Glassnode là gì? 10 chỉ số On-chain quan trọng cần theo dõi

Glassnode là một trong những nền tảng uy tín để anh em có thể phân tích được các dữ liệu On-chain một cách chính xác nhất. Vậy Glassnode là gì và có những chỉ số quan trọng nào bạn cần theo dõi tại đây? Cùng tìm hiểu bài viết sau để tìm hiểu kỹ hơn về Glassnode và những chỉ số quan trọng nhé!

Glassnode là gì?

Như đã chia sẻ, Glassnode là một nền tảng cung cấp cho bạn những con số, dữ liệu On-chain một cách chính xác, có tính cập nhật từ chính Blockchain. Nền tảng này được thành lập vào năm 2018 tại Đức với trụ sở chính tại Zug (Thụy Sĩ)

2. Glassnode là gì

Tại bài viết về dữ liệu On-chain, chúng ta đã được làm quen và nắm được tầm quan trọng của việc phân tích những số liệu này trong việc nắm bắt được thị trường và đưa ra những quyết định đầu tư có cơ sở. Đây là những dữ liệu mà Coinmarketcap hoặc TradingView chưa thể cung cấp cho bạn một cách đầy đủ nhất. Và tất nhiên, bạn cũng rất khó để tự tổng hợp dữ liệu On-chain trên Blockchain. Mục đích ra đời của Glassnode là đem đến cho người dùng lượng thông tin đầy đủ, tổng quát hơn, và chi tiết hơn với cả hai cơ chế đồng thuận POWPOS của Blockchain. 

Đặc điểm của Glassnode 

Tương tự như bất cứ nền tảng cung cấp dữ liệu On-chain, Glassnode cũng sở hữu những thế mạnh và điểm hạn chế riêng có thể được kể đến như sau:

Ưu điểm

Glassnode có khả năng cung cấp một số lượng lớn các chỉ số một cách logic, rành mạch và chính xác. Với lượng thông tin này, bạn hoàn toàn có thể đưa ra những phân tích và dự đoán để đi trước cộng đồng một bước, cũng như sở hữu được chiến lược đầu tư và những quyết định thức thời nhất. 

Điểm hạn chế

Một vài hạn chế hiện đang tồn tại trên Glassnode là nền tảng này không hỗ trợ danh sách theo dõi hay cảnh báo cho người dùng. Bởi vậy, bạn sẽ cần có quá trình làm quen với các thao tác trên nền tảng và có những nguyên tắc đầu tư một cách chặt chẽ để tránh được những rủi ro khi thị trường biến động quá bất ngờ. 

Các chức năng của Glassnode

Glassnode Academy

3. Glassnode Academy là gì

Đây là một nơi mà các newbie có thể làm quen và tìm hiểu những gì đang diễn ra trong thế giới cryptocurrency. Trong đó, Glassnode đưa ra những giải thích về tính chất, chức năng và hiệu quả sử dụng của một loạt những chỉ số có trong dữ liệu On-chain. Đặc biệt, anh em sẽ nắm được cách đọc và phân tích các biểu đồ dựa trên một số ví dụ có sẵn. Bạn cũng có thể nghiên cứu trực tiếp và phân tích các số liệu như số liệu của các sàn giao dịch, giao dịch OTC, tỷ lệ lãi lỗ hay dữ liệu liên quan đến Miners. 

Tuy nhiên, Glassnode không phải là nền tảng miễn phí hoàn toàn và một số công cụ sẽ có yêu cầu trả phí. Mặc dù vậy, với những thông tin và công cụ có sẵn anh em cũng có một lượng thông tin và kiến thức đầy đủ để có một điểm khởi đầu thuận lợi trong quá trình đầu tư của mình. 

Glassnode Studio

Đây là tính năng chính, là linh hồn của nền tảng Glassnode, cho phép bạn truy cập vào vô số các dữ liệu đang diễn ra trên Blockchain như địa chỉ ví, dữ liệu giao dịch, … Trong đó, mỗi danh mục lại có biểu đồ riêng với các công cụ phân tích thông minh, giúp bạn nắm bắt được thông tin một cách nhanh chóng.

4. Glassnode Studio bao gồm những gì

Glassnode Studio bao gồm:

  • Address Category (Danh mục địa chỉ): nơi bạn có thể tìm hiều được số lượng địa chỉ mới được tạo, đang hoạt động hay số lượng địa chỉ đang nhận hoặc gửi BTC trên Blockchain. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu được lượng BTC mà những địa chỉ này đang sở hữu. 
  • Indicator Category (Danh mục chỉ số): Tại đây, anh em sẽ được cung cấp tổng cộng là 41 chỉ số để xem xét và phân tích kết hợp với các công cụ có sẵn. 
  • Account Based Category (Danh mục tài khoản): Đây là danh mục mà người dùng miễn phí không có khả năng truy cập. Thông thường, nó đưa ra dữ liệu về các tài khoản cụ thể. 
  • Exchanges Category (Danh mục trao đổi): Bạn có thể tìm kiếm các thông tin về dòng tiền (lượng tiền ra vào) trên các sàn giao dịch như số dư tài khoản, lượng tiền được nạp vào và rút ra của tổng các sàn giao dịch. 
  • Transaction Category (Danh mục giao dịch): Công cụ thể hiện được lượng giao dịch diễn ra trên Blockchain cũng như tốc độ của nó. 
  • Market Category (Danh mục thị trường): Anh em có thể tham khảo những thông tin như vốn hóa thị trường, giá cả và giá trị tại đây. 
  • Entities Category: Đây là nơi mà bạn có thể tìm thấy được những đối tượng đang hoạt động trên mạng lưới, chủ yếu là những đối tượng lớn như cá voi, nhà đầu tư lớn hay các tổ chức. Bạn thậm chí có thể theo dõi được lượng tiền nhận và gửi hay nắm được sự phát triển cụ thể của tổng số cá voi. Tuy nhiên, tính năng này thuộc danh mục cao cấp nên người dùng miễn phí cũng không thể truy cập.
  • Supply Category (Danh mục nguồn cung): Đây là tính năng giúp bạn nắm bắt được lượng cung lưu hành, lượng tiền mới được khai thác, tỷ lệ lạm phát hay tỷ lệ lãi lỗ của Bitcoin. 
  • UTXO Category: Đây là tính năng cung cấp cho bạn thông tin về lượng Bitcoin chưa được sử dụng trong giao dịch. Từ đó, bạn có thể phân tích được các tỷ lệ phần trăm, lợi nhuận, …
  • Fees Category (Danh mục phí): Tại đây, anh em có thể nắm được tổng số lượng phí giao dịch hay lượng phí mà người dùng phải trả cho Miners để xác thực giao dịch.
  • Mining Category (Danh mục liên quan đến thợ đào): Bạn có thể nắm được độ khó của việc xác thực và thêm một Block vào chuỗi, tỷ lệ tìm ra hàm băm của Bitcoin hay doanh thu của Miners tại đây. Anh em có thể tìm hiểu thêm về cơ chế hoạt động của Blockchain để nắm rõ được yếu tố này. 
  • Block Category (Danh mục Block): Đây là nơi cung cấp các thông tin liên quan đến Block như tổng số Block đã được thêm vào chuỗi chính, thời gian trung bình cho việc tạo Block, …
  • Distribution Category: Danh mục chứa thông tin về mã thông báo ERC-20.

Glassnode Insights

5. Glassnode Insights

Đây là nơi tổng hợp các bản báo cáo hoặc nghiên cứu về chuyên môn và kỹ thuật trong lĩnh vực Cryptocurrency được thực hiện bởi đội ngũ Glassnode. Có thể nói những phân tích và số liệu này sẽ là một tài nguyên tuyệt vời để bạn nắm được hướng phân tích, những xu hướng thị trường có thể được kết luận từ dữ liệu và nhiều vấn đề khác, … Tuy nhiên, những bài báo này chủ yếu được đăng tải với tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ba Nha hoặc tiếng Nhật Bản. Bởi vậy, bạn sẽ cần có khả năng ngôn ngữ nhất định hoặc biết cách dịch những thông tin này sang tiếng Việt một cách chính xác để tận dụng được nguồn tài nguyên này. 

Một số tài liệu có trong Glassnode Insights có thể kể đến như:

  • Newsletter: Những email có chứa những thông tin cập nhật sẽ được gửi đến cho người dùng với khoảng thời gian cụ thể. 
  • Insights: Những quan điểm được đội ngũ Glassnode phân tích và kết luận dựa trên các sự kiện và nhiều chủ đề trong hệ sinh thái cryptocurrency.
  • Analyzes: Những phân tích của Glassnode được trình bày một cách mạch lạc và chuyên nghiệp.
  • Reports: Báo cáo tổng quan về tiền điện tử kết hợp với một số phân tích và kết quả.
  • DeFi: Những nội dung có liên quan đến tài chính phi tập trung

Metric Catalog

6. Glassnode Metric Catalog

Đây là danh mục chỉ số đã có trong Glassnode Studio. Tuy nhiên, với nhu cầu sử dụng cao, Glassnode đã thực hiện tách chức năng này ra thành một tính năng riêng biệt, dễ dàng tìm kiếm và sử dụng hơn với 3 cấp độ chính:

  • Cấp 1: Đây là nơi chứa địa chỉ hoạt động, đầu ra UTXO, Block Size hoặc những Block đã được khai thác, …
  • Cấp 2: Đây là nơi cung cấp những số liệu cụ thể như số dư gốc, lượng TVL, Lãi suất mở tương lai, Khối lượng Future Contracts, Số tài sản đã được burn, …
  • Cấp 3: Đây là nơi thể hiện những thông tin như số dư của Miners, nguồn cung Miners chưa sử dụng, địa chỉ rút tiền, …

Multiple charts

Tính năng này cho phép người dùng xem và đọc những số liệu với dạng biểu đồ. Những biểu đồ này có thể được đối chiếu, so sánh một cách tiện lợi, dễ dàng. 

TradingView Integration

Đây là chương trình Beta được thiết kế để người dùng có thể chỉnh sửa biểu đồ để nắm được những chỉ số quan trọng hay có được những phân tích riêng dựa trên nhiều loại biểu đồ hay chế độ hiển thị khác nhau. 

Pricing

7. Glassnode Pricing

Đây là nơi có chứa các gói trả phí của Glassnode để bạn có thể sử dụng các chức năng trên nền tảng một cách trọn vẹn hơn. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho anh em là anh em nên đầu tư các gói trả phí khi đã thực sự quen được với các số liệu và có được những kinh nghiệm nhất định trong quá trình phân tích dữ liệu On-chain. Bởi nếu chưa quen với số liệu hay chưa “chắc tay” trong việc phân tích, anh em sẽ dễ rơi vào trạng thái bị “ngợp” khi đứng giữa quá nhiều tính năng và quá nhiều con số phức tạp. 

Comparing Coins

Đây là nơi anh em có thể sử dụng chỉ số hoặc tạo biểu đồ nhiều lớp cho hai hoặc nhiều tài sản điện tử. Việc so sánh các số liệu của nhiều loại tài sản cũng giúp bạn nắm bắt thị trường và đón đầu các xu hướng một cách chính xác hơn.

10 chỉ số On-chain quan trọng mà anh em cần theo dõi trên Glassnode là gì?

MVRV Ratio

8. chỉ số MVRV Ratio của Glassnode

Đây là tỷ lệ giữa giá thị trường của một đồng coin so với giá trị thực của nó, hay vốn hóa thị trường đối với vốn hóa thực tế của một loại tài sản. Số liệu này có thể giúp anh em đánh giá và phán đoán được tốt hơn về giá của đồng coin. Ví dụ một đồng coin có tỷ lệ MVRV thấp, có nghĩa là nó đang chịu áp lực bán lớn, khiến khả năng tạo đáy của đồng coin này là rất cao, và ngược lại. 

CDD – Coin days destroyed

9. Chỉ số Coin Days Destroyed của Glassnode

Đây là chỉ số cho thấy một khối lượng tài sản đã bao lâu chưa được giao dịch. Để tính được con số này các công cụ sẽ dựa trên khối lượng tài sản đã giao dịch và thời gian lượng tài sản đó “nằm chờ” trong ví. Con số này thể hiện được rất nhiều khía cạnh của tâm lý Trader và đặc biệt là tâm lý Cá voi. Ví dụ, Coin Days Destroyed lớn, có nghĩa là lượng thời gian mà đồng coin đó được trữ trong ví dài, thể hiện được việc nhà đầu tư đã thực hiện việc Hold Coin trong thời gian rất lâu. Như vậy, hành động bán coin sau khi đã Hold coin trong một thời gian dài có thể sẽ là dấu hiệu của sự sụt giá do nguồn cung được kích hoạt, …

LTH/STH ratio (Long time Holder/Short Time Holder Ratio)

Đây là tỉ lệ giữa những nhà đầu tư dài hạn và nhà đầu tư ngắn hạn trên cùng một thị trường coin. Số liệu này sẽ giúp bạn nắm bắt được xem trên thị trường có những nhà đầu tư nào đang thực hiện bán coin, và liệu hành động mua bán đó là để đầu tư ngắn hạn hay là mầm mống “gom hàng” và bán xả của Cá Voi. 

Realized profit/loss

10. Chỉ số Realized Profit loss trên Glassnode

Đây là con số giúp bạn nắm được lợi nhuận và thua lỗ thực tế của một tài sản tiền điện tử nhất định. Từ đó, bạn có thể phân tích được xem liệu còn có thể tiếp tục đầu tư vào đồng coin này không, hay đã đến lúc cần rút hẳn chân ra khỏi thị trường.

SOPR (Spent Output Profit Ratio)

Đây cũng là một chỉ số thể hiện mức lãi và lỗ, tuy nhiên thay vì thể hiện với một đồng coin, chúng tổng hợp trên tất cả các tài sản đang có mặt trên thị trường. Mục đích phân tích chỉ số SOPR này là để anh em có thể nắm được tâm lý thị trường một cách tổng quan nhất hoặc phán đoán được một mùa Altcoin đang đến gần. 

Stock to Flow ratio

11. Chỉ số Stock to Flow ratio trên Glassnode

Đây là tỷ lệ giữa nguồn cung mới của một tài sản tiền điện tử so với nguồn cung đã tồn tại trước đó. Đây là chỉ số thường được sử dụng để dự đoán trước về mức giá của một đồng coin dựa trên nguồn cung của nó. Ví dụ, nếu tỷ lệ này giảm, có nghĩa là đồng coin đang khan hiếm nguồn cung và chúng có khả năng sẽ tăng giá, và ngược lại. 

Volatility ratios

Đây là con số thể hiện mức biến động của một loại tài sản tiền điện tử, thông thường là Bitcoin. Những nhà đầu tư khoái sử dụng Future Contracts sẽ cần đến dữ kiện này để phán đoán được mức giá trong tương lai. Đây là một trong những chỉ số mà bạn sẽ cần trả phí để sử dụng. 

NVT (Network Value to Transaction ratio)

Đây là tỷ lệ giữa tổng khối lượng lưu hành so với vốn hóa thị trường của đồng coin đó. Con số này có thể “thì thầm” cho bạn biết nếu một đồng coin đang được định giá quá cao hay quá thấp. 

Ribbons

Đây là chỉ số thể hiện độ khó trong quá trình khai thác Bitcoin. Trên thực tế, việc khai thác Bitcoin hiện tại đã khó hơn so với những ngày đầu khai thác rất nhiều. Độ khó của việc khai thác sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên nguồn cung Bitcoin. Do vậy, bạn có thể sử dụng chỉ số này để nắm bắt được xem đâu là thời điểm đẹp nhất để mua Bitcoin. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về độ khó của việc khai thác Bitcoin tại đây.

Stablecoin Supply

Đây là chỉ số thể hiện nguồn cung Stablecoin. Stablecoin không có quá nhiều biến động về giá và được sử dụng để chốt lời hoặc mua tiền điện tử. Bởi vậy, nó sẽ giúp bạn nắm được tâm lý cộng đồng, rằng họ có đang sẵn sàng để đầu tư hay không.

Một số lưu ý

Như đã chia sẻ phía trên, Glassnode là một trong những nền tảng uy tín mà bạn có thể phân tích dữ liệu On-chain một cách chính xác. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích, bạn cũng nên đặt ra những nguyên tắc đầu tư riêng cho mình và follow chặt chẽ theo những nguyên tắc đã đề ra. Lý do là bởi dữ liệu On-chain có thể “bật mí” cho bạn nhiều thứ, đưa ra cho bạn những phán đoán hay quyết định có cơ sở, nhưng nó tuyệt nhiên không phải công thức để “bách chiến bách thắng”. Bạn hãy nhớ, rủi ro luôn tồn tại trong thế giới crypto; bởi vậy hãy giữ những nguyên tắc để tránh xa bản thân khỏi những khả năng mất mát. 

Ngoài ra, nếu bạn là người mới, bạn nên có quá trình làm quen dần để hiểu và phân tích được các chỉ số cơ bản một cách chắc chắn. Bạn không nên “dục tốc bất đạt” mà sử dụng những dữ liệu quá phức tạp hay so sánh các con số của quá nhiều loại tài sản khi chưa đủ kinh nghiệm.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã có dịp tìm hiểu xem Glassnode là gì, cũng như những chỉ số quan trọng mà bạn có thể áp dụng để phân tích và phán đoán. Từ đó, hy vọng bạn sẽ có những chiến lược đầu tư hiệu quả hơn, sở hữu được nguồn lợi nhuận lớn hơn. Chúc bạn thành công!

 

Bài viết cùng chủ đề

Crypto Quant là gì? Tại sao CryptoQuant vượt trội hơn Glassnode

Số Nonce là gì? Cách hoạt động của số Nonce trong Blockchain

20+ Cách đầu tư tiền điện tử cho người mới bắt đầu – Nhanh kiếm được tiền

Comments (No)
Leave a Reply