Oracle là gì? Tầm quan trọng của Oracle trong blockchain là gì? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết của Coinlize ngay hôm nay nhé.
Gần đây, song hành với DeFi, Oracle cũng có sự tăng trưởng đáng kể về giá cả và mức vốn hóa thị trường
Oracle cung cấp dịch vụ trực tiếp cho những ứng dụng DeFi. Total Value Lock (TVL: Tổng tài sản bị khóa trong DeFi) vẫn đang tăng trưởng từng ngày. Đây là 1 trong những dấu hiệu đáng mừng cho thấy tiềm năng của các dự án Oracle trong tương lai.
Bài viết hôm nay, mình sẽ chia sẻ đến cả nhà về chủ đề Tầm quan trọng của Oracle trong blockchain. Từ đó các bạn có thể có được cái nhìn tổng quan hơn về thị trường cũng như là các dự án Oracle.
Từ những cái nhìn đó, các bạn có thể phân tích được tiềm năng của các dự án và đưa ra những quyết định đầu tư tốt nhất cho bản thân.
Ok, Bắt đầu nhé!
Nội dung chính
Oracle là gì?
Để các bạn hiểu rõ hơn về DeFi, mình muốn lấy 1 thí dụ ngoài đời thực, để chúng ta dễ dàng hình dung:
Hãy hình dung bạn đang ngồi trước chiếc màn hình máy tính và thu âm bằng micro. Vậy làm sao để máy tính có thể hiểu được giọng nói của mình và chuyển hóa chúng để đưa đến người nghe?
Khi lời nói của bạn được thể hiện dưới dạng âm thanh, micro sẽ thu âm thanh vào sau đó ở bên trong micro sẽ có bộ phận chuyển tiếp đưa chúng vào máy tính dưới dạng mã nhị phân dạng 010101..
Máy tính chỉ có thể hiểu được âm thanh dưới dạng mã nhị phân. Và Oracle mà các bạn đang tìm hiểu đây sẽ hoạt động gần như tương tự như vậy.
Nào! trở lại với Blockchain và smart contract. Blockchain cũng như thí dụ về máy tính bên trên. Blockchain hay smart contract đều là những dòng code hoạt động dựa trên các tệp lệnh được gọi là “If-this, then-that” (Nếu như thế này thì sẽ cho ra kết quả như thế kia).
Vậy thì những thông tin như nhiệt độ, tin tức, thị trường, giá cả làm thế nào để blockchain có thể hiểu được, chúng ta sẽ tìm hiểu qua 3 dạng thông tin thú vị như sau:
Các dạng thông tin được chia làm 3 dạng:
- Crypto Market Data: Những thông tin về giá cả hay biến động hàng ngày của các đồng coin/token trên các trang nổi tiếng như Coinmarketcap, Coingecko.
- Real World Data: Những dữ liệu từ cuộc sống đời thực như tin tức, nhiệt độ được tìm thấy trên các kênh báo chí, truyền thông hay các bản tin hằng ngày.
- Enterprise Services: Những thông tin để phục vụ cho các doanh nghiệp. Chúng ta vẫn thường nói về blockchain cho các doanh nghiệp.
Vậy thì làm sao để các doanh nghiệp có thể đưa thông tin của họ đến blockchain và xử lý chúng trên mạng blockchain.
Lúc này giải pháp mang tên Oracle đã xuất hiện! Nó chính là trung gian ở giữa đưa 3 dạng thông tin kể trên vào blockchain và smart contract.
Vậy ở đây, chúng ta có một định nghĩa đơn giản và dễ hiểu như sau:
- Oracle là một hệ thống cung cấp thông tin dữ liệu theo thời gian thực đến các blockchain & smart contract.
- Nhờ Oracle mà blockchain & smart contract (On Chain) có thể tương tác với các dữ liệu bên ngoài (Off Chain).
Trên đây là những ví dụ và định nghĩa cơ bản để giúp các bạn có thể hiểu khái quát được Oracle là gì. Để hiểu sâu hơn về Oracle, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm các ví dụ và dự án cụ thể ở các phần bên dưới.
Phân loại Oracle
Đây là một số dự án tiêu biểu thuộc Oracle như: Band, Link, Uma, Tellor, Dia,…
Vậy chúng ta sẽ phân loại các dự án Oracle như thế nào?
