UTXO là gì? Cách xem ai bán nhiều Bitcoin

SangLV
SangLV
Follow me:

UTXO không chỉ là một nhân tố quan trọng để Blockchain vận hành và lưu trữ dữ liệu mà còn là một kiến thức quan trọng anh em cần nắm để thấu hiểu tâm lý thị trường những lúc UTXO này bị phá hủy hoặc tỷ lệ nắm giữ thấp. Vậy làm thế nào xác định được UTXO, UTXO là gì và cách tính tuổi thọ chính xác về các holder Bitcoin? Cùng tham khảo bài viết sau để hiểu rõ UTXO nhé!

UTXO là gì?

UTXO là viết tắt của cụm từ Unspent Transaction Output – đầu ra của một giao dịch chưa được sử dụng. Đây có thể là lượng coin bạn đã mua, đã nhận hoặc lượng tài sản trữ trong ví đã lâu và chưa xài, đó đều được xem là các UTXO. Nó  cũng có nhiều kích thước khác nhau nhưng nhìn chung, nó sẽ biểu đạt số dư tổng mà bạn có thông qua lịch sử UTXO ghi nhận trên Blockchain.

Chuỗi UTXO thường được sử dụng như một phương thức tính toán chính trong các Blockchain POW nhằm xác định quyền sở hữu và nguồn gốc của token trên mạng lưới.

2. UTXO là gì

Bạn có thể hình dung đơn giản UTXO như những tờ tiền giấy với nhiều mệnh giá khác nhau, tuy nhiên khi cộng các mệnh giá này lại, bạn sẽ biết được số dư đang có trong ví của mình.

Cách hoạt động của UTXO

Giao thức của UTXO là gì? – Nó không tồn tại tài khoản hay ví mà được lưu trữ dưới dạng danh sách. Chúng có thể được phân chia và kết hợp lại với nhau nhằm cho ra một mệnh giá phù hợp như tiền giấy mà chúng ta hay xài giúp anh em giao dịch được với bất kỳ lượng coin nào.

Ví dụ, khi bạn sở hữu 100 BTC, trên thực tế Blockchain nó đều hiển thị thành nhiều UTXO khác nhau như sau:

  • UTXO 1: 20 BTC (đã từng mua trên sàn ngày 15/3)
  • UTXO 2: 50 BTC (được ba cho ngày 1/4)
  • UTXO 3: 30 BTC (nyc tặng chẳng hạn 😆 ngày 30/4)

Rõ ràng bạn chỉ thấy trong ví mình hiện có 100 BTC, chứ bạn đâu biết nó lưu trữ thành 3 UTXO khác nhau như vậy.

Dẫn đến, nếu bạn thực hiện giao dịch thì điều gì sẽ xảy ra với các UTXO này?

Trường hợp 1: Nếu thực hiện chuyển 50 BTC ra khỏi ví. thì hệ thống chỉ việc gửi đi UTXO trùng khớp có sẵn trong danh sách. Còn không nó sẽ sử dụng các UTXO cũ nhất cho đủ số.

Trường hợp 2: chuyển 3 BTC ra khỏi ví. Thì hệ thống không thể gửi đi ngay lượng UTXO bằng đúng 3 BTC (vì bạn đâu có UTXO trùng khớp). Lúc này, nó buộc phải gửi UTXO cũ nhất đi là 20 và back lại một UTXO mới là 17 vào ví của bạn. Sau đó, số dư trên ví sẽ là 97 nhưng 3 UTXO của bạn đã thay đổi:

  • UTXO 1: 50 BTC (được ba cho ngày 1/4)
  • UTXO 2: 30 BTC ( nyc tặng 30/4)
  • UTXO 3: 17 BTC (mới hình thành sau khi gửi 3 BTC)

Điều này tương tự như việc bạn dùng 500.000 VNĐ để mua một món đồ trị giá 300.000 VNĐ. Dĩ nhiên, trong thị trường crypto, bạn không thể nào chuyển hết 50BTC cho người nhận, và mong rằng họ sẽ thói tiền lại cho mình => hệ thống sẽ thực hiện cùng lúc chuyển tiền cho người nhận và back lại số dư cho bạn.

UTXO có giống tiền mặt 100%?

Thông qua việc so sánh với tiền mặt, hẳn anh em đã nắm rõ hơn về cách hoạt động của UTXO là gì. Lý do là bởi chúng có nhiều điểm tương đồng về cách thức vận hành và quản lý. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thấy việc giao dịch với Blockchain sẽ có nhiều biến số hơn nhiều so với giao dịch bằng tiền mặt. Bởi vậy, sự phân chia của UTXO cũng đa dạng hơn rất nhiều so với mệnh giá của tiền mặt. Đồng thời, hệ thống cũng có thể ngay lập tức thực hiện quá trình chuyển nhận nhanh chóng, trước khi bạn kịp nhận ra mình vừa được trả lại tiền thừa.

Ngoài ra, UTXO cũng có thể được sử dụng để giúp người dùng trả phí giao dịch. Như vậy, sau mỗi giao dịch bạn sẽ nhận được số tiền dựa trên công thức sau:

UTXO sau giao dịch = Tổng UTXO – (số giao dịch + Phí giao dịch)

3. UTXO có giống tiền mặt không

Vai trò của UTXO

Câu hỏi mà rất nhiều anh em đặt ra lúc này là tại sao lại cần có UTXO? Và việc sử dụng chúng trong Blockchain có tác dụng gì?

Vấn đề quản trị

Tất nhiên, Blockchain sẽ không đưa UTXO vào sử dụng nếu chúng không thực sự hữu ích, đặc biệt là đối với vấn đề quản lý dữ liệu và bảo vệ mạng lưới. Đầu tiên, thay vì theo dõi, lưu trữ và sử dụng các giao dịch đơn lẻ, Blockchain chỉ cần quản lý các UTXO, Do thể hiện lượng tài sản chưa được chi tiêu có trong ví nên lượng UTXO này có thể là phần thưởng khai thác của Miners hoặc là tài sản mà bạn nhận được từ một người khác.

4. Khả năng hỗ trợ quản trị của UTXO

Tiếp theo, như chúng ta đều biết, mỗi đồng coin đều chỉ được chi tiêu một lần. Việc sử dụng UTXO có thể giúp hệ thống ngăn chặn được double spending (chi tiêu 2 lần) hay các cuộc tấn công vào mạng. Trong đó, các Node sẽ có trách nhiệm ghi lại và duy trì cơ sở dữ liệu chứa tất cả UTXO có sẵn để chi tiêu. Nên nếu bạn giao dịch với một đồng coin không có trong cơ sở dữ liệu, các Node sẽ từ chối giao dịch.

Vấn đề phát triển

5. Khả năng hỗ trợ phát triển của UTXO

Bên cạnh việc đưa ra một phương pháp để lưu trữ dữ liệu và quản lý mạng lưới một cách an toàn, UTXO cũng là một yếu tố đã giúp các nhà phát triển tạo ra Smart Contract. Những Smart Contract dựa trên UTXO không phụ thuộc về ngôn ngữ và có thể cho phép mọi UTXO một cơ chế đồng thuận duy nhất. Đây được đánh giá là một trong những bước đột phá bởi nó có thể khiến các đồng tiền như Bitcoin có thể hỗ trợ Turing để hoàn thành Smart Contract và những ứng dụng phi tập trung khác.

Ngoài ra, UTXO cũng có vai trò rất quan trọng với Atomic Swap – giao dịch ngang hàng không yêu cầu trung gian.

Dùng trong phân tích dữ liệu On chain

Phân tích dữ liệu On-chain bằng UTXO

Với tầm quan trọng của UTXO trong Blockchain, các công cụ phân tích dữ liệu on chain như CryptoQuant hoặc Glassnode sẽ ghi nhận các data, dữ liệu thô và thống kê thành biểu đồ giúp các nhà đầu tư dễ dàng phân tích các holder nào đã giữ Bitcoin lâu, số lượng bao nhiêu, mua ở các vùng giá nào,..

Hạn chế của UTXO trong quá trình lưu trữ

Các Node sử dụng Ram để lưu trữ cơ sở dữ liệu của UTXO, bởi vậy, dữ liệu cần tồn tại với những kích thước có thể quản lý. Khi kích thước của UTXO ngày càng phát triển, một Node đầy đủ cũng sẽ phải tốn nhiều chi phí lớn hơn để vận hành. Như vậy, càng về sau này chỉ có những Miners giàu có, dư dả mới có điều kiện chạy Full Node và tham gia vào hệ thống.

Dẫn đến, vấn đề này tạo ra nguy cơ ngầm cho việc tập trung hóa quyền lực, khiến tính phi tập trung và phân quyền của Blockchain sử dụng POW như Bitcoin cần phải sớm khắc phục. Nhưng nếu không có giải pháp nào để cải thiện tình hình, các giao dịch ngày càng nhiều sẽ khiến mạng lưới càng lúc càng chậm chạp. Đó cũng là lý do, người ta không muốn dùng Bitcoin làm phương tiện thanh toán mà chỉ muốn dùng nó để lưu trữ giá trị như vàng kỹ thuật số.. và chờ đợi các giải pháp mở rộng lớp 2 trong tương lai giúp khắc phục sự gia tăng của UTXO.

Tuổi thọ của UTXO

7. Cách tính tuổi thọ của UTXO

Như đã đề cập phía trên, UTXO không chỉ giúp Blockchain quản lý và lưu trữ được tài sản tiền điện tử của người dùng, mà còn giúp các nhà đầu tư biết được thời gian trữ coin của họ và các nhà đầu tư khác. Vấn đề này thoạt nghe không có gì đặc biệt, nhưng thực tế nó sẽ giúp bạn quản lý được tài sản của mình cũng như rình trộm các nhà đầu tư khác có đang “hold to die” không 😆 

Cách xem ai bán nhiều Bitcoin?

Để hiểu được vai trò của tuổi thọ UTXO, chúng ta sẽ cần tìm hiểu về cách mà chúng được tính tuổi. 

Tuổi thọ UTXO trên tài khoản cá nhân

Về bản chất, UTXO không được tính tuổi dựa trên tổng lượng tài sản của bạn bởi lượng tài sản sẽ được nạp vào nhiều thời điểm khác nhau. Cho nên, UTXO được tính bằng cách lấy thời gian mà bạn chi tiêu (Spent) tài sản trừ đi khung thời gian mà UTXO đó được tạo (Create).

Ví dụ: 

  • Ngày 01/02/2023 bạn mua 50BTC từ sàn giao dịch. Một UTXO 50BTC sẽ được ghi nhận tại ví của bạn, tạm gọi là UTXO 1. Lúc này, UTXO 1 được tính là đã create vào ngày 01/02/2023 trong dữ liệu On-chain.
  • Ngày 20/02/2023, bạn tiếp tục mua thêm 20BTC. Một UTXO khác với giá trị 20BTC được ghi nhận trên ví của bạn, tạm gọi là UTXO 2. Lúc này, UTXO 2 được tính là create vào ngày 20/02/2023 trong dữ liệu On-chain.

–> Tính đến ngày 20/02/2023, bạn có tổng cộng 70BTC trong ví của mình. Tuy nhiên, 70BTC này không có tuổi thọ như nhau do UTXO 1 đã được create vào 01/02 và UTXO 2 được create vào ngày 20/02. 

  • Ngày 01/03/2023, bạn thực hiện một giao dịch với 30BTC. Hệ thống lấy danh sách UTXO 1 để thực hiện giao dịch và back lại cho bạn một danh sách UTXO mới có tổng là 20BTC, tạm gọi là UTXO 3 (Chúng ta sẽ bỏ qua chi phí giao dịch để dễ hình dung hơn).

–> Như vậy, UTXO 1 có tuổi thọ là 29 ngày (do nó được create vào 01/02 và spent vào ngày 01/03). UTXO 2 chưa tính được tuổi thọ vì nó chưa được chi tiêu (hệ thống sẽ ưu tiên chi tiêu những UTXO có đủ số dư trước hoặc UTXO cũ). UTXO 3 cũng chưa tính được tuổi thọ do nó vừa mới được create từ giao dịch trên. 

Tuổi thọ UTXO trên thị trường

Khi tính UTXO với những tài khoản cá nhân, hệ thống sẽ đưa ra cho bạn một khoảng thời gian để bạn nắm bắt được xem mình đã trữ lượng tài sản đó trong bao lâu. Tuy nhiên, để tính được tuổi thọ của UTXO trên thị trường, chúng ta sẽ cần lấy khoảng thời gian đó nhân với giá trị của tài sản. 

Ví dụ:

Vẫn với ví dụ phía trên, UTXO 1 của bạn có tuổi thọ là 29 ngày và có giá trị là 30BTC. Như vậy, UTXO trên thị trường của bạn sẽ bằng 30 x 29 = 870.

Lý do cho việc sử dụng thời gian và lượng tài sản để tính tuổi thọ UTXO trên thị trường là để các nhà đầu tư có thể xác nhận được rõ hơn bao nhiêu coin đang được lưu trữ trong bao nhiêu ngày, thay vì chỉ nắm được thời gian Hold coin như thông thường. 

Trên đây là những giải thích và ví dụ một cách đơn giản để bạn có thể nắm bắt và hiểu bản chất vấn đề một cách dễ dàng hơn. Trên thực tế, UTXO trên thị trường được tính với công thức khá phức tạp, trong đó lượng thời gian không được tính với con số cụ thể mà được tính theo Lifespan, tức là một khoảng thời gian như:

[0,1d] – thời gian dưới 1 ngày;

[1d,1w] – lượng thời gian từ 1 ngày đến dưới 1 tuần;

[1w,1m] – từ 1 tuần đến dưới 1 tháng;

Việc những hệ thống cung cấp dữ liệu On-chain như CryptoQuant đã đưa ra công thức phức tạp hơn giúp chúng ta có thể quan sát được các tầng lớp nhà đầu tư khác nhau trên thị trường dựa vào tuổi của UTXO (họ đã mua coin khi nào, giữ bao lâu rồi, có bao nhiêu UTXO như vậy…, chỉ cần có hành động bán tháo xuất hiện là sẽ biết ngay được.

Hoặc anh em có thể tham khảo thêm về công thức tính UTXO dưới đây, để ngâm cứu:

Công thức tính UTXO

Ý nghĩa và vai trò của tuổi thọ UTXO

8. Vai trò của tuổi thọ UTXO

Với ví dụ về cách tính tuổi thọ UTXO phía trên, chắc hẳn anh em đã nắm được bản chất của việc tính toán, cũng như có sự hiểu biết hơn về những số liệu được cung cấp bởi những nền tảng dữ liệu On-chain như Cryptoquant hay Glassnode. Trên thực tế, bạn có thể tham khảo chỉ số CDD – Coin Days Destroyed bên dưới để nắm được chính xác lượng thời gian lưu trữ coin của những nhà đầu tư trên thị trường. 

Việc hiểu số liệu này sẽ cho bạn biết được rằng các nhà đầu tư lớn đang lựa chọn Hold coin dài hạn hay bán. Thông qua đó, bạn sẽ biết khả năng tăng của từng tài sản crypto và đưa ra những định hướng đầu tư lâu dài.  Khi tuổi thọ trung bình của UTXO, đặc biệt là UTXO của những nhà đầu tư lớn có dấu hiệu giảm hoặc bị phá hủy nhiều có nghĩa là họ đang thực hiện Selling mạnh tay. Lúc này, bạn cũng có thể làm giống họ để đạt được lợi nhuận trong ngắn hạn. 

Kết luận

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã tìm hiểu nhanh được UTXO là gì cũng như nắm được bản chất hoạt động và cách tính tuổi thọ của UTXO. Qua đó, anh em sẽ nhìn được bức tranh toàn cảnh của thị trường, đồng thời đưa ra được những chiến lược đầu tư lâu dài. Chúc anh em thành công!

 

Bài viết cùng chủ đề

Học phân tích On chain

3 Tư duy Crypto “người mới” bắt buộc phải biết

Open Interest là gì? Có tác dụng gì khi phân tích On Chain

Sign up for an eToro account and access more than 70 popular cryptocurrencies and crypto funds to invest in.

Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:

 
Telegram Channel

Thảo luận Blockchain, xu hướng mới 2024

Facebook Group

Check dự án Scam, phân tích Bitcoin & Altcoin

guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments