Beacon Chain là gì? Có ảnh hưởng gì trong Ethereum The Merge

SangLV
SangLV
Follow me:

Beacon Chain là gì? Giai đoạn thử nghiệm này có ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch The Merge của Ethereum? Đây có lẽ chính là một trong những vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng trong thời gian gần đây. Vậy, cùng tham khảo bài viết sau để có những tìm hiểu chi tiết nhất về Beacon Chain nhé!

Beacon Chain là gì?

2. Beacon Chain là gì

Beacon Chain là hạ tầng thử nghiệm cách vận hành và build sẵn dàn Validator cho Ethereum khi chuyển từ cơ chế đồng thuận Proof of Work sang Proof of Stake (muốn trở thành Validator người dùng cần stake ít nhất 32 ETH). Blockchain Beacon sẽ chạy độc lập hoàn toàn và song song với blockchain của Ethereum, chịu trách nhiệm lưu trữ thông tin, xác thực, trao phần thưởng cho Validator; đồng thời cắt giảm ETH đối với những Validator có khả năng xác nhận kém. Nói chính xác hơn Beacon Chain được xây dựng để thực thi những nguyên tắc cần thiết nhằm thiết lập cơ chế đồng thuận POS sao cho phù hợp với mạng lưới Ethereum.

Beacon Chain cũng bao gồm một sổ cái để lưu trữ lại các tài khoản điều hành và điều phối mạng lưới. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Beacon Chain và Ethereum Mainnet là nó không tham gia vào xử lý giao dịch hay tương tác với Smart Contract.

Mục đích của Beacon Chain

3. Mục đích của Beacon Chain

Trong quá trình thử nghiệm cơ chế đồng thuận Proof of Stake trên Beacon Chain, mạng lưới Ethereum sẽ không có gì thay đổi. Điều đó có nghĩa là mạng lưới này vẫn áp dụng cơ chế đồng thuận POW, và bạn vẫn có thể giao dịch ETH như bình thường, thực hiện trao đổi Token trên các sàn giao dịch như Uniswap, Metamask, Yield Farming hay trên các giao thức DeFi. Nói cách khác, Ethereum vẫn sẽ được giữ nguyên cho đến khi chuỗi Beacon Chain được thử nghiệm thành công và quá trình The Merge diễn ra thành công.

Vai trò của Beacon Chain không phải là lập tức tạo ra những thay đổi trên mạng lưới của Ethereum mà để thử nghiệm và có những điều chỉnh nhất định nhằm chắc chắn rằng việc chuyển đổi từ cơ chế đồng thuận Proof of Work sang Proof Of Stake sẽ không gây ra những vấn đề gì cho mạng lưới và tài sản của người dùng. Quá trình thử nghiệm này cũng có thể giúp Ethereum nắm bắt được khả năng thành công của The Merge; đồng thời kiểm tra những vấn đề như tính tập trung và sự an toàn trước các cuộc tấn công của The Merge là bao nhiêu %. Với Proof Of Stake, càng có nhiều người tham gia vào mạng, mạng lưới sẽ càng trở nên an toàn, bảo mật và phi tập trung. Vấn đề về tính phi tập trung sẽ được phân tích cụ thể hơn trong phần phân phối Validator.

Thời gian và kế hoạch triển khai Beacon Chain là gì?

4. Các giai đoạn nâng cấp của Ethereum

Beacon Chain bắt đầu được triển khai vào ngày 27/11/2020. Quá trình sản xuất những Block đầu tiên được khởi chạy vào thời điểm 01/01/2020. Việc nâng cấp Ethereum từ Ethereum đến Ethereum 2.0 bao gồm 3 giai đoạn chính là: Beacon Chain, The Merge và Shard Chain. Do vậy Beacon Chain là những bước đi đầu tiên, bước thử nghiệm đóng vai trò rất quan trọng để thực hiện được quá trình chuyển đổi cơ chế đồng thuận mà Ethereum mong muốn.

Trong giai đoạn này, để tham gia Stake và có đủ điều kiện trở thành Validator, người dùng sẽ cần sở hữu số tiền là 32ETH. Khi đã Stake, người dùng sẽ không thể rút tiền cho đến khi giai đoạn tiếp theo được hoàn thành. Hay cụ thể hơn là người dùng sẽ không thể rút tiền cho đến khi The Merge được triển khai. Trong khi đó, các trình xác thực sẽ có vai trò chính là được chỉ định để bảo mật cho ETH Mainnet.

Mối quan hệ giữa Beacon Chain và những giai đoạn khác của Ethereum 2.0

5. Mối quan hệ giữa Beacon Chain và các giai đoạn khác

Tuy là bước thử nghiệm đầu tiên trong quá trình thực hiện bước ngoặt nhưng Beacon Chain lại có mối tương quan rất chặt chẽ đối với những bước phát triển tiếp theo. Có thể nói, Beacon chain được coi như một cơ sở giúp xây dựng một Ethereum với POS một cách hoàn chỉnh nhất. Do đó, Beacon Chain không chỉ có thể được liên kết với Mainnet của Ethereum mà còn liên quan đến giai đoạn cuối cùng trong quá trình hoàn thiện Ethereum 2.0 – Shard Chain.

Beacon Chain và The Merge

Trong quá trình thử nghiệm, Beacon Chain và Ethereum là hai blockchain chạy song song và tách biệt nhau. Như đã chia sẻ phía trên, Ethereum vẫn sẽ hoạt động bình thường với cơ chế cũ trong suốt quá trình Beacon được thử nghiệm. Vậy khi quá trình thử nghiệm này được hoàn tất thì điều gì sẽ xảy ra?

Khi Beacon Chain hoàn tất thử nghiệm và sở hữu những con số đạt kỳ vọng, đội ngũ nhà phát triển của Ethereum sẽ tiến hành kết nối Beacon Chain với Ethereum. Quá trình kết nối này còn được gọi là “Merge” hay hợp nhất chúng lại làm một. Sau khi hợp nhất, Mainnet của Ethereum sẽ chạy trên hệ thống Proof of Stake và được điều phối bởi Beacon Chain.

Đây cũng là lý do mà Beacon Chain đang được thực hiện một cách rất nghiêm túc và ngày càng thu hút được nhiều sự tham gia của các validator.

Beacon Chain và Shard Chain

Sau khi hoàn thành The Merge, quá trình nâng cấp của Ethereum vẫn chưa kết thúc. Giai đoạn cuối cùng; đồng thời cũng là giai đoạn mang tính quyết định trong quá trình nâng cấp từ Ethereum lên Ethereum 2.0 là Shard Chain.

Hiểu một cách đơn giản, Shard Chain là một đại diện cho kỹ thuật Sharding dựa trên Database Sharding truyền thống. Trong đó, để cải thiện được khả năng xử lý và hiệu suất làm việc, một database sẽ được chia tác thành nhiều phần và đặt trong những máy chủ khác nhau. Hiểu một cách đơn giản hơn, đây là quá trình tạo các chuỗi rất nhỏ, cho phép chúng hoạt động một cách độc lập; trong đó, mỗi chuỗi phân đoạn lại có trách nhiệm gửi các bản ghi giao dịch đến Beacon Chain theo thời gian dựa trên VMC (Hợp đồng người quản lý xác thực); đồng thời đem đến cho mạng lưới tính bảo mật một cách ổn định. Đặc biệt, Shard Chain có thể giúp giải quyết được vấn đề hiện đang còn tồn đọng của Ethereum là tốc độ giao dịch và chi phí giao dịch.

Shard Chain chỉ có thể được vận hành một cách an toàn với cơ chế đồng thuận Proof of Stake. Đây cũng chính là lý do mà Ethereum hướng đến sử dụng cơ chế đồng thuận này và thử nghiệm một cách vô cùng nghiêm túc với Beacon Chain. Chỉ khi thử nghiệm Beacon Chain xong xuôi và hoàn thành được The Mergem, Ethereum mới có thể áp dụng và kích hoạt được Shard Chain.

Khi áp dụng Shard Chain thành công, các chuỗi nhỏ của Shard Chain có thể giúp thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng và giảm đáng kể lượng phí gas. Sau quá trình này, Ethereum sẽ thực hiện những bước nâng cấp cuối cùng để hoàn thiện được Ethereum 2.0. Lúc đó nền tảng này sẽ chính thức bước sang hoạt động và vận hành với một cơ chế mới, cũng như không cần đến sự hỗ trợ của những nền tảng Layer 2. Anh em có thể tham khảo kỹ hơn về những ảnh hưởng của Ethereum The Merge đối với thị trường Crypto để nắm bắt vấn đề này một cách chi tiết hơn.

Một số thông tin cụ thể về Beacon Chain

Tổng lượng tiền gửi

Trong tương lai Beacon Chain sẽ được sử dụng như xương sống của Ethereum với vai trò chính là vận hành mạng Proof of Stake. Trên thực tế, những con số mà Beacon Chain đang đạt được là rất đáng kể. Trong đó, có hơn 13.2 triệu ETH đang được Staking, chiếm hơn 10% nguồn cung của ETH chỉ với 412 nghìn trình xác thực.

Kể từ tháng 11/2020, số ETH được sử dụng để Stake đã tăng lên cột mốc 2 triệu ETH chỉ trong vòng 2 tháng. Cho đến tháng 5 năm 2021, tức là chỉ trong vòng 6 tháng, tổng lượng ETH được Stake trong hệ thống của Beacon đã lên đến 6 triệu ETH. Sau cột mốc đó, lượng ETH được sử dụng để Stake đã có sự tăng trưởng chậm chạp hơn. Nếu mức giá ETH tăng và lượng ETH được sử dụng để Stake ngày càng nhiều thì cũng không có gì quá khó hiểu.

Tuy nhiên, ngay cả trong thời điểm giá ETH đã tụt khoảng 50% giá trị, số lượng coin được Stake vào Beacon vẫn không hề có dấu hiệu giảm. Đây là một điều kiện rất tốt thể hiện được niềm tin của cộng đồng đối với cơ chế vận hành mới của Ethereum, đồng thời là yếu tố thúc đẩy các nhà phát triển sớm thực hiện hợp nhất Beacon Chain với Ethereum, và chính thức dừng hoạt động với cơ chế đồng thuận POW.

Phân phối Validator

6. Phân phối Validator trên Beacon Chain

Nếu có sự tìm hiểu về cơ chế đồng thuận POS, anh em sẽ nắm bắt được ngay một trong những hạn chế lớn nhất của cơ chế này là không đảm bảo được tính phi tập trung. Lý do bởi nếu muốn trở thành Validator, người dùng sẽ cần Stake một lượng ETH nhất định, và ai càng có nhiều cổ phần, càng có nhiều khả năng chiếm được Block và nhận được phần thưởng khối. Do vậy, tuy đem lại được sự hiệu quả và tối ưu về tốc độ giao dịch, khả năng mở rộng, nhưng POS lại hạn chế lượng người tham gia xác thực.

Đây cũng là vấn đề mà các nhà phát triển của Ethereum đã tính toán đến. Giải pháp cho việc này không gì khác là cần có một sự phân bổ rạch ròi và rõ ràng đối với những Stakeholders có khả năng nắm giữ cổ phần. Dựa trên những phân tích từ địa chỉ ví Stake ETH, có thể thấy các Validator được chia ra như sau:

  • Sàn giao dịch: 27.9%
  • Các nhà đầu tư lớn (Cá mập): 8.76%
  • Staking Pool: 25.4%
  • Những Stakeholders khác: 38%

Khi tìm hiểu chi tiết hơn về từng đối tượng tham gia Validator, những thực thể chính nắm lượng phần trăm lớn trong số các Validators là Lido Finance (Giải pháp Staking hàng đầu trên Terra, Ethereum và Solana); Kraken, Binance, … Nếu so sánh với biểu đồ phân phối Miners, sự phân phối đối với Validator thể hiện được mức độ rạch ròi tốt hơn. Tuy nhiên, đến hiện tại, nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ tính phi tập trung như những gì cộng đồng vẫn đang trông chờ.

Một số lưu ý khi xem xét các số liệu của Beacon Chain

7. Một số lưu ý khi xem xét số liệu Beacon Chain

Hiện tại, rất nhiều số liệu có liên quan đến Beacon Chain đã được cộng đồng đón nhận và mong chờ. Tuy nhiên, đây liệu có phải là con số mà chúng ta có thể đặt hoàn toàn niềm tin vào hay không?

Tất nhiên, quá trình thử nghiệm của Ethereum đang đi đến những ngày cuối cùng và những con số kết quả đạt được tính đến thời điểm hiện tại là rất đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào phân tích, chúng ta sẽ thấy luôn có rất nhiều vấn đề còn cần được xử lý, ví dụ như vấn đề về phân phối Validator. Đây là lý do tại sao Beacon vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện để đạt được sự tối ưu lớn nhất.

Bên cạnh đó, anh em cũng không nên đánh đồng những kết quả mà Beacon Chain đang đạt được với thành công của The Merge hay của Ethereum 2.0. Rõ ràng, với kinh nghiệm trong thị trường Blockchain và Crypto, những nhà phát triển của Ethereum đã có tính toán rất kỹ lưỡng với từng bước đi. Nhưng dù tính toán như thế nào, kế hoạch vẫn có một tỉ lệ nhỏ thất bại. Trên thực tế, để thực sự đạt đến sự hoàn thiện, Ethereum còn phải nỗ lực rất nhiều để xử lý các vấn đề liên quan đến bản nâng cấp, khiến chúng phù hợp, hoàn thiện hơn; và quan trọng là thỏa mãn được những kỳ vọng từ cộng đồng.

Đây là một quá trình dài hơi và phức tạp. Bởi vậy, chúng ta chỉ có thể dựa trên số liệu để phân tích tình hình hiện tại, chứ không thể đưa ra những phán đoán chắc chắn về sự thành bại của bước ngoặt này.

Với những chia sẻ trên, hy vọng anh em đã có dịp tìm hiểu chi tiết xem Beacon Chain là gì và vai trò của nó đối với quá trình chuyển mình của Ethereum. Thông qua đó, hy vọng anh em sẽ có tầm nhìn và chiến lược của riêng mình để thu được lợi nhuận với sự thay đổi này của Ethereum nhé! Chúc anh em thành công. 

 

Bài viết cùng chủ đề

Coin Days Destroyed (CDD) là gì? Cách ứng dụng CDD phân tích On Chain

Phân tích chỉ báo Exchange Flow | CryptoQuant (Phần 1)

Kinh nghiệm đầu tư Bitcoin từ tay trắng

Sign up for an eToro account and access more than 70 popular cryptocurrencies and crypto funds to invest in.

Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:

 
Telegram Channel

Thảo luận Blockchain, xu hướng mới 2024

Facebook Group

Check dự án Scam, phân tích Bitcoin & Altcoin

guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments