Bitcoin hẳn là một cái tên đã quá quen thuộc đối với các nhà đầu tư nói chung và những người yêu thích công nghệ blockchain nói riêng. Đồng tiền điện tử này đã từng có giá lên đến mức hơn 1 tỷ, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho không ít nhà đầu tư. Vậy cụ thể Bitcoin là gì, và điều gì làm nên giá trị cũng như niềm tin mà cộng đồng dành cho nó? Cùng tham khảo bài viết sau để tìm hiểu thêm về đồng coin này nhé!
Nội dung chính
Bitcoin là gì?
Lịch sử hình thành Bitcoin.
Bitcoin bắt đầu được biết đến từ năm 2007 bởi Satoshi Nakamoto. Mục đích của Satoshi khi tạo ra đồng tiền này là để xây dựng một hệ thống giao dịch không lệ thuộc vào trung gian, thậm chí các thành viên cũng không cần tin tưởng nhau.
Sau đó đồng coin này được nhắc đến lần đầu vào ngày 31 tháng 10 năm 2008, và bắt đầu được đưa vào sử dụng vào ngày 4 tháng 1 năm 2009. Đây cũng chính là thời điểm hình thành block đầu tiên của Bitcoin gọi là block 0 hoặc Genesis block (khối nguyên thủy).
Trong block đầu tiên, Genesis block này cũng chỉ xuất hiện duy nhất 1 giao dịch với 50 Bitcoin được mine ra từ việc thêm khối thành công, khả năng là Satoshi đã testing thành công và khởi tạo block để mạng lưới đi vào hoạt động.
Về cơ bản, Blockchain là một chuỗi các khối có chứa thông tin giao dịch, trong đó, các node trong mạng lưới có trách nhiệm bảo đảm thông tin không bị chỉnh sửa, thay đổi và duy trì tính minh bạch, bảo mật cho blockchain.
Bitcoin được tạo ra như thế nào
Tất nhiên, ban đầu, Bitcoin được tạo ra bởi Satoshi nhằm hiện thực hóa mục tiêu về hệ thống tài chính phi tập trung của ông. Tuy nhiên, khi blockchain đã được hình thành và Bitcoin dần có giá trị hơn, người dùng cũng có thể trực tiếp tạo ra đồng coin này bằng cách “khai thác”. Cụ thể hơn, họ có thể dùng máy móc chuyên dụng để giải mã những bài toán phức tạp. Việc khai thác Bitcoin theo cách này còn được gọi là “Đào coin”
Đặc điểm của Bitcoin
Bitcoin là đồng tiền điện tử đầu tiên được tạo ra với khả năng giao dịch 24/7 mà không cần thông qua chính phủ, ngân hàng hay bất kỳ bên trung gian thứ 3 nào. Hiện nay, đồng tiền này đã được sử dụng rất phổ biến trên toàn thế giới. Không chỉ vì sự tiện lợi khi giao dịch mà nó còn được tin tưởng bởi việc sổ cái (nơi lưu trữ các giao dịch của chuỗi khối) được lưu ký phi tập trung bởi các node trong hệ thống.
Bitcoin có thể bị làm giả không?
Do tồn tại dưới dạng tiền mã hóa, nên Bitcoin hay crypto nói chung thường nhận được khá nhiều băn khoăn từ cộng đồng về việc nó có thể bị làm giả không? Tuy nhiên, chính vì Bitcoin hay tiền điện tử không tồn tại dưới dạng vật chất mà hoạt động dựa trên Ledger (một dạng sổ cái) nên việc làm giả Bitcoin là không có khả năng. Ngay cả người có Bitcoin cũng không thực sự sở hữu đồng tiền này. Nếu đã từng tìm hiểu về tiền điện tử, anh em sẽ hiểu hơn về cái mà nhà đầu tư thực sự sở hữu. Đó là Private Key, chỉ có nó mới có khả năng kiểm soát địa chỉ có chứa Bitcoin. Ngoài ra, đồng coin này được sáng tạo ra với giao thức vô cùng phức tạp, và toàn bộ lịch sử giao dịch của Ledger (sổ cái) đều được sao lưu liên tục trên tất cả các Node của mạng lưới. Bởi vậy, việc làm giả Bitcoin là không có khả năng.
Đây cũng chính là một trong những yếu tố tạo nên giá trị cho Bitcoin và tiền điện tử. Bởi ngoài việc cung cấp một hệ thống giao dịch tự do, bảo mật, ẩn danh với Blockchain và Smart Contract, Bitcoin còn tạo được một niềm tin vô cùng lớn cho cộng đồng khi sử dụng một loại tài sản không thể bị sao chép.
Tại sao Bitcoin ngày càng được nhiều người quan tâm?
Giá trị của BTC đã tăng lên rất nhiều so với những những ngày đầu ra mắt. Và cho đến bây, Bitcoin vẫn luôn giữ vững vị trí đầu tiên về giá trị, vốn hóa thị trường, cũng như lượng giao dịch trong 24h. Điều này có được là bởi Blockchain của Bitcoin đã hoạt động xuyên suốt hơn 12 năm vừa qua mà không hề phát sinh lỗi.
Công nghệ Blockchain
Công nghệ Blockchain có thể hiểu đơn giản là 1 chuỗi rất nhiều giao dịch được lưu ký phi tập trung tại rất nhiều các Node phân tán khắp nơi trên thế giới. Điều này cũng là thứ cốt lõi hình thành nên tính chất phi tập trung của Bitcoin.
Bởi vì các hệ thống tài chính tập trung khác thì tất cả dữ liệu đều được lưu trữ tại 1 nơi duy nhất khiến cho việc làm giả và thao túng dữ liệu rất dễ xảy ra, còn đối với blockchain dù bạn có cố gắng sửa đổi thông tin và dữ liệu của 1 node thì cũng không có ý nghĩa gì khi các node còn lại vẫn có bản sao của giao dịch đúng. Ngoài ra, khi sửa đổi như vậy các node khác cũng sẽ phát hiện ngay hành vi gian lận đó và thông báo đến toàn bộ mạng lưới.
Chính vì điều này đã khiến cho Blockchain của Bitcoin có thể thực hiện số lượng giao dịch khổng lồ trên toàn thế giới mà không cần đến trung gian. Và tất nhiên, để giao dịch người sở hữu cần 1 địa chỉ ví lưu trữ và một khóa bí mật (private key) để giữ Bitcoin trong ví của mình. Bất kỳ ai cũng không thể truy cập vào ví nếu không có chìa khóa.
Bên cạnh đó, với mã nguồn mở và hệ thống xác minh hoạt động liên tục, nó còn có thể đảm bảo rằng không có một Node (máy tính) nào có thể đưa ra quyết định thay cho toàn bộ mạng lưới. Vì thế việc tấn công vào hệ thống bằng mã độc là trường hợp bất khả thi đối với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.
>>>Xem thêm: Tấn công 51% với Bitcoin có thể xảy ra không?
Sự khan hiếm của BTC
Như đã chia sẻ phía trên, BTC không thể bị làm giả, và dễ dàng giao dịch khắp thế giới ngay cả với số tiền lớn vài tỷ đô. Tuy nhiên, không chỉ vậy, BTC còn có nguồn cung hạn chế với chỉ 21.000.000 BTC. Điều này đồng nghĩa với việc không ai có thể sở hữu hay đào thêm được đồng BTC thứ 21 triệu lẻ 1.
=> BTC sẽ không bị lạm phát như các loại tiền tệ truyền thống.
Nên nếu nhìn về tổng thể khi càng có nhiều người muốn sở hữu Bitcoin và dân số trên toàn thế giới là hơn 7 tỷ người thì việc Bitcoin trở nên khan hiếm khi nhu cầu tăng cao rất dễ xảy ra. Dẫn tới giá cả có khả năng sẽ tăng đột biến, và do không bị lạm phát nên BTC sẽ rất khó bị giảm giá nếu 21 triệu BTC đã được đào hoàn tất.
Điều gì khiến BTC từng có giá trị hơn 1 tỷ đồng
Những thăng trầm về giá của BTC
Năm 2010: với 1 đô la bạn có thể mua được 1000 BTC, giống như ngày 18/5/2010 Laszlo Hanyecz đã dùng 10.000 bitcoin chỉ để mua 2 chiếc bánh Pizza lớn. Và sau này ông đã phải ân hận khi nó có giá trị hơn 200 triệu đô la.
Năm 2011: 10 đô la có thể mua được 1700 BTC
Năm 2012 – 2013: 100 đô la chỉ mua được 0,1 BTC
Năm 2014 – 2017: 1000 đô mua được 3 BTC, đây là thời điểm Bitcoin chạm đáy và tụt giá trầm trọng do sàn Mt.Gox tuyên bố phá sản với tổng cộng gần nửa tỷ USD giá trị Bitcoin bị đánh cắp. Do sở hữu 70% tổng giao dịch Bitcoin lúc bấy giờ nên Mt.Gox có sức ảnh hưởng rất lớn đối với Bitcoin, khiến cho đồng tiền này duy ở ngưỡng 300 USD trong suốt thời gian từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2017.
Năm 2017: với 10.000 đô bạn chỉ có thể mua được 0,5 BTC, thời điểm này Bitcoin tiếp tục có sự tăng trưởng vô cùng ấn tượng từ 300 USD đến 1000 USD, và từ 2000 USD đến 20.000 USD chỉ trong vòng 17 ngày của tháng 12/2017. Lý do là bởi tại thời điểm đó, vô số nhà đầu tư bắt đầu nắm được tiềm năng của đồng coin này trong việc giao dịch tiền tệ phi tập trung; đồng thời tìm kiếm một khoản đầu tư trú ẩn an toàn tương tự như vàng.
Năm 2018 – 2020: 10.000 đô có thể mua được 3 BTC, vì sau khi đạt ngưỡng 20.000 USD vào năm 2017, Bitcoin cũng đã đối mặt với những lần sụt giảm mạnh do sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, lại có rất ít nhà đầu tư muốn mua BTC tại thời điểm này, nhưng lại lao vào mua điên cuồng khi BTC đạt đỉnh 63.000 đô (khoản 1 tỷ 440 triệu cho 1 BTC) vào 14/4/2021.
Và bây giờ 2022 bạn sẽ muốn dùng bao nhiêu đô la để mua 1 BTC?
Với hơn 10 năm tồn tại và phát triển, Bitcoin đã thể hiện rất tốt vai trò của mình và chưa từng có 1 đồng Altcoin nào có thể vượt mặt cho đến hiện tại. Lợi thế về nguồn cung khan hiếm, khả năng giao dịch xuyên biên giới, Bitcoin được tin tưởng là có thể quay lại mức giá 60.000 USD, thậm chí 100.000 USD trong năm 2025. Vì vậy, tuy hiện tại đang duy trì ở mức giá là 20.000 USD, nhưng Bitcoin vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm và kỳ vọng của cộng đồng.
Bitcoin có lừa đảo không
Trên thực tế, Bitcoin là đồng tiền điện tử đã có quá trình tồn tại và phát triển lên đến hơn 12 năm với nền tảng Blockchain đã được ứng dụng cho rất nhiều doanh nghiệp, cũng như quá trình phát triển sang nền tảng phi tập trung của các ngân hàng. Công nghệ blockchain và Bitcoin đã dần khẳng định được sự lớn mạnh, những giá trị nhất định của công nghệ này. Được cộng đồng theo dõi sát sao qua suốt bao nhiêu năm tháng mà không hề phát hiện được bất kỳ lỗ hỏng nào đến từ Bitcoin. Nên nếu nói Bitcoin là lừa đảo thì hoàn toàn bất hợp lý, vì chưa từng có tiền lệ nào gây thất thoát tài sản của người sở hữu Bitcoin, khi họ đã thao tác đúng nhưng lại bị mất tiền cả.
=> Khi nói về lừa đảo trong Cypto là đang ám chỉ về các hình thức trục lợi trá hình, mô hình lừa đảo đa cấp (ponzi) xung quanh đồng Bitcoin mà thôi.
Không có thứ gì là xấu cho đến khi những kẻ xấu xí quyết định dùng nó 😆
Tuy nhiên, câu chuyện được và mất luôn tồn tại song song với bất cứ hình thức đầu tư nào, trong đó có cả thị trường Crypto. Nhiều nhà đầu tư đã tận dụng được tiềm năng của Bitcoin để thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ; tuy nhiên, cũng có những người đã phá sản và trắng tay khi đầu tư BTC không đúng cách. Rất nhiều yếu tố có thể là nguyên nhân cho sự mất mát tài sản khi đầu tư Bitcoin như: lòng tham lớn hơn sự hiểu biết, fomo dự án dởm, hoặc tham gia các mô hình lãi cao với mong muốn kiếm tiền nhanh…
Trên thực tế, rất nhiều những hình thức Scam từ đơn giản, tinh vi, đến phức tạp đều tồn tại ở rất nhiều nơi. Tại thị trường Crypto, các bạn càng khó có thể nhận diện và nắm bắt được điều đó. Việc mua Bitcoin tại những Website giả mạo, hay nghe theo thông tin đồn thổi để đầu tư Bitcoin đều có thể là những hình thức lừa đảo.
Như vậy, lừa đảo tuy nó không đến từ phía Bitcoin, nhưng có thể đến từ rất nhiều cá nhân hay tổ chức với mục đích lấy thông tin cá nhân để chiếm đoạt tài sản trong ví của bạn. Bởi vậy, anh em có thể đặt niềm tin vào Bitcoin và Blockchain; tuy nhiên, hãy cảnh giác với những chiêu trò Scam trong thị trường này nhé!
Nên mua Bitcoin ở đâu?
Để giúp anh em tránh được rủi ro khi mua Bitcoin tại những sàn giao dịch giả mạo hay những trang web nặc danh, anh em có thể tìm kiếm những sàn giao dịch lớn và uy tín như Binance, Remitano, … Ngoài ra, đối với những người mới vào thị trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn nên mua BTC trên sàn CEX (sàn tập trung) để có sự kiểm soát và bảo vệ của sàn giao dịch. Anh em không nên vội vã sử dụng hình thức giao dịch P2P khi chưa có những kinh nghiệm nhất định trong việc thao tác chuyển tiền với loại giao dịch này.
Các loại ví trữ btc an toàn nhất hiện nay
Bên cạnh sàn giao dịch, Ví trữ BTC cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo tài sản của anh em được an toàn, khó có thể bị tấn công bởi những cá nhân hay tổ chức có ý đồ xấu. Anh em nên lưu ý rằng, một số ví điện tử cũng có thể bị làm giả để phục vụ cho mục đích Scam, nhằm lấy cắp thông tin và tài sản của anh em. Để tránh được điều này và lựa chọn những loại ví uy tín, anh em có thể tìm kiếm những ví như Blockchain wallet, Exodus, Trust Wallet, … hoặc tham khảo kỹ hơn tại đây.
Một số lưu ý gì khi đầu tư Bitcoin
Như đã chia sẻ phía trên, việc đầu tư không có chiến lược, hay chưa nắm bắt được những thời điểm vàng để đầu tư cũng có thể là lý do khiến anh em chưa thành công, hoặc thậm chí đã từng chứng kiến tài sản bốc hơi khi mua BTC.
Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá của đồng coin, như giá trị nội tại, tâm lý thị trường, dòng chảy tiền tệ (cash flow) giữa các mô hình đầu tư. Bởi vậy, anh em nên chú ý cập nhật tin tức thường xuyên liên quan đến chính trị, kinh tế, xã hội. Bitcoin tuy không phải một loại tiền pháp định, nhưng nó cũng là một nhu cầu của người dùng và tất yếu có liên quan đến bức tranh toàn cảnh của thị trường. Điển hình là việc những khủng hoảng về kinh tế và sự sụp đổ của chứng khoán đã ảnh hưởng đến mức giá của Bitcoin vào năm 2020. Bởi vậy, anh em hãy chú ý theo dõi những thông tin cập nhật hàng ngày trên báo chí, diễn đàn, mạng xã hội. Ngoài ra, anh em cũng cần tìm hiểu về các thuật toán của blockchain và cách thức vận hành của nó để dần dần từng bước hiểu sâu hơn về công nghệ này.
Bên cạnh đó, anh em cũng cần có những chiến thuật rõ ràng cho việc phân bổ lượng vốn hợp lý cho quá trình đầu tư. Bạn cũng có thể cân nhắc đầu tư Bitcoin kết hợp với Altcoin để tối ưu hóa được mức lợi nhuận của mình. Và một điều tối quan trọng anh em cần nhớ là luôn phải xác định điểm chốt lời – cắt lỗ trước khi đầu tư để đảm bảo tránh được tâm lý tham lam (fomo) khi đã đạt được mục tiêu lợi nhuận; đồng thời giảm được rủi ro mất trắng khi thị trường không đi theo những dự tính của mình.
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã có dịp tìm hiểu xem Bitcoin là gì, cũng như những đặc điểm và yếu tố khiến đồng tiền điện tử này sở hữu mức giá trị khổng lồ lên đến hơn 1 tỷ VNĐ. Hy vọng với những thông tin đó, anh em sẽ có những định hướng tốt hơn cho chiến lược đầu tư của mình. Chúc anh em thành công!
Comments (No)