Volume Profile – Nâng trình phân tích volume nến

Volume Profile là gì, công cụ này có thể ứng dụng hiệu quả đối với việc trading không? Cùng tham khảo bài viết sau để nắm được những kiến thức cơ bản về Volume Profile cũng như một số chiến lược áp dụng hiệu quả với chỉ số này nhé!

Volume Profile là gì?

1. Volume profile là gì

Thông thường, chúng ta sẽ sử dụng Volume để nắm được thanh khoản của mỗi nến trên đồ thị. Nhưng với Volume Profile nó sẽ giúp chúng ta biết được thanh khoản cụ thể ở mỗi mức giá này hay còn gọi là Volume At Price. Để phân biệt Volume và Volume Profile, một số người gọi Volume là thanh khoản dọc còn Volume Profile là thanh khoản ngang.

Ý nghĩa của Volume Profile là gì?

Thay vì cung cấp thanh khoản tại mỗi thời điểm nhất định thì Volume Profile cung cấp được định hướng cấu trúc và khả năng chuyển động của thị trường. Trong đó, tại mỗi mức giá cụ thể, Volume Profile sẽ bao gồm POC – Point of control (điểm kiểm soát), Value Area Low (đáy vùng giá trị) và Value Area High (đỉnh vùng giá trị).

Value Area là vùng giá trị, nằm giữa đỉnh giá trị và đáy giá trị, thường tập trung khoảng 68% thanh khoản trên thị trường. Hay nói cách khác, phần lớn các hoạt động giao dịch của thị trường sẽ nằm tại khu vực này. Dựa vào đó, Value Area cũng được coi là một vùng cản khá mạnh.

Dựa vào nguyên tắc phân phối chuẩn, vùng giá trị sẽ nằm trong độ lệch chuẩn đầu tiên. Khoảng độ lệch chuẩn thứ 2 chiếm 95% giá trị thanh khoản, rộng hơn so với độ lệch chuẩn đầu tiên. Cuối cùng là độ lệch chuẩn thứ 3, chiếm khoảng 99.7% thanh khoản. Giữa độ lệch chuẩn đầu tiên và độ lệch chuẩn thứ 2 là vùng mà nhà đầu tư thường kỳ vọng sự di chuyển nhanh và mạnh của giá.

Một số thuật ngữ liên quan

Để anh em hiểu rõ hơn về chỉ báo này, chúng ta sẽ đi qua một vài giải thích về những thuật ngữ có liên quan như sau:

POC – Point of Control

2. Point of control

Điểm kiểm soát thể hiện mức giá sở hữu thanh khoản lớn nhất trong vùng giá trị

Phân phối chuẩn và phân phối đôi

Phân phối chuẩn được đề cập phía trên là Volume Profile dạng hình chuông (thoải về hai bên và phình ra ở giữa vùng giá trị).

3. Phân phối chuẩn và phân phối đôi

Ngược lại, phân phối đôi (Double Distribution) là Volume Profile có dạng phình ra ở đầu trên và dưới tạo ra 2 vùng giá trị. Vùng giá trị nào phình to hơn sẽ có xuất hiện POC. Khu vực ở giữa 2 vùng giá trị này được gọi là LVN – Low Volume Node (vùng thanh khoản thấp). LVN cũng có vai trò rất quan trọng, thể hiện một vùng mua tốt bởi tại đây giá có khả năng hồi lại sau quá trình biến động.

Vùng giao dịch

Bên cạnh những vùng giá trị lớn, Volume Profile cũng có thể cung cấp những vùng nhỏ hơn mà anh em có thể giao dịch để thu được lợi nhuận với chênh lệch nhỏ. Đây là vùng giao dịch, hay Trading Zone.

Tại đậy, giá thường có khả năng cao bị hút trở về trước khi tiếp tục chuyển động. Để xác định được vùng này, anh em sẽ cần xem xét Volume Profile với cả sóng tăng và sóng giảm. Dựa vào đó, anh em có thể nắm được chuyển động và phản ứng của giá đối với những mốc mà nó đã đi qua.

Đối với những vùng giá có thanh khoản lớn, trading zone là vùng giá đang do dự hoặc vùng từ chối giá khiến sự chuyển động bất chợt dừng lại. Tùy thuộc vào số lần gá đi qua và độ lớn của thanh khoản mà sức mạnh của trading zone có mạnh hay không. Giá càng đi qua vùng này nhiều thì khả năng cản giá càng ít.

LVN – Low Volume Node (Vùng thanh khoản thấp)

Theo nguyên tắc, để giá có thể breakout ra khỏi một vùng giá thì volume tại đó phải đủ lớn. Nếu Volume tại đó thấp thì mọi nỗ lực đều sẽ bị cản lại. LVN hoạt động như một hố đen vũ trụ vậy, có nghĩa là nếu có khả năng đi tiếp thì giá sẽ đi qua đây rất nhanh, nhưng nếu không có khả năng thì giá sẽ từ chối và quay đầu.

Đây chính là lý do LVN thường được áp dụng như một công cụ dự đoán giá đảo chiều.

4. Low & High Volume Node

Thông thường, nếu giá tạo đuôi khi chạm vào LVN thì có nghĩa là nó đang không có hào hứng gì với việc vượt qua LVN, dẫn đến kết quả là cứ gặp LVN là giá quay đầu. Cụ thể hơn, lúc này giá tiếp cận với LVN từ bên dưới, thanh khoản thấp và động lượng thấp nên giá sẽ không vượt qua nổi LVN. Do đó, anh em có thể sử dụng LVN như một vùng giá để cắt lỗ.

Tất nhiên, vẫn có trường hợp giá vượt qua được LVN để phát triển. Trường hợp này xảy ra khi không có động thái từ chối của giá. Để xác định được điều này, chúng ta cần rất nhiều kinh nghiệm quan sát và theo dõi thị trường.

HVN – High Volume Node (Vùng thanh khoản cao)

Ngược lại với LVN, HVN là vùng sở hữu lượng thanh khoản lớn và mức độ thị trường quan tâm đến vùng giá này cao. Hiểu một cách đơn giản hơn, vùng HVN được tạo thành do vùng giá được nhiều nhà đầu tư chấp nhận.

Tuy nhiên, anh em cần lưu ý rằng HVN không hình thành từ LVN, do đó, nó không có giá trị cản giá nhiều.

Các dạng Volume Profile

Những dạng chính của Volume Profile như sau:

Các dạng Volume Profile

D-shape Volume Profile

5. D-shape Volume Profile

Đây là cấu trúc có hình chữ D, thể hiện lượng thanh khoản tập trung lớn ở trung tâm. Dạng Volume Profile này thể hiện được sự cân bằng giữa bên mua và bên bán. Hay nói cách khác, giá tại vùng này gọi là Point of Control (điểm kiểm soát)

Đối với dạng Volume Profile này, thị trường đang trong trạng thái bị xáo trộn hoặc thiếu định hướng. Bên cạnh đó, nó cũng có thể cho thấy thị trường đang được củng cố trước khi phá vỡ hay các tổ chức lớn đang trong thời gian tích lũy.

P-shape Volume Profile

6. P-shape Volume Profile

Dạng chữ P thể hiện rằng giá đang tăng và sau đó được củng cố xung quanh POC mới. Phần dưới của cấu trúc này thể hiện khối lượng giao dịch thấp, trong khi phần trên lại mô phỏng mức giá hợp lý hơn với người mua và người bán. Đặc điểm này khiến các hoạt động giao dịch được tăng cao, dẫn đến tín hiệu giá xuất hiện rõ ràng hơn.

Khi dạng này xuất hiện ở gần đỉnh, nó thể hiện rằng giá đang cần có thêm thời gian để củng cố trước khi tiếp tục phát triển với xu hướng tăng. Ngược lại, nếu cấu trúc này ở gần mức đáy thì thể hiện khả nang cao giá sẽ có đợt điều chỉnh ngắn hạn hoặc đảo chiều.

b-shape Volume Profile

7. b-shape Volume Profile

Cấu trúc này ngược lại với cấu trúc chữ P. Cấu trúc b đại diện cho thời gian bán tháo trước khi một mức giá mới ổn định thị trường. Cấu trúc chữ P thường xuất hiện đối với xu hướng tăng còn cấu trúc chữ b lại xuất hiện đối với xu hướng giảm. Trong đó, cấu trúc b thể hiện giai đoạn hợp nhất trước khi tiếp diễn xu hướng. Nếu cấu trúc này lại xuất hiện trong xu hướng tăng thì lại là dấu hiệu cho thấy đảo chiều.

B-shape Volume Profile

8. B-shape Volume Profile

Cấu trúc này xuất hiện với 2 biên, mỗi biên lại có dạng chữ D trong một thời gian xác định. Do đó, để dễ phân tích, anh em có thể tách cấu trúc ra thành các cấu trúc chữ D riêng biệt.

Điểm đặc biệt của cấu trúc này nằm ở các điểm khối lượng lớn ở 2 điểm khác nhau trong cùng một phạm vi. Đặc điểm này tạo ra một ràng buộc khiến giá có khả năng bật ngược trở lại. Nếu nó xuất hiện sau một xu hướng dài thì đây là tín hiệu của việc xu hướng đang chững lại. Do đó, khi bắt gặp cấu trúc này anh em cần xác định rõ xem điểm nào cung cấp hỗ trợ và điểm nào cung cấp kháng cự.

Nhận biết Hỗ trợ và kháng cự với Volume Profile

Xác định các vùng Hỗ trợ và Kháng cự được coi là một trong những điểm mạnh của chỉ báo này. Cụ thể hơn, anh em có thể dựa vào những điểm có khối lượng giao dịch cao nhất và thấp nhất để xác định được kháng cự hoặc hỗ trợ phù hợp. 

9. Hỗ trợ với volume profile 10. Kháng cự với Volume Profile

Đối với điểm có khối lượng rất lớn hay POC, mức giá ở đây đang được coi là khu vực có giá trị nhất. Vì đây là khu vực hơn 80% nhà đầu tư tập trung mua bán nhiều khiến giá phản ứng mạnh và khó phá vỡ hơn những khu vực khác. Do đó, nếu giá hiện tại đang nằm trên đường POC anh em có thể dùng nó làm ngưỡng Hỗ trợ. 

Ngược lại, nếu giá nằm dưới đường POC anh em có thể dùng nó làm ngưỡng kháng cự khi giá có xu hướng retest 2-3 lần nhưng chưa break out được.

Ngoài ra các vùng Low Volume Node (có khối lượng giao dịch quá ít), cũng sẽ trở thành các vùng có giá trị khi xuất hiện dấu hiệu giao dịch của cá mập. Vì các nhà đầu tư tổ chức thường thích gom hàng ở những khu vực ít được NĐT nhỏ lẻ quan tâm (gom zay mới được giá tốt) và phân phối lại ở những vùng mua bán nhiều (ngược với hành vi của NĐT thông thường). Nên các bạn cũng có thể tham khảo thêm những vùng này để vẽ kháng cự hoặc hỗ trợ để tránh bỏ lỡ cơ hội.

Chiến lược Price Action với Volume Profile

Việc áp dụng chiến lược Price Action với Volume Profile có thể giúp anh em đánh giá được hướng đi tiếp theo của giá một cách tiềm năng nhất. Cụ thể hơn, giá có thể tiếp cận với Volume Profile dựa trên 5 bước sau:

11. Price Action với Volume Profile

  • Initial Bounce hay cú nảy đầu tiên.
  • Thăm dò thị trường.
  • Dấu hiệu giá đảo chiều và test lại lực cản.
  • Giá không vượt qua được vùng cho phép.
  • Giảm mạnh.

Có thể thấy, mô hình được ví dụ phía trên là biểu đồ hình chuông. Dựa vào đó, chúng ta đánh giá được sự phân phối một cách tương đối chính xác với xác suất thống kê như sau. Trong 3 vùng độ lệch chuẩn quan trọng, vùng đầu tiên sở hữu 68% khối lượng giao dịch, vùng lệch chuẩn thứ 2 nâng lên 95% và vùng độ lệch chuẩn 3 sở hữu 99.7% khối lượng giao dịch.

Khu vực mà anh em cần tập trung tại đây là ngưỡng nằm giữa độ lệch chuẩn thứ 2. Trong đó, Value Area nằm giữa hai mức đỉnh và đáy dựa trên độ lệch chuẩn thứ 2, chiếm tới 95% khối lượng giao dịch trên thị trường.

Giá sẽ có diễn biến như sau: từ vùng độ lệch chuẩn đầu tiên, giá tăng và đạt đến đỉnh của vùng độ lệch chuẩn thứ 2. Tại đây, giá sẽ có phản ứng ban đầu là một chút điều chỉnh chứ không đâm xuống ngay. Tiếp theo, nó di chuyển và thăm dò thị trường và kiểm tra lại độ lệch chuẩn thứ 2 một lần nữa cho tới khi lao dốc. Việc kiểm tra lại đóng vai trò quyết định và mấu chốt của diễn biến giá. Nếu giai đoạn này được hoàn thành nhanh chóng thì đường giá mới sẽ giảm xuống và đi vào Value Area của Volume Profile. Tuy nhiên, nếu quá trình này thất bại, giá sẽ đảo chiều và rời khỏi xu hướng tăng. 

Cách thiết lập Volume Profile trên TradingView

Để sử dụng chỉ báo này trên Trading View, anh em thực hiện theo các bước sau:

Hướng dẫn bật Volume Profile

Bước 1: Đầu tiên, anh em truy cập vào Trading View và nhấn vào mục “Công cụ”

Bước 2: Anh em thực hiện tìm kiếm Fixed Range Volume Profile và cố định Range Volume Profile

Bước 3: Chọn khu vực mà anh em đang muốn thực hiện phân tích

Một số lưu ý

Dựa vào từng cấu trúc Volume Profile mà anh em có thể xây dựng được những chiến lược đầu tư phù hợp. Tuy nhiên, không phải lúc nào anh em cũng có thể dễ dàng nhận dạng được những cấu trúc này và áp dụng chiến lược. Do vậy, anh em không nên quá phụ thuộc vào những cấu trúc này mà nên dựa theo ý nghĩa cơ bản của Volume Profile để linh hoạt hơn trong quá trình đưa ra quyết định.

Bên cạnh đó, anh em cũng cần dựa trên nhiều yếu tố khác như những thông tin cập nhật trên thị trường hay kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật khác để đảm bảo có được những phán đoán chính xác nhất.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em cũng đã nắm bắt được những kiến thức liên quan đến Volume Profile là gì, những thuật ngữ và cấu trúc thường gặp. Thông qua đó, anh em có thể kết hợp thêm với những thông tin khác hay những chỉ báo khác để đưa ra được những quyết định đúng đắn hơn. Chúc anh em thành công!

 

Bài viết cùng chủ đề

Cơ chế hoạt động của công nghệ Blockchain

Phân tích chỉ báo Exchange Flow | CryptoQuant (Phần 1)

Các loại biểu đồ thường dùng trong PTKT (Trade Coin)

Comments (No)
Leave a Reply