Phân tích chỉ báo Flow Indicator | CryptoQuant (Phần 1)

SangLV
SangLV
Follow me:

Flow Indicator là một trong những bộ chỉ báo rất thú vị trên CryptoQuant, tiết lộ cho bạn những dấu hiệu cần thiết để quan sát, nắm bắt thị trường thông qua dòng chảy của các đồng Coin. Vậy bộ chỉ số này bao gồm những chỉ báo nào và chi tiết mỗi loại ra sao? Cùng tham khảo bài viết sau để nắm rõ hơn về phân tích chỉ báo Flow Indicator trên CryptoQuant nhé!

Trong bài viết trước, chúng ta đã được tìm hiểu về Exchange Flow cũng như vai trò của nó trong quá trình phân tích thị trường. Và CryptoQuant là một trong những công cụ quan trọng giúp bạn có thể tìm kiếm được những dữ liệu chính xác và đáng tin cậy. Bạn có thể đọc thêm những bài viết liên quan để hiểu kỹ hơn về dữ liệu On-chain, cũng như CryptoQuant trước khi tìm hiểu sâu hơn về bộ chỉ báo Flow Indicator dưới đây nhé!

Flow Indicator

2. Flow Indicator là gì

Trước hết, để có thể sử dụng bộ chỉ báo này, bạn đăng nhập vào tài khoản của mình tại đây, sau đó nhấn vào mục “Chart” tại thanh công cụ phía bên trái màn hình và chọn “Flow Indicator”

Về cơ bản, Flow Indicator sẽ bao gồm những chỉ số có liên quan đến những dòng chảy khác nhau của đồng Coin mà chúng ta quan sát. Trong đó, bao gồm các hành vi của tất cả đối tượng tham gia trong thị trường như Miner, Whale (cá mập), nhà đầu tư mới/cũ và sàn giao dịch. Đồng thời, bộ chỉ báo này cũng cung cấp được tỉ lệ giữa BTCStablecoin. Để hiểu chi tiết hơn về từng chỉ số, chúng ta sẽ cùng theo dõi phân tích dưới đây nhé!

Miners’ Position Index (MPI)

Từ Miners có thể khiến chúng ta liên tưởng ngay, đây là chỉ số liên quan đến thợ đào. Cụ thể hơn, nó cung cấp cho chúng ta tỉ lệ giữa lượng coin Miner rút ra ở hiện tại so với lượng coin trung bình được Miners rút ra trong 1 năm trước. Hay nói cách khác, chỉ số này cho biết liệu Miners có đang xả coin nhiều hơn 365 ngày trước.

Công thức tính MPI

Bạn có thể tham khảo kỹ hơn công thức tính MPI theo ảnh dưới đây:

1. Công thức chỉ số MPI

Dựa vào công thức phía trên, có thể thấy được rằng tử số (Tổng lượng coin tính theo USD được Miner rút ra khỏi ví) càng lớn sẽ cho thấy Miners có dấu hiệu dùng tiền nhiều hơn. Như chúng ta đều biết, Miner là một trong những nhân tố nắm giữ nguồn cung chính của Bitcoin. Khi Miners càng có dấu hiệu bán Bitcoin nhiều, càng cho thấy thị trường sắp có biến động mạnh trong tương lai.

MPI thể hiện điều gì?

Tất nhiên, khi cung cấp cho chúng ta những dấu hiệu chi tiêu của Miners, CryptoQuant cũng cung cấp cho chúng ta những dữ liệu để đánh giá được chỉ số, đồng thời so sánh được xem tỉ lệ này có liên quan gì đến mức giá của đồng coin hay không.

Bạn quan sát hình dưới đây:

4. Biểu đồ chỉ số MPI

Tại biểu đồ, chúng ta có thể thấy được hai dữ liệu chính là MPI (đường màu xanh) và Price BTC (đường màu đen). Thiết kế biểu đồ này sẽ cho chúng ta thấy được rõ ràng tương quan giữa việc Miner rút coin nhiều ra khỏi ví sẽ ảnh hưởng như thế nào đến biến động giá của BTC.

