Curve Finance (CRV) là gì? Những điểm nổi bật của Token CRV

Curve Finance (CRV) là gì, có những điểm gì đặc biệt khi hướng đến phát triển sàn giao dịch tiền điện tử cho Stablecoin? Cùng tham khảo bài viết sau để nắm được những thông tin liên quan đến Curve Finance cũng như những điểm quan trọng của token CRV nhé!

Curve Finance (CRV) là gì?

Curve là một sàn DEX (sàn giao dịch phi tập trung) được phát triển đầu tiên trên hệ Ethereum sau đó đã mở rộng dần sang nhiều network như: Avalanche, Celo, Fantom, Polygon, Optimism,.. được dùng nhiều cho các pool stablecoin USDT, USDC, DAI, SUSD, IUSD,..

1. Curve Finance là gì

Curve Finance có 3 mục tiêu chính:

  • Tạo ra một AMM (Automated Market Maker – công cụ tạo thị trường tự động) với chi phí thấp, trượt giá tối thiểu.
  • Cung cấp những reward với rủi ro và lợi nhuận thấp nhưng đảm bảo được tính ổn định cao hơn về tổng thể, tránh biến động.
  • Lộ trình tiết kiệm của tài khoản có thể dự đoán được và lợi nhuận ổn định.

Sở dĩ Curve hướng đến những mục tiêu trên là bởi Impermanent Loss là vấn đề lớn đã xuất hiện tại các Liquidity Pools (pool thanh khoản). Tuy những mất mát này là không đáng kể và có thể được bù đắp bởi lãi suất; tuy nhiên, trong một số trường hợp nó đem lại cho người dùng nhiều rủi ro hơn thế tùy thuộc vào biến động của cặp thanh khoản. Sự chênh lệch cao giữa giá mua và giá chào bán của 2 token kém thanh khoản đã tạo ra những lợi tức và giá trị đặc thù của hệ DeFi. Những chênh lệch này có thể lên tới 12%.

Với phương pháp của Curve, những biến động đối với việc mua bán Stablecoin có thể được giảm thiểu; đồng thời nhà đầu tư cũng có được nhiều lợi nhuận hơn. Trong đó, 0.04% là mức phí giao dịch cố định trên Curve và 50% trong số đó sẽ được sử dụng làm phần thưởng cho Staker.

Do là một nền tảng phi tập trung nên người dùng chính là người có toàn bộ quyền kiểm soát. Trong đó, nền tảng được xây dựng dựa trên một Blockchain có mã nguồn mở khiến ai cũng có thể xem được. Bên cạnh đó, DAO (Decentralized Autonomous Organization – Tổ chức tự trị phi tập trung) cũng được xác định với những quy tắc rất rõ ràng. Nhà đầu tư là người thực hiện cung cấp Stablecoin cho các nhóm thanh khoản, đổi lại, họ sẽ nhận được một nguồn thu nhập thụ động.

CRV coin là gì?

2. CRV coin là gì

CRV là token quản trị của Curve Finance, nắm vai trò rất quan trọng trong việc vận hành Curve. Trong đó, CRV holder sẽ cần khóa token CRV của mình trong một thời gian nhất định để có được quyền quản trị sàn giao dịch. Tùy vào thời lượng khóa token mà CRV holder có thể có quyền biểu quyết hay không. Token càng được khóa lâu, CRV holders càng có nhiều quyền trong việc biểu quyết những vấn đề liên quan đến quản trị.

Thông tin cơ bản

  • Token Name: Curve Finance.
  • Blockchain: Ethereum
  • Mã giao dịch: CRV
  • Contract Ethereum: 0xD533a949740bb3306d119CC777fa900bA034cd52
  • Contract Fantom: 0x1E4F97b9f9F913c46F1632781732927B9019C68b
  • Contract Solana: 7gjNiPun3AzEazTZoFEjZgcBMeuaXdpjHq2raZTmTrfs
  • Tổng cung tối đa: 3.303.030.299
  • Nguồn cung đang lưu hành: 733,764,338 CRV
  • Vốn hóa thị trường: $771,059,893
  • Giá CRV coin hôm nay: $ 0.96

Token Allocation

3. CRV Allocation

Quá trình phân phối tổng cung của CRV sẽ được diễn ra như sau:

  • Liquidity Provider: 2,047,878,785 CRV – 62%.
  • Shareholders: 990,909,090 CRV – 30%.
  • Employees: 165,151,515 CRV – 5%.
  • Community Reserve: 99,090,909 CRV 3%.

Lượng cung ban đầu của Curve là 1.3 tỷ CRV, chiếm khoảng 43% được chia như sau:

  • Team & Investor: 30% mở khóa dần trong vòng 2-4 năm.
  • Liquidity Provider: 5% mở khóa dần trong vòng 1 năm.
  • Community Reserve: 5% và chưa có kế hoạch cụ thể.
  • Employee: 3% mở khóa dần trong 2 năm.

Token Release Schedule

4. Token Release

Theo như kế hoạch, đến tháng 8 năm 2026, 100% tổng cung của CRV sẽ được unlock đối với tất cả Allocation. Đầu năm 2025, cường độ phát hành token sẽ được điều chỉnh để giảm đi nhằm khiến CRV không chịu quá nhiều áp lực bán.

Token Use Case

  • Liquidity Providing: CRV holder có thể sử dụng đồng coin này để cung cấp thanh khoản cho một số sàn DEX như SushiSwap, Uniswap, …
  • Staking: CRV có thể được dùng để Stake nhằm nhận phí giao dịch
  • Boosting: Người dùng có thể nhận được thưởng nhiều gấp 2.5 lần so với thanh khoản thông thưởng nếu vừa nắm giữ veCRV vừa cung cấp thanh khoản trên Curve Finance.
  • Voting: CRV holder cũng có thể đề xuất và biểu quyết đối với chức năng quản trị hệ thống.

Quá trình ra đời của Curve Finance (CRV)

Michael Egorov là Founder và giám đốc điều hành của Curve. Michael Egorov là một nhà vật lý người Nga, đã từng có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực tiền điện tử và thành lập NuCypher – một công ty chuyên về công nghệ mã hóa. Trước đó, Michael Egorov cũng đã từng nắm vị trí kỹ sư phần mềm cao cấp của LinkedIn.

Cách hoạt động của Curve Finance

5. Cách hoạt động của Curve finance

Tương tự như Uniswap hay bất cứ sàn DEX nào, Curve cũng sử dụng AMM thay vì dùng sổ lệnh. Đặc điểm này khiến Curve có thể giảm trượt giá khi giao dịch Stablecoin hay các loại asset tương tự như renBTC, WBTC, pBTC, …

Đối với Stablecoin, những dao động thường không nhiều, chỉ quanh quẩn mức $1, nhưng nếu nhà đầu tư nắm rõ được những chênh lệch này, họ vẫn có thể kiếm lời. Uniswap là một trong số các sàn DEX hoạt động khá tốt nhưng nó lại không phù hợp để giao dịch Stablecoin. Để giúp nhà đầu tư thực hiện được điều này, Curve đã sử dụng nhà tạo thị trường Stablecoin để thay thế cho trình tạo lập thị trường sản phẩm không đổi. Đây là thiết kế được dành riêng cho những giao dịch Stablecoin.

Tuy là DEX nhưng Curve lại không có Permissionless, tức là người dùng không có quyền tự tạo ra các Pool thanh khoản. Pool chỉ có thể được tạo khi đề xuất trên Governance đã được ủng hộ.

Khi lượng giao dịch trên Curve tăng lên thì tất yếu lợi nhuận thu về cũng lớn hơn. Bằng cách cung cấp token cho vay trên Compound, các nhà giao dịch có thể kiếm thêm được lãi suất từ phí giao dịch và lãi khoản vay.

Ví dụ: Trong Liquidity Pool có khoảng 1000 USDT và 1000 DAI. Một người đưa vào đó 300 USDT để đổi lấy 300 DAI. Sau khi khớp lệnh trong Pool sẽ còn lại 1.300 USDT và 700 DAI. Lúc này tỷ lệ sẽ là 1.300 USDT/ 700 DAI. Cụ thể hơn, nếu anh em muốn rút 70DAI, anh em sẽ cần có 130 USDT bù vào. Khi đó, giá trị của DAI đã tăng lên và DAI holders sẽ là những người hưởng lợi và có lãi trong nhóm thanh khoản.

Những tính năng chính của Curve Finance (CRV)

Tạo cặp thanh khoản tự động bằng 1 token

Thay vì sử dụng phương pháp thủ công để Swap 1 token sang những token khác, Curve sẽ giúp quá trình Swap này trở nên tự động hơn. Ví dụ là anh em có 1000 DAI và muốn cung cấp thnh khoản cho Pool với các tài sản USDC / DAI / USDT theo tỉ lệ 20/40/40. Curve sẽ chia tự động 1000 DAI thành 200 USDC / 400 DAI / 400 USDT để add vào Pool.

Bonding Curve

Khác với Uniswap, Bonding Curve của Curve Finance tập trung chủ yếu vào các loại Stablecoin. Đặc điểm này có nghĩa là những token mà nhà đầu tư có thể mua sẽ có giới hạn phạm vi, lớp bảo mật dày sẽ được cung cấp để hạn chế tối đa Impermanent Loss.

Khi Bonding Curve thiếu số lượng, nó sẽ được bù đắp bởi nhiều cặp token có khả năng giao dịch mà không chịu những ảnh hưởng quá lớn về giá. Đây cũng là điều không xảy ra với nhóm thanh khoản của các giao thức khác.

Lending Pool

Tại đây, anh em có thể thực hiện vay Stablecoin thông qua Compound hoặc Yearn.finance. Trong đó, những token vay trên Compound gọi là “cTokens” còn trên Yearn.finance là “yEarn”. Do được liên kết với nhiều giao thức DeFi nên yEarn có phần thưởng cao hơn nhưng rủi ro lớn hơn.

SynthSwap

Curve còn có thể cho phép người dùng giao dịch tập trung các Synthetix Asset nhờ vào sự hợp tác với Synthetix, đồng thời vẫn đảm bảo độ trượt giá thấp. Đây là sản phẩm mở rộng với thị trường ngách được ra mắt ở Curve V3.

Như vậy, Stablecoin không phải là tài sản duy nhất được hướng tới sử dụng mà những Asset khác có đặc tính giống nhau như renBTC hay WBTC và Synthetic như sETH hay sBTC cũng sẽ được để mắt tới.

Diễn biến giá của đồng CRV

6. Diễn biến giá của đồng CRV

Chúng ta sẽ cùng nhìn lại diễn biến giá của CRV từ đầu năm 2021 cho đến nay. Đầu năm 2021, CRV có xuất phát điểm khoảng 0.6 USD và bắt đầu có những chuyển biến tích cực từ tháng 1 năm 2021. CRV đạt đỉnh đầu tiên với 3.5 USD và đạt đỉnh thứ hai với 4 USD vào giữa tháng 4. Tháng 5 là thời điểm rất nhiều đồng coin đạt đỉnh do ảnh hưởng của đỉnh Bitcoin, tuy nhiên CRV lại không vượt được đỉnh vào tháng 4. Sau đó CRV giảm mạnh còn khoảng 1,2 USD vào tháng 7 do nhiều thông tin xấu liên quan đến thị trường tiền điện tử.

Đến tháng 10 và 11, CRV có những chuyển biến tích cực và lần lượt đạt được đỉnh 4,8 USD và 5,8 USD. Tuy nhiên, CRV bị ảnh hưởng trầm trọng bởi thị trường chung vào năm 2022 nên đã giảm khoảng 80% giá trị. Từ đó đến nay CRV duy trì trong khoảng 0,5 USD đên 1,1 USD. Tuy nhiên, nếu so sánh với giá của CRV từ thời điểm xuất hiện cho đến nay có thể thấy đồng coin đã có sự suy giảm rất rõ rệt và chịu nhiều rủi ro từ thị trường chung cũng như Bitcoin.

Có nên đầu tư vào Curve (CRV) không?

7. Có nên đầu tư vào Curve

Lợi thế của Curve Finance (CRV)

  • Chi phí Smart Contract của Curve được đánh giá là khá thấp trong không gian DeFi.
  • Có khả năng thu hút nhà đầu tư tốt dựa vào độ trượt giá và Impermanent Loss thấp. Do tập trung vào Stablecoin với giá ban đầu là 1USD, những rủi ro thường sẽ giảm đi đáng kể.
  • Thông qua việc cung cấp thanh khoản cho Compound và Yearn – hai đối tác chính của Curve Finance, người dùng có thể nhận được phần thưởng lớn hơn do kết hợp cả 2 hình thức.
  • Curve nhận được sự ủng hộ ngay từ những ngày đầu ra mắt và nằm trong top 100 những đồng coin có vốn hóa lớn nhất thế giới.
  • Curve có thể được hoạt động trên mọi thiết bị.

Một số hạn chế của Curve Finance

  • Giao diện của nền tảng không được thân thiện và bắt mắt đối với người dùng, bởi vậy nó có hạn chế nhất định trong việc thu hút người dùng, đặc biệt là người dùng mới.
  • Do được xây dựng trên Ethereum nên Curve cũng chịu một số ảnh hưởng của mạng lưới này. Khi lượng giao dịch trên Ethereum tăng lên, phí gas để giao dịch trên Curve cũng bị ảnh hưởng và tăng lên nhất định.
  • Giá của CRV chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thị trường và Bitcoin (như đã phân tích phía trên) nên có biến động mạnh và khá rủi ro đối với đầu tư.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã nắm được tổng quan những thông tin có liên quan đến Curve Finance (CRV) là gì, đồng thời hiểu được cách hoạt động hay những ưu nhược điểm của dự án. Thông qua đó, chúng ta có thể theo dõi thêm những phát triển tiếp theo của dự án để đánh giá được chính xác nhất tiềm năng của dự án. Chúc anh em thành công!

 

Bài viết cùng chủ đề

Zero-knowledge Proof (ZKP) là gì? Các lỗ hổng của công nghệ ZKP

3 Lý do không nên đầu tư TWT Coin – Trust Wallet Token

Blockchain Explorer là gì? Các sai lầm phổ biến khi dùng Blockchain Explorer

 

Comments (No)
Leave a Reply