Trong bài viết về phân tích chỉ báo Exchange Flow | CryptoQuant (Phần 1) chúng ta đã được làm quen với CryptoQuant cũng như cách để bắt đầu xem các chỉ báo có trên cơ sở phân tích dữ liệu này. Tại bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục phân tích những chỉ số còn lại trong Exchange Flow cũng như nắm được những lưu ý cần thiết trong quá trình sử dụng chúng.
Exchange Inflow (mean)
Đây vẫn là những dữ liệu on-chain thể hiện được lượng tiền mà các nhà đầu tư nạp vào sàn giao dịch. Tuy nhiên, thay vì tính dựa trên tổng số tài sản như Exchange Inflow (total), Exchange Inflow (mean) sẽ cho ra giá trị trung bình của lượng tài sản được nạp vào sàn trong thời gian nhất định.
Dựa trên dữ liệu này, anh em có thể nắm được xem trung bình các nhà đầu tư sẽ nạp vào sàn bao nhiêu tài sản một cách chi tiết nhất. Hay nói cách khác, Exchange Inflow (mean) sẽ cho biết trung bình mỗi nhà đầu tư sẽ nạp vào sàn bao nhiêu coin . Con số trung bình này cũng có thể tiết lộ những dấu hiệu và cho biết liệu họ đang nạp tiền để staking, đầu tư hay bán coin.
Exchange Outflow (Mean)
Tương tự với Exchange Inflow (Mean), Exchange Outflow (mean) cũng thể hiện lượng coin trung bình mà các nhà đầu tư rút ra khỏi sàn giao dịch. Hay nói cách khác, dữ liệu này cho biết lực mua hiện tại trung bình là bao nhiêu.
Con số này cũng sẽ giúp bạn đoán biết được có nhiều nhà đầu tư đang thực hiện “gom hàng” và có dấu hiệu đầu tư dài hạn hay không?
Exchange Inflow (Top 10)
Đây là dữ liệu về lượng tài sản để nạp vào sàn giao dịch, nhưng là đối với 10 transactions (lệnh) nhiều nhất. Dữ liệu này sẽ cho anh em biết được liệu có nhiều nhà đầu tư lớn đang nạp tiền vào sàn hay không hay lượng tiền của 10 giao dịch lớn nhất có khả năng dẫn đến áp lực bán hay không.
Exchange Outflow (Top 10)
Tương tự như Exchange Inflow (Top 10), Exchange Outflow (Top 10) cũng thể hiện được 10 transactions lớn nhất được rút ra khỏi sàn giao dịch. Dữ liệu này cũng có thể cho anh em biết được xem có những cá voi đang thực hiện gom coin để hold dài hạn hay không. Với cơ sở đó, anh em có thể kết hợp với những chỉ số khác để phán đoán được xu hướng giá của đồng coin tốt hơn.
Exchange Inflow (Mean, MA7)
Như đã chia sẻ phía trên, MA là đường trung bình động và đường MA7 là trung bình của 7 ngày. Exchange Inflow (Mean, MA7) là lượng tài sản trung bình được nạp vào sàn kết hợp với đường trung bình cộng 7 ngày. Đây là dữ liệu đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm phân tích nhất định, đặc biệt phù hợp để dành cho những người phán đoán xu hướng giá dựa trên phân tích kỹ thuật.
Exchange Outflow (Mean, MA7)
Tương tự như Exchange Inflow (Mean, MA7), Exchange Outflow (Mean, MA7) cũng thể hiện lượng coin được rút ra khỏi sàn giao dịch kết hợp với đường trung bình động trong 7 ngày. Đây cũng là dữ liệu thể hiện rất tốt được xu hướng giá với những người dùng có khả năng phân tích kỹ thuật. Nếu bạn chưa có đủ kinh nghiệm, bạn nên tìm hiểu thêm về ý nghĩa và cách sử dụng đường MA trước khi áp dụng chúng vào thực tế.
Exchange Depositing Transactions
Thay vì thống kê thống kê lượng tiền gửi vào sàn như Exchange Inflow, Exchange Depositing Transactions cho ta biết được số transaction nạp tiền; hay nói cách khác, nó đếm số lần mà các nhà đầu tư thực hiện nạp tiền vào sàn giao dịch.
Như vậy, chỉ số này cho chúng ta nắm bắt được rõ ràng hơn về việc các nhà đầu tư có thực hiện nạp tiền vào sàn nhiều lần không.
Exchange Withdraw Transactions
Tương tự như Exchange Depositing Transactions, Exchangw Withdraw Transactions cũng thống kê lượng transaction rút tiền; hay nói cách khác, chỉ số này cho biết số lần các nhà đầu tư thực hiện lệnh rút coin ra khỏi sàn giao dịch để hold coin.
Exchange Depositing Addresses
Đây là chỉ số cho biết số lượng ví đang thực hiện nạp tiền vào sàn. Chỉ số này sẽ có những chênh lệch nhất định so với Exchange Depositing Transaction. Bởi trong những trường hợp như một địa chỉ ví có thể thực hiện vào sàn giao dịch nhiều lần thì Exchange Depositing Addresses chỉ tính 1 nhưng Exchange Depositing Transactions có thể nhiều hơn.
Việc nắm bắt được số lượng ví sẽ cho anh em biết có khoảng bao nhiêu nhà đầu tư đang tham gia vào thị trường, đặc biệt là trong những thời điểm thị trường có biến động.
Exchange Withdraw Addresses
Tương tự như Exchange Depositing Address, Exchange Withdraw Addresses cho chúng ta biết có bao nhiêu ví nhận lượng coin được rút ra khỏi sàn, hay nói cách khác là có bao nhiêu ví đang trữ Bitcoin.
Chỉ số này khi kết hợp với các chỉ số trên sẽ cho anh em biết được cụ thể hơn có bao nhiêu ví đang thực hiện trữ Bitcoin, và liệu đồng coin này có tiềm năng lâu dài hay không. Chỉ số này sẽ giúp anh em nắm bắt được tính hình tốt hơn, hạn chế rơi vào trạng thái hoảng loạn khi đồng coin tụt giá.
Exchange In-house Flow (Total)
Chỉ số này cung cấp cho chúng ta tổng số lượng coin có trên sàn giao dịch, hay cụ thể hơn là lượng tiền có trong ví sàn. Khác với Exchange Inflow, Exchange In-house Flow (Total) sẽ cho chúng ta biết tổng cộng có bao nhiêu lượng coin đang nằm trong ví sàn, chứ không chỉ là lượng tiền được nạp vào. Cụ thể hơn, lượng tài sản có trong sàn giao dịch có thể bao gồm cả số coin có sẵn trong ví, số coin được nạp vào từ ví riêng, số coin thắng được từ các hình thức giao dịch như Margin, Future hay các kèo như Staking, Ari-drop, …
Khi chỉ số này tăng lên một cách mạnh mẽ, chúng ta có thể phán đoán được lượng cung đang được tăng lên đáng kể và có khả năng các nhà đầu tư xả hàng. Như vậy, khi nắm bắt được chỉ số này, chúng ta có thể kiếm tra thêm Exchange Reserve, Exchange Inflow, … để chắc chắn hơn về khả năng này.
Exchange In-House Flow (Mean)
Lượng coin trung bình trong mỗi transaction được tính dựa trên tài sản có trong ví sàn. Hay nói cách khác, đây là chỉ số thể hiện được giao dịch trung bình của người dùng trên sàn, dựa trên dữ liệu của total Ex In-House Flow
Khi Ex In-House Flow (Mean) dựng cột trong một thời gian quá ngắn, nghĩa là đang có quá nhiều giao dịch mua bán diễn ra cùng lúc trên sàn. Lúc này, chúng ta chưa thể ngay lập tức tính được áp lực mua hay áp lực bán, nhưng rõ ràng việc thị trường quá sôi động sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu là giá coin bị biến động bất thường. Một trong những lý do khiến các giao dịch mua bán diễn ra liên tục là bởi khi đồng coin giảm giá sâu, có rất nhiều người chơi Margin và Future có tỉ lệ thắng rất lớn. Tất nhiên, chúng ta cũng cần kết hợp nhiều chỉ số để nhìn nhận rõ hơn tình hình thị trường khi có dấu hiệu bất ổn.
Exchange In-House Transaction.
Exchange In-House Transaction cung cấp cho anh em số lượng transaction tính theo tổng transactions của các ví, hay số lượng các lệnh ra vào trong từng thời điểm. Những transaction nào có thể bao gồm lệnh nạp tiền, rút tiền hoặc quá trình thực hiện giao dịch với nhiều hình thức khác nhau.
Đây là chỉ số nói về số lượng Trans tính theo tổng transactions của các ví. Các ví ra vào lệnh trong từng thời điểm có tổng là bao nhiêu
Những chỉ báo quan trọng trong Exchange Flow là gì?
Như vậy, chúng ta đã nắm được ý nghĩa và cách các chỉ số trong Exchange Flow thể hiện và tính toán. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra lúc này sẽ là những chỉ số nào quan trọng nhất, và chúng ta nên sử dụng các chỉ báo với thứ tự như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Exchange Netflow
Như đã trình bày phía trên, đây có thể được coi là chỉ số quan trọng nhất trong Exchange Flow bởi nó cung cấp được cùng một lúc số liệu của Exchange Inflow và Exchange Ourflow; đồng thời đưa ra cho anh em tương quan so sánh một cách rõ ràng, để xem trong một thời điểm cụ thể việc nạp rút tiền đang chênh lệch như thế nào.
Đây có thể sẽ là chỉ số mà anh em cần cân nhắc sử dụng đầu tiên để nắm được tình hình chung nhất của thì trường, sau đó, anh em có thể xem chi tiết hơn về lượng nạp, lượng rút, kiểm tra những số liệu trung bình hay các ví đang thực hiện lệnh để đưa ra được kết luận chính xác hơn.
Exchange Withdraw Transactions
Trong những thời điểm đồng coin tụt giá, chúng ta rất dễ đưa ra kết luận rằng có nhiều nhà đầu tư đang thực hiện hold coin. Tuy nhiên, việc các nhà đầu tư có thực sự đang gom hàng để Hold Coin hay không là điều mà chúng ta không thể và cũng không nên đoán. Thay vì vậy, anh em có thể xem xét các chỉ số có liên quan đến việc rút tiền về ví, đặc biệt là Exchange Withdraw Transaction, để xem liệu có nhiều lệnh rút tiền được thực hiện hay không. Kết hợp với chỉ số này bạn có thể quan sát và cân đo đong đếm thêm về Exchange Outflow, hay các chỉ số trung bình khác để nhận định và đánh giá một cách chi tiết hơn.
Đặc biệt, trong trường hợp lượng coin đang có dấu hiệu đổ nhiều vào sàn giao dịch thông qua những chỉ số như Exchange Inflow hay Exchange Depositing Transaction, … chúng ta cần hết sức chú ý. Bởi tuy nhà đầu tư có thể có nhiều lý do để nạp tiền vào sàn, nhưng một lượng tiền quá lớn bắt đầu đổ dồn và xuất hiện trên sàn giao dịch sẽ luôn là điều không tốt. Bởi lúc này, nguồn cung lớn có thể dẫn đến áp lực bán và tình trạng xả coin bất cứ lúc nào.
Tại thời điểm này, chúng ta cần quan sát và theo dõi lực Withdraw để xem các nhà đầu tư có thực sự đang gom hàng trữ coin hay không.
Một số lưu ý
Chúng ta đã đi qua tổng cộng 18 chỉ số có liên quan đến Exchange Flow với chi tiết về ý nghĩa và cách các chỉ số thể hiện. Tuy nhiên, như đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần phía trên, chúng ta không thể chỉ dựa vào một chỉ số duy nhất để phán đoán và đưa ra kết luận. Thay vì thế, chúng ta cần kết hợp các chỉ số lại với nhau để nắm được một cách chi tiết nhất về những hành vi trên thị trường. Việc kết hợp này không chỉ là kết hợp các chỉ số trong Exchange Flow mà còn cần kết hợp thêm các chỉ số khác có trong Crypto Quant để tường tận hơn về tâm lý, hành vi và xu hướng thị trường.
Với những chia sẻ trên, hy vọng anh em đã nắm được chi tiết Exchange Flow là gì cũng như ý nghĩa và cách thể hiện của 18 chỉ số nhỏ trong đó. Thông qua đó, anh em có thể nắm bắt thị trường và phán đoán được xu hướng giá của đồng coin một cách tốt hơn với các chỉ số có luên quan đến sàn giao dịch. Tất nhiên, anh em cũng cần cân nhắc những lưu ý phía trên để tránh trường hợp phán đoán một cách phiến diện, dẫn đến những rủi ro không đáng có nhé! Chúc anh em thành công!
Hướng dẫn chi tiết về chỉ báo Exchange Flow trong dữ liệu On chain
Bài viết cùng chủ đề
➤ Coin Days Destroyed (CDD) là gì? Cách ứng dụng CDD phân tích On Chain
➤ SOPR là gì? Cách phân tích Lời Lỗ, Tâm Lý nhà đầu tư Crypto
➤ Tokenomics là gì? Tìm hiểu chi tiết về Tokenomics của 1 dự án chuẩn
Comments (No)