Volume Spread Analysis (VSA) – Có nên sử dụng để Trade Coin

VSA là gì, chỉ báo này có dễ tiếp cận hay không và có tác dụng như thế nào đối với việc trade coin? Cùng tham khảo bài viết sau để nắm rõ hơn về VSA và những ý nghĩa quan trọng của chỉ báo này trong Trade coin nhé!

VSA là gì?

VSA là viết tắt của từ Volume Spread Analysis. Chỉ báo này cung cấp cho người dùng dữ liệu về khối lượng giao dịch để nhà đầu tư nhìn nhận và nắm bắt được hướng đi của tiền mã hóa. Volume xuất hiện trên nến trong đồ thị, mô phỏng được khối lượng cung cầu trên thị trường. Thông qua đó, xu hướng trong tương lai của một tài sản có thể được phân tích và dự đoán.

Những yếu tố mà chỉ báo này đem lại cho trader có thể kể đến như:

  • Volume: Khối lượng giao dịch
  • Range/Spread: Phạm vi giá (đây là khoảng cách giữa mức cao và thấp nhất của giá, được thể hiện thông qua độ cao của thân nến).
  • Closing Price: Giá đóng cửa (đây là mức giá gần với mức cao và thấp nhất của nến).

Tại sao VSA được đánh giá cao?

Trong thị trường, cá voi là một nhân tố vô cùng quan trọng có ảnh hưởng đến giá trên thị trường. Với VSA, nhà đầu tư có thể nắm được những ảnh hưởng của cá voi đến thị trường. Dựa vào đó, nhà đầu tư có thể thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm điểm ra vào lệnh.

Lịch sử hình thành VSA là gì?

VSA được phát hiện bởi Tom Williams, một nhà giao dịch chứng khoán nổi tiếng. Trong thời điểm đó, nhà giao dịch này nhận ra rằng mọi tín hiệu về diễn biến thị trường đều có thể được nắm bắt dựa vào biểu đồ. Tom Williams đã sử dụng phương pháp Wyckoff nhằm tìm ra được mối tương quan giữa giá đóng cửa và khối lượng giao dịch.

Tom đã từng chia sẻ như sau:

“Thị trường không di chuyển ngẫu nhiên như nhiều nhà giao dịch nghĩ. Họ không thực sự hiểu bản chất của sự chuyển động trên thị trường. Vì vậy họ thường giao dịch sai lầm, dựa trên việc hiểu về mối quan hệ cung cầu từ biểu đồ giá, bạn sẽ có lợi thế hơn một đám đông không am hiểu về thị trường.”

Trước khi Tom Williams phát hiện ra phương pháp này, Jesse Livermore và Richard Wyckoff cũng đã có những bước phát triển nhất định trong việc nhận định được vai trò của khối lượng giao dịch đối với chênh lệch giá. Trong đó, Jesse Livermore nghiên cứu những lý thuyết có liên quan đến thao túng thị trường còn Richard Wyckoff sử dụng việc phỏng vấn trader hàng loạt để giải thích các giai đoạn của thị trường như giai đoạn tích lũy, phân phối, tăng trưởng và suy giảm.

Tuy nhiên, Tom Williams là người đặt tên và giới thiệu phương pháp VSA rộng rãi cho công chúng.

Các thành phần của VSA

Phân tích giá dựa trên VSA như thế nào?

Việc phân tích VSA thường có 2 dạng được sử dụng phổ biến nhất là Nến No Demand (Nến không có khối lượng mua) và Nến No Selling Pressure (Nến không có áp lực bán)

Nến No Demand

Hình dạng nến No Demand

  • Giá đóng cửa của phiên trước thấp hơn so với giá đóng cửa của phiên sau
  • Khối lượng giao dịch thấp trong 2 phiên gần nhất
  • Độ cao thân nến ngắn hay phạm vi giá hẹp

Thông thường, khi thị trường bước vào Bull Market thì khối lượng giao dịch mua sẽ tăng. Nếu khối lượng mua không tăng, có nghĩa thị trường đó đang là thị trường Bull Trap. Khi anh em bắt gặp mô hình nến này trong Bull Trap thì đây là tín hiệu thể hiện rằng xu hướng tăng sớm muộn sẽ kết thúc. Lý do đơn giản là vì lượng Volume giao dịch không đủ để duy trì xu hướng này.

Trong trường hợp này, anh em nên ưu tiên trong việc đầu tư vào lệnh Short.

Nến No Selling Pressure

Hình dạng nến:

  • Mức giá đóng cửa của phiên trước cao hơn so với giá đóng cửa của phiên cuối cùng.
  • Khối lượng giao dịch trong 2 phiên gần nhất.
  • Phạm vi biến động giá hẹp

Tương tự với trường hợp trên, khi bước vào Bear Market, nếu khối lượng giao dịch bán tăng thì khả năng duy trì xu hướng sẽ ổn định. Tuy nhiên, nếu lượng bán không tăng có nghĩa là thị trường đang là Bear Trap. Khi Bear Trap xuất hiện, nhiều nhà đầu tư sẽ có tâm lý muốn bán tài sản.

Nếu anh em bắt gặp nến No Selling Pressure xuất hiện trong xu hướng giảm thì anh em có thể cân nhắc đến trường hợp xu hướng này kết thúc. Để xác định được nến một cách hiệu quả, anh em có thể tìm kiếm bằng cách sử dụng đường EMA 20. Về cơ bản, khi bắt gặp nến này trong xu hướng giảm, anh em có thể cân nhắc lệnh Long.

Cách giao dịch với phương pháp VSA

Nguyên lý hoạt động

Phân tích sự bất thường SOS và SOW

Lợi thế của phương pháp VSA là gì?

So với các chỉ số khác, phương pháp VSA có ưu điểm trong việc đưa ra được tương quan giữa khối lượng giao dịch và chênh lệch giá. Thông qua đó, anh em có thể thuận lợi hơn cho việc nắm bắt được những biến động thị trường có liên quan đến khối lượng giao dịch. Một số nhân tố có khả năng thao túng giá thị trường dựa vào khối lượng giao dịch có thể kể đến như Pro Trader, quỹ đầu tư, cá mập (cá nhân có số vốn lớn).

Trong khi đó, những phương pháp phân tích kỹ thuật như MACD, RSI, sóng Elliott, … lại có sự phụ thuộc nhất định vào công thức dẫn đến sự chủ quan nhất định. Khi những chỉ số này được sử dụng ngày càng nhiều thì các Pro Trader càng có nhiều khả năng thao túng giá. Bởi bản thân họ cũng nắm được các dữ liệu tương tự như những nhà đầu tư vừa và nhỏ, dẫn đến nhiều cách khác nhau để fake được dữ liệu.

Nhìn chung, 3 đặc điểm chính tạo nên lợi thế của VSA là hạn chế được khả năng bị thao túng, loại bỏ được sự chủ quan, đồng thời xác định được nguyên nhân chính dẫn đến sự mất cân bằng giữa lượng cung và lượng cầu. Dựa vào dữ liệu thực, phương pháp này thậm chí có thể đem đến hiệu quả lớn hơn cho anh em so với những chỉ số khác.

Một số lưu ý

Dựa vào lợi thế của phương pháp VSA, có thể thấy phương pháp này đem lại cho nhà đầu tư một dữ liệu khách quan và thực tế để thuận lợi cho việc quan sát thị trường, nắm bắt hành vi của những nhân tố có khả năng thao túng giá. Tuy nhiên, nếu anh em là người chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phân tích, anh em tất nhiên sẽ dễ gặp khó khăn trong việc sử dụng phương pháp này. Do vậy, sự kiên trì luôn là điều cần thiết.

Bên cạnh đó, tuy dựa khá nhiều vào công thức nhưng những chỉ số khác cũng có lợi thế riêng trong quá trình phân tích. Do đó, anh em sẽ cần luyện tập để cân đối được những công cụ hiệu quả và phù hợp với bản thân trong quá trình phân tích.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã nắm được xem VSA là gì, phương pháp này có những lợi thế như thế nào và được áp dụng ra sao. Thông qua đó, hy vọng anh em có thể dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và luyện tập để xây dựng được những chiến lược phù hợp và hiệu quả nhất. Chúc anh em thành công!

 

Comments (No)
Leave a Reply