Cách phòng tránh scam, chiêu trò lừa đảo trong crypto

Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của thị trường Crypto đã tạo điều kiện cho rất nhà đầu tư trong việc kiếm thêm thu nhập và lợi nhuận dựa trên những chiến lược riêng, Tuy nhiên, do thị trường có tính ẩn danh, không bị kiểm soát và quản lý bởi bên thứ 3, nên rất nhiều những người mới đầu tư đã gặp phải rủi ro mất mát do dính phải những chiêu trò lừa đảo. Vậy, hãy cùng tham khảo bài viết sau để tìm hiểu những cách phòng tránh Scam trong quá trình đầu tư crypto nhé!

Nguy cơ và hậu quả nói chung mà các hình thức Scam đem lại

Dựa trên thế mạnh của BlockchainSmart Contract, người dùng có thể giao dịch một cách nhanh chóng đến mọi nơi, chỉ với sự hỗ trợ của mạng Internet. Đặc điểm này đã khiến thị trường Crypto phát triển nhanh chóng, sở hữu tiềm lực đầu tư lớn và tiềm năng phát triển trong tương lai.

2. Hậu quả khi gặp phải các dự án Scam

Tuy nhiên, nếu bạn chưa có kinh nghiệm và chưa biết đến các hình thức lừa đảo trong Crypto, việc bạn bị vướng phải những cạm bẫy là điều rất có thể sẽ xảy ra. Khi đó, những nguy cơ mà bạn sẽ phải đối mặt là mất thông tin cá nhân, mất tài khoản cá nhân, và mất toàn bộ tài sản một cách nhanh chóng, gọn nhẹ, và không thể xoay xở được. Để nhận biết rõ hơn về các hình thức Scam và cách phòng tránh, anh em tham khảo chi tiết dưới đây.

Một số hình thức Scam thường gặp

Dự án Fake ICOs

Như chúng ta đều biết, ICO là hình thức phát hành coin lần đầu với mức giá khá rẻ. Đây vốn dĩ là cơ hội đầu tư rất tốt dành cho bạn; bởi nếu dự án tiềm năng, giá trị đồng coin có thể tăng lên gấp nhiều lần so với giá khởi điểm của nó.

Tuy nhiên, rất nhiều cá nhân và tổ chức đã lợi dụng đặc điểm này để tạo ra những ICOs giả với nguồn thông tin về dự án được thổi phồng một cách không chính xác. Điều này nhằm thu hút những nhà đầu tư còn “non tay”, chưa nhận diện và phân biệt được đâu là dự án có tiềm năng thực sự. Kết quả là ngay khi dự án có được lượng vốn nhất định, tất cả mọi thứ tự động “bay màu”, bao gồm cả khoản tiền đầu tư của bạn. Đặc điểm để nhận diện những dự án này là có chứa những thông tin quá hoàn hảo, với tiềm năng vượt ngoài mức mong đợi thực tế; hoặc có chứa tên của nhiều nhà cố vấn chứng khoán, kinh tế, công nghệ nổi tiếng mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên Google. 

3. Những dự án Scam thông qua việc Mạo danh

Những ví dụ điểm hình cho những dự án Fake ICOs là dự án Confido với hơn 375.000 USD thu được từ các nhà đầu tư, Centra với 32 triệu đô, … Tất nhiên, sau một thời gian, những dự án này đều đã được báo chí đưa tin, người sáng lập bị bắt giữ, nhưng quan trọng là giá đồng coin mất hết giá trị, và khoản đầu tư của bạn cũng vì thế mà trở nên vô nghĩa.

Tặng coin/token trên mạng xã hội

Những nhà đầu tư trên thị trường Crypto nói riêng rất cần chú ý đến những tin tức trên mạng xã hội, đặc biệt là những thông tin xuất phát từ những người có sức ảnh hưởng đến thị trường. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn trọng với những tài khoản mạo danh, được lập ra để cung cấp các quà tặng bao gồm những token có giá trị.

4. Scam thông qua việc tặng coin hoặc token miễn phí

Cụ thể hơn, nếu bạn nhận được bất cứ thông báo nào đại loại như “Gửi 1 BTC đến địa chỉ này và nhận lại số tiền nhiều hơn”, thì chúc mừng bạn, bạn đã gặp một trường hợp Scam. Bạn tuyệt đối nên tránh những tin nhắn hay thông báo dưới dạng tặng tiền điện tử mà không có bất cứ lý do gì. Bởi tiền điện tử cũng là tài sản, và không ai sẵn sàng cho không nó hết.

Mạo danh sàn giao dịch nổi tiếng

Bạn nên chú ý đến địa chỉ URL để đảm bảo mình đang truy cập chính xác vào sàn giao dịch uy tín. Lý do là bởi những địa chỉ này rất dễ bị mạo danh chỉ bằng việc thay đổi một vài ký tự như dùng “0” thay vì “o”. Điều này khiến họ nhanh chóng tạo được một trang web giống hệt các sàn giao dịch uy tín; và nếu bạn truy cập, giao dịch tại đây, chắc chắn bạn sẽ mất toàn bộ tài sản trong nháy mắt.

Bởi vậy, hãy kiểm tra thật kỹ sàn giao dịch mà anh em truy cập, đồng thời đánh dấu lại trang web để không bị lừa. Ngoài ra, anh em cũng nên chú ý thêm về những tính hợp pháp của những ứng dụng mà mình tải về trên điện thoại hoặc trình duyệt. Bởi có vô số sàn giao dịch, app giao dịch đã bị mạo danh và gây ra mất mát với không ít người dùng chỉ với cách này.

Email giả mạo

Những email với với logo và địa chỉ trông có vẻ uy tín, được gửi đến bạn nhằm chuyển hướng bạn đến những trang Web khác, hoặc mời tham gia một số chương trình rất có thể cũng là một hình thức Scam. Khi nhận được những email này, bạn không nên vội vã ấn vào link hoặc điền thông tin tài khoản cá nhân. Bởi điều này cũng có thể khiến bạn bị tấn công tài khoản và tài sản của mình.

Giả mạo team Support

Mục đích của hình thức này cũng tương đối giống với Email giả mạo. Đó là nhằm lấy được thông tin cá nhân và tấn công vào tài khoản của bạn, bằng cách giả danh những nhóm hỗ trợ của dự án và yêu cầu gửi tiền, cung cấp thông tin, cung cấp khóa cá nhân.

Bạn lưu ý tuyệt đối không để lộ thông tin tài khoản và khóa cá nhân của mình cho bất cứ ai, trong bất cứ trường hợp nào.

Quảng cáo lừa đảo

Ngoài việc tạo các trang web giả mạo, những cá nhân và tổ chức Scam cũng có thể gắn quảng cáo để dẫn bạn thẳng đến những trang web lừa đảo. Bởi vậy, cách phòng tránh Scam tốt nhất cho những hình thức lừa đảo này là luôn đánh dấu trang những Web chính thống mà bạn thường xuyên sử dụng; đồng thời check địa chỉ URL và các quảng cáo trước khi bạn ấn vào bất cứ đường link nào.

DNS hacks

Có rất nhiều trường hợp như sau: kể cả khi bạn đã vào đúng địa chỉ URL, bạn vẫn bị chuyển hướng sang những trang web lừa đảo. Lý do là vì một số hacker với trình độ cao có thể thực hiện lừa đảo một cách vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, điều này cũng không phải là không có cách xử lý. Anh em có thể lựa chọn xác minh chứng chỉ SSL của trang web mình đang truy cập, nếu chứng chỉ lỗi hoặc không khớp, hãy thoát khỏi trang web ngay lập tức.

Ponzi

5. Ponzi trong crypto

Đây là một hình thức đa cấp trá hình, đã từng thu được lợi nhuận lên đến 2 tỷ đô la từ các nhà đầu tư với dự án Bitconnect. Cụ thể hơn, với hình thức này sẽ làm mọi cách để đạt được lượng lớn người theo dõi và tổ chức marketing một cách hoàn chỉnh, thành công. Để hoàn thiện được cách này, những cá nhân và tổ chức đã đánh vào tâm lý người chơi trong việc muốn nhận được lợi tức hấp dẫn và cao ngất ngưởng khi cho vay. Bởi vậy, họ thu hút được ngày càng nhiều các nhà đầu tư tình nguyện đổ vốn vào đồng coin với hy vọng một ngày nào đó nhận được số lãi đầy hấp dẫn. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, hoặc thậm chí sau một năm với Bitconnect, những dự án này sẽ thực hiện exit scam, hay xả coin một cách đồng loạt, khiến giá coin và vốn hóa thị trường tụt dốc không phanh.

Cách phòng tránh Scam đối với hình thức này là bạn nên nghiên cứu thật ký bất cứ dự án nào, đồng thời, hãy thật tỉnh táo với những lợi nhuận và lãi suất quá hấp dẫn, vượt ngoài cả mức mong đợi thực tế.

Malware & Crypto Mining

Đây là hai dạng phần mềm độc hại có thể lặng lẽ nhiễm vào tài nguyên máy tính của bạn trong quá trình sử dụng CPU và GPU để đào coin. Việc này khiến tài nguyên máy móc của bạn bị lợi dụng để đào coin và chuyển về một tài khoản khác, trong khi bạn vẫn chạy máy và bảo dưỡng hàng ngày. Để tránh được điều này, hãy có sự chú ý khi cài đặt các phần mềm trên máy tính để giao dịch tiền điện tử, đồng thời kiểm tra tính xác thực của ứng dụng và nguồn ứng dụng.

Pools giả mạo và lừa đảo OTC

Thông qua các nhóm Discord hoặc Telegram, anh cũng cũng có thể được yêu cầu đóng góp bằng cách gửi tiền vào nhóm để nhận các mã ICO sau này. Trên thực tế, việc bạn có thể tham gia các nhóm này là rất khó khăn, đặc biệt đối với người mới. Bởi vậy. nếu bạn ngẫu nhiên được vào một nhóm với yêu cầu khoản phí cao mỗi tháng thì đây rất có thể là Pools giả mạo.

Để phòng tránh được trường hợp này, bạn nên thận trọng khi tham gia bất cứ cộng đồng nào. Trong quá trình giao dịch OTC bạn nên tìm kiếm bên thứ 3 đáng tin cậy làm vật ký quỹ.

Pump & Dump

Hình thức Scam này không trực tiếp tấn công vào tài khoản của bạn mà nhắm vào tâm lý tham lam, và Fomo của các nhà đầu tư. Cụ thể hơn, các nhóm Pump&Dumps này sẽ tìm cách thao túng khối lượng và giá của một đồng coin, thường là coin/token có vốn hóa thấp, ít được biết đến. Trong giai đoạn thổi phồng giá, họ có thể kết hợp với việc mua số lượng lớn để tăng nhanh thời gian đồng coin tăng giá. Khi đến một mức giá nhất định, họ lại tung tin đồn và bán phá giá.

6. Pump and dump

Những người chơi ít kinh nghiệm, rất dễ có thể vì tâm lý tham lam mà tin vào những lời đồn thổi không có căn cứ. Vậy, lời khuyên dành cho bạn là tránh xa tâm lý này, đặc biệt là đối với những đồng coin mà bạn biết đến nó quá ít.

Phone Hacks

Đây là một trong những hình thức Scam đơn giản đến kinh ngạc. Đó là kẻ tấn công gọi điện đến nhà cung cấp điện thoại di động và yêu cầu chuyển sang số Sim mới. Từ đây, họ có thể truy cập vào Email, 2FA, và các công cụ có liên quan để ăn cắp tài sản của anh em.

Những yếu tố chính để nhận biết các hình thức Scam

7. Những dấu hiệu nhận biết dự án Scam

Nhìn chung, các hình thức Scam có rất nhiều biến thể, rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Nó thậm chí được sinh ra mỗi ngày với những chiêu trò từ đơn giản đến phức đoạt để có thể tấn công tài khoản và chiếm đoạt tài sản của anh em. Tuy nhiên, để nắm bắt được nhanh và chính xác những hình thức này, anh em có thể dựa trên những yếu tố chính sau:

  • Hứa hẹn lợi nhuận lớn: Anh em nên nhớ, đầu tư luôn có được và mất, lợi nhuận đi kèm rủi ro. Không có hình thức đầu tư nào lời nhiều mà không có rủi ro cả. Bởi vậy, trước những dự án không cần làm gì mà lãi hơn 10%/tháng, nên cẩn thận!  

 

  • Chỉ tập trung vào việc kiếm người mới: Tất nhiên, rất nhiều sàn giao dịch lớn như Binance cũng đã áp dụng việc trích phần trăm hoa hồng khi bạn mời được thêm người dùng mới sử dụng sàn giao dịch. Tuy nhiên, những chương trình giới thiệu chính thống thường được xây dựng dựa trên việc bạn tự nguyện muốn làm. Điều đó khác với việc bạn được yêu cầu mời thêm nhiều người dùng tham gia vào dự án, mà hoa hồng giới thiệu được chia làm nhiều cấp bậc. Khi đó, rất có thể bạn đang tham gia nhầm vào một dự án Ponzi.

 

  • Hỏi Private key, hoặc thông tin cá nhân: Thị trường Crypto mang trong mình đặc điểm chính là sự ẩn danh; bởi vậy, việc bảo mật thông tin cá nhân là vô cùng quan trọng. Do đó, anh em tuyệt đối không cung cấp mật khẩu, private Key, Security Phrases hay bất cứ thông tin cá nhân nào cho bất cứ ai. Hãy nhớ rằng, mọi dự án ICO yêu cầu mật khẩu hoặc thông tin cá nhân đều là lừa đảo.

 

  • Scam sẽ luôn là Scam: Nếu anh em gặp những công ty khởi nghiệp hoặc dự án mà trong đó có những cá nhân đã bị cáo buộc là lừa đảo trong quá khứ, thì rất có thể, đây sẽ lại tiếp tục là một trò lừa đảo.

 

  • Tính công khai: Anh em không nên quá tin tưởng vào các trang Web hay bài báo về một dự án nào đó mà nên kiểm tra hồ sơ LinkedIn, kiểm tra xác thực lý lịch với Facebook/Twitter hay Google. Nếu thông tin không được công khai và minh bạch, rất có thể là Scam.

 

  • Website sơ sài: Những website giả mạo thường được xây dựng và thiết kế khá sơ sài. Về cơ bản, nếu bạn đã quen nhìn những giao diện của website chính thống, bạn có thể nhận ra ngay khi vào nhầm phải một website giả mạo. Tuy nhiên, nếu anh em vừa mới bước chân vào thị trường, anh em có thể nhận biết được yếu tố này bằng cách nhìn giao diện web xem màu sắc và các tính năng có được đầu tư chỉn chu hay không, hoặc có nhiều quảng cáo, và khuyến mãi hay không.

Với những chia sẻ trên, hy vọng anh em đã có dịp tìm hiểu về sự phức tạp và đa dạng của các dự án Scam, đồng thời nắm được những cách phòng tránh Scam đối với sự tinh vi của những hình thức lừa đảo này. Tuy các dự án này tồn tại dưới nhiều hình thức, nhưng anh em cũng không cần quá lo lắng. Anh em chỉ cần cẩn trọng, nắm chắc những yếu tố nhận biết Scam là có thể làm quen dần và tránh được mất mát. Chúc anh em thành công!

Comments (No)
Leave a Reply