Và yếu tố quan trọng giúp anh em đánh giá được mức độ và tính cảnh báo của MPI là: mốc 2 (đường nét đứt ngang màu đỏ) và mốc -1 (đường nét đứt ngang màu xanh). Đây chính là cách để bạn nhận biết được xem hành động của Miner đang ở mức báo động hay chưa. Cụ thể

  • Nếu MPI < -1, nó cho thấy Miner đang có ít hành động rút tiền hơn so với 365 ngày trước. Điều này có thể xuất phát từ việc họ đang Hold coin và chờ đợi giá tốt hơn để bán. Do Miner không thực hiện rút coin ra khỏi ví và bán xả coin nên giá coin có thể sẽ có xu hướng tăng.
  • Nếu -1 < MPI < 2, nó cho thấy hành động của Miner không có quá nhiều thay đổi so với 365 ngày trước. Điều này cho thấy thị trường đang dần ổn định và bạn không cần quá lo lắng.
  • Nếu MPI > 2, nó cho thấy Miner đang rút coin nhiều hơn so với 365 ngày trước. Lý do có thể là họ muốn xả chốt lãi để chi trả các chi phí tiền điện, duy trì và bảo dưỡng máy móc. Và nếu MPI > 2 càng nhiều thì nguy cơ giá giảm càng cao, nhất là khi MPI lên trên mức 4 và 5 đó là lúc các Miner ồ ạt rút tiền vì bị hấp dẫn bởi giá BTC đang cao.

Và đến một lúc nào đó giá BTC cũng buộc phải quay đầu giảm khiến thị trường tự điều tiết -> Miner sẽ rút BTC ít lại. Vì họ không còn thấy hấp dẫn bởi giá đó nữa và lại kỳ vọng cho nó tăng lên 1 mức giá cao hơn để bán.

Một số lưu ý

Việc chỉ số MPI thấp hoặc quá thấp cũng có thể là do Miner đã thực hiện rút quá nhiều tiền nên chỉ còn lại một số lượng ít Bitcoin trong ví. Điều này cũng có thể là dấu hiệu cho thấy một chu kỳ coin mới có thể sắp sửa bắt đầu.

Ngược lại, chỉ số MPI cao không đưa ra cho bạn một lời cảnh báo chắc chắn rằng mức giá sẽ dump ngay lập tức. Lý do là bởi Miners có thể rút một lượng lớn coin và chờ đợi cơ hội bán tốt ở giá cao. Như vậy, sau khi con số MPI tăng cao, thị trường vẫn có thể có xu hướng tăng mạnh. Sau đó, khi Miner thực hiện xả hàng khiến đồng coin mới bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm giá.

Nếu bạn thấy thị trường có những biến động lớn nhưng MPI lại không có những thay đổi rõ rệt, điều này có thể là dấu hiệu cho việc Miners cảm thấy thị trường đang không đủ hấp dẫn.

Do vậy, khi xem xét số liệu MPI, bạn cũng nên cân nhắc nhiều trường hợp và kết hợp với các chỉ số khác để có được những đánh giá chính xác nhất.

 

Exchange Whale Ratio

Tương tự như việc nhắc đến Miners chúng ta nghĩ đến chỉ số liên quan đến thợ đào, thì khi nhắc đến Whale, chúng ta có thể ngay lập tức hình dung ra chỉ số liên quan đến những cá voi, cá mập trong thị trường. Đây là một chỉ số khá thú vị, giúp tiết lộ cho bạn những hành động của các nhà đầu tư lớn trên những sàn giao dịch.

Cụ thể, Exchange Whale Ratio biết liệu những giao dịch trên sàn có đang đến từ ví cá voi hay không?

Công thức

Bạn có thể tham khảo công thức sau đây:

2. Công thức chỉ số Exchange Whale Ratio

Tại bài viết về Exchange Inflow, chúng ta đã nắm bắt được về chỉ số liên quan đến Top10 Inflows và Exchange Inflow (Total). Để bạn dễ hiểu hơn, công thức này giúp tính toán được xem 10 giao dịch lớn nhất thực hiện nạp tiền vào các sàn giao dịch so với tổng lượng tiền được nạp vào sàn giao dịch là bao nhiêu.

Ví dụ: Exchange Whale Ratio cho ra con số là 0.9, có nghĩa là 90% tổng khối lượng tiền được nạp vào sàn giao dịch đến từ 10 giao dịch top đầu. Như vậy, chắc chắn 10 giao dịch này sẽ thuộc ví của các nhà đầu tư lớn. Lý do thật đơn giản, trên sàn giao dịch có vô vàn giao dịch nạp rút mỗi ngày, nhưng 90% tổng lượng tiền đó lại đến từ 10 giao dịch lớn nhất thì rõ ràng đây là hành động của Whale.

Exchange Whale Ratio thể hiện điều gì

6. Biểu đồ chỉ số Exchange Whale Ratio

Rõ ràng, khi chúng ta biết được Whale đang nạp một lượng lớn tiền vào sàn giao dịch thì một hệ quả tất yếu sẽ là họ có thể thực hiện xả coin bất cứ lúc nào. Và dĩ nhiên, việc xả coin chưa bao giờ đem lại kết cục tốt đẹp, đặc biệt là đối với những nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta. Như vậy, khi con số Exchange Whale Ratio tăng lên quá cao sẽ là một dấu hiệu cảnh báo rất lớn về hành vi của các cá mập này.

Một số lưu ý

Nói đi thì cũng phải nói lại, nếu chúng ta xem được hành vi của các cá voi, thì họ cũng biết được rằng chúng ta đang theo dõi họ. Hay nói cách khác, Whale luôn biết họ được theo dõi và nắm bắt mọi cử chỉ. Tuy nhiên, với số lượng tài sản khổng lồ, họ không chỉ có khả năng khiến thị trường Dump mạnh mà còn có thể thao túng tâm lý của những người chơi khác nhằm kiếm được lợi nhuận lớn.

Trên thực tế, Cá Voi chỉ hành động khi họ đã tính toán được trót lọt tất cả những gì có thể xảy ra. Do vậy, hành động của Whale không phải lúc nào cũng phản ánh đúng được tâm lý và ý đồ của họ. Một ví dụ đơn giản là họ có thể chia nhỏ giao dịch để nạp một số lượng lớn vào sàn mà không bị phát hiện. Như vậy, nếu chỉ dựa vào Exchange Whale Ratio, chúng ta khó có thể biết được đâu thực sự là hành động của họ.

Vậy chúng ta phải làm gì?

Việc của những nhà đầu tư nhỏ lẻ không phải là tìm cách để thông minh hơn cá voi. Chúng ta chỉ đơn giản là nắm bắt được các chỉ số, biết được hành động của cá voi để có những quyết định chính xác hơn cho chính mình. Và tất nhiên, với những lưu ý phía trên, anh em đặc biệt không nên lạm dụng và phụ thuộc quá vào chỉ số này. Chúng ta chỉ nên coi đây là một chỉ số quan trọng cần tham khảo, chứ không nên quá dựa dẫm vào nó.

Fund Flow Ratio

Đây là một chỉ số cũng khá thú vị trong Flow Indicator nói riêng và trong dữ liệu On – chain nói chung. Nó cho chúng ta biết được xem các nhà đầu tư có đang tham gia giao dịch một cách sôi động trên các sàn giao dịch hay không.

Công thức

Anh em có thể tham khảo công thức dưới đây:

3. Công thức chỉ số Fund Flow Ratio

Trong công thức, phần mẫu số sẽ bao gồm tất cả giao dịch trong mạng lưới còn phần tử số sẽ chứa giao dịch nạp rút coin được thực hiện trên sàn giao dịch. Như vậy, Fund Flow Ratio sẽ cho chúng ta biết lượng coin được nạp vào và rút ra khỏi các sàn giao dịch chiếm bao nhiêu phần trên tổng lượng tài sản được giao dịch trong mạng lưới Bitcoin. Dựa vào tính toán này, Fund Flow Ratio cho biết dòng chảy của đồng coin có tiếp xúc với sàn giao dịch nhiều không và các hoạt động giao dịch trao đổi có được diễn ra sôi nổi trên các sàn giao dịch hay không

Fund Flow Ratio thể hiện điều gì

Rõ ràng, khi Fund Flow Ratio lớn có nghĩa là tử số đang tăng cao, hay các giao dịch nạp rút trên sàn giao dịch chiếm phần lớn các giao dịch liên quan đến đồng coin trong mạng lưới. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư đang chuẩn bị thực hiện mua bán trên sàn giao dịch nhiều. Và tất nhiên, thị trường chỉ trở nên sôi động khi mức giá tăng, có sức hấp dẫn hoặc khi nó chuẩn bị giảm và đối mặt với biến động lớn. 

8. Biểu đồ chỉ số Fund Flow Ratio

Như vậy, khi nắm bắt được rằng trên sàn giao dịch đang có quá trình trao đổi mua bán sôi nổi, chúng ta sẽ cần check những chỉ số có liên quan đến hoạt động trong sàn giao dịch – Exchange Flow. Cụ thể hơn, thông qua Exchange Netflow anh em sẽ biết được lượng tiền nạp rút trên sàn giao dịch đang chênh lệch nhau như thế nào, và dòng tiền đang chảy vào hay chảy ra khỏi sàn giao dịch, …

Ngược lại, khi Fund FLow Ratio thấp, nó cho thấy thị trường đang có sự im ắng nhất định. Lúc này, tâm lý của các nhà đầu tư có thể đang là chờ đợi những dấu hiệu tốt hơn từ thị trường để hoạt động. 

Một số lưu ý

Khi Fund Flow Ratio tăng mạnh, nó có thể là dấu hiệu cho rất nhiều trường hợp, không đơn giản chỉ là áp lực mua bán sẽ lớn hơn. Việc có nhiều giao dịch mua bán trên sàn giao dịch còn có thể cho thấy trường hợp có nhiều nhà đầu tư mới đang tham gia vào thị trường. Ngược lại, khi Fund Flow Ratio giảm không có nghĩa là các nhà đầu tư cảm thấy thị trường không còn hấp dẫn hay mức giá sẽ giảm. đây có thể là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang thực hiện Hold coin hoặc giao dịch OTC, …

Như vậy, Fund Flow Ratio có thể dẫn đến rất nhiều trường hợp khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố, Do vậy, khi chúng ta nắm được tính sôi nổi hay sự yên tĩnh từ thị trường, chúng ta sẽ cần kết hợp thêm 1 số chỉ số khác liên quan đến dòng tiền/sàn giao dịch để đưa ra được những phán đoán có tính chính xác cao nhất.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau làm quen và phân tích được 3 chỉ số đầu tiên, đồng thời là 3 chỉ số rất quan trọng trong Flow Indicator. Bộ chỉ số này còn rất nhiều những thông số và dữ liệu thú vị khác, giúp bạn nắm bắt và phân tích thị trường một cách tốt nhất, dựa trên dòng chảy của tài sản tiền điện tử. Để tìm hiểu những chỉ số tiếp theo, bạn có thể tham khảo thêm:

Phân tích chỉ báo Phân tích chỉ báo Flow Indicator | CryptoQuant (Phần 2)

Video hướng dẫn chi tiết về chỉ báo Flow Indicator trên CryptoQuant – P1

 

Bài viết cùng chủ đề

9+ Cách phân bổ vốn trong Crypto – Trời Xuân ta Xuân, trời Hạ ta Hạ

Cosmos (ATOM) là gì? So sánh Cosmos và Polkadot

Coin Days Destroyed (CDD) là gì? Cách ứng dụng CDD phân tích On Chain

Sign up for an eToro account and access more than 70 popular cryptocurrencies and crypto funds to invest in.

Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:

 
Telegram Channel

Thảo luận Blockchain, xu hướng mới 2024

Facebook Group

Check dự án Scam, phân tích Bitcoin & Altcoin

guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments