Web 3.0 là gì? Top 8 dự án Web3 nổi bật nhất hiện nay

Web 3.0 là gì, liệu đây có phải là một kỷ nguyên mới của Internet? Cùng tham khảo bài viết sau để nắm được chi tiết về Web 3.0 cũng như khám phá được những dự án Web 3 hàng đầu hiện nay nhé!

Web 3.0 là gì?

1. Web3 là gì

Web3 hiện đang là một cụm từ thông dụng, chiếm lĩnh được sự quan tâm của cộng đồng chỉ sau metaverse. Web 3 là nền tảng web phi tập trung, đồng thời là phiên bản thứ 3 của Internet so với Web 2.0 hiện tại.

Cụ thể hơn, web3 có thể đem lại trải nghiệm người dùng theo cách phi tập trung để các kết nối diễn ra một cách nhanh chóng hơn và cá nhân hóa hơn. Web 3 được xây dựng dựa trên AI (trí tuệ nhân tạo), machine learning (máy học) và Semantic Web (web ngữ nghĩa), kết hợp với hệ thống bảo mật Blockchain để đảm bảo mọi thông tin đều an toàn.

Đến đây chắc hẳn khái niệm Web3 là gì vẫn còn khiến anh em có chút bối rối. Để anh em nắm bắt được một cách cụ thể nhất về nền tảng này, chúng ta sẽ so sánh một chút giữa web 3 và phiên bản web 2. Các trang web hiện nay mà anh em đang sử dụng là những web tĩnh, không có khả năng điều chỉnh dựa trên nhu cầu cá nhân của mỗi người. Với AI, các cấu trúc của web3 có thể được điều chỉnh một cách linh hoạt hơn, nâng cao hơn để đảm bảo người dùng có được những trải nghiệm trọn vẹn nhất.

Bên cạnh trải nghiệm của người dùng, điểm quan trọng của web 3.0 là khả năng lưu trữ an toàn và được phân phối trên nhiều thiết bị. Khi loại bỏ đi các máy chủ tập trung, thiết kế web có thể giảm thiểu được nguy cơ rò rỉ dữ liệu, khó có thể bị xâm phạm hơn.

Đặc điểm chính của Web 3 là gì?

2. Đặc điểm của Web3

Những điểm nổi bật của Web3 có thể được tóm tắt lại với những đặc điểm chính sau đây:

  • Open: Web3 được tạo ra bằng những phần mềm mã nguồn mở được phát triển bởi các developer. Chúng sở hữu được khả năng mở rộng và có khả năng hoàn thiện được đầy đủ tầm nhìn, cảm nhận của người dùng.
  • Trustless: Mạng lưới được sử dụng để cung cấp cho người dùng đảm bảo quyền tự do tương tác riêng tư và công khai mà không phụ thuộc vào bất cứ bên thứ 3 nào. Nhờ vậy, người dùng có thể dễ dàng tiếp cận được với những thông tin uy tín hơn, minh bạch hơn mà không cần phụ thuộc hay lựa chọn tin tưởng vào bất cứ bên thứ 3 nào.
  • Permissionless: Người dùng, nhà cung cấp hay bất cứ ai cũng có đầy đủ khả năng để tham gia mà không cần sự cho phép của tổ chức nào.
  • Ubiquitous: Hiện tại, Internet chỉ được cung cấp cho các thiết bị như máy tính hay điện thoại thông minh. Tuy nhiên, với Web3, Internet được cung cấp với vô vàn các loại tiện ích thông minh mới, bất cứ lúc nào, bất cứ vị trí nào.

Các lớp của Web 3.0 là gì?

Đối với Web 2.0, sự ra đời của công nghệ di động hay dữ liệu đám mây được thúc đẩy mạnh mẽ. Đối với Web 3.0, 3 lớp đổi mới công nghệ có thể kể đến như sau:

  • Edge Computing (điện toán biên).
  • Decentralization (Phân quyền).
  • Artificial intelligence & machine learning (Trí tuệ nhân tạo và máy học).
  • Blockchain.

Cách hoạt động của Web 3.0 là gì?

Khác với Web 2.0, Web 3 không có cơ sở dữ liệu tập trung để lưu trữ các trạng thái ứng dụng, không có máy chủ web để chứa logic backend. Thay vì vậy, nó hoạt động trên một Blockchain để xây dựng các ứng dụng với trạng thái phi tập trung. Các node ẩn danh trên web sẽ chịu trách nhiệm duy trì hoạt động của Blockchain. Logic các ứng dụng sẽ được xác định trong các Smart Contract. Nhờ vậy, các tìm kiếm của người dùng trên Internet có thể nhanh chóng, hiệu quả và dễ dàng hơn, ngay cả đối với những tìm kiếm phức tạp.

Về cơ bản, anh em vẫn sử dụng giao diện có khá nhiều điểm tương đồng đối với giao diện web 2.0 hiện tại. Nhưng do “bộ máy” bên trong đã được nâng cấp và hoàn thiện nên mọi quá trình đều được diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều. Để nắm được cụ thể về bộ máy phía trong Web 3, anh em có thể tham khảo phần kiến trúc của Web dưới đây:

Kiến trúc của Web 3.0

3. Kiến trúc của Web3

4 yếu tố chính có vai trò hoàn thiện nên cấu tạo của Web 3.0 bao gồm:

  • Ethereum Blockchain: Đây là một blockchain độc lập, hoạt động và duy trì bởi các Node trong mạng lưới. Bất cứ ai cũng có thể truy cập và ghi dữ liệu vào mạng lưới.
  • Smart Contract: Đây là các hợp đồng thông minh, hay các chương trình chạy trên Ethereum Blockchain, được biết bằng các ngôn ngữ lập trình như Solidity hay Vyper để xác định logic trong hệ thống.
  • EVM (máy ảo Ethereum): Đây là “bộ phận” có vai trò thực thi các logic đã được đặt ra trong các Smart Contract, đồng thời xử lý những thay đổi trạng thái.
  • Front End (Giao diện người dùng): Đây là yếu tố giống với bất cứ ứng dụng nào khác để xác định logic trong giao diện người dùng. Đối với Web3, Front End được kết nối với Smart Contract để đảm bảo tính logic.

Ưu nhược điểm của Web 3 là gì?

Ưu điểm:

Những ưu điểm của Web3 có thể được kể đến như sau:

  • Quyền riêng tư và kiểm soát dữ liệu: Người dùng có thể yên tâm sử dụng hệ thống do khả năng mã hóa thông tin và đảm bảo sự an toàn của thông tin. Mã hóa này sẽ khiến thông tin của bạn không thể bị xâm phạm trong bất cứ trường hợp nào, đồng thời ngăn cản các tổ chức lớn kiểm soát thông tin như Google, Apple. Hay nói cách khác, người dùng là đối tượng duy nhất có toàn quyền đối với thông tin của mình.
  • Dịch vụ liền mạch: Với lợi thế của hệ thống dữ liệu phi tập trung, người dùng có thể truy cập dữ liệu trong bất cứ trường hợp nào, ngay cả khi thiết bị của máy chủ bị lỗi. Do dữ liệu được sao lưu với nhiều bản khác nhau và không có tổ chức nào có khả năng tạm ngưng hay từ chối dịch vụ.
  • Tính minh bạch: Mọi thông tin trên hệ thống đều đảm bảo được tính minh bạch và không phụ thuộc vào bất cứ bên thứ 3 nào. Điều đó có nghĩa là người dùng có thể theo dõi dữ liệu, kiểm tra các mã sau nền tảng, …
  • Khả năng tiếp cận dữ liệu mở: Dữ liệu đối với Web3 có thể được truy cập được ở mọi thiết bị và ở bất cứ nơi nào. Các quy mô tương tác đều sẽ được mở rộng từ thanh toán đến thông tin.
  • Nền tảng không hạn chế: Do mọi người đều có quyền lợi như nhau trong quá trình truy cập mạng lưới nên người dùng có thể tạo địa chỉ riêng và tương tác với mạng lưới mà không bị hạn chế dựa trên giới tính, vị trí địa lý, thu nhập hay các yếu tố xã hội khác. Nhờ vậy, việc chuyển tài sản cũng trở nên tiện lợi hơn.
  • Tạo hồ sơ duy nhất: Tại nền tảng Web3, anh em chỉ cần một hồ sơ duy nhất để hoạt động với bất cứ nền tảng nào, đảm bảo cung cấp toàn quyền sở hữu với những thông tin nhất định. Nếu người dùng không cho phép, không có công ty hay tổ chức nào có thể truy cập hay xác minh tính chính xác của thông tin này. Tuy nhiên, người dùng có thể chia sẻ hồ sơ hay lựa chọn bán dữ liệu cho các quảng cáo hay thương hiệu.
  • Xử lý dữ liệu nâng cao: Điểm đặc biệt của Web 3 là AI với khả năng lọc ra được những thông tin có giá trị trong một lượng thông tin khổng lồ. Quá tình này có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề và cung cấp các kiến thức chuyên sâu giúp phục vụ khách hàng, doanh nghiệp phát triển.

Điểm hạn chế của Web 3

  • Yêu cầu về thiết bị: Hiện tại, các máy tính kém tân tiến sẽ không có khả năng để cung cấp một cách đầy đủ nhất những lợi ích của Web3. Song song với việc mở rộng mạng lưới, thiết bị cũng cần cập nhật, nâng cấp các tính năng và đặc điểm để tăng khả năng tiếp cận.
  • Chưa sẵn sàng để được áp dụng rộng rãi: Mặc dù mang trong mình nhiều đặc điểm xuất sắc, hiệu quả, sáng tạo những nền tảng này vẫn cần có nhiều hơn những nghiên cứu về tiến bộ công nghệ, luật sử dụng và bảo mật dữ liệu để đáp ứng được đầy đủ nhất nhu cầu của người dùng.
  • Chức năng phức tạp: Tuy là một công nghệ tân tiến, nhưng cũng không thể phủ định rằng web 3 có các chức năng khá phức tạp. Đây cũng là một trong những rào cản khiến nền tảng này chưa thể được áp dụng và sử dụng một cách phổ biến.

Một số ứng dụng của Web 3.0

Một số phạm vi ứng dụng hay dịch vụ mới được phát triển dựa trên Web 3.0 bao gồm: NFT (Non-fungible tokens, DeFi (hệ thống tài chính phi tập trung), Cryptocurrency (tiền điện tử), Dapps (ứng dụng phi tập trung), Cầu nối Cross-chain, DAOs.

Top 8 dự án Web3 nổi bật nhất hiện nay

1/ Chainlink

4. Dự án Web3 nổi bật - Chainlink

Đây là hệ thống mạng lưới Oracle phi tập trung với mục đích chính là tạo ra một phần mềm trung gian giữa các hợp đồng thông minh, cũng như những nguồn dữ liệu bên ngoài. Nhờ vậy, các Smart Contract có thể truy cập một cách an toàn vào các nguồn dữ liệu ngoài chuỗi. Hay nói cách khác, đây là một dự án Web3, một cầu nối chuyển tiếp thông tin giữa thế giới thực với thế giới Blockchain. Chainlink được dẫn dắt bởi Sergey Nazarov (CEO) và Steve Ellis (CTO) – những người đã có kinh nghiệm dày dặn đối với các lĩnh vực như sáng lập Smart Contract, kỹ sư mềm, …

Bản thân Smart Contract sẽ không có khả năng tương tác với nguồn dữ liệu bên ngoài. Tuy nhiên, nếu thiếu đi kết nối này thì các nguồn dữ liệu đối với Smart Contract sẽ không đạt được sự đa dạng mà Chainlink hướng tới. Bởi vậy, dự án này đang nỗ lực giải quyết vấn đề về khả năng kết nối giữa Smart Contract và dữ liệu ngoài Blockchain.

Chainlink xử lý dữ liệu dựa trên quy trình sau: Người dùng đưa dữ liệu vào Blockchain thông qua Chainlink, dữ liệu này sẽ kích hoạt Smart Contract để đưa ra một dữ liệu đầu ra bao gồm đầy đủ các Logic cần thiết. Đó có thể là một chứng nhận sở hữu, một yêu cầu chuyển dữ liệu hay một khoản thanh toán.

Hiện tại, Chainlink chỉ hỗ trợ Smart Contract đối với nền tảng của Ethereum. Trong tương lai, dự án này hướng đến việc có thể hỗ trợ Smart Contract đối với hầu hết các platform có sử dụng loại hợp đồng thông minh này.

2/ GAL

5. Dự án Web3 nổi bật - GAL

Project Galaxy là một mạng dữ liệu thông tin xác thực Web3, với cơ sở hạ tầng mở, dữ liệu thông tin xác thực kỹ thuật số và NFT. Đây cũng là những yếu tố chính để các nhà phát triển của dự án có thể xây dựng được sản phẩm và một cộng đồng đủ lớn mạnh. Dự án này được đánh giá là có rất nhiều tiềm năng để phát triển trong trung và dài hạn. Project Galaxy được sáng lập bởi Harry Zhang và Charles Wayn với chuyên môn khác nhau có liên quan đến công nghệ, chuỗi cung ứng, thương mại điện tử, …

Hiện tại, đã có hơn 1.2 triệu người dùng đăng ký Galaxy ID – một phương pháp để hiển thị thông tin đăng nhập trong thế giới web 3, hay còn được gọi là Web 3 Linkedin. ID Galaxy này bao gồm tên cá nhân của người dùng, đại diện của họ, thông tin đăng nhập, … ID này có thể được tích hợp để cung cấp các tính năng tùy chỉnh dựa vào các thông tin xác thực mà người dùng cung cấp. Thông qua đó, người dùng có thể trải nghiệm vô số ứng dụng Web3 khác nhau.

Các nhà tổ chức sự kiện hay quản lý cộng đồng có thể dùng Galaxy OAT (token thành tích trên chuỗi Galaxy) như một phương pháp để sử dụng cơ sở hạ tầng NFT của dự án và mạng dữ liệu thông tin xác thực trên chuỗi. Dựa vào đó, họ có thể xây dựng và phân phối chiến dịch một cách dễ dàng.

Giải pháp mà GAL đưa ra được đánh giá khá cao và có khả năng giải quyết được nhiều vấn đề trong thế giới Web 3.0.

3/ Helium

6. Dự án Web3 nổi bật - Helium

Đây là một mạng lưới không dây phi tập trung và ngang hàng được xây dựng trên Blockchain. Nền tảng này hoạt động dựa vào Proof of Coverage và một thuật toán đồng thuận mới dựa trên HonerBadget BFT. Mục đích của Helium là định tuyến dữ liệu đối với các thiết bị IoT (Internet of Thing) tầm xa có công suất thấp.

Với Helium, người dùng có thể xây dựng các cơ sở hạ tầng wireless với chi phí tiết kiệm, đảm bảo độ bảo mật. Trong đó, những thiết bị có công suất thấp vẫn có thể gửi dữ liệu từ Internet đến Internet. Nói cách khác, nền tảng này có khả năng tối ưu hóa các kết nối với thiết bị Internet và tạo ra hệ sinh thái giao dịch tiền điện tử một cách an toàn.

Một số sản phẩm của Helium có thể kể đến như: Helium Hotspot, Helium Console, LongFi, Helium Tabs, …

4/ THETA

7. Dự án Web3 nổi bật - THETA

Theta Network cũng là một trong những dự án Web 3 uy tín mà anh em có thể tham khảo. Mạng lưới này có khả năng truyền và phân phối Video phi tập trung xây dựng trên công nghệ Blockchain. Mục đích của mạng lưới này là cung cấp khả năng truyền phát video chất lượng cao một cách mượt mà, không tốn chi phí công nghệ cao. Dự án này được phát triển bởi Mitch Liu và Jieyi Long đến từ Trung Quốc, những người sở hữu nhiều năm làm việc với máy tính, công nghệ, điện tử, …

Cách hoạt động của Theta tương đối giống với Tiktok, Youtube hay Netflix … Tuy nhiên, thay vì sử dụng hình thức tập trung với một công ty cụ thể, nền tảng này hoạt động phi tập trung mà ai cũng có thể đóng góp cho mạng lưới và nhận về phần thưởng. Tại đây, anh em có thể phát Video trực tiếp về các trận đấu game, chương trình thể thao, show diễn, … Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể sử dụng mã video theo thời gian thực hay bộ nhớ cache để chuyển tiếp dữ liệu, phát video trực tiếp đến toàn bộ người dùng trên toàn cầu.

Đối với những Video có lượng người xem nhất định trên Theta, anh em có thể nhận được phần thưởng là token của mạng – Tfuel để sử dụng cho việc thanh toán các giao dịch trên mạng lưới.

5/ Filecoin

8. Dự án Web3 nổi bật - Filecoin

Đây là một mạng lưới lưu trữ phi tập trung có khả năng lưu trữ được các thông tin quan trọng của người dùng. Trong đó, bất cứ ai cũng có thể thuê nguồn dữ trữ trên máy tính. Như vậy, người thuê sẽ cần trả một lượng chi phí nhất định, tương ứng với nguồn dữ liệu; người khai thác bộ nhớ nhờ vậy sẽ nhận được một mức thưởng xứng đáng. Filecoin được phát triển bởi Juan Bennet với lần ra mắt đầu tiên là whitelist Filecoin: A cryptocurrency Operated File Storage Network.

Nền tảng này sử dụng hai cơ chế đồng thuận chính là Proof of Replication (PoRep) và Proof of Spacetime (PoSt) nhằm đem lại khả năng xác minh dữ liệu một cách an toàn. Dự án giải quyết được một trong những vấn đề vô cùng nan giải ngày nay, đó là quá tải lưu trữ dữ liệu. Việc quá tải có thể gây ra các cuộc tấn công mạng, kéo theo các tổn thất không thể lường trước.

Thông qua công nghệ Blockchain, nền tảng có thể điều phối mạng lưới với các dự trữ ngang hàng nhằm cung cấp cho người dùng lựa chọn tốt nhất về dung lượng lưu trữ, tốc độ và chi phí. Và tất nhiên, với tư cách là một dự án Web3, nền tảng cho phép tất cả mọi người khả năng sử dụng dịch vụ, và tạo điều kiện để các cá nhân và tổ chức có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách chia sẻ tài nguyên của mình.

6/ Flux

9. Dự án Web3 nổi bật - Flux

Flux là một dự án Blockchain hướng đến xây dựng một mạng lưới phi tập trung, kết hợp với khả năng mở rộng, cho phép xây dựng các Dapps với tính linh hoạt cao trong thiết kế. Dự án Blockchain Web3 này bao gồm một bộ Blockchain có khả năng mở rộng tương tự như một dạng dịch vụ, mang lại lợi ích đối với cả người dùng cuối và các nhà phát triển.

Tại đây, developer có thể đăng ký, nhận tài trợ, thiết kế, xây dựng Dapps trên Flux với sơ đồ tài trợ từ Flux Labs. Dựa trên bộ dụng cụ của hệ thống, các Dapps đều có thể được triển khai với một số yêu cầu tối thiểu, nhằm đóng góp những sản phẩm chất lượng nhất cho nền tảng.

7/ Bittorrent

10. Dự án Web3 nổi bật - Bittorrent

Bittorrent là một nền tảng hỗ trợ chia sẻ dữ liệu giữa người dùng. Bạn có thể thực hiện tải dữ liệu lên hệ thống và chia sẻ chúng với bất cứ ai. Đây là một trong những nền tảng đã có tuổi đời từ rất lâu. Trước đó, nền tảng này không liên quan đến tiền điện tử. Tuy nhiên, sau khi được TRON mua lại vào năm 2018, Bittorrent đã trở thành một nền tảng tiền điện tử với mục đích hỗ trợ chia sẻ các file dữ liệu một cách phi tập trung.

Sau khi được TRON mua lại, Bitorrent vẫn đi đúng theo kế hoạch mà nó được thiết kế ban đầu, cộng thêm những lợi thế về mạng lưới phi tập trung. Nói cách khác, anh em có thể tải nhạc, phim, trò chơi hoặc bất cứ thứ gì bằng Bitorrent mà không bị quản lý hay giới hạn về dung lượng file.

Một số hạn chế của nền tảng này có thể kể đến như không hỗ trợ trao đổi nhanh, không thông báo tin nhắn và việc liên hệ giữa các bên sử dụng chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, khả năng tích hợp công nghệ Blockchain của nền tảng này được đánh giá là vô cùng hoàn hảo, tạo ra được tính phân quyền, sở hữu đầy đủ hệ thống phần thưởng và vô số các tiện ích khác.

8/ The Graph

11. Dự án Web3 nổi bật - The Graph

Đây là một giao thức có khả năng tổ chức dữ liệu Blockchain, giúp quá trình truy cập trở nên dễ dàng hơn. The Graph có thể cung cấp năng lượng cho hệ sinh thái Web3 cũng như nhiều ứng dụng DeFi. Tất cả người dùng đều có quyền lợi ngang hàng trong việc xây dựng và xuất bản các subgraph.

Một trong những vấn đề nan giải mà dự án này hướng đến giải quyết là khả năng truy vấn dữ liệu. Vốn dĩ, việc truy vấn dữ liệu không phải là một quá trình đơn giản. Các ứng dụng hay công cụ hỗ trợ phân tích thông tin thường hoạt động theo cách tập trung và mất nhiều thời gian để phát triển. Trong hoàn cảnh đó, The Graph được coi là một trong những nền tảng uy tín nhất có khả năng hỗ trợ truy vấn dữ liệu tương đương với một lớp dữ liệu mở trong hệ sinh thái.

Với những chia sẻ trên, hy vọng anh em đã nắm được chi tiết về việc Web 3.0 là gì, cũng như những đặc điểm và cách vận hành của nó. Thông qua những dự án Web3 hàng đầu, hy vọng anh em cũng đã có thêm những thông tin để nghiên cứu, quan sát cũng như có được những đánh giá chủ quan xem nền tảng nào phù hợp với bản thân, hay đầu tư như thế nào để thu được lợi nhuận lớn trong thời đại phát triển của Web3 nhé. Chúc anh em thành công!

 

Bài viết cùng chủ đề

Agoric là gì? Có còn cơ hội tăng trưởng trong 2023

7 Cách giúp sàn lọc nhanh những đồng coin tiềm năng trong Crypto

DeFi là gì? Những dự án DeFi nổi bật nhất hiện nay

 

Comments (No)
Leave a Reply