Indicator là gì? 17 Chỉ báo Trader cần phải biết

Indicator là gì, chúng có vai trò như thế nào trong việc hỗ trợ nhà giao dịch trong quá trình phân tích kỹ thuật? Có những loại chỉ báo nào, chúng thể hiện được những đặc điểm nào của thị trường? Cùng tham khảo bài viết sau để nắm được những chỉ báo quan trọng mà trader cần biết nhé!

Indicator là gì?

1. Indicator là gì

Indicator là một thuật ngữ chỉ các chỉ báo kỹ thuật. Đây là những công cụ cần thiết và đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp nhà giao dịch nắm bắt được xu hướng thị trường, tâm lý thị trường cũng như xác định điểm vào lệnh, thoát lệnh một cách an toàn nhất. Trong đó, các chỉ báo này có thể dựa vào dữ liệu lịch sử giá, tính toán những dao động của giá hoặc căn cứ vào khối lượng tài sản để cung cấp những dữ liệu liên quan,

Mỗi chỉ báo sẽ có cách riêng để hiển thị trên biểu đồ. Một số chỉ báo như PSAR hay mây Ichimoku sẽ hiển thị dữ liệu bám sát hành động giá. Một số khác như RSI, OBV, MACD hay ADX lại hiển thị dữ liệu tách riêng so với biểu đồ giá.

Phân loại chính của Indicator là gì?

2. Phân loại chính của Indicator

Về cơ bản, Indicator có thể được chia ra thành 2 loại chính, bao gồm Leading Indicator(chỉ báo nhanh) và Lagging Indicator (Chỉ báo chậm)

Leading Indicator

Đặc điểm của chỉ báo nhanh là khả năng cung cấp tín hiệu cho nhà giao dịch trước khi hành động giá xảy ra. Hay nói cách khác, với những chỉ báo này, anh em có thể phán đoán được hướng đi của hành động giá dựa vào dữ liệu lịch sử giá. Trong đó, thông thường, các chỉ báo này sẽ có một vùng dao động nhất định từ 0 đến 100 hoặc từ -100 đến 100. Dựa vào đó, chúng ta có thể tìm kiếm được các điểm vào lệnh với vùng quá mua, quá bán hoặc các tín hiệu đảo chiều.

Một số chỉ báo nổi bật thuộc nhóm này có thể kể đến như RSI, Stochastic hay CCI, …

Lagging Indicator

Đặc điểm của nhóm chỉ báo chậm là khả năng cung cấp dữ liệu chậm hơn, thường là sau hành động giá. Những tín hiệu được đưa ra bởi Lagging Indicator thường có độ trễ nhất định, đồng thời không có khả năng nhạy cảm đối với hành động giá. Do vậy, việc tìm kiếm điểm vào lệnh đối với nhóm chỉ báo này sẽ không đem lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên, do cung cấp dữ liệu chậm nên nhóm chỉ báo này có khả năng lọc nhiễu tốt hơn so với chỉ báo nhanh, đồng thời phù hợp hơn đối với những chiến lược giao dịch dài hạn và những trader có xu hướng giữ lệnh lâu.

Một số chỉ báo chậm điển hình có thể kể đến như đường MA, Bollinger Bands, …

Top 17 chỉ báo quan trọng mà Trader cần nắm

Trên thực tế, có vô vàn những Indicator mà anh em có thể sử dụng để quan sát được thị trường cũng như đưa ra quyết định giao dịch.

Nhóm chỉ báo xu hướng

Đây là những chỉ báo có thể cung cấp các tín hiệu về xu hướng, giúp trader nắm bắt được hành động giá một chính xác hơn. Đặc điểm chung của nhóm này là dễ sử dụng, không bị giới hạn biên độ dao động, đồng thời di chuyển khá mượt mà.

1/ Chỉ báo MA

1. Moving Average

MA là một trong những chỉ báo cơ bản được sử dụng phổ biến nhất. Chỉ báo dựa vào giá của những chu kỳ trước để tính toán. Chỉ báo MA có thể giúp trader dễ dàng xác định được xu hướng đang diễn ra hiện tại. Hiểu một cách đơn giản hơn, MA giúp làm mượt đường giá, khiến khả năng quan sát của chúng ta đối với thị trường trở nên thuận lợi hơn.

Tham khảo thêm: Moving Average (MA) – Toàn tập về Đường trung bình động 

2/ SMA và EMA (ngắn, trung và dài hạn)

2. SMA và EMA

SMA và EMA là hai đường MA được áp dụng phổ biến nhất. Trong đó, SMA là đường trung bình động đơn giản, có thể đóng nhiều vai trò như hỗ trợ, kháng cự; hoặc giúp xác định xu hướng dựa vào khả năng làm mượt giá. EMA cũng có thể được áp dụng để làm các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự, tuy nhiên, với độ bám sát thị trường lớn, EMA có thể phát hiện những tín hiệu bất thường một cách hiệu quả hơn. 

Cả SMA và EMA đều có thể được tinh chỉnh để phù hợp với chiến lược ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Trong đó:

  • Ngắn hạn: SMA10, SMA20, EMA10, EMA21
  • Trung hạn: SMA 50, EMA50
  • Dài hạn: SMA100, SMA200, SMA730, EMA100, EMA200

Tham khảo thêm: Đường SMA và EMA là gì? Cách ứng dụng trong giao dịch Crypto, Trade coin

3/ Volume

3. Volume trong giao dịch

Volume hay Khối lượng giao dịch là một chỉ số cơ bản nhưng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện nhu cầu mua – bán, mức độ thanh khoản trong thị trường cũng như dự đoán về hành vi giá. Đối với mỗi xu hướng cả tăng và giảm, khối lượng giao dịch đều là yếu tố quyết định xem xu hướng đó có mạnh và bền vững hay không, bởi nó là đại diện cho nhu cầu của thị trường. 

Nếu nhu cầu mua lớn, khối lượng mua cao hơn khối lượng bán, giá sẽ có xu hướng tăng. Ngược lại, nếu nhu cầu bán lớn, khối lượng bán cao hơn khối lượng mua, giá sẽ có xu hướng giảm. Dựa vào đó, chúng ta có thể xác định được một cách tương đối chắc chắn về xu hướng thị trường cũng như tìm kiếm được những cơ hội đầu tư tiềm năng nhất. Volume cũng là một yếu tố có khả năng hỗ trợ tốt đối với những chỉ báo khác. 

Tham khảo thêm: Volume trong Crypto là gì?

4/ Chỉ báo Parabolic SAR

4. Chỉ báo Parabolic SAR

PSAR cũng là chỉ báo rất hiệu quả trong việc xác định xu hướng. Trong đó, các tính toán của chỉ báo chủ yếu dựa trên những mức giá trị cực trị và hệ số gia tốc. Do vậy, công thức của PSAR khá phức tạp nếu so sánh với chỉ báo MA.

Tuy nhiên, cách áp dụng chỉ báo này khá đơn giản. Cụ thể, nếu những chấm tròn của PSAR cách xa và nằm dưới đường giá thì nó thể hiện cho xu hướng tăng; và ngược lại, nếu chấm tròn cách xa và nằm trên đường giá, nó thể hiện cho xu hướng giảm. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể xác định được những điểm vào lệnh tiềm năng dựa vào sự di chuyển của các chấm tròn.

Tham khảo thêm: Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Hướng dẫn sử dụng chi tiết

5/ Bollinger Bands

5. Bollinger Bands

BB là một trong những chỉ báo có tính trực quan khá tốt, giúp việc xác định xu hướng trở nên dễ dàng hơn. Trong đó, BB bao gồm dải trên, dải dưới và một đường trung tâm. Để xác định được độ mạnh yếu của những biến động thị trường, chúng ta cần quan sát được độ mở rộng và thu hẹp của BB. Nếu muốn biết thị trường đang trong xu hướng tăng hay giảm, anh em quan sát hướng của dải băng.

Cụ thể, nếu dải băng hướng lên trên, nó thể hiện xu hướng tăng; nếu nó hướng xuống dưới, nó thể hiện xu hướng giảm. Kết hợp với khoảng cách giữa hai dải, chúng ta có thể xác định được xem xu hướng đó có mạnh hay không. Nếu khoảng cách lớn, nó thể hiện xu hướng đang phát triển mạnh mẽ và ngược lại.

Tham khảo thêm: Bollinger Bands là gì? 3 Chiến lược áp dụng chuyên sâu

6/ Keltner Channel

8. Keltner Channel

Chỉ báo này tương đối giống với BB, thậm chí còn được coi là tiền bối của BB với cách hiển thị gần tương tự, gồm đường kênh trên, kênh dưới và đường giữa. Khác với BB, Keltner Channel không dựa vào độ lệch chuẩn mà dùng vùng dao động trung bình của giá (ATR) để cung cấp những ngưỡng kháng cự và hỗ trợ hiệu quả hơn. 

Dựa vào ATR và EMA, các ngưỡng được tạo ra bởi Keltner Channel có thể giúp nhà giao dịch xác định giá tốt hơn; đồng thời có thể dùng đường kênh trên và kênh dưới để làm ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự. 

Tham khảo thêm: Chỉ báo Keltner Channel? Cách sử dụng Keltner Channel chuyên sâu

7/ Mây Ichimoku

9. Mây Ichimoku

Khác với những chỉ báo phía trên, mây Ichimoku là một chỉ báo có khả năng tổng hợp rất tốt, chứa đựng nhiều dữ liệu và tín hiệu đến mức nhà giao dịch có thể nắm bắt được thị trường chỉ với một cái nhìn.

Cụ thể hơn, với chỉ báo này, anh em có thể xác định được xu hướng giá, nắm bắt được những biến động trên thị trường, đồng thời có thể sử dụng hiệu quả được hỗ trợ và kháng cự. Thông qua đó, việc tìm kiếm điểm vào lệnh cũng trở nên thuận lợi hơn.

Tham khảo thêm: Mây Ichimoku là gì? Cách sử dụng đúng khi Trade Coin

8/ Chỉ báo Directional Movement Index (DMI)

10. Chỉ báo Directional Movement Index - DMI

DMI là sự kết hợp của chỉ báo ADX và DI+ & DI-. Trong đó, ADX đóng vai trò trong việc xác định xem xu hướng hiện tại có mạnh mẽ hay không. Còn DI+ và DI- chịu trách nhiệm xác định hướng phát triển của những biến động đó. Như đã đề cập, ADX có thể hỗ trợ tốt cho việc nắm được độ mạnh yếu của xu hướng nhưng lại không đưa ra được xem thị trường sẽ tăng hay giảm. 

Sự kết hợp này không chỉ giúp trader xác định điểm ra vào lệnh một cách hợp lý mà còn có thể xác định được xu hướng thị trường và đưa ra những quyết định với lợi nhuận tiềm năng hơn. 

Tham khảo thêm: Chỉ báo Kỹ thuật DMI – Directional Movement Index

Nhóm chỉ báo dao động

Đặc điểm của nhóm chỉ báo này là khả năng cung cấp tín hiệu đảo chiều và tiếp diễn, đồng thời giúp nhà giao dịch tìm được những điểm vào lệnh tiềm năng trong đợt biến động giá cao. Đây là những chỉ báo rất hiệu quả khi được sử dụng để phân tích ngắn hạn với những biến động mạnh mẽ.

9/ Chỉ báo RSI

11. Chỉ báo RSI

RSI thuộc top những chỉ báo được sử dụng nhiều nhất mà gần như ai cũng đã từng nghe nói đến. Chỉ báo này dao động trong khoảng từ 0 đến 100, cung cấp cho người dùng những vùng quá mua và quá bán.

Trong đó, trader có thể thực hiện giao dịch thuận xu hướng cũng như giao dịch đảo chiều một cách hiệu quả dựa vào tín hiệu giao cắt hay phân kỳ.

Tham khảo thêm: Chỉ báo RSI – Khoanh vùng tín hiệu đảo chiều

10/ Chỉ báo MACD

12. Chỉ báo MACD

Đặc điểm chính của MACD là khả năng nhạy cảm với những biến động giá, đồng thời cung cấp được những biến động ngắn hạn một cách hiệu quả. Thông qua đó, anh em có thể thuận lợi hơn cho việc xác định xu hướng thị trường.

Tương tự như với RSI, MACD cũng có thể áp dụng được các chiến thuật về giao cắt và phân kỳ để nắm bắt cơ hội giao dịch thuận xu hướng hoặc đảo chiều một cách tiềm năng.

Tham khảo thêm: Chỉ báo MACD – Điểm đặc biệt khi sử dụng

11/ Chỉ báo Stochastic

13. Chỉ báo Stochastic

Stochastic được tính toán dựa vào mức giá cao nhất, thấp nhất và giá đóng cửa của phiên giao dịch trước, hiển thị thông qua 2 đường dao động chính là %D và %K. Stochastic cũng có biên độ dao động từ 0 đến 100, nhằm thể hiện được những vùng quá mua và quá bán.

Nếu so sánh Stochastic với MACD, có thể thấy 2 chỉ báo này có những điểm khác nhau nhất định trong việc thể hiện biến động thị trường cũng như công thức tính toán. Tuy nhiên, cách sử dụng của 2 chỉ báo này là tương đối giống nhau.

Tham khảo thêm: Tìm hiểu Chỉ báo Dao động Stochastic

12/ Chỉ báo Commodity Channel Index (CCI)

14. Chỉ báo Commodity Channel Index

CCI ban đầu được áp dụng chủ yếu với hàng hoá. Tuy nhiên, dựa vào hiệu quả hoạt động của nó, chỉ báo này đã được áp dụng rộng rãi trong các thị trường tài chính như chứng khoán, forex và tiền điện tử.

Độ dao động của chỉ báo này khá lớn, từ -100 đến 100, đồng thời bao gồm thêm một đường trung bình. Dựa vào đó, việc tìm kiếm điểm vào lệnh, thoát lệnh cũng có thể được áp dụng một cách thuận lợi.

Tham khảo thêm: Chỉ báo Kỹ thuật Commodity Channel Index (CCI)

13/ Chỉ báo Aroon

15. Chỉ báo Aroon

Aroon hay Aroon Momentum Oscillator là một trong những chỉ báo được áp dụng rất hiệu quả trong việc nắm bắt tâm lý thị trường. Trong đó, Aroon sử dụng Aroon Up và Aroon Down với độ dao động từ 0 đến 100 để thể hiện độ mạnh yếu của xu hướng hiện tại trên thị trường. Bên cạnh đó, sự giao nhau của Aroon Up và Aroon Down còn có thể cung cấp cho nhà giao dịch những tín hiệu đảo chiều với điểm vào lệnh khá rõ ràng.

Điểm hạn chế của Aroon nằm ở vấn đề thời gian. Do đó, những tín hiệu được đưa ra bởi Aroon sẽ có độ trễ nhất định.

Tham khảo thêm: Chỉ báo kỹ thuật Aroon và Aroon Oscillator

14/ Chỉ báo Average True Range (ATR)

16. Chỉ báo Average True Range

Dựa vào khoảng trống và những vùng có biến động giới hạn đặc biệt, chỉ báo này có thể cung cấp cho nhà giao dịch những dữ liệu quan trọng để xác định được điểm chốt lời, cắt lỗ hiệu quả. Ban đầu, ATR được sử dụng với mục đích là phản ánh dao động của mức giá hàng hoá cũng như chênh lệch giá. Sau đó, ATR đã được ứng dụng linh hoạt hơn trong việc đo lường biến động đối với thị trường tài chính như chứng khoán hoặc tiền điện tử.  

Dựa vào ATR, nhà đầu tư có thể xác định được điểm chốt lời, cắt lỗ, cũng như xác định được những điểm đảo chiều với xác suất chính xác cao.

Tham khảo thêm: Chỉ báo kỹ thuật ATR – Average True Range

Nhóm chỉ báo khối lượng

Bên cạnh việc dựa vào xu hướng, dao động giá, một số chỉ báo tính toán khối lượng giao dịch để đo lường một cách chính xác hơn những biến động trên thị trường. Khối lượng là một trong những yếu tố khá quan trọng trong việc quyết định độ ổn định của xu hướng. Hiểu một cách đơn giản hơn, nếu khối lượng giao dịch đủ lớn, nó có khả năng khiến xu hướng duy trì tốt và phát triển mạnh mẽ. Ngược lại, nếu khối lượng giao dịch ít hoặc không đủ lớn, nó có thể khiến xu hướng gặp tình trạng suy yếu, dẫn đến khả năng đảo chiều cao.

Các chỉ báo nổi bật trong nhóm chỉ báo khối lượng có thể kể đến như sau:

15/ Chỉ báo On Balance Volume (OBV)

17. Chỉ báo On Balance Volume

OBV được tính toán dựa trên khối lượng giao dịch, nhằm giúp trader đánh giá được chính xác hơn sức mua, sức bán trên thị trường. Dựa vào đó, chúng ta có thể xác định được chính xác hơn xem phe nào đang chiếm ưu thế và xu hướng nào có khả năng phát triển ổn định hơn.

Thông qua đó, anh em có thể tìm kiếm các điểm vào lệnh thuận xu hướng một cách an toàn với lợi nhuận tiềm năng cao.

Tham khảo thêm: Tìm hiểu Chỉ báo On Balance Volume (OBV)

16/ Chỉ báo Money Flow Index (MFI)

18. Chỉ báo Money Flow Index

MFI là chỉ báo thiên về việc xác định dòng tiền. Về cơ bản, nó cũng được tính toán dựa trên khối lượng giao dịch để đánh giá xem dòng tiền đang di chuyển như thế nào trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. MFI tính toán thêm mức cao nhất, thấp nhất và giá đóng cửa để đưa ra biên độ dao động từ 0 đến 100. Đặc điểm này cũng khiến việc xác định những vùng quá mua quá bán trở nên thuận lợi hơn.

Cách ứng dụng chỉ báo này trong giao dịch cũng khá giống với chỉ báo OBV.

Tham khảo thêm: Tìm hiểu chỉ báo MFI (Money Flow Index)

17/ Chỉ báo Chaikin Money Flow (CMF)

19. Chỉ báo Chaikin Money Flow

CMF được tính toán dựa trên khối lượng giao dịch và giá nhằm cung cấp những diễn biến của dòng tiền trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Trong đó, nhà giao dịch có thể xác định được hướng di chuyển của dòng tiền dựa vào việc so sánh khối lượng & giá của một loại tài sản với phạm vi giao dịch của nó. Hay nói cách khác, với chỉ báo này, chúng ta sẽ đánh giá được xem dòng tiền có đang chảy vào thị trường hay không. 

Bên cạnh đó, chỉ báo còn có thể hỗ trợ anh em trong quá trình giao dịch thuận xu hướng, hay giao dịch với tín hiệu giao cắt mở rộng. 

Tham khảo thêm: Chaikin Money Flow (CMF) là gì? Tuyệt chiêu sử dụng CMF

Những lưu ý khi phân tích kỹ thuật với Indicator là gì?

Có thể nói Indicator đã khiến việc phân tích kỹ thuật và đưa ra phân tích về thị trường trở nên thuận lợi và đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cứ sử dụng những chỉ báo này thì anh em sẽ thành công. Mỗi chỉ báo đều tồn tại những hạn chế nhất định mà anh em cần lưu ý để đạt được hiệu quả cao nhất khi áp dụng.

20 Lưu ý khi sử dụng chỉ báo phân tích kỹ thuật

Vai trò của việc xác định xu hướng

Rất nhiều chỉ báo có thể đưa ra cho chúng ta tín hiệu mua bán một cách rõ ràng. Tuy nhiên, anh em cần nắm được vai trò của việc xác định xu hướng trước khi đưa ra bất cứ quyết định mua bán nào. Bởi nếu xu hướng chưa được xác định một cách chính xác, khả năng anh em gặp phải rủi ro trong giao dịch là rất cao.

Hiểu tốt – sử dụng tốt

Việc hiểu rõ bản chất và áp dụng thành công chỉ báo là một quá trình đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì và nỗ lực. Bởi vậy, chúng ta cần nhìn vào công thức chỉ báo để nắm được cách thức vận hành cũng như bản chất sử dụng của nó, thay vì áp dụng một cách máy móc những chiến lược đã được chia sẻ. Quá trình này tuy mất nhiều thời gian, nhưng sẽ khiến anh em đạt được hiệu quả cao hơn trong việc quan sát thị trường cũng như áp dụng chỉ báo sao cho phù hợp với sở trường cá nhân. Bên cạnh đó, khi nắm được bản chất của chỉ báo, anh em cũng nắm được những hạn chế của nó tốt hơn, đồng thời tìm kiếm được những chỉ báo kết hợp phù hợp để giảm thiểu rủi ro.

Ứng dụng sao cho phù hợp

Mỗi chỉ báo đều được cấu tạo dựa trên những công thức khác nhau, nên xung đột tín hiệu giữa các chỉ báo cũng là một vấn đề mà anh em cần nắm rõ. Một chỉ báo chỉ có thể được áp dụng phù hợp nếu anh em lựa chọn được đúng khung thời gian và sử dụng được đúng phương pháp phù hợp.

Cẩn tắc vô áy náy

Điều cuối cùng mà anh em cần nhớ là chỉ báo được vận hành dựa trên công thức, còn thị trường thì không tuân theo bất cứ nguyên tắc nào. Điều này có nghĩa là thị trường có diễn biến rất phức tạp, chứa nhiều bẫy giá và những điều mà chỉ báo không thể mô phỏng được. Bởi chúng ta sử dụng được chỉ báo thì những người có khả năng thao túng giá cũng sử dụng được chúng. Do đó, hãy cẩn trọng và tính toán thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã nắm được Indicator là gì, cũng như một số Indicator quan trọng được sử dụng phổ biến nhất. Thông qua đó, hy vọng anh em có thể lựa chọn những chỉ báo phù hợp và đưa ra những chiến lược kết hợp hiệu quả với bản thân. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên nắm chắc những lưu ý quan trọng trên để tránh được rủi ro cũng như đạt được lợi nhuận tiềm năng lớn nhất. Chúc anh em thành công!

 

Bài viết cùng chủ đề

Hỗ trợ và kháng cự là gì? Hiểu đúng thì làm sẽ đúng

Tokenomics là gì? Tìm hiểu chi tiết về Tokenomics của 1 dự án chuẩn

Dữ liệu On-chain là gì? Cách phân tích dữ liệu On chain của Bitcoin

 

Comments (No)
Leave a Reply