Kinh nghiệm kiếm tiền từ Margin và Future

Bên cạnh hình thức mua bán coin cơ bản là Spot (giao ngay), Margin và Futures cũng được biết đến là những cách mua bán coin khá thú vị mà anh em không cần bỏ ra quá nhiều vốn để đầu tư. Vậy Margin là gì, Futures là gì, và làm thế nào để kiếm được tiền từ hai hình thức đầu tư này? Cùng tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về cách hoạt động, các kinh nghiệm kiếm tiền từ Margin và Futures nhé!

Margin & Futures

Margin Trading là gì?

Margin trading là gì

Margin Trading – Trade Margin là giao dịch ký quỹ, một hình thức sử dụng đòn bẩy tài chính để giao dịch. Với hình thức giao dịch này, người dùng có thể mua bán hoặc trao đổi với số tiền lớn hơn mức vốn mà họ có từ 3 lần, 5 lần, đến 10 lần, thậm chí có thể gấp 100 đối với sàn BitMex. Nhờ vậy, lợi nhuận và mức độ rủi ro đều cao hơn so với giao dịch thông thường. Đây vốn là một trong những công cụ rất phổ biến đối với thị trường Stock Market, Forex và hiện tại là cả thị trường Crypto.

Ưu điểm

Với Margin Trading, anh em có thể thu được lợi nhuận cả khi thị trường lên và xuống. Lãi thu về cũng sẽ nhiều hơn gấp mấy lần so với số vốn tự có của bản thân. 

Điểm hạn chế

Nếu như trong giao dịch thông thường, anh em có thể gồng lỗ thoải mái để chờ đồng coin tăng trưởng trở lại trong chu kỳ tiếp theo. Thì ở Margin Trading anh em sẽ không thể để giá giảm quá sâu như vậy, bởi số coin của các bạn sẽ được tự động bán ra khi đến ngưỡng thanh lý; và tất nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị thua lỗ, mất trắng và không thể chờ đồng coin tăng trưởng trở lại để hòa vốn hoặc có lãi.

Một số thuật ngữ trong Margin Trading

  • Leverage – Đòn bẩy: Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ giao dịch với mức tiền gấp nhiều lần số vốn mà người dùng có.
  • Position – Vị thế: Có 2 vị thế được sử dụng đối với hình thức giao dịch này. Đó là Long Position (vị thế mua vào) và Short Position (vị thế bán ra).
    + Đối với Long, anh em sẽ sử dụng lượng tiền vay của sàn để mua coin, sau đó chờ đồng coin tăng giá để bán ra lấy lời. Vị thế này tương tự như giao dịch thông thường khi mua vào giá thấp và bán ra giá cao, nhưng với lượng vốn lớn hơn.
    + Đối với Short, các bạn sẽ sử dụng lượng coin vay từ sàn để bán ngay ra thị trường với giá hiện tại; sau đó, khi thị trường xuống giá, anh em có thể mua lại số lượng coin đó với giá thấp hơn. Sau đó trả lại số coin đã vay cho sàn kèm 1 ít phí vay, và phần tiền thừa còn lại chính là tiền lãi của anh em.
  • Liquidation Price – Giá thanh lý: Khi coin vượt qua mức giá này, hệ thống Margin Trading của sàn sẽ tự động bán hết số coin của bạn trong lệnh đó.

Bản chất hoạt động

Khi thực hiện lệnh Long/Short trong Margin Trading là anh em đã vay của sàn một số tiền đòn bẩy, dựa trên số vốn, hay còn gọi là số tiền ký quỹ. Quy định về công thức vay tiền sẽ được tính riêng đối với mỗi sàn. Sau khi vào lệnh, nếu giá đi theo đúng dự đoán, anh em sẽ thu được lợi nhuận lớn, đồng thời trả lại cho sàn số tiền mà anh em đã vay kèm một khoản tiền phí như lãi vay (tùy theo từng sàn). Tuy nhiên, nếu giá không đi theo dự đoán của anh em, sàn sẽ tự động bán hết số coin nếu giá chạm Liquidation Price, nhằm thu lại vốn (chứ để balance âm thì sàn làm gì đòi được của các bạn 😆 , nói chung sàn nó khôn lắm các bạn àk).

Futures

Futures contract là gì

Đây là một dạng hợp đồng tương lai với tính năng chính là thực hiện giao dịch tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá đã được xác định trong thời gian thực hiện hợp đồng. Khi thời điểm trong hợp đồng đã khớp, giao dịch sẽ được thực hiện, bất chấp việc mức giá tại thời điểm đó lên, xuống hay ổn định.

