Trên thế giới có rất nhiều ý kiến trái chiều khi phân tích Ripple Coin – một trong những đồng coin hot nhất vào 2017. Vậy Ripple coin là gì và liệu đây có phải là một đồng coin đáng được đầu tư trong năm 2023. Cùng tham khảo bài viết sau để tìm hiểu kỹ hơn về đồng coin này cũng như những phân tích có liên quan đến tiềm năng của XRP trong năm 2023 nhé!
Nội dung chính
Ripple là gì?
Công nghệ của Ripple được ra mắt từ năm 2012 với hai nhà đồng sáng lập bao gồm Chris Larsen và Jed McCaleb. Khác với những Blockchain khác trong thị trường Crypto, mục đích của công nghệ Ripple chỉ tập trung chủ yếu vào việc cung cấp một giải pháp thanh toán liền mạch và nhanh chóng, một hệ thống gửi và nhận tiền thay thế cho hệ thống SWIFT truyền thống. Thông qua đó, người dùng không chỉ có khả năng thực hiện giao dịch tiền tệ quốc tế chỉ trong một nốt nhạc mà còn có thể chuyển nhượng được chứng khoán.
Cũng với mục đích đó nên Ripple tập trung xây dựng hệ thống thanh toán điện tử vô cùng tối ưu cho người dùng, với sự áp dụng của phương pháp giao dịch phi tập trung P2P.
XRP là gì?
XRP hay Ripple coin là Native Token (token gốc) của Ripple. Nó đã được đào trước với nguồn cung là 100 tỷ và được sử dụng với mục đích chính là tạo điều kiện cho giao dịch tiền tệ xuyên quốc gia thông qua mạng lưới của Ripple.
Thông tin cơ bản về đồng XRP
- Price: $0.3357
- Ticker: XRP
- Blockchain: XRP Ledger
- Consensus: XRP Ledger Consensus Protocol
- Token Type: Utility Token
- Avg. Block time: 4 giây
- Avg. Transaction Time: 1,500 + TPS
- Smallest Unit: 1 XRP = 10^5 drops
- Max Supply: 100,000,000,000 XRP
- Total Supply: 99,989,330,486 XRP
- Circulating Supply: 49,537,223,666 XRP
XRP hoạt động như thế nào?
XRP được sử dụng như một tài sản trung gian để quy đổi tiền tệ giữa những quốc gia trên thế giới. Như vậy, thay vì phải đến ngân hàng thực hiện một loạt thủ tục, trả một khoản phí đắt đỏ và chờ đợi trong một khoảng thời gian khá lâu thì với XRP bạn chỉ cần tốn vài giây chờ đợi và một khoản phí nho nhỏ để thực hiện được toàn bộ giao dịch.
Lý do XRP có thể làm được điều này là do nó tập trung vào thiết kế tỷ lệ quy đổi XRP với nhiều loại tiền pháp định khác nhau trong thời gian ngắn và phí rẻ. Điều này có thể giúp người dùng tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi chuyển tiền ra nước ngoài.
Đặc điểm của XRP
Ưu điểm
Với mục đích trở thành trung tâm mậu dịch tiền tệ, XRP đã hợp tác với rất nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính như FP Morgan, Santander, Back of America, Ripple còn từng ký kết hợp tác với gã khổng lồ chuyển tiền quốc tế MoneyGram. Đây được coi là một dấu hiệu rất rõ ràng cho việc XRP đang ngày càng được sử dụng rộng rãi (nó đã từng xưng bá thị trường trong mảng thanh toán hồi cuối 2017).
Khi bạn quyết định đầu tư vào XRP, bạn không chỉ đầu tư và có được lợi nhuận từ quá trình phát triển của đồng coin, mà về bản chất là bạn đang đầu tư vào công ty của đồng tiền điện tử đó, Với đội ngũ nhà phát triển và khối lượng nhân viên khổng lồ, sự phát triển của Ripple sẽ khiến XRP tăng giá mạnh.
