Sự xuất hiện và tác động của The Merge đối với thị trường Crypto là một trong những chủ đề được quan tâm nhất hiện nay. Liệu sự chuyển mình từ POW sang POS sẽ thực sự khiến Ethereum phát triển, thống lĩnh thị trường, và những ảnh hưởng mà The Merge đem lại cho thị trường Crypto là tích cực hay tiêu cực? Cùng tham khảo bài viết sau để tìm hiểu những phân tích về tác động mà Ethereum The Merge đem lại cho hệ sinh thái của Cryptocurrency nhé!
The Merge là gì?
Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu kỹ về The Merge chỉ đơn giản là việc Ethereum chuyển từ cơ chế đồng thuận POW sang POS. Nếu bạn vẫn chưa tham khảo bài viết về Ethereum The Merge thì hãy xem ngay bên dưới để hiểu hơn về cơ chế vận hành của The Merge nhé!
Sự kiện The Merge của Ethereum là gì? Tham vọng nuốt trọn DeFi?
Những tác động của The Merge
Ethereum là đồng coin có hệ sinh thái vô cùng lớn chỉ xếp sau Bitcoin. Với khối lượng người dùng đông đảo, bản thân Ethereum đã có những ảnh hưởng nhất định đối với thị trường Crypto trong mỗi quyết định nhỏ.
Như vậy, khi quyết định chuyển từ cơ chế đồng thuận POW sang POS, hay nói cách khác là thay đổi toàn bộ phương thức vận hành, mining. The Merge chắc chắn sẽ đem lại những ảnh hưởng không nhỏ đối với mạng lưới Ethereum và toàn bộ thị trường.
1/ Kill các Miner
Khi Ethereum thay đổi cơ chế đồng thuận, số Miners hoạt động trên mạng lưới sẽ “biến mất” vĩnh viễn. Hay nói cách khác họ sẽ không thể dùng các máy móc đã đầu tư để tiếp tục khai thác ETH, mà họ chỉ có 2 lựa chọn: bán thiết bị hoặc chuyển qua đồng coin có thuật toán tương tự để đào tiếp.
Trong trường hợp bán máy, miner sẽ bị lỗ nhiều. Vì khi Ethereum chuyển hẳn qua thuật toán POS thì nhu cầu cho các máy đào ETH sẽ giảm xuống đáy cốc khiến việc bán máy cũng không đủ để họ chuyển sang làm Validator cho thuật toán mới. Nên việc bán máy của Miner sẽ hiếm khi xảy ra, nên chúng ta sẽ phân tích nhiều hơn ở lựa chọn 2.
Chuyển qua các đồng coin có thuật toán tương tự với Ethereum để đào tiếp, thì miner có các lựa chọn sau: ETC, WAN, GO, CLO, ETP, ETHO. Nhưng trong đó chỉ ETC là có mức thị phần và giá trị khả quan nhất so với các đồng coin tôm tép khác nên nếu chuyển qua coin khác đào, khả năng cao miner sẽ chọn ETC. Nên đó là lý do các bạn sẽ thấy gần đây giá ETC đột nhiên x3 là vậy, các Market Maker (MM) đang ra sức đẩy giá lên để tạo ra 1 miếng bánh mới cho thị trường khi lợi nhuận từ việc khai thác ETH đã bị chặt đứt (nhưng mình khuyên anh em vẫn không nên đầu cơ ETC vì giá đã được đẩy lên quá cao, vào dễ đu đỉnh).
2/ Tạo động lực cho các dự án phát triển trên Ethereum.
Gần đây khi nói đến các GameFi chắc các bạn đều thấy 1 điểm chung là các con game đa số đều phát triển trên mạng BSC hoặc Solana là nhiều, chứ ít khi thấy có mạng ETH điển hình như con game chạy bộ đình đám StepN mở đầu cũng là mạng Solana, sau đó mở rộng trên mạng BSC.
Khi đi đến quyết định thay đổi, quyết định nâng cấp lên The Merge là những nhà phát triển của Ethereum đang hướng đến mục đích vận hành mạng lưới tối ưu để ăn được “miếng bánh lớn”, dòng tiền nhiều hơn trong thị trường Crypto. Chứ cũng không như Vitalik Buterin đã chia sẻ “Nếu Ethereum không mở rộng được quy mô thì Ethereum chắc chắn sẽ thất bại”.
Việc thay đổi cơ chế đồng thuận sang POS sẽ khiến giao dịch trên Ethereum nhanh và tiết kiệm chi phí cho mỗi transaction. Tạo điều kiện lý tưởng cho các dự án DeFi, Dapp và GameFi phát triển trực tiếp trên mạng lưới của Ethereum, không còn bị chảy máu ra ngoài nữa. Khiến âm mưu nuốt trọn DeFi sẽ đến gần hơn với Ethereum nếu The Merge thành công.
3/ Các Layer 1 sẽ bị “uy hiếp” thị phần nghiêm trọng
Trước giờ khi mạng lưới của ethereum bị tắc nghẽn hoặc phí gas đắt đỏ thì nếu đứng vai trò là người chủ dự án chúng ta chỉ có 2 cách xử lý:
- Một là mở rộng sang các Layer 1 có tốc độ nhanh, phí rẻ.
- Hai là sử dụng các layer 2 với cơ chế Roll up.
Nhưng lựa chọn 1 thường được sử dụng hơn cả khi mà thế giới metaverse, gamefi bùng nổ trong 2021. Vì trong game chúng ta rất thường xuyên giao dịch hoặc approve cho việc hợp nhất đồ vật dẫn đến phí gas tiêu tốn trên mạng ETH sẽ khá chát. Nên việc chuyển qua 1 network có phí gas rẻ mà tốc độ lại nhanh sẽ khiến game mượt hơn và dễ tiếp cận với những nhà đầu tư có vốn ít.
Đó là lý do mà các bạn sẽ thấy tại sao có những con gamefi ban đầu là phát triển trên mạng ETH nhưng sau đó đã mở rộng sang BSC, Solana, hoặc Avax .. nhờ vậy mà các layer 1 này hưởng lợi không nhỏ từ miếng bánh dòng tiền, TVL (Total Value Locked) của ETH.
Tuy nhiên, ngay khi khắc phục được các nhược điểm của mạng lưới (tốc độ chậm, phí cao), Ethereum sẽ 1 lần nữa nuốt trọn thị phần; trở thành người “uy hiếp” cho các dự án Layer 1. Tạo ra một cuộc chơi hoàn toàn khác cho mảng DeFi, Dapp, GameFi trong tương lai. Những layer 1 nào yếu kém, không tập trung vào phát triển hệ sinh thái mà chỉ toàn nhắm vào miếng bánh của ETH thì rất dễ bị loại đầu tiên, kéo theo cho Top 10 của Altcoin có khả năng đổi chủ một lần nữa.
Và tất nhiên, với sự thành công của The Merge, Ethereum càng trở thành trụ cột kinh tế trong DeFi, cây to đón gió lớn. Nguy cơ bị giáp công bởi các dự án Layer 1 vẫn có thể xảy ra. Điều đó đồng nghĩa với việc các nền tảng Layer 1 phải nhanh chóng tái cấu trúc lại mạng lưới và mở rộng hệ sinh thái thì mới không bị đào thải.
4/ Thanh trừng những Layer 2 đang “ký sinh” trên Ethereum.
Sự xuất hiện của The Merge chắc chắn là một cảnh báo rất lớn đối với những dự án Layer 2, đặc biệt là những dự án chỉ hưởng đến cải thiện tốc độ và chi phí giao dịch của Ethereum. Khi The Merge chính thức thành công, đây sẽ là một cuộc thanh trừng lớn đối với những nền tảng layer 2 như Polygon, Arbitrum, Optimism, Boba Network, Loopring, ImmutableX, Zksync,..
Sở dĩ Ethereum The Merge có thể kill được các dự án Layer 2, là do khi chuyển sang thuật toán POS và kết hợp với cấu trúc Sharding, bản thân mạng lưới Ethereum đã có thể tự vận hành và xử lý tốt được những vấn đề về chi phí, tốc độ giao dịch mà không cần nhờ vào ngoại lực như trước.
Khi đó, sự tồn tại của những Layer 2 này sẽ trở nên dư thừa. Trên thực tế, những công nghệ Layer 2 này cũng đang gánh chịu những ảnh hưởng nhất định, bởi thời điểm nâng cấp lên The Merge của Ethereum đang đến rất gần.
Tuy nhiên, cuộc truy sát này sẽ không diễn ra trong một sớm một chiều, và thời điểm The Merge thành công cũng không có nghĩa là toàn bộ các dự án Layer 2 sẽ bị “knock out” ngay. Mà quá trình sàng lọc này sẽ diễn ra chậm rãi trong nhiều tháng nhiều năm, vì miếng bánh của Ethereum vẫn quá lớn, nên dù cho ETH có cải thiện được tốc độ nhưng trong thời kỳ đầu cũng không thể nào ăn hết 1 mình được (ăn 1 mình dễ đau bụng 😆 ).
Các layer 2 có thể tiếp tục tồn tại sau The Merge nhưng sẽ suy thoái và bị đào thải dần. Nên nếu các Layer 2 vẫn muốn sống tốt thì phải nhanh thích nghi và tạo được các chức năng mới phù hợp cho Ethereum 2.0.
5/ Dòng tiền chảy về Ethereum một lần nữa
Trước đây, dòng tiền từ Ethereum đã phải chảy sang nhiều network khác như BEP20, TRC20, SOL, AVAX do cơ chế hoạt động POW không cho phép nền tảng này tăng được số TPS và khả năng mở rộng.
Một ví dụ điển hình là những dự án GameFi đời đầu như AXS, Mana, Sandbox thời gian đầu đều lựa chọn Ethereum để phát hành nhưng sau đó lại mở rộng phát triển trên những nền tảng khác như BEP20, SOL do phí giao dịch quá đắt đỏ, trải nghiệm chơi game không mượt.
Tuy nhiên, với sự thành công của The Merge và Shard Chains, các hệ sinh thái khác như Solana hay Binance Smart Chain sẽ bị chảy máu tiền tệ trở lại, và dòng tiền lúc này chắc chắn 1 lần nữa đổ dồn về Ethereum.
Ngoài ra, việc The Merge thành công, có khả năng đi vào hoạt động một cách ổn định sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn hơn tham gia vào thị trường, đặc biệt là những nhà đầu tư về công nghệ. Với khả năng đáp ứng được nhu cầu nhanh, rẻ và reliable, những dự án sẽ muốn phát triển trực tiếp trên Ethereum hơn là các network khác.
Và tất nhiên, với lượng tiền ổn định và tệp khách hàng là những gã khổng lồ của thị trường công nghệ, hệ sinh thái của Ethereum sẽ có sự tăng trưởng trở lại và tương lai đầy hứa hẹn.
Xem thêm: Những góc tối đằng sau “The Merge” mà rất ít người biết
Tiềm năng của ETH sau The Merge
Khi chuyển sang cơ chế đồng thuận POS, Validator trên mạng lưới này sẽ cần có một lượng ETH nhất định để thực hiện Stake và kiếm được thu nhập từ việc xác thực dữ liệu thay vì trở thành thợ đào. Như vậy, nhu cầu sở hữu ETH sẽ tăng lên rất nhiều.
Ngoài ra, ETH vốn dĩ đã là một đồng coin top có giá trị lớn nhất trong số các Altcoin. Khi nó hoàn thiện được mạng lưới và có những bước phát triển hoàn chỉnh với The Merge, ETH được dự đoán là sẽ lên lại 3.000$.
Nhưng hiện tại thị trường vẫn đang Dowtrend, nên anh em hãy cẩn thận với các khoản đầu tư của mình!
Mặc dù vậy những người lựa chọn hold ETH cũng rất mong chờ sự thành công của The Merge, đồng thời coi The Merge như một điều kiện để Ethereum trở thành Microsoft của Blockchain. Dựa vào những số liệu chạy thử nghiệm trên mạng Kiln, Ropsten, Goerli từ tháng 10/2020 và những thành quả của chuỗi Beacon Chain, khả năng thành công của The Merge đang rất cao.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Ethereum The Merge thất bại?
Sự thất bại của The Merge là điều mà phần lớn những người tham gia thị trường Crypto đều không mong muốn xảy ra. Và để giảm thiểu rủi ro thất bại, đội ngũ nhà phát triển của ETH đã testing rất nhiều trên các mạng khác nhau và chuỗi Beacon Chain. Với những con số thực tế, trường hợp The Merge thất bại là rất nhỏ nhưng vẫn có thể xảy ra (Vì khi hợp nhất và chuyển đổi cơ chế như vậy rất dễ gặp phải sự tấn công từ bên ngoài).
“Sụp đổ” dự án, hỗn loạn thị trường
Nếu The Merge thất bại, một viễn cảnh thị trường vô cùng hỗn loạn sẽ xảy ra. Tại sao? Bởi The Merge thất bại đồng nghĩa với việc mạng lưới của Ethereum không thể hoạt động, kéo theo đó là vô vàn những dự án hoạt động trên nền tảng này sẽ bị đình trệ.
Anh em có thể hình dung đơn giản thế này, Ethereum là một mảnh đất vô cùng rộng lớn và những dự án GameFi, DeFi, NFT,.. là những ngôi nhà được xây dựng trên đó. Việc The Merge thất bại tương tự như việc có một trận động đất xảy ra và toàn bộ đất đai bị sụp đổ. Khi đó, tất nhiên toàn bộ công trình trên mảnh đất đó cũng sẽ bị ảnh hưởng, ít thì sứt đầu mẻ trán, nhiều thì sụp đổ hoàn toàn. Vì người dùng không thể giao dịch, nghẽn giao dịch hoặc lỗi double spending.
Đối với một nền tảng lớn như Ethereum, nếu biến cố này xảy ra sẽ đem đến sự hỗn loạn không nhỏ cho toàn bộ thị trường Crypto.
Nguy cơ xuất hiện 2 chuỗi Ethereum
Trong trường hợp xấu nhất, nếu The Merge thất bại, Ethereum sẽ có hai phiên bản Blockchain và hai token ETH riêng biệt, chạy song song nhau. Khi đó, tất nhiên ETH sẽ chịu những tác động vô cùng tiêu cực khiến giá Eth tụt dốc thảm hại.
Do bản thân Ethereum là Altcoin dẫn đầu trong thị trường nên sự thất bại của mạng lưới này cũng đem lại những hệ lụy đáng kể cho toàn bộ thị trường Crypto, đặc biệt là các nhà đầu tư. Hiện tại, chúng ta cũng không thể đoán chắc chắn được mức giá của ETH khi The Merge thất bại, cũng không khẳng định được thành bại của mạng lưới Ethereum sau đó. Tuy nhiên, tâm lý hoảng loạn, khả năng bán tháo và sự sụt giảm nặng nề của ETH chắc chắn là một hệ quả rõ ràng khi quá trình hợp nhất của Ethereum thất bại.
Dòng tiền lúc này có thể chuyển sang những Altcoin khác đứng sau ETH, hoặc các nhà đầu tư sẽ có xu hướng đổ xô qua hold Bitcoin nhiều hơn.
Nói tóm lại, tuy khả năng The Merge thất bại là rất thấp nhưng anh em cũng nên cân nhắc đến trường hợp này để có hướng xử lý tài sản 1 cách an toàn nhất.
Với những chia sẻ phía trên, chắc hẳn anh em đã có những thông tin cần thiết về tác động của The Merge đối với mạng lưới của Ethereum nói riêng và toàn bộ thị trường Crypto nói chung. Thông qua đó, anh em cũng có thể tìm tòi các số liệu và liên tục cập nhật tin tức để đưa ra những phán đoán chính xác nhất có liên quan đến ETH cũng như những nền tảng Layer 1, Layer 2 trên thị trường. Đối với những anh em trung thành với công việc Miners, anh em cần có những tính toán cẩn thận hơn để tìm ra cho mình phương án thích hợp khi The Merge thực sự thành công. Chúc anh em có được những phán đoán chính xác và thành công với quyết định của mình!
Bài viết cùng chủ đề
➤ Số lượng Node của Bitcoin? Mất bao lâu sẽ đào hết 21 triệu BTC
➤ 12+ Đồng Coin HOT nhất hiện nay mà người mới không thể bỏ qua
➤ 20+ Cách đầu tư tiền điện tử cho người mới bắt đầu – Nhanh kiếm được tiền
➤ Chỉ báo quan trọng nhất trong CryptoQuant | Flow Indicator (dòng chảy BTC)
Comments (No)