Trendline là gì, vai trò của Trendline đối với việc phân tích kỹ thuật là gì? Làm thế nào để xác định được Trendline? Cùng tham khảo bài viết sau đế nắm được những thông tin chi tiết nhất về Trendline nhé!
Nội dung chính
Trendline là gì?
Trendline là đường xu hướng – đường thẳng giúp xác định được xu hướng giá trong khoảng thời gian cụ thể. Trendline có thể được vẽ bằng nhiều cách khác nhau.
- Trendline xu hướng tăng: đường thẳng nối các đáy. Khi giá chạm đến đường thẳng này, giá bật ngược trở lại, đường trendline này còn được gọi là đường hỗ trợ.
- Trendline xu hướng giảm: đường thẳng nối các đỉnh. Khi giá chạm đến đường thẳng này, giá sẽ giảm trở lại, đường trendline này còn được gọi là đường hỗ trợ.
- Đối với thị trường sideway, đường trendline nối các đáy là đường hỗ trợ, còn đường kháng cự là đường nối các đỉnh.
Tuy nhiên, về cơ bản, trendline có thể được xác định bằng cách nối các đáy hoặc các đỉnh lại với nhau. Cụ thể hơn, anh em chỉ cần tìm 2 đỉnh chính hoặc 2 đáy chính và nối chúng lại với nhau.
Cách vẽ Trendline
Để anh em nắm bắt được chi tiết hơn về cách vẽ Trendline, anh em có thể follow theo hướng dẫn sau:
- Bước 1: đầu tiên, bạn xác định đồng coin mà mình muốn theo dõi, sau đó xác định xu hướng của thị trường
- Bước 2: Đối với xu thế giảm, anh em xác định các điểm đỉnh, sao cho đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Đối với xu hướng tăng, anh em xác định các điểm đáy, sao cho đáy sau cao hơn đáy trước.
- Bước 3: Thực hiện nối các đỉnh lại với nhau trong xu hướng giảm và nối các đáy lại với nhau trong xu hướng tăng.
Anh em có thể sử dụng khung thời gian cao hơn như ngày hoặc tuần để xác định xu hướng một cách chắc chắn hơn, tạo độ tin cậy tốt hơn.
Lưu ý:
- Chúng ta có thể vẽ được Trendline với 2 điểm (2 đỉnh hoặc 2 đáy chính). Tuy nhiên, nếu anh em xác định được 3 điểm thì đường Trendline sẽ chính xác hơn.
- Trendline có độ dốc càng lớn và càng chạm vào nhiều đỉnh hoặc đáy thì độ tin cậy càng cao và xu hướng càng khó bị phá vỡ. Tuy nhiên, nếu giá bị phá vỡ thì giá sẽ có khả năng break tạo xu hướng mới rất cao.
- Trendline có thể là một vùng giá, hoặc một đường parabolic chứ không bắt buộc phải là một đường thẳng.
- Anh em cần xác định được những đỉnh chính và đáy chính để vẽ trendline, nếu không, vẽ trendline sẽ “có gì đó sai sai” và không mô phỏng được xu hướng thị trường. Những đỉnh và đáy chính là những giai đoạn giá có sự thay đổi rõ rệt từ tăng sang giảm hoặc từ giảm sang tăng.
Các dạng Trendline chính
