TRON là cái tên thường được nhắc đến bên cạnh những ông lớn trên thị trường như Ethereum, Binance Smart Chain, … Vậy mạng TRON và TRC20 là gì, có những điểm nổi bật như thế nào, mà anh em có thể khai thác được những gì khi sử dụng TRON chain? Cùng tham khảo bài viết sau để tìm hiểu thêm về nền tảng này nhé!
Nội dung chính
Tổng quan về TRC20
Ban đầu, nền tảng này xuất hiện trên blockchain của Ethereum và được tiếp thị ở Châu Á là chủ yếu. Vào cuối tháng 5 năm 2018, TRON đã chạy trên một blockchain tách biệt và độc lập, hoàn thiện dần và sở hữu hơn 50 triệu tài khoản tính đến tháng 8 năm 2021.
Mạng TRON là gì?
Đây là một blockchain công khai được xây dựng dựa trên giao thức phân quyền, với mục đích tạo ra một mạng internet phi tập trung, (“phiên bản phi tập trung của web” – theo khẩu hiệu của TRON), hay còn gọi là “web 3.0”. Mạng TRON sử dụng ngôn ngữ Solidity để lập trình hợp đồng – tương tự như Ethereum. Do đó, Token và Smart Contract của mạng TRON có khả năng tương thích hoàn toàn với mạng Ethereum. Hay nói cách khác, Token mạng TRON có thể được sử dụng trên mạng Ethereum và ngược lại.
TRON hoạt động dựa trên thuật toán DPoS (Bằng chứng ủy quyền) chứ không hoạt động bằng POW như Ethereum. Do đó, tốc độ giao dịch và chi phí trên nền tảng này đều cải thiện được đáng kể khi so sánh với Ethereum. Trung bình, TRON chỉ mất 3s để hoàn thất một khối trên mạng, còn Ethereum thì mất tới 15s.
Về cơ bản, TRON cung cấp một dịch vụ tự do cho công chúng, hướng đến phục vụ những người có niềm yêu thích với nội dung giải trí trên toàn thế giới. Những nội dung này sẽ đem lại sự thịnh vượng cho nền tảng và tất cả thành viên của nó.
TRC20 là gì?
TRC20 là tiêu chuẩn token được nền tảng blockchain TRON phát hành dựa trên Smart Contract. Nhờ khả năng tương thích hoàn toàn với tiêu chuẩn ERC20, người dùng có thể chuyển các mã token ERC sang TRC20 dựa trên Smart Contract để sử dụng trong hệ.
Ngoài ra, TRC20 token có thể tương tác liền mạch với tất cả ứng dụng và các token khác được tạo trên mạng TRON. Dựa vào đó, người dùng có thể sử dụng TRC20 để tạo và phát hành token của riêng mình.
Những quy tắc của TRC20 là gì?
Để đảm bảo tình bảo mật và sự an toàn của mạng lưới, một số quy tắc chính đối với tiêu chuẩn token TRC20 có thể kể đến như sau:
Quy tắc tùy chọn
- Cách viết Token chuẩn: Viết theo tên gọi quy định.
- Ticker: Token không được viết có sai lệch so với ticker.
- Đơn vị: Đơn vị tối thiểu của Token cần được xác định một cách chuẩn chỉ.
Quy tắc bắt buộc
- Số lượng: mạng TRON có vai trò xây dựng lượng Token tối đa hay còn gọi là nguồn cung
- Số dư trên TRON: được hiển thị tại Balance Of
- Hỗ trợ từ bên thứ 3: TRC20 cho phép
- Token có thể được chuyển từ tài khoản của người dùng đến nơi khác
- Số lượng Token còn lại sẽ được thông báo cho người dùng.
TRC10 và TRC20 khác nhau như thế nào?
Nếu Ethereum có vô vàn các tiêu chuẩn ERC khác nhau như ERC20, ERC721, ERC1155, … thì mạng TRONG cũng có hai tiêu chuẩn token chính được phát hành sau quá trình thực hiện Mainnet: TRC10 và TRC20
TRC10 là tiêu chuẩn rất dễ sử dụng và tương đối phổ biến. Việc sử dụng TRC10 đơn giản đến nỗi anh em hoàn toàn có thể tự phát hành một mã token TRC10 trên mạng TRON mà không cần có bất cứ hiểu biết gì về Code. Tuy nhiên, hạn chế rất lớn của mã Token này là chúng ta không thể tăng được nguồn cung mà chỉ có thể Burn token. Ngoài ra, giao dịch TRC20 chỉ tiêu thụ Bandwidth Point trên mạng TRON.
TRC20 tuy không thân thiện với người dùng như TRC10 nhưng cũng đang có những bước phát triển rất mạnh mẽ nhờ vào USDT Tether giao thức TRC20. Cụ thể hơn, điều đó khiến TRC20 có thể tùy biến mạnh mẽ hơn TRC10. Ngoài ra, giao dịch TRC20 tiêu thị cả Energy và Bandwidth Point. Hạn chế duy nhất của tiêu chuẩn token này là khó thiết lập hơn khi so với TRC10.
Anh em có thể tham khảo chi tiết hơn về những điểm khác biệt giữa TRC10 và TRC20 tại bảng dưới đây:
Làm sao để nhận diện chuẩn TRC20
TRC20 hay mạng TRON có thể được hiểu là một phiên bản tiết kiệm hơn và nhanh chóng hơn của Ethereum. Tại đây, mọi Token của mạng đều được hỗ trợ ví ảo cụ thể và có khả năng hoán đổi, chuyển nhượng, chia sẻ, chỉ cần chúng tuân thủ các nguyên tắc được chỉ định trong Smart Contract.
Anh em có thể nhận diện được chuẩn mã token TRC20 dựa vào những yếu tố sau:
- Địa chỉ ví: Thường bắt đầu bằng chữ “T”.
Ví dụ: TR7NHqjeKQxGTCi8q8ZY4pL8otSzgjLj6t
- Tốc độ giao dịch: Token TRC20 có tốc độ giao dịch gần nhưu tức thì, được đánh giá là token sở hữu tốc độ giao dịch vượt trội hiện nay.
- Chi phí giao dịch: Chi phí giao dịch với Token TRC20 gần như là bằng 0. Đây là điểm cộng lớn khiến các token TRC20 được lựa chọn để thay thế USDT.
Những dự án sử dụng TRC20 hiện nay
Với nhiều ưu điểm về tốc độ giao dịch, phí Gas, quá trình xử lý giao dịch hiệu quả, TRC20 tất nhiên đang được rất nhiều dự án sử dụng và lựa chọn. Những dự án chính sử dụng TRC20 có thể kể đến như:
- Tether: Đây là tài sản tiền điện tử lớn thứ 3 thế giới, đồng thời là dự án lớn và nổi tiếng nhất sử dụng tiêu chuẩn token TRC20. Trong đó, Tether không thu phí giao dịch, khiến đồng coin này có được lợi thế rất lớn khi so sánh với phí giao dịch cao của Ethereum.
- Revain: Sau Tether, đây là một dự án nền tảng blockchain của Trustpilot cũng sử dụng mã token TRC20.
- Just: Đây là một biến thể của Maker DAI dựa trên TRON. Tại đây, người dùng có thể đặt Token TRX vào các vị trí nợ có thế chấp. Nhờ vậy, một đồng coin ổn định hơn là USDJ được tạo ra và gắn với giá trị của Đô la Mỹ.
Hướng dẫn tạo ví lưu trữ USDT TRC20
Quá trình tạo tài khoản, tạo ví trên mạng TRON có thể được thực hiện như sau:
Tạo tài khoản
Bước 1: Anh em sử dụng mạng TRON bằng cách tải TronLink về thiết bị từ CH Play hoặc App Store.
Bước 2: Khi đã hoàn tất tải ứng dụng, bạn mở Tronlink, sau đó nhấn Create Account để tạo tài khoản.
Bước 3: Khi mã thông báo giới thiệu hiện lên, bạn chọn Accept
Bước 4: Tiếp theo, bạn nhập một số thông tin như Set Name, Set Password. Anh em lưu ý là mật khẩu cần có 8 ký tự (gồm ít nhất 1 chữ viết hoa, 1 chữ viết thường, 1 chữ số). Sau đó, bạn nhập lại mật khẩu tại phần “Enter Password Again”.
Bước 5: Khi đã hoàn tất mật khẩu, anh em nhấn vào Back up now, nhấn Got it để nhận 12 từ khôi phục. Đây là những từ khóa mà bạn cần lưu trữ lại để có thể khôi phục tài khoản trong trường hợp cần thiết. Khi bạn đã lưu trữ những từ khóa này xong xuôi, nhấn “I have saved it securely”. Sau đó, anh em sẽ cần xác thực lại số từ khóa này theo yêu cầu của TronLink và chọn Carry out dể hoàn tất tạo tài khoản.
Theo giao diện mới nhất, anh em sẽ cần xác nhận đúng thứ tự của 12 từ khóa đó theo hai bước. Đầu tiên là xác nhận từ khóa từ 1 đến 6; và bước 2 là xác nhận từ khóa từ 7 đến 12.
Như vậy là anh em đã có thể hoàn tất được quá trình tạo tài khoản rồi đó!
Thêm USDT vào ví TronLink
Tại giao diện chính của TronLink, bạn tìm và nhấn vào biểu tượng dấu (+), sau đó nhấn vào tìm kiếm và chọn USDT (anh em cũng có thể tìm bằng cách nhập địa chỉ Contract của token này vào ô). Sau khi tìm thấy tùy chọn USDT thì bạn nhấn vào biểu tượng dấu (+) kế bên nó là hoàn tất.
Hệ sinh thái của TRON
Stablecoin
USDD hay Decentralize USD là stablecoin riêng của TRON được neo giá theo TRX, đã được phát hành đồng loạt trên nhiều nền tảng vào ngày 05/05/2022. USDD có mức giá được cố định theo 1 đô la Mỹ, và là đồng tiền đầu tiên dẫn đầu cho làn sóng Stablecoin 3.0 với sự tiếp nối của Stablecoin 1.0 – USDT trên mạng Omi và Stablecoin 2.0 – USDT trên mạng TRON. Lý do cho việc phát hành USDD là để khắc phục được yếu điểm về vấn đề tập trung (quản lý bởi các tổ chức tài chính) của các stablecoin hiện nay.
Để đảm bảo giá trị cho USDD, TRON DAO Reverse (quỹ dự trữ) đã được thành lập bởi TRON với tổng giá trị lên đến 10 tỷ USD. TRON DAO – tổ chức tự quản của hệ sinh thái TRON sẽ chịu trách nhiệm huy động vốn, quản lý và cam kết lãi suất thường niên đối với người sử dụng lên đến 30%; đồng thời, hỗ trợ những tổ chức chấp nhận USDD. Việc ra đời của Stablecoin này đã ảnh hưởng không ít đến giá của TRX, cũng như cái nhìn của người dùng với hệ sinh thái của TRON.
BitTorrent Token
BTT là một giao thức trao đổi ngang hàng, có vai trò là yếu tố chính trong hệ sinh thái của TRON. Thông qua BTT, những nhà sáng lập có thể tạo ra nền kinh tế nhờ việc chia sẻ tệp torrent và được trả tiền bởi người dùng.
Tether trên TRON
Đây là một sự thay thế tuyệt vời đối với phí gas đắt đỏ và hệ thống thường xuyên tắc nghẽn của Ethereum. Mặc dù chi phí giao dịch không rẻ, nhưng những trải nghiệm Tether trên TRON vẫn được đánh giá rất cao.
TronWallet
Bên cạnh những tính năng của ví tiền điện tử thông thường như tạo và quản lý nhiều ví trên điện thoại, theo dõi giao dịch, thanh toán bằng mã thông báo TRX hoặc mã QR, lưu trữ địa chỉ ví trong ứng dụng, … TronWallet còn cung cấp nền tảng để bỏ phiếu cho siêu đại diện.
PoloniDEX
Đây là sàn giao dịch phi tập trung tại TRON, nơi người dùng có thể giao dịch mã thông báo USDT, TRX coin hoặc UDSJ dựa trên hàng trăm cặp mã thông báo. Ứng dụng sở hữu giao diện quen thuộc, đơn giản và vô cùng dễ sử dụng.
TRONScan
TRONScan có thể cung cấp trình khám phá blockchain tương tự như Ethescan, cho phép truy tìm tất cả giao dịch trên TRON. Ngoài ra, TRONScan có thể được coi như một cổng thông tin nhằm truy cập số liệu và phân tích trên chuỗi.
JustLend
Nền tảng này tạo điều kiện cho vay như những hình thức DeFi như Aave và Compound. Với mô hình quản trị phi tập trung, người dùng có thể kiếm lợi nhuận trên JustLend bằng cách nắm giữ mã thông báo JST và bỏ phiếu cho những thay đổi tương lai trong giao thức, ngoài việc cung cấp tính thanh khoản cho giao thức. JustLend còn hỗ trợ người dùng với đồng hồ đo rủi ro bao gồm giá trị rủi ro và rủi ro thanh lý.
Tron Arcade
Đây là quỹ được thiết kế nhằm thúc đẩy sự phát triển với giá trị lên đến 100 triệu USD. Với quỹ này, TRON có thể thúc đẩy được sự phát triển của các trò chơi có sử dụng mạng TRON. Một trong những thành công của nền tảng này là CryptoDungeons với quyết định chuyển toàn bộ hoạt động sang TRON.
Có nên đầu tư vào TRX?
Với cơ chế đồng thuận, việc “đóng băng” TRX thường được chủ sở hữu sử dụng nhằm nhận TRON Power, sau đó lượng TRON Power này sẽ được sử dụng để bỏ phiếu cho những người đóng vai trò là nhà sản xuất khối. Cuối cùng, nhờ xác minh giao dịch, họ sẽ nhận được TRX như một phần thưởng vì đã bỏ phiếu cho các “siêu đại diện”. Việc đóng băng TRX chính là yếu tố đầu tiên có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của TRX bởi nó làm giảm nguồn cung của đồng tiền này. Và theo một lẽ tất yếu, khi nguồn cung giảm, và nhu cầu sử dụng tăng do phải khởi chạy các chương trình trên TRON, TRX sẽ tăng giá.
Polygon (MATIC) là gì? Tầm quan trọng của Polygon trong mạng ETH
Một ví dụ điển hình là vào khoảng tháng 9 năm 2020, token này đã tăng gấp đôi khi 5 tỷ TRX bị khóa trong JustSwap (một nền tảng tài chính phi tập trung – DeFi)
Việc TRX có xu hướng tăng lên nhờ việc đóng băng tài sản đã từng xảy ra. Tuy nhiên, lý thuyết này chưa thể khẳng định được chắc chắn tính ổn định và sự tăng trưởng của TRX. Bởi như mọi loại tiền điện tử khác, điều gì sẽ xảy đến với TRX vẫn là một trong những bài toán khó có thể đưa ra dự đoán. Bởi vậy, nếu anh em nhắm đến đầu tư vào TRX, việc nghiên cứu thông tin về dự án và thị trường là yếu tố vô cùng quan trọng để đưa ra quyết định.
Trên thực tế, mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt với những ông lớn về thị phần, nền tảng TRON vẫn được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai khi nhắm đến những mục đích tốt đẹp vì quyền lợi của người dùng – người sáng tạo nội dung. Điều này đồng nghĩa với việc khi quyền sở hữu tác phẩm nghệ thuật trở thành nhu cầu hàng đầu của người sáng tạo thì nguồn lợi mà TRON nhận được là rất đáng kể và đầy hứa hẹn.
Bên cạnh đó, việc đầu tư còn phụ thuộc vào việc bạn muốn “chơi” theo cách nào. Nếu anh em muốn đầu tư dài hạn, việc hold và staking TRON nhằm sinh lời thụ động cũng là một ý tưởng không tồi. Tất nhiên, song song với việc đó, anh em cần theo dõi thị trường, nắm bắt được thông tin phát triển của cả TRON và những dự án cạnh tranh khác để kịp thời chốt lời, cắt lỗ. Nếu anh em chỉ mong muốn đầu cơ thì TRX đáp ứng đủ điều kiện là một tài sản có tính đầu cơ tốt. Tuy nhiên, với mức giá còn thấp, token này sẽ biến động mạnh hơn so với những đồng tiền điện tử khác, nên những tính toán của anh em về việc “bắt đáy” là rất quan trọng để thu về lợi nhuận có giá trị.
Với những chia sẻ trên, hy vọng anh em đã có nhiều hơn những thông tin cần thiết về mạng TRON và TRC20 là gì, những ưu điểm mà TRC20 có thể đem lại. Dù với bất cứ lựa chọn đầu tư nào, anh em cũng nên cẩn trọng, có sự nghiên cứu và theo dõi thị trường một cách cẩn trọng, để tránh được những rủi ro không đáng có, đồng thời thu được lợi nhuận đáng kể. Chúc anh em thành công!
Bài viết cùng chủ đề
➤ TOP 20 Sàn giao dịch Bitcoin, tiền điện tử uy tín nhất thế giới
➤ Phân tích chỉ báo Exchange Flow | CryptoQuant (Phần 1)
➤ Open Interest là gì? Có tác dụng gì khi phân tích On Chain
Comments (No)