Bên cạnh việc sử dụng Futures như một hợp đồng tương lai thông thường, một số sàn cũng đã áp dụng Futures với Perpetual Contracts, nhằm tạo điều kiện cho người dùng đóng hợp đồng lại bất cứ lúc nào. Với hợp đồng vĩnh cửu, lợi nhuận hay thua lỗ sẽ được tính dựa trên sự chênh lệch mức giá khi đặt lệnh và khi đóng hợp đồng.

Futures cũng được kết hợp với Margin Trading để tối đa hóa được mức vốn và lợi nhuận của bạn trong hợp đồng. Tất nhiên, việc vay thêm tiền để đưa vào lệnh cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến bạn mất toàn bộ lượng tiền đã ký quỹ khi đồng coin không đi theo hướng mà anh em đã dự tính từ trước.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần bỏ ra một khoản để chi trả cho sự chênh lệch giá giữa thị trường giao ngay và thị trường phái sinh, hay còn gọi là Funding Rates. Phí này có thể là dương hoặc âm tùy thuộc vào sự cân đối giữa lệnh mua/bán trên thị trường.

Ưu điểm

Với Futures, anh em không cần phải sở hữu tài sản, không cần thực hiện giao dịch mà vẫn có thể thu được tiền lãi dựa trên sự chênh lệch giá giữa những thời điểm khác nhau (bao gồm cả trường hợp giá tăng và giá giảm). Ngoài ra, khi kết hợp với perpetual contracts hoặc margin trading, số lượng tiền lời anh em nhận được có thể tăng lên rất nhiều.

Điểm hạn chế

– Tất nhiên, nếu giá đồng coin không đi đúng như dự đoán, anh em sẽ bị trừ vào tài khoản số tiền chênh lệch tương ứng. Điều này có thể đem lại thua lỗ, hoặc thậm chí phá sản.

– Và do future là thị trường phái sinh nên nó sẽ có chart riêng sẽ khác với chart mua bán, chart real bên spot. Nên giá cũng dễ bị thao túng hơn bởi các sàn.

Lệnh trong Futures 

  • Buy/Long: Đây là lệnh mua, khi anh em dự đoán một đồng coin nhất định sẽ tăng trong tương lai => Giá tăng là có lãi, giảm là mất xác.
  • Sell/Short: Đây là lệnh bán, khi anh em dự đoán một đồng coin nào đó sẽ giảm trong tương lai => Cứ giá giảm là có lời, tăng là lên đường.

Bản chất hoạt động

Với hình thức giao dịch này, anh em không sở hữu tài sản, cũng không tiền vốn để đầu tư, mà chỉ sở hữu một hợp đồng. Khoản tiền anh em nhận được không phải là toàn bộ lượng tiền bán ra mà chỉ là phần chênh lệch giá. Hợp đồng này có thể đóng lại trước thời hạn để chốt lời cắt lỗ khi anh em cảm thấy biến động giá của đồng coin không như những gì mình dự đoán, nhưng không thể chuyển giao. Khi hợp đồng kết thúc, anh em sẽ nhận được khoản chênh lệch nếu mức giá giao động khớp lệnh (giá tăng với lệnh Buy/Long, và giá giảm với lệnh Sell/Short); ngược lại, số tiền chênh lệch tương ứng sẽ bị trừ trong tài khoản của bạn.

Margin và Futures khác nhau như thế nào?

Margin và Futures khác nhau như thế nào

Margin và Futures đều có thể đem lại cho anh em lượng tiền lãi lớn hơn so với số vốn mà anh em bỏ ra. Tuy nhiên, hai hình thức này cũng có một số khác biệt nhất định như sau:

  • Tài sản các bạn mua bên margin là tài sản thật: Trong Margin, anh em sử dụng tiền vay được từ hệ thống và kết hợp với số vốn của bản thân để mua coin; trong khi đó, đối với Futures, anh em không sở hữu tài sản, không sở hữu coin thật mà chỉ “ăn” được phần chênh lệch giá của giá trên hợp đồng và giá trên thị trường khi khớp lệnh.
  • Hệ số đòn bẩy: hệ số đòn bẩy của Futures thường cao hơn rất nhiều so với Margin. Đối với một số sàn, hệ số đòn bẩy của Margin có thể lên đến tối đa là x10, trong khi đó con số này tại Futures có thể lên đến x125 là bình thường.
  • Thị trường: Thị trường của Margin là thị trường giao ngay, thị trường thực (vì ở đây chúng ta sở hữu tài sản thực), trong khi thị trường của Futures là thị trường phái sinh (thị trường ảo). Thị trường phái sinh thường có xu hướng phát triển khó đoán hơn rất nhiều so với thị trường thực. Bởi vậy, đối với mỗi hình thức giao dịch, anh em lại cần có những tính toán kỹ về biến động thị trường.
  • Phí giao dịch: Khi sử dụng Margin, anh em sẽ cần chi trả một khoản lãi nhất định tùy theo số tiền bạn vay và quy định của sàn; tuy nhiên, đối với Futures, mức funding rates có thể tăng lên rất cao khi thị trường hưng phấn. Đặc biệt, sau 8 tiếng, hệ thống sẽ reset một lần, dẫn đến trường hợp anh em phải trả 3 lần phí trong cùng 1 ngày.
  • Rủi ro: Do những khác biệt về hệ số đòn bẩy và biến động thị trường nên Futures thường có mức độ rủi ro lớn hơn so với Margin.

Cách giao dịch Margin và Futures trên sàn Binance

Giao dịch Margin

Bước 1: Đầu tiên, bạn đăng nhập vào tài khoản của mình trong Binance và di chuyển chuột đến phần “Ví” tại góc trên bên phải màn hình. Nếu chưa có tài khoản Binance đăng ký tại đây.

Hướng dẫn đăng ký và tạo tài khoản sàn Binance trong 5 phút

Bước 2: Tại đây, anh em có thể check được số dư hiện tại trong tài khoản của mình trong phần “Balance Details” (chi tiết số dư). Sau đó, bạn tìm kiếm và nhấp vào “Margin” để bắt đầu mở tài khoản giao dịch ký quỹ.

5. Hướng dẫn giao dịch Margin Trading tại Binance

Bước 3: Sau khi kích hoạt tài khoản, anh em sẽ cần chuyển tiền từ ví Binance sang tài khoản ký quỹ để có thể sử dụng chúng làm tài sản thế chấp khi mượn tiền.

Đến đây, anh em chọn loại tiền, số lượng tiền mình muốn mượn rồi nhấn “Confirm borrow”.

Anh em có thể kiểm tra trạng thái bằng cách đi đến trang “Wallet Balance” và check tại “Margin”

Tại màn hình, anh em có thể kiểm tra được: mức độ kỹ quỹ, tổng nợ (mức độ rủi ro dựa trên số tiền đã mượn), Vốn chủ sở hữu tài khoản (tài sản thế chấp trên tài sản ký quỹ)

6. Những thao tác cần dùng để thực hiện Margin trading tại Binance

Bước 4: Khi đã hoàn tất chuyển tiền, tài khoản Margin của anh em sẽ được ghi số tiền bằng số coin/token mà anh em đã mượn. Lúc này anh em đã có thể thực hiện giao dịch với lượng tiền có trong tài khoản Margin. Khoản nợ công và lãi suất sẽ được công lại và cập nhật trên hệ thống.

Để giao dịch, anh em về sàn giao dịch, chọn thẻ “Margin” và giao dịch như bình thường

Khi đã hoàn tất quá trình giao dịch, anh em trả nợ bằng cách quay lại ví Margin.

Bước 5: Khi trả nợ xong, anh em đã có thể rút số tiền từ ví Margin về ví Binance.

Giao dịch Futures

Bước 1: Đầu tiên, anh em đăng nhập vào tài khoản của mình trên Binance. Sau đó nhấn vào “Futures” tại phần “Ví” ở góc trên bên phải màn hình để bắt đầu mở tài khoản Futures. Sau khi mở tài khoản, anh em có thể tiến hành nạp tiền vào tài khoản của mình, vay tiền, và lựa chọn vị thế tại đây.

7. Cách mở tài khoản Binance Futures

8. Mở tài khoản Futures trên Binance

9. Giao diện ví Futures tại Binance

Bước 2: Khi hoàn thành bước chuyển tiền, anh em di chuyển chuột đến phần “Phái sinh” trên thanh công cụ, và chọn “Tổng quan Binance Futures” để lựa chọn loại hợp đồng. Tại đây, bạn lựa chọn loại hợp đồng mà mình muốn chơi bằng cách nhấn vào “Giao dịch ngay”. Sau đó bạn lựa chọn đồng coin, nhập số lượng, giá và đặt lệnh tại góc phải màn hình. 

10. Lựa chọn loại hợp đồng Futures trong Binance

11. Các loại hợp đồng trong Binance Futures

Bước 3: Bạn có thể thực hiện đóng lệnh trước khi kết thúc thời hạn hợp đồng để chốt lãi/ cắt lỗ, đóng hợp đồng với lệnh ngược lại (sử dụng lệnh sell/short để đóng lệnh buy/long).

12. Đặt lệnh cho Futures trong Binance

Nên sử dụng đòn bẩy bao nhiêu là phù hợp

Với hình thức chơi Margin, anh em có thể gấp nhiều lần số vốn ban đầu mà mình có để thực hiện đầu tư nhằm thu được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, mức đòn bẩy càng cao, khả năng thu được lợi nhuận càng lớn, thì mức độ rủi ro mà anh em phải chịu càng nhiều. Nếu đặt mức đòn bẩy quá cao, thị trường chỉ cần có một chút biến động không như dự đoán, anh em đã có thể mất trắng toàn bộ tài sản của mình.

Bởi vậy, đối với những anh em là newbie, hoặc đã có kinh nghiệm nhưng chưa chắc chắn với những tính toán của mình, anh em chỉ nên đặt tỷ lệ đòn bẩy < x5 để tránh được việc mất mát quá nhiều tài sản. Sau khi đã quen với việc chơi Margin, anh em có thể tăng dần mức độ đòn bẩy lên khi đã sở hữu được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng hơn trong việc kiểm soát rủi ro.

Làm sao để tránh bị thanh lý, cháy tài khoản

Để tránh gặp phải tình trạng phá sản hoặc mất mát tiền, như đã chia sẻ, anh em nên đặt mức đòn bẩy của mình < x5. Ngoài ra, anh em cần ghi nhớ mức target của mình trong mỗi lần giao dịch. Cụ thể hơn, chúng ta có thể đặt ra mốc lời và mức lỗ mà mình có thể chịu được. Khi thị trường chạm đến target, anh em ngay lập tức chốt lời không tiếc nuối để có được lợi nhuận như mong muốn, hoặc cắt lỗ nhanh chóng để tránh được những rủi ro lớn hơn. Việc gồng lãi hoặc gồng lỗ với cả hai hình thức Margin và Futures đều có thể khiến tài khoản của anh em bị bay màu nhanh chóng.

Cách kiếm tiền bền vững từ Margin và Futures

Về cơ bản, bất cứ hình thức giao dịch nào cũng tiềm ẩn những rủi ro, bao gồm cả spot, margin và futures. Để kiếm được tiền một cách an toàn và bền vững đối với hình thức margin và futures, anh em có thể tham khảo một số hướng sau:

Tìm kiếm những đồng coin tăng nhanh hoặc giảm nhanh

Nếu với Spot, anh em chỉ có thể thu được lợi nhuận khi đồng coin tăng giá thì với Margin và Future, anh em có thể nhận được lãi ngay cả khi đồng coin đó giảm. Bởi vậy, anh em có thể tìm kiếm những đồng coin đang trên đà giảm mạnh như coin đang bị dìm, xả hoặc coin rác (tất nhiên, với khối lượng coin rác khổng lồ, không phải đồng coin nào cũng có thể chơi theo hình thức Margin hoặc Futures.), hoặc những đồng coin vừa được phát hành với tiềm năng tăng giá cao trong tương lai. Với hướng này, anh em có thể thu được những khoản lợi nhuận vô cùng lớn, gấp nhiều lần số tài sản mà anh em bỏ ra để thế chấp.

Tham khảo những hội nhóm phân tích kỹ thuật

Hiện nay, rất nhiều hội nhóm phân tích kỹ thuật đã xuất hiện để đưa ra những dự đoán về giá coin trong tương lai. Anh em có thể tham khảo những hội nhóm này để có thêm phân tích cho quá trình lựa chọn của mình. Tất nhiên, những phân tích này chỉ góp phần hỗ trợ cho quá trình đánh giá của chúng ta, chứ không phải là hướng dẫn để chơi coin toàn thắng. Bởi vậy, anh em cũng cần có sự tỉnh táo và lý trí khi tham khảo những thông tin này.

Dù với cách chơi nào, chúng ta cũng cần có quá trình nghiên cứu thị trường đủ tốt để đánh giá được mức tăng hoặc giảm của bất cứ đồng coin nào. Những đồng coin có mức tăng trưởng càng nhanh thì sẽ có tốc độ tụt giảm tương đương, nên anh em cần đánh vào thị trường một cách nhanh nhạy để chớp lấy cơ hội; đồng thời đưa ra quyết định chốt ngắn hạn một cách dứt khoát để tránh được rủi ro.

Với những chia sẻ trên, hy vọng anh em đã nắm được cách thức hoạt động của hình thức giao dịch kinh nghiệm kiếm tiền từ Margin và Future. Dù đầu tư coin với cách thức nào, anh em cũng lưu ý chốt lời – cắt lỗ đúng lúc và tỉnh táo trước bất cứ thông tin nào. Chúc anh em thành công!

 

Bài viết cùng chủ đề

Sàn DEX là gì? Cách Săn kèo X10 trên các sàn Dex

Polygon (MATIC) là gì? Tầm quan trọng của Polygon trong mạng ETH

15+ Ví trữ coin dễ sử dụng và an toàn nhất hiện nay

Comments (No)
Leave a Reply