Nhược điểm
Việc Ripple có được sự quan tâm và hợp tác với các ngân hàng hay những tổ chức tài chính vừa là thế mạnh vừa là hạn chế của nó. Vì khi hợp tác với ngân hàng hay những tổ chức tài chính, Ripple cũng chịu sự kiểm soát của ngân hàng, dẫn đến không giữ gìn được tính phi tập trung của tài sản tiền điện tử. Điều này đi ngược lại với triết lý ban đầu khi Satoshi Nakamoto tạo ra Bitcoin (tránh xa sự kiểm soát của ngân hàng/ tổ chức tài chính)
Ripple và vụ kiện với SEC
Nếu anh em thường xuyên cập nhật tin tức, chắc hẳn đây là một thông tin rất đáng gây chú ý khi Ủy ban Chứng Khoán và Giao Dịch Hoa Kỳ (SEC) đã lên tiếng kiện Ripple Labs và hai đại cổ đông của doanh nghiệp. Vụ kiện xoay quanh vấn đề gây quỹ của Ripple với hơn 1,3 tỷ đô “qua một lời chào bán chứng khoán bảo đảm tài sản điện tử không được đăng ký, đang lưu hành”, vào 22/12/2020.
Với mục đích và phương pháp xây dựng mạng lưới một cách đặc biệt, khác thường, không quá khó hiểu khi Ripple gây ra những ý kiến trái chiều ở phía dư luận về việc cuối cùng thì XRP là chứng khoán hay là tiền điện tử. Nếu đúng với lời cáo buộc của SEC thì Ripple Coin cần phải được đăng ký với tư cách là một loại chứng khoán. Và nếu Ripple coin được coi là một loại chứng khoán thì Bitcoin và Ether – những đồng tiền điện tử hàng đầu có phải cũng sẽ được phân loại là chứng khoán? Vấn đề rốt cuộc nằm trong việc chính quyền Mỹ thiếu đi sự minh bạch trong ngành tiền điện tử và không có sự phân biệt một cách rõ ràng giữa chứng khoán và Crypto.
Đối mặt với khó khăn này, XRP đã phủ nhận cáo buộc và lên tiếng bảo vệ cho doanh nghiệp, cũng như khẳng định về việc muốn đạt được sự minh bạch cho ngành tiền điện tử tại Mỹ. Ripple đồng thời cũng khẳng định rằng nếu thiếu đi sự minh bạch này, quá trình phát triển của tiền điện tử tại Mỹ sẽ bị cản trở và gặp rất nhiều khó khăn. Tháng 4 năm 2021, nhiều nhà phân tích cho rằng Ripple đã có cơ hội giành được chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý đầy căng thẳng của mình, với bằng chứng là việc SEC không được phép công bố hồ sơ tài chính của Ripple Lab; đồng thời, Ripple cũng được phép tiếp cận một cuộc thảo luận bí mật của SEC trước vụ kiện này.
Tuy nhiên, hiện tại, thắng bại của vụ kiện này vẫn chưa chính thức có kết quả.
XRP khác gì so với những loại tiền điện tử khác
Khi tiếp cận với mục đích và hướng xây dựng nền tảng của công nghệ Ripple, bạn có thể thấy đây là một đồng coin rất bình thường. Tuy nhiên, thông qua vụ kiện phía trên, chúng ta đều có thể chắc chắn được rằng có rất nhiều vấn đề xoay quanh đồng coin này. Vậy XRP khác gì so với những tài sản tiền điện tử khác?
Không sử dụng Blockchain
Anh em có thể sẽ thấy ngạc nhiên với yếu tố này. Bởi vốn dĩ, Blockchain được coi là linh hồn của thị trường Crypto, do nó có thể hoàn thành tốt được việc thực hiện các giao dịch một cách phi tập trung, ẩn danh, bảo mật và an toàn. Tuy nhiên, đây lại không phải một hướng đi được Ripple lựa chọn. Thay vào đó, doanh nghiệp này lựa chọn sử dụng công nghệ độc quyền của riêng họ – RPCA (Thuật toán đồng thuận giao thức Ripple).
Về cơ bản, cơ chế hoạt động của Ripple có thể được ví với một cuốn sổ cái có ít tính tập trung, nó được thiết kế như một ngân hàng trung gian giữa các quốc gia. Nhờ vậy, anh em có thể chuyển đổi bất cứ loại tiền pháp định nào (ví dụ VNĐ) sang XRP, và chuyển XRP cho người nhận. Người nhận sau đó có thể đổi trực tiếp XRP này sang loại tiền pháp định mà họ mong muốn (ví dụ USD). Với quy trình này, anh em sẽ không cần chờ đợi các ngân hàng của quốc gia khác nhau xử lý và chốt tỉ giá.
Tính phi tập trung
Như đã chia sẻ phía trên, Ripple có thể được hình dung như một ngân hàng trung gian của rất nhiều quốc gia với đồng tiền trung gian là XRP. Thông qua việc liên kết và làm việc với nhiều ngân hàng, Ripple có được thế mạnh về khả năng cung cấp thanh khoản theo nhu cầu hay On-Demand Liquidity. Chính vì lý do này mà rất nhiều nhà phân tích cho rằng Ripple coin là một đồng coin có tính tập trung hơn là phi tập trung (đặc biệt là khi nó không sử dụng Blockchain – nguyên tắc cơ bản để đảm bảo tính phi tập trung, tính công bằng, … trên thị trường Crypto)
Tuy nhiên, nhà phát triển của nền tảng này vẫn khẳng định rằng XRP là một đồng coin phi tập trung (Chỉ là khái niệm phi tập trung này phụ thuộc vào các Node mạng trong quá trình thực hiện giao dịch và biểu quyết.)
Như vậy, tính phi tập trung của Ripple coin vẫn là một vấn đề gây tranh cãi, đặc biệt là khi Ripple đưa ra một cơ chế hoạt động có tính bản quyền, đồng thời liên kết với nhiều ngân hàng để thực hiện giao dịch
Không thể đào XRP
Khác với BTC hay ETH, XRP không thể được sở hữu thông qua việc khai thác coin. Như đã chia sẻ phía trên, XRP đã được đào sẵn và có giới hạn là 100 tỷ token. Hiện nay, đã có hơn 49 triệu XRP đang lưu hành trên thị trường. Lượng token còn lại đã có kế hoạch cụ thể để phát hành theo kỳ hạn thông qua ký quỹ.
Một số phân tích Ripple Coin
Lịch sử giá của Ripple coin
XRP đã có những biến động giá mạnh và liên tục ngay từ những thời gian đầu tiên được phát hành vào năm 2013. Sau khi trải qua rất nhiều nỗ lực, đồng coin này mới đạt được mức giá $0.01 vào năm 2017. Tuy nhiên, ngay sau đó, đồng con này tăng bụp phát lên $0.25 vào cuối tháng 5 năm 2017.
Trong giai đoạn Bull Run khét tiếng vào năm 2018, XRP đã từng đạt được mức giá cao nhất với con số là $3.84 vào ngày 04/01/2018. Sau đó khoảng 2 tuần, XRP mất đi một nửa giá trị và đặc biệt có những tụt giảm đáng kể xuống còn 0.4$; và duy trì ở mức $0.55 do vụ kiện với SEC đã kể trên.
Tuy nhiên, cho đến tháng 4 năm 2021, XRP đã có sự tăng trưởng để vượt trên mức $1 và gần chạm mức $2. Đây là lần đầu tiên XRP đạt được mức giá này kể từ năm 2018. Đây là thời điểm đã được nhắc đến trong vụ kiện giữa SEC và Ripple khi cộng đồng nắm bắt được khả năng thắng kiện cao của doanh nghiệp này. Bắt đầu từ giữa tháng 5, XRP lại trải qua những lần tụt giá xuống mức $1.50 và dao động ở mức $1 với lượng vốn hóa 50 tỷ USD.
Dự đoán giá XRP
XRP rất có thể sẽ quay lại mốc 1,5$ – mức giá thông thường của mình. Vì nó đã có dấu hiệu tăng rõ rệt từ đầu năm 2021, thậm chí vượt qua mức 1 đô đã đạt được trong năm 2018. Theo phân tích của Peter L. Brandt, khả năng tăng trưởng này của XRP là rất cao, dựa trên biểu đồ giá gần đây của nó.
Một số nhà phân tích khác trong thị trường Crypto thì lại khá hoài nghi với tiềm năng phát triển của XRP khi nhìn nhận vào tình hình sụt giảm đạt đến ngưỡng hỗ trợ – $0.6493 trong thời điểm diễn ra vụ kiện với SEC. Về tầm nhìn dài hạn, những nhà phân tích Ripple Coin đều cho rằng đồng coin này có khả năng tiếp cận thị trường tốt và có thể đạt được mức giá ổn định trong khoảng $0.71 – $0.92 vào năm 2023.
Dĩ nhiên, việc dự đoán chắc chắn về mức giá của XRP trong năm 2023 vẫn còn là một câu hỏi hóc búa, đặc biệt là đối với một thị trường đầy biến động như Cryptocurrency. Một phần cũng do hiện tại vụ kiện giữa Ripple và SEC vẫn chưa có những công bố chính thức. Tuy nhiên, XRP vẫn làm tốt được nhiệm vụ của nó khi thực hiện rất nhiều giao dịch mỗi giây một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
Giá XRP có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Bitcoin
Mọi đồng coin trên Crypto đều chịu sự ảnh hưởng nhất định từ Bitcoin. Lý do là bởi đồng coin này sở hữu giá trị nội tại rất lớn về tính phi tập trung, tính ứng dụng, được đa số cộng đồng tin tưởng và kỳ vọng. Quan trọng hơn, Bitcoin là đồng coin duy nhất không mang tính vụ lợi, không bị kiểm soát bởi người tạo ra nó. Tại sao vậy?
Bất cứ đồng coin nào ra đời sau Bitcoin đều cố gắng thay thế đồng coin này với vô số những ưu điểm mà Bitcoin không thể làm được như giao dịch nhanh, chi phí rẻ, tạo ra hệ sinh thái với nhiều Dapps, DeFi phát triển. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của đội ngũ phát triển khi triển khai Altcoin luôn là lợi nhuận. Đây cũng là nguyên nhân tại sao một lượng token luôn được phân phối cho những người Founder trong dự án. Trong khi đó, tài khoản ví của Satoshi (Founder của Bitcoin) sở hữu rất ít BTC và chưa bao giờ có dấu hiệu rút BTC ra ngoài dù giá nó có tăng như thế nào. Điều này chứng minh được rằng Bitcoin không được tạo ra vì trục lợi cá nhân mà vì sứ mệnh đặc biệt Satoshi đã đề cập trong Genesis Block.
Ngoài ra, khác với các dự án Altcoin, Bitcoin có một thế mạnh thứ 3 đó là không thể tìm ra người cầm đầu. Hãy thử hình dung khi thị trường Crypto phát triển mạnh đến mức đủ sức ảnh hưởng đến những lĩnh vực khác trong xã hội; chính phủ rất có thể sẽ cần nhúng tay để kiểm soát và điều phối. Tất nhiên, nhà nước và chính phủ có thể làm điều này vô cùng dễ dàng bằng cách “nắm đầu” Founder. Với Ethereum là Vitalik Buterin, với Binance là CZ, vậy với Bitcoin là ai khi mà Satoshi chưa bao giờ xuất đầu lộ diện?
Bởi vậy, nếu Ripple coin không có những phát triển vượt bậc và chỉ dừng lại ở những thế mạnh về giao dịch xuyên biên giới, tương lai của nó là không thể đảm bảo (đồng coin nào cũng có khả năng này). Việc đồng coin có thể vượt được mức giá cao nhất mọi thời đại của nó cũng sẽ khó có khả năng xảy ra.
Những ảnh hưởng từ thế giới
Tài sản tiền điện tử có thể là một thế giới tách biệt so với những dạng tài sản khác; tuy nhiên, nó cũng chịu những ảnh hưởng và tác động từ thế giới như tình hình kinh tế, chính trị, và nổi bật nhất là những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến thị trường Crypto trong thời gian vừa qua. Khoảng thời gian dịch bệnh có dấu hiệu giảm dần và đời sống được quay trở lại bình thường, rất nhiều đồng coin từng tụt giảm đã có sự trở lại đầy ngưỡng mộ, trong đó có cả XRP.
Do vậy, đây sẽ là yếu tố mà anh em cần đặc biệt chú ý nếu thực sự muốn đầu tư XRP nói riêng và tài sản tiền điện tử nói chung.
Hạn chế của việc không thể được khai thác
Khi phân tích Ripple Coin, chúng ta không thể bỏ qua được yếu tố này. Lý do là vì nguồn cung được tạo ra bởi Miners là nguồn cung cũng có ảnh hưởng đối với mức giá của đồng coin và nó cho thấy đồng coin này đang đạt được tính phi tập trung tốt. Việc Ripple Coin không áp dụng quá trình khai thác coin khiến rất nhiều nghi ngại xuất hiện về việc doanh nghiệp này được xây dựng với mục đích xấu.
Cho đến hiện tại, Ripple vẫn chưa có bất cứ động thái nào đủ để chứng minh được những phân tích về việc họ có ý đồ xấu. Ripple vẫn luôn khẳng định họ vận hành dựa trên một cơ chế mà bản thân nó đã mang tính tập trung, và việc không áp dụng khai thác coin giúp họ quản lý nguồn cung một cách tốt hơn, đảm bảo không có số lượng gia tăng đột ngột của nguồn cung XRP.
Vậy tóm lại, XRP có đáng là một khoản đầu tư tốt trong năm 2023 không?
Vào thời điểm năm 2017, sự xuất hiện của XRP đem lại rất nhiều niềm vui cho những anh em tham gia trong thị trường Crypto vì lúc đó dùng BTC hay ETH chuyển tiền lên sàn hoặc chốt lời thì phí khá là chát. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, những lợi ích mà đồng coin này đem lại đã khá mờ nhạt.
Lý do là gì?
Với mục đích đem lại giải pháp thanh toán liền mạch, tiện lợi, XRP vẫn thiếu một yếu tố vô cùng quan trọng là tính ổn định. Đây cũng là nguyên nhân tại sao thay vì lựa chọn XRP, xu hướng lựa chọn USDT hay BUSD ngày càng vượt trội hơn. Vì không ai muốn sử dụng một đồng coin có tính biến động để thanh toán và chốt lời cả. Có thể nói, nếu Ripple lựa chọn đi theo hướng trở thành Stablecoin ngay từ đầu, thì có lẽ đến bây giờ nó đã thống trị luôn mảng Stablecoin và thanh toán quốc tế.
Hiện tại, tuy vẫn có khả năng phát triển nhưng tiềm năng tăng trưởng của XRP là không cao và khó để so sánh với với những đồng coin khác trên thị trường. Nhưng đây vẫn là một lựa chọn thích hợp nếu bạn có số vốn nhỏ và có đủ thời gian để liên tục cập nhật thông tin, cũng như đưa ra những phán đoán dựa trên các chỉ số và phân tích cụ thể.
Với những chia sẻ trên, hy vọng anh em đã có dịp tìm hiểu về XRP, cũng như nắm được phân tích Ripple Coin một cách chi tiết. Thông qua đó, hy vọng anh em sẽ đưa ra cho bản thân một chiến lược đầu tư coin một cách phù hợp, giúp tối ưu hóa được lợi nhuận kiếm được từ thị trường Crypto. Chúc anh em thành công!
Bài viết cùng chủ đề
➤ 20+ Cách đầu tư tiền điện tử cho người mới bắt đầu – Nhanh kiếm được tiền
➤ Smart contract là gì? Tại sao lại vô cùng quan trọng với Blockchain
➤ Tokenomics là gì? Tìm hiểu chi tiết về Tokenomics của 1 dự án chuẩn
Comments (No)