinh thái của Blockchain. Anh em có thể cân nhắc tham gia để trải nghiệm những tính năng đặc biệt của nền tảng nổi bật nhất trong blockchain thế hệ 2 này nhé!

Comments (No)
Leave a Reply