12 mô hình 3 nến đảo chiều

SangLV
SangLV
Follow me:

Mô hình 3 nến đảo chiều là gì, đây có phải phương pháp giúp anh em quan sát thị trường và đưa ra những phán đoán tiềm năng? Cùng tham khảo bài viết sau để nắm được những mô hình 3 nến đảo chiều được ứng dụng hiệu quả nhất trong phân tích kỹ thuật nhé!

Mô hình 3 nến đảo chiều là gì

1. Mô hình 3 nến đảo chiều là gì

Mô hình 3 nến đảo chiều (Triple-candle Patterns) là những mô hình gồm 3 nến đi chung với nhau để phát hiện được các tín hiệu đảo chiều sớm của thị trường. Như đã đề cập trong bài viết về mô hình 2 nến đảo chiều, mô hình 3 nến sẽ cho độ chính xác cao hơn vì nó phải được xác nhận tín hiệu bởi 3 nến. Khi anh em nắm chắc được những kiến thức liên quan đến các mô hình nến đảo chiều, anh em có thể dễ dàng kết hợp với những Indicator khác để có được những góc nhìn tổng thể về thị trường, ra vào hợp lý.

12 mô hình 3 nến đảo chiều 

Trên thực tế, có vô số các dạng mô hình nến đảo chiều. Tuy nhiên, để anh em nắm được kiến thức có hệ thống, dễ nhớ, dễ ứng dụng, chúng ta sẽ tìm hiểu 12 mô hình nến chính. Tương tự với mô hình 2 nến, mô hình 3 nến cũng được xây dựng theo cấu trúc giữa Bullish và Bearish, các biến thể của nó đều xuất phát từ nến cơ bản bên trong. Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn dưới đây.

1. Morning Doji Star – Morning Star

1.1. Morning Doji Star – Morning Star

Mô hình Morning Doji Star và mô hình Morning Star có cấu trúc tương đối giống nhau. Anh em quan sát hình ảnh dưới đây:

Morning Doji Star gồm một nến đỏ, một nến Doji và một nến xanh.

Morning Star thì một nến đỏ, một nến Spinning Top và một nến xanh

Cả hai mô hình này đều xuất hiện ở cuối xu hướng giảm hoặc trong giai đoạn điều chỉnh giảm của một xu hướng để báo hiệu đảo chiều tăng. Điều khác biệt của 2 mẫu nến này là ở cây nến giữa. Với Morning Doji Star, nến giữa là nến Doji còn với Morning Star thì cây nến giữa là nến Spinning Top (Spinning Top có thể là nến xanh hoặc nến đỏ).

Với mô hình này, anh em cần chú ý về độ dài của thân nến xanh. Nến xanh cần có giá đóng cửa cao hơn 50% giá mở cửa của nến đỏ. Và nếu nó dài hơn càng nhiều qua nến đỏ, có nghĩa là tín hiệu đảo chiều càng mạnh. Trong trường hợp chênh lệch giữa giá đóng cửa của nến xanh và giá mở cửa của nến đỏ là không quá lớn thì mẫu nến này vẫn báo hiệu đảo chiều nhưng tín hiệu này sẽ ở mức trung bình. Anh em có thể đợi thêm vài tín hiệu khác nếu cảm thấy không yên tâm.

2. Evening Doji Star – Evening Star

2. Evening Doji Star – Evening Star

Mô hình Evening Doji Star và Evening Star cũng có cấu trúc tương tự nhau và ngược lại so với mô hình Morning Doji Star. 

Evening Doji Star gồm một nến xanh, một nến doji và một nến đỏ.

Evening Star gồm một nến xanh, một nến Spinning Top và một nến đỏ.

Có thể thấy cặp mô hình Evening này có cấu tạo khá giống với cặp mô hình Morning. Tuy nhiên, màu sắc của nến thay đổi và vị trí của nến giữa cũng di chuyển từ thấp lên cao. Mô hình này xuất hiện ở đỉnh xu hướng tăng để báo hiệu đảo chiều giảm.

Tại đây, anh em cũng cần chú ý về độ dài của thân nến đỏ, trong đó, giá đóng cửa của nến đỏ cần lớn hơn 50% so với nến xanh. Độ chênh lệch càng lớn, tín hiệu càng mạnh.

Nếu anh em nắm chắc được kiến thức về nến Doji và nến Spinning Top, anh em sẽ hiểu được rõ hơn về tâm lý nhà đầu tư tại đây. Về cơ bản, đối với nến Doji và Spinning Top, giữa bên mua và bên bán đang có sự lưỡng lự nhất định, chưa bên nào chiếm được quyền kiểm soát đối với thị trường. Tuy nhiên, do nến đỏ xuất hiện phía sau có giá đóng cửa lớn hơn 50% so với nến xanh nên chúng ta có thể xác định được rằng bên bán đã giành được phần thắng. Mức giá cũng vì vậy mà chuyển từ tăng sang giảm.

3. Bullish Engulfing Sandwich – Bearish Engulfing Sandwich

Mô hình Sandwich có cấu tạo giống nhau nhưng được áp dụng đối với thị trường tăng và thị trường giảm. Anh em quan sát hình ảnh dưới đây:

3. Bullish Engulfing Sandwich 3.1. Bearish Engulfing Sandwich

Bullish Engulfing Sandwich gồm một nến đỏ một nến xanh và một nến đỏ (khá giống bánh mì kẹp thịt nên mới gọi là Sandwich).

Bearish Engulfing Sandwich gồm một nến xanh, một nến đỏ và một nến xanh.

Như đã đề cập từ đầu, chúng ta đang tìm hiểu về những mô hình 3 nến đảo chiều. Do đó, cấu tạo chính của mô hình sandwich chỉ gồm 3 nến, nến thứ 4 có vai trò là tín hiệu xác nhận cho thấy khả năng đảo chiều có thể xảy ra hay không.

Bullish Engulfing Sandwich xuất hiện trong xu hướng giảm hoặc giai đoạn điều chỉnh của một xu hướng tăng để báo hiệu rằng thị trường đang chuẩn bị đảo chiều tăng giá. Ngược lại, Bearish Engulfing Sandwich xuất hiện trong xu hướng tăng hoặc giai đoạn điều chỉnh tăng để báo hiệu thị trường chuẩn bị đi vào xu hướng giảm.

Nhìn vào mô hình này, chúng ta có thể thấy thị trường đang trong xu hướng giảm nhưng gặp phải một lực cản. Sau đó, tuy bên bán cố gắng duy trì xu hướng nhưng không thể ngăn được đảo chiều. Trên thực tế, mô hình này thường sẽ xuất hiện nhiều hơn đối với thị trường chứng khoán. Anh em có thể quan sát được một khoảng cách lớn (Gap) giữa giá đóng cửa và giá mở cửa. Mô hình nến này thường ít xảy ra trong thị trường Crypto.

4. Bullish & Bearish Abandoned Baby

Cặp mô hình Abandoned Baby khá giống với Morning – Evening Star. Anh em quan sát hình ảnh dưới đây

4. Bullish & Bearish Abandoned Baby

Mô hình Bullish Abandoned Baby gồm một nến đỏ, một nến Spinning Top và một nến xanh.

Mô hình Bearish Abandoned Baby gồm một nến xanh, một nến Spinning Top và một nến đỏ.

Lý do cặp mô hình này được gọi là Abandoned Baby là bởi cây nến Spinning Top bị rơi ở giữa như một đứa trẻ bị bỏ rơi. Anh em cũng có thể quan sát được một khoảng Gap lớn giữa cây nến đầu tiên và nến Spinning Top. Do vậy, cặp mô hình này cũng xuất hiện nhiều hơn đối với thị trường chứng khoán, forex và ít thấy hơn đối với thị trường Crypto. Trong thị trường Crypto, khoảng cách giữa nến đầu tiên và Spinning Top có thể thu hẹp lại một chút.

Vai trò của Spinning Top ở đây cũng giống như đối với những mô hình khác, đó là thể hiện sự lưỡng lự giữa bên mua và bên bán. Do đó, Spinning Top có thể là màu xanh hoặc màu đỏ đều được. Một số biến thể khác, nến Spinning Top này có thể thay bằng Doji. Cây nến thứ 3 sẽ là cây nến giúp chúng ta xác nhận được tín hiệu đảo chiều và chắc chắn hơn với quyết định vào lệnh của mình.

5. Three White Soldiers – Three Black Crows

Cặp mô hình này gồm có 3 nến cùng màu nhau như hình ảnh dưới đây

5. Three White Soldiers

Mô hình Three White Soldiers gồm có 3 cây nến xanh được sắp xếp với cấp độ tăng dần, hay giá mở và đóng cửa luôn cao hơn so với nến trước đó. Trong đó, bóng nến thường rất ngắn hoặc thậm chí không có như nến marubuzo. Qua đó, anh em có thể thấy lực mua ở đây đang rất lớn, tạo thành một tín hiệu chắc chắn cho đà tăng. Three White Soldier thường xuất hiện ở cuối của xu hướng giảm để cảnh báo tín hiệu đảo chiều sang tăng giá.

5.1. Three Black Crows

Mô hình Three Black Crows thì ngược lại, gồm 3 cây nến đỏ được sắp xếp với cấp độ giảm dần (giá mở và đóng cửa luôn thấp hơn so với nến trước đó). Bóng nến với mô hình này cũng rất nhỏ hoặc thậm chí không có. Three Black Crows xuất hiện trong xu hướng tăng chính là một tín hiệu cực mạnh cho thấy xu hướng tăng kết thúc và xu hướng giảm bắt đầu.

Với mô hình này, chúng ta có thể bắt gặp Doji, Spinning Top trước đó hoặc không có cây nến “lưỡng lự” nào xuất hiện.

6 Rising Three – Falling Three

Mô hình này cũng gồm 3 cây nến cùng màu cạnh nhau

6. Rising Three

Rising Three gồm 3 cây nến đỏ với thân ngắn nằm cạnh nhau. Điểm quan trọng là 3 cây nến đỏ này bị kẹp giữa 2 cây nến xanh và không vượt quá giá đóng cửa và mở cửa của nến xanh. Điều này thể hiện rằng trong một xu hướng tăng xuất hiện những lực bán nhỏ, không đủ để vượt ra khỏi xu hướng tăng.

6.1. Falling Three

Ngược lại, Falling Three gồm 3 nến xanh với thân nhỏ nằm cạnh nhau. 3 cây nến này bị kẹp giữa 2 cây nến đỏ và không vượt quá giá đóng cửa và mở cửa của nến đỏ.

Đối với mô hình này, vai trò của nến thứ 5 rất quan trọng bởi nó xác định được tín hiệu tiếp diện xu hướng. Khác với những mô hình phía trên, mô hình 3 nến này không cung cấp những báo hiệu đảo chiều mà là báo hiệu về tiếp diễn xu hướng. Trong đó, xu hướng đang tiếp diễn thì gặp phải lực cản nhưng lực cản này không đủ mạnh để phá vỡ xu hướng, khiến giá tiếp tục phát triển với xu hướng ban đầu.

Cách đặt tên của các mô hình

Trong quá trình tìm hiểu về các mô hình nến đảo chiều, anh em sẽ được tiếp cận với rất nhiều mô hình nến với nhiều tên gọi khác nhau. Quá trình này có thể khiến anh em đôi khi bị bối rối hoặc nhầm lẫn. Để giúp anh em phân biệt được các mô hình tốt hơn, anh em có thể ghi nhớ theo cách sau:

  • Tên mô hình có ý nghĩa tích cực: thể hiện tín hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng. Ví dụ như Dragonfly, Morning Star, Three White Soldiers, …
  • Tên mô hình có ý nghĩa tiêu cực: thể hiện tín hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm. Ví dụ Hanging man, Shooting star, Evening Star, Three Black Crows, …

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu được trọn vẹn 12 mô hình 3 nến theo từng cặp cấu trúc. Như đã đề cập, mô hình 3 nến đem lại những tín hiệu mạnh mẽ hơn so với mô hình 2 nến hay mô hình nến đơn cơ bản. Tuy nhiên, để ứng dụng được những mô hình này, anh em sẽ cần dành một lượng thời gian xem đi xem lại và thực hành bằng tiền thật của mình sẽ nhanh trưởng thành hơn. Ngoài ra, việc kết hợp những mô hình này với các Indicator cũng giúp ích cho anh em khá nhiều trong việc phân tích tâm lý thị trường.

Với chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã nắm được mô hình 3 nến đảo chiều là gì, cũng như tìm hiểu được những mô hình phổ biến, hiệu quả nhất. Thông qua đó, hy vọng anh em có những phương pháp riêng để áp dụng những mô hình này trong phân tích kỹ thuật và có những quyết định đúng đắn nhất. Chúc anh em thành công!

Bài viết cùng chủ đề

12 Mẫu nến cơ bản trong PTKT

10 mô hình 2 nến đảo chiều

➤  Mây Ichimoku là gì? Cách sử dụng đúng khi Trade Coin

Sign up for an eToro account and access more than 70 popular cryptocurrencies and crypto funds to invest in.

Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:

 
Telegram Channel

Thảo luận Blockchain, xu hướng mới 2024

Facebook Group

Check dự án Scam, phân tích Bitcoin & Altcoin

guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments