Hỗ trợ và kháng cự là gì? Hiểu đúng thì làm sẽ đúng

Hỗ trợ và kháng cự là một trong những khái niệm cơ bản nếu anh em muốn nghiên cứu và sử dụng phân tích kỹ thuật để đánh giá và phân tích giá đối với thị trường Crypto nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Vậy hỗ trợ và kháng cự là gì, có những cách xác định như thế nào và liệu có đem lại rủi ro gì cho nhà đầu tư hay không? Cùng tham khảo bài viết sau để nắm tìm hiểu được những thông tin liên quan đến mảng kiến thức này nhé!

Hỗ trợ và kháng cự là gì

1. Hỗ trợ và kháng cự là gì

Như đã phân tích trong các bài viết trước, giá coin là sự mô phỏng mong muốn của các nhà đầu tư vào giá trị của đồng coin đó, hay nói cách khác, giá coin luôn đứng giữa ranh giới của niềm tin – sợ hãi và bị giằng co bởi cung – cầu.

Hỗ trợ và kháng cự chính là hai vùng giá để nhà đầu tư xác định được trạng thái của mức giá hiện tại. Khi giá của một đồng coin chạm đến 1 vùng mà nó không thể tăng được nữa, chúng ta gọi đó là vùng kháng cự. Ngược lại, khi giá một đồng coin chạm đến 1 vùng mà nó không thể giảm được nữa, chúng ta gọi đó là vùng hỗ trợ. Một số ý kiến cho rằng, vùng kháng cự là vùng giá của cung còn vùng hỗ trợ là vùng giá của cầu.

Để anh em hiểu rõ hơn về vùng hỗ trợ và kháng cự, chúng ta sẽ đến với những ví dụ dưới đây.

Vùng kháng cự

Tại đây, mức giá trong xu hướng giảm và nhiều lần tăng đến một vùng giá. Tuy nhiên, lần nào chạm đến vùng giá này nó cũng không thể phá vỡ được vùng giá này mà quay đầu giảm dần. Vùng kháng cự được hình hình do người mua không thể dành được quyền kiểm soát thị trường. Hay nói cách khác, số lượng người có niềm tin vào giá trị của đồng coin không đủ để đẩy mức giá coin lên cao, khiến xu hướng giảm tiếp tục.

2. Vai trò của Hỗ trợ và kháng cự

Vùng hỗ trợ

Tại đây chúng ta thấy một ví dụ hoàn toàn ngược lại: mức giá đã nhiều lần biến động và giảm chạm đến một vùng giá. Tuy nhiên, khi chạm đến vùng giá này, nó không tiếp tục giảm nữa mà lại tăng lên. Vùng hỗ trợ được hình thành khi người bán không thể đẩy giá xuống thấp hơn nữa, khiến giá bật lên lại và có khả năng phát triển một xu hướng tăng mới.

Sử dụng hỗ trợ và kháng cự như thế nào?

Các vùng hỗ trợ và kháng cự không đơn giản chỉ là các vùng giá không thể phá vỡ có tính lặp đi lặp lại mà còn rất hữu dụng đối với quá trình phân tích của các trader hay nhà đầu tư. Tại đây, hai khả năng chính có thể xảy ra một là đảo chiều hai là phá vỡ để xác lập xu hướng mới.

Cụ thể, vùng hỗ trợ và kháng cự có thể giúp nhà đầu tư với các yếu tố sau:

Nắm bắt tâm lý thị trường

3. Kháng cự và hỗ trợ thể hiện tâm lý thị trường

Về cơ bản, biểu đồ giá mà anh em thực hiện quan sát mỗi ngày chính là một mô phỏng hữu hình nhất về tâm lý của thị trường hay niềm tin của nhà đầu tư vào tương lai của đồng coin. Rõ ràng, phải tin rằng đồng coin sẽ tăng thì nhà đầu tư mới mua coin và chờ nó tăng giá; phải tin rằng đồng coin sẽ giảm thì những người nắm giữ coin mới bán coin trước khi đồng coin có dấu hiệu giảm giá. Như vậy, vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ là hai vùng giá rất quan trọng thể hiện được sự giằng co tâm lý giữa người mua và người bán. Hai vùng giá này thường nhận được tỷ lệ quan tâm rất cao và các hoạt động giao dịch cũng tăng lên đáng kể, kéo theo đó là tính thanh khoản cũng tăng lên. Bên cạnh đó, các vùng hỗ trợ và kháng cự cũng là vùng giá lý tưởng để các nhà giao dịch lớn hay các cá voi hành động.

Quản lý rủi ro

4. Quản lý rủi ro với hỗ trợ và kháng cự

Việc xác định được vùng kháng cự và hỗ trợ có thể đem lại cho nhà giao dịch các lợi thế về giao dịch. Thông thường, hai khả năng chính sẽ xảy ra khi mức giá chạm đến những vùng này là: giá đảo chiều hoặc phá vỡ vùng để thiết lập hỗ trợ và kháng cự mới. Do vậy, đối với những giao dịch thực hiện gần mức hỗ trợ hoặc kháng cự, nhà đầu tư có thể đặt ra các điểm cắt lỗ hiệu quả hơn. Đây còn được gọi là điểm vô hiệu. Như vậy, nếu giao dịch diễn ra càng xa các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự thì điểm vô hiệu càng xa.

Phản ứng với bối cảnh thay đổi

Trong trường hợp giá không đảo chiều khi chạm đến vùng hỗ trợ hoặc thay đổi, nó sẽ phá vỡ vùng giá và thiết lập các vùng giá tiếp theo. Thông thường, khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ, vùng hỗ trợ đó sẽ trở thành vùng kháng cự; ngược lại, nếu giá phá vỡ vùng kháng cự, vùng kháng cự đó sẽ trở thành vùng hỗ trợ. Mô hình này thường được gọi là lật hỗ trợ – kháng cự. Các nhà đầu tư có thể dựa vào mô hình này để xác định vùng giá và thực hiện phân tích hiệu quả hơn.

Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ và kháng cự tâm lý

5. Hỗ trợ và kháng cự tâm lý

Đây là loại vùng hỗ trợ và kháng cự đầu tiên mà chúng ta có thể bàn đến, không dựa vào sự tương quan với bất cứ mô hình kỹ thuật nào.

Đối với giao dịch tiền mã hóa, chúng ta dễ dàng chia nhỏ được các giá trị để giao dịch. Nhờ vậy, việc làm tròn các con số có thể đóng một vai trò nhất định, trở thành vùng hỗ trợ hoặc kháng cự trên một biểu đồ giá. Trên thực tế, hiện tượng này đã xuất hiện từ khá lâu và được gọi là “front run” (chạy trước) đối với các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự tâm lý rõ ràng.

Cụ thể hơn, đây là việc đặt lệnh ngay phía dưới hoặc phía trên các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự dự đoán để đảm bảo lệnh đó được thực hiện và đem lại kỳ vọng cho các nhà giao dịch. Anh em có thể quan sát ví dụ dưới đây:

Tại đây, một số nhà giao dịch có thể đã xác định vùng kháng cự là 100 và đặt lệnh ngay bên dưới đó để chắc chắn có thể bán được lượng coin. Do có rất nhiều nhà giao dịch kỳ vọng vào động thái đảo chiều và số lượng người frontrun lớn nên mức giá không thể đạt được đến 100 mà đảo chiều ngay trước đó.

Hỗ trợ và kháng cự của đường xu hướng

6. Hỗ trợ và kháng cự trendline

Nếu với hỗ trợ và kháng cự tâm lý, chúng ta xác định giá bằng việc ước lượng, làm tròn vùng giá thì tại đây anh em sẽ cần dựa trên các mô hình, các đường xu hướng để xác định được những vùng này. Để xác định được các vùng giá, anh em có thể thực hiện nối các mức giá thấp nhất hoặc cao nhất của biểu đồ giá lại với nhau để xác định được vùng hỗ trợ hoặc kháng cự.

Nói một cách dễ hiểu hơn là anh em có thể xác định vùng hỗ trợ và kháng cự trùng với đường xu hướng. Cách xác định này sẽ rất hữu ích khi anh em phát hiện được các vùng giá sớm, trước khi mô hình phát triển một cách đầy đủ.  Trong quá trình xác định vùng kháng cự và hỗ trợ bằng đường xu hướng, anh em lưu ý sử dụng các điểm giá quan trọng hoặc vẽ 2 đường xu hướng song song khoanh vùng khu vực giá tốt hơn.

Hỗ trợ và kháng cự của đường trung bình động

7. Hỗ trợ và kháng cự của đường trung bình động

Ngoài đường trendline, anh em cũng có thể sử dụng đường trung bình động để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự trên một biểu đồ giá. Việc ứng dụng đường trung bình động để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự cũng được nhiều nhà giao dịch sử dụng như một thước đo để nắm được tình trạng tổng thể của thị trường. Một điểm đặc biệt hữu ích của việc sử dụng đường trung bình động là anh em có thể phát hiện sớm được các điểm đảo chiều xu hướng hoặc các điểm xoay.

Lý do đường trung bình động được sử dụng để xác định vùng giá là bởi khả năng giảm nhiễu mà nó đem lại. Ngoài ra, những đường trung bình động ngắn như (10, 20, 50) có thể phù hợp với các giao dịch tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn còn các đường trung bình động dài hơn sẽ phù hợp với các nhà đầu tư dài hạn

Hỗ trợ và kháng cự Fibonacci

8. Hỗ trợ và kháng cự Fibonacci

Các mức đo công cụ thoái lui Fibonacci cũng có thể giúp anh em phác thảo, xác định được vùng hỗ trợ và kháng cự.

Nhìn chung, anh em chỉ cần dựa trên đặc điểm cơ bản của vùng hỗ trợ và kháng cự là có thể dùng nhiều cách để xác định được chúng. Đó cũng là lý do chúng ta thường xác định vùng giá chứ không phải một mức giá cụ thể. Thông qua đó, các nhà giao dịch và các nhà đầu tư có thể áp dụng các phương pháp và công cụ khác nhau để xác định được các vùng đang diễn ra sự giằng co của cung – cầu, niềm tin – sợ hãi.

Xu hướng giao dịch với vùng hỗ trợ và kháng cự

Việc xác định được các vùng hỗ trợ và kháng cự đã đem lại cho anh em những nền tảng và cơ sở tốt để quan sát thị trường cũng như đưa ra được quyết định. Tuy nhiên, việc thực hiện quyết định đó dựa trên một chiến lược thông minh cũng đóng vai trò rất quan trọng để anh em đạt được kỳ vọng lớn nhất.

Thông thường, chúng ta có thể thực hiện đầu tư hoặc giao dịch với hai chiến lược sau:

  • Giao dịch theo phạm vi: Chiến lược này tương đối giống với frontrun, đó là mua gần các mức hỗ trợ và bán dưới mức kháng cự. Đối với trường hợp bán khống, anh em sẽ cần thực hiện ngược lại các nguyên tắc trên.
  • Giao dịch theo xu hướng: Khi một xu hướng quá mạnh xuất hiện, anh em cũng có thể lựa chọn giao dịch dọc theo các đường xu hướng, đối với cả chiều tăng và giảm.

Rủi ro khi giao dịch với Hỗ trợ và kháng cự

Một trong những nguyên tắc cố định mà anh em cần nhớ khi tham gia vào thị trường crypto là: không có gì là chắc chắn, bao gồm cả các nguyên tắc. Điều này đồng nghĩa với việc anh em vẫn phải tính toán đến rủi ro khi lựa chọn quan sát dựa trên vùng hỗ trợ và kháng cự.

Phá vỡ giả

9. Rủi ro khi giao dịch phá vỡ giả

Như đã đề cập, giá coin là sự thể hiện của 2 tâm lý hoàn toàn đối lập nhau và các vùng hỗ trợ – kháng cự là những ranh giới để 1 trong 2 tâm lý đó phá vỡ, nắm quyền kiểm soát thị trường. Như vậy, tâm lý sinh ra các vùng hỗ trợ và kháng cự, và các vùng giá này thể hiện tâm lý thị trường chứ không hoàn toàn sinh ra tâm lý nhà đầu tư. Bởi vậy, rất nhiều các trường hợp phá vỡ giả có thể gây ra sự hiểu lầm đối với nhà đầu tư. Ví dụ, khi một đường kháng cự bị phá vỡ và giá có xu hướng tăng lên một chút, nhiều nhà đầu tư tin tưởng rằng đây là dấu hiệu cho việc giá coin sẽ tăng cao. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp có thể dẫn đến hiện tượng giá coin phá vỡ vùng kháng cự mà không đến từ việc người mua đang kiểm soát được thị trường. Trong nhiều trường hợp, mức giá ngay khi vừa phá vỡ vùng kháng cự lại quay đầu giảm mạnh, dẫn đến nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các điểm chốt lời hoặc cắt lỗ dựa trên vùng hỗ trợ và kháng cự cũng có thể có sai số nếu anh em không xác định được đúng vùng giá.

Sự phức tạp trong việc xác định vùng giá

Không phải lúc nào các xu hướng cũng được thể hiện một cách rõ ràng như những ví dụ và việc xác định mức giá là một quá trình đầy phức tạp mà bất cứ người mới nào cũng có thể gặp phải sai lầm. Và tất nhiên, nếu không xác định chuẩn các mức giá, mọi quyết định của anh em sau đó đều đem lại những hậu quả không mấy tốt đẹp.

Kết hợp phân tích đa chiều

Hỗ trợ và kháng cự là lý thuyết cơ bản và quan trọng đối với các phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, đây lại không phải là lý thuyết duy nhất. Bởi vậy, ngay cả khi đã xác định được vùng giá, anh em vẫn cần kết hợp với các yếu tố khác để đảm bảo có được sự quan sát đa chiều và khả năng phân tích hiệu quả nhất. Đối với thị trường Crypto, anh em cũng cần cập nhật thông tin những như nắm bắt được các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến thị trường để tránh những phân tích chủ quan, phiến diện.

Như vậy là chúng đã tìm hiểu được những kiến thức cơ bản nhất về vùng hỗ trợ và kháng cự. Thông qua đó, hy vọng anh em đã có được những góc nhìn đúng nhất về bản chất của những vùng giá này, cách xác định vùng giá, cũng như việc cẩn trọng trong quá trình đặt lệnh, xuống tiền đầu tư. Anh em cần nhớ rằng đây là một vùng giá và có khả năng thể hiện được rất nhiều mặt của thị trường thay vì là một dấu hiệu đơn giản cho việc mua hoặc bán. Chúc anh em thành công!

 

Bài viết cùng chủ đề

Solidity là gì? Ngôn ngữ Solidity có gì vượt trội?

22+ Trang web Crypto uy tín cho Người mới đầu tư Coin mượt

Zero-knowledge Proof (ZKP) là gì? Các lỗ hổng của công nghệ ZKP

 

Comments (No)
Leave a Reply