Oracle sẽ được chia ra làm 2 loại:
Loại 1: Oracle Services Providers (Những nhà cung cấp dịch vụ Oracle cho các blockchain hay dự án khác cần data dữ liệu và thông tin)
Ví dụ: Tellor, Chainlink, Band, Zap, Dia, Nest đây là những nhà cung cấp đang hoạt động và cung cấp dịch vụ Oracle cho các blockchain khác. Ngoài ra Dos Network cũng được xem là một dự án Oracle nhưng hiện vẫn chưa rõ họ đã cung cấp dịch vụ hay chưa nên mình muốn xếp họ phía dưới của cột Oracle Services Providers.
Loại 2: Internal Oracle (Các dự án có giải pháp Oracle riêng biệt), họ dùng để phục vụ cho các dự án riêng của họ.
Ví dụ: Augur: Là Oracle phi tập trung cho thị trường dự đoán. UMA: Là protocol dùng để xây dựng các sản phẩm, tài sản Synthetic.
Tầm quan trọng của Oracle
Tầm quan trọng của Oracle trong blockchain
Mình sẽ lấy một thí dụ cụ thể để các bạn dễ hình dung.
Thí dụ:
John và Elisa sẽ đấu cược giá Ethereum vào Ngày X.
Elisa đặt cược giá ETH >$1.000.
John đặt cược giá ETH <$1.000.
Vào ngày X giá ETH = $1.200 và Elisa là người đặt cược đúng.
Trong trường hợp KHÔNG có Oracle, tới ngày X, John hoàn toàn có thể gian lận, khiến kết quả cuối cùng trở thành ETH = $900 (<$1.000) và John sẽ chiến thắng nhờ gian lận. Elisa nhận được kết quả thua.
Trong trường hợp có Oracle, các node trong Oracle sẽ đối chiếu, xác minh các dữ liệu đầu vào và đưa ra đáp án một cách chính xác nhất. Vậy Elisa sẽ là người dành chiến thắng.
=> Vậy ở đây các bạn có thể thấy, những vấn đề người bạn Oracle có thể giải quyết được sẽ bao gồm:
- Giải quyết vấn đề thao túng Data (Dữ liệu). Các node trong Oracle giúp ta đối chiếu, xác minh và truyền dữ liệu thị trường đã xác thực tới smart contract (hợp đồng thông minh), từ đó đưa ra kết quả cuối cùng một cách chính xác nhất và chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng tưởng được.
- Oracle đưa thông tin vào mạng blockchain, từ đó nó giải quyết tính khả dụng của các thông tin.
- Bảo vệ tính công khai, minh bạch của thông tin.
Vậy thì nhu cầu của Oracle trong DeFi như thế nào? Đây là một phần khá thú vị và quan trọng để hầu hết mọi người có thể tin tưởng được nó và giúp mọi người tìm ra được những tiềm năng phát triển của Oracle trong tương lai gần. Chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.
Tầm quan trọng của Oracle trong DeFi
Mình sẽ đưa ra cho các bạn ví dụ cụ thể về việc sử dụng Oracle của dự án Chainlink trong DeFi:
Từ ví dụ về dự án Chainlink, chúng ta có thể chia ra làm 4 dạng dự án về DeFi đang cần được hỗ trợ từ các giải pháp của Oracle:
- Stablecoins. (Stablecoins là gì?)
- Lending and Borrowing – Vay & Cho Vay.
- Synthetic Assets – Tài Sản Tổng Hợp.
- Asset Management – Quản Lý Tài Sản.
Tất cả các dự án trên đều đã khá quen thuộc với hầu hết chúng ta, mọi người có thể lên internet và tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết của từng dự án như: Marketcap (vốn hóa thị trường), hay các nhu cầu sử dụng dịch vụ Oracle của họ ? Từ đó một phần nào đó giúp các bạn đánh giá được tiềm năng của những dự án trên.
Chúng ta sẽ phân tích sâu hơn về nhu cầu cũng như tiềm năng phát triển của Oracle trong thế giới DeFi:
Xét đến Marketcap:
Tại thời điểm nghiên cứu, tổng vốn hóa thị trường (Market Cap) ở mức 913 tỉ USD, trong đó DeFi Cap chiếm 52 tỉ USD (khoảng 5%) và Oracle Cap chỉ chiếm khoảng 25 tỉ USD ( khoảng 2%).
Nếu chúng ta chia tổng vốn thị trường thành 17 ô thì tổng vốn hóa của DeFi chỉ chiếm 1 ô, tổng vốn của Oracle chỉ bằng được một nửa DeFi và bằng 1/42 tổng vốn thị trường chung.
Các bạn có thể thấy, xét về marketcap thì các dự án về DeFi và Oracle còn khá nhỏ, vậy chúng có tiềm năng phát triển trong tương lai hay không ? Chúng ta sẽ xét thêm một số các vấn đề khác như sau:
Trong vòng hơn 2 năm, lượng tài sản được locked trong DeFi đã tăng lên 80 lần từ $600 triệu lên $52.71 tỷ. Đây là một tốc độ tăng trưởng rất “siêu to khổng lồ” trong thị trường Crypto.
Lượng tài sản được locked trong DeFi phản ánh một phần sức hấp dẫn từ Dự án đến Dòng tiền bên ngoài đổ về các dự án DeFi này.
Các dự án DeFi và Oracle với tốc độ tăng trưởng tốt, marketcap còn nhỏ, nếu vẫn duy trì được phong độ này thì tiềm năng phát triển, tăng trưởng của các dự án DeFi hay Oracle trong tương lai là rất lớn, mở ra những cơ hội đầu tư hứa hẹn với biên độ lợi nhuận cao.
Các ứng dụng Oracle trong Blockchain/Defi
Các ứng dụng Oracle trong blockchain hay DeFi được chia làm 2 loại: Data Feed và Price Feed. Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể từng phần.
Data Feed
Cung cấp thông tin cho các Apps, dịch vụ bên thứ 3.
Thí dụ về dự án Band Protocol
Dự án cung cấp thông tin cho các bên thứ 3. Các thông tin bao gồm:
- Bitcoin Block Hash.
- Thông tin về giá gas của Ethereum.
- Giá của Yahoo Stock.
- Thông tin giá cho Coingecko.
- Thông tin về thời tiết.
Price Feed
Cung cấp về giá cả dành cho các DeFi Project khác. Các DeFi Project sử dụng giá cả để áp dụng vào hệ thống của mình, từ đó nó có thể đưa ra kết quả hoặc thực hiện các lệnh như borrowing, lending hoặc liquid.
Tiếp theo mình sẽ phân tích chi tiết hơn về từng dự án, mình sẽ phân tích qua 3 dự án Oracle tiêu biểu đó là: Band Protocol, Chainlink và Tellor. Đây là 3 gương mặt đại diện cho các cách thiết kế token khác nhau ở trong Oracle. Mình sẽ phân tích kỹ hơn các token được thiết kế ra sao trong từng dự án cụ thể.
Oracle trên nền tảng Blockchain
Các Oracle nổi bật:
Band Protocol
Mô hình vận hành của Band Protocol cũng tương tự có:
Data Provider (nhà cung cấp dữ liệu) -> Sau đó đưa vào Band Protocol để xử lý thông qua các node -> Khách hàng (các dự án DeFi, các blockchain nền tảng,…).
Ngoài ra, Band Protocol cũng có sự khác biệt riêng so với các dự án khác do Band Protocol (BAND) là một dự án về Blockchain Protocol.
Chính vì vậy đồng coin mang tên BAND được thiết kế và sử dụng trên nền tảng của Band Protocol cũng khác biệt so với các dự án Oracle khác. Nó có nhiều các tính năng và mục đích sử dụng hơn.
Các tính năng của Band được sử dụng để:
- Tham gia Bandchain Governance.
- Dùng BAND để trở thành validators.
- Uỷ quyền hoặc vote cho các validators.
- Thay đổi fee cho các giao dịch transactions.
Như các bạn cũng đã biết, để đánh giá về sự phát triển mạnh mẽ hay không ở các nhà cung cấp dịch vụ Oracle, ta phải đánh giá dựa vào các tiêu chí về số lượng khách hàng mà họ đang cung cấp dịch vụ và lượng thông tin mà các khách hàng đó cần được xử lý.
Tiếp theo mình đưa ra sự khác biệt giữa Chainlink và Band Protocol dựa vào supported blockchain của 2 dự án này.
Hiện nay Band Protocol đang support 7 blockchain khác nhau với tổng cap khoảng 138 triệu đô la. Còn Chainlink đang support 72 blockchain khác nhau với tổng cap là 3.557 tỉ đô la. Đây là một sự chênh lệch rất lớn giữa 2 dự án.
Có thể thấy Chainlink là dự án đi đầu trong mảng Oracle này, vì vậy bản thân họ cũng đã chiếm được một ưu thế nhất định trong thị trường với tổng vốn hóa khá lớn.
Nhưng Band Protocol với tổng vốn hóa đang là 138 triệu đô la, lại được xem là một cơ hội đầu tư tốt hơn cho các bạn và mình nếu giả định Band có thể đạt được tổng vốn hóa giống như Chainlink. Đây là tiềm năng phát triển tiềm ẩn của những dự án mới nổi so với những dự án đang đứng hàng đầu.
Hệ sinh thái COSMOS
Cosmos sở hữu đồng coin ATOM, là một hệ sinh thái được xây dựng riêng biệt với rất nhiều dự án bên trong nó.
Xuất hiện rất nhiều dự án lớn như: Kava DeFi, Binance Chain, Terra DeFi,… và các dự án khác. Trong đó Band Protocol là dự án Oracle duy nhất được xây dựng trên nền tảng Cosmos.
Nếu Band trở thành giải pháp duy nhất để cung cấp chức năng Oracle cho các dự án được xây dựng trên Cosmos thì điều gì sẽ xảy ra nhỉ?
Nếu Band có được tất cả các user (người dùng) trong Cosmos và cung cấp các giải pháp Oracle cho tất cả các dự án trong hệ sinh thái của Cosmos, thì có thể thấy rõ ràng đây chính là lợi thế của dự án Band Protocol và tiềm năng phát triển tốt khi các nền tảng blockchain sở hữu các dự án Oracle .
Chainlink
Chainlink lấy dữ liệu thực bên ngoài đời sống đưa vào trong Chainlink. Ở trong Chainlink được vận hành thông qua những node xử lý thông tin từ đó đưa ra kết quả cuối cùng cho người dùng.
Dữ liệu được đưa vào Blockchain thông qua ChainLink được xem là điều kiện để Acctive Smart Contract (kích hoạt hợp đồng thông minh) và tạo ra một dữ liệu đầu ra ( như yêu cầu chuyển dữ liệu, một khoản thanh toán, chứng nhận sở hữu,…).
Dưới đây là mô hình đại diện cho các dự án Oracle ở thời điểm hiện tại:
Data Provider (nhà cung cấp dữ liệu) -> Đưa vào chainlink để xử lý nhờ các node -> Khách hàng (các blockchain nền tảng, các dự án DeFi,…).
Đồng LINK token được sử dụng để thanh toán cho các node vận hành trong Chainlink. Được thanh toán bởi khách hàng.
Ví dụ: Giá ETH được cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp khác nhau với sự chênh lệch nhất định. Vậy làm thế nào để lựa chọn được mức giá cuối cùng chính xác nhất để cung cấp cho khách hàng?
Vấn đề này được giải quyết thông qua các node vận hành bên trong Chainlink. Các node hoạt động tạo nên tính decentralized (phi tập trung) của data, từ đó thông tin được đưa ra một cách trực quan và chính xác hơn, gia tăng độ tin cậy cho thông tin.
Tellor
Đây là dự án Oracle mới mẻ, với cách thiết kế token hoàn toàn khác. Vậy điểm khác biệt ở đây là gì?
Tellor tất nhiên cũng sẽ cần đến những data provider (nhà cung cấp dữ liệu, thông tin) như các dự án khác, nhưng điểm khác biệt ở đây là các data provider này sẽ không được gọi là các nhà cung cấp thông tin như mọi khi, mà bản thân họ sẽ được gọi là “các miner” – những người “đào” thông tin từ bên ngoài bằng cách sử dụng thành thạo các thiết bị phần cứng.
Vậy đồng coin TRB ra đời mục đích để làm gì?
Thanh toán cho việc truy cập dữ liệu.
Cần mua và stake TRB để được quyền tham gia làm miner.
Trả thưởng cho các miner (Data provider) sau khi họ cung cấp thông tin cho Tellor.
So sánh các dự án Oracle theo từng nền tảng Blockchain
Hệ sinh thái của Ethereum (ETH) các dự án DeFi và Oracle phát triển rất mạnh mẽ với số lượng ngày càng tăng lên. Tiếp bước là Cosmos, Polkadot và Tron.
Trong đó mình muốn nói thêm về dự án Bridge. Như các bạn đã biết, Tron là một trong những dự án lọt top 20 Coinmarket cap, Bridge là dự án Oracle đầu tiên chạy trên nền tảng của Tron, nhưng chưa thực hiện sự kiện ICO hay release token. Vì vậy chúng ta có thể nhận thấy đây là một dự án đáng để mọi người dành sự quan tâm và tìm hiểu thêm về nó.
So sánh các dự án Oracle về số lượng người dùng (users)
Các bạn hãy quan tâm tới tốc độ tăng trưởng users.
Nếu các dự án vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng như này thì trong tương lai không xa, Band và Dia sẽ có cơ hội để bắt kịp về số lượng người dùng sử dụng dịch vụ của họ như dự án đầu tàu Chainlink.
Tốc độ tăng trưởng của token
Nếu tính từ khoảng 60-90 ngày từ trước khi đạt đỉnh thì Đồng BAND có mức tăng trưởng cao nhất với +3033%, sau đó là TRB +2106%, Nest +1780% và cuối cùng là Link +485%.
Thực tế các token của dự án Oracle đều tăng mạnh trong khoảng từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 do sự ảnh hưởng của Yield farming phát triển mạnh mẽ.
Một phần cũng do trend DeFi và phần lớn các token Oracle cũng đều thuộc DeFi, vì thế nó được thừa hưởng lại từ trend DeFi hay Yield Farming này.
Có thể xu hướng tăng trưởng nóng của những token Oracle đã lắng lại, theo mình đây cũng là lúc cần thanh lọc và giữ lại những dự án thực sự good, có giá trị và ứng dụng được vào thực tế.
Phần dưới đây, mình muốn chia sẽ các tiêu chí để lựa chọn dự án Oracle đáng đầu tư.
Các tiêu chí đánh giá dự án Oracle
- Market Cap: Nó được tính bằng số lượng coin ở thời điểm hiện tại nhân với giá hiện tại. Tiêu chí này có thể áp dụng để đánh giá không gian phát triển và tăng trưởng của dự án trong tương lai. Với một dự án marketcap thấp, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng rằng nó có thể tăng trong tương lai. Một cách đơn giản, chúng ta có thể so sánh các dự án quan tâm với các dự án đối thủ có marketcap cao nhất trên thị trường để xác định mức tăng trưởng có thể đạt được là bao nhiêu.
- Số lượng: Số người dùng/đối tác sử dụng đến giải pháp Oracle. Đánh giá các dự án họ có đang làm việc năng động hay không. Đây là chỉ số đầu tiên nên quan tâm khi ta đánh giá một dự án.
- Tốc độ: Tốc độ tăng trưởng của dự án. Ngoài việc tăng số lượng người dùng, ta hãy để ý thêm bản thân các dự án đó có đưa ra những giải pháp nào tốt, ứng dụng cao về Oracle không ? Có đang được áp dụng và cải tiến hàng ngày hay không ? Từ đó đánh giá mức độ “Ngọc trong cát” của dự án.
- Cách token được thiết kế, sử dụng, Buy/Sell Demand: Vì các token bên trong hệ sinh thái của giải pháp Oracle có những cách thiết kế khác biệt nhau, vậy nên chúng ta hãy xem xét để từ đó đánh giá và đưa ra quyết định đầu tư khôn ngoan.
Ví dụ: Link được sử dụng nguyên bản để thanh toán trong mạng Chainlink, còn Band thì sử dụng trong mạng Bandchain, là 1 blockchain riêng nên nó có nhiều tính năng và mục đích sử dụng hơn, còn TRB được sử dụng với những mục đích khá cơ bản nhưng điểm khác biệt là TRB được mine ra hàng ngày – Dùng TRB để trở thành miner – Kiếm thêm TRB.
- TA (Phân tích kỹ thuật): Xác định vùng mua và vùng bán hợp lý để phòng tránh rủi ro và gia tăng lợi nhuận một cách tối đa cho tài khoản của bạn.
Các dự đoán về xu hướng Oracle sắp tới
- Tron Network sẽ có (những) dự án Oracle riêng của họ.
- Binance Smart Chain cũng đã được CZ & Binance nhắc tên rất nhiều thời gian gần đây. Có vẻ như thời gian này, họ đang muốn đẩy mạnh và mở rộng hệ sinh thái của Binance Smart Chain (BSC) của họ. Khi mà ecosystem đang ngày càng phát triển, thì nhu cầu về 1 giải pháp Oracle riêng biệt là điều dễ hiểu. Mình dự đoán, CZ sẽ sớm có dự án về Oracle riêng cho hệ BSC của họ. Mình cũng sẽ không ngạc nhiên nếu dự án đó được chạy IEO trên Binance Launchpad.
- Oracle sẽ ngày càng quan trọng hơn, đặc biệt đối với Blockchain nói chúng và hệ sinh thái DeFi nói riêng, vốn hóa của chúng vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng trong dài hạn. Dựa vào phân tích phía trên, marketcap của Oracle chỉ bằng 1/64 tổng marketcap của cả thị trường ở thời điểm hiện tại. Không gian phát triển phía trước vẫn còn rất bao la, rộng lớn. Liệu rằng đến hết năm 2023, tổng marketcap của các dự án Oracle sẽ đạt mức bao nhiêu, các bạn có thể comment bên dưới bài viết này, đưa ra dự đoán của riêng mình để chúng ta có cơ hội cùng nhau thảo luận nhé.
- Chainlink vẫn là dự án Oracle hàng đầu và giữ được thế thượng phong, đà tăng trưởng ổn định.
- Rồi sẽ có dự án Oracle được xây dựng trên nền tảng Solana (SOL), dành riêng cho hệ sinh thái này. Solana có thông báo trên trang chủ của mình về việc tích hợp Oracle của Chainlink vào trong nền tảng Solana. Đây là một dự án đáng để quan tâm với mức độ phát triển rất lớn, hệ sinh thái mạnh mẽ, nếu dự án Solana xây dựng thêm giải pháp Oracle riêng, chúng ta có thể kỳ vọng đó sẽ là một dự án đầy thú vị, một dự án tiềm năng và đó có thể là một cơ hội tốt để anh em mình đầu tư trong tương lai.
- Theo thời gian, Oracle sẽ chuẩn hóa và thanh lọc dần. Trên thực tế chúng ta không cần quá nhiều dự án tương tự nhau để áp dụng blockchain vào đời sống thực, cũng như xu hướng yield farming, đã có rất nhiều dự án đi vào dĩ vãng, đó chính là dấu hiệu của sự thanh lọc. Các dự án Oracle dần dần cũng sẽ tương tự như vậy, được “thay máu” dần và có một sự chuẩn hóa nhất định.
Khuyến nghị đọc: Các bài viết về dự án Oracle
Đây là một số hệ sinh thái mà anh em có thể tìm hiểu để có được cái nhìn tổng quan về vai trò của Oracle.
- Hệ sinh thái của Ethereum (Bao gồm Band Protocol và Chainlink)
- Hệ sinh thái của Polkadot (bao gồm Paralink, PolkaOracle, …)
- Hệ sinh thái của Avalanche (Bao gồm Cartesi, Chainlink, Gravity Protocol)
Tổng kết
Qua những thông tin trên, mình mong rằng có thể phần nào giải đáp được những câu hỏi, thắc mắc của mọi người về câu hỏi Oracle là gì. Từ những chia sẽ đó có thể giúp nhà mình có thêm thông tin một cách đầy đủ và chính xác hơn, từ đó có thể đánh giá được tiềm năng của một dự án Oracle xịn xò.
Nhưng trên đây là các research & phân tích của cá nhân của mình, dựa trên những kinh nghiệm, sự mày mò học hỏi và tìm hiểu về thị trường. Không được xem là lời khuyên đầu tư.
Với mình, Oracle có tiềm năng, nó có thể không phải là trend cho thời gian tới và thực tế cũng không cần trend làm gì. Oracle là một nhu cầu hiển nhiên và luôn luôn có trong cả DeFi, Blockchain và trong đời sống bên ngoài thế giới thực của chúng ta. Tiềm năng cho các dự án Oracle vẫn còn rất rộng lớn và bao la.
Bài viết cùng chủ đề
➤ Dữ liệu On-chain là gì? Cách phân tích dữ liệu On chain của Bitcoin
Comments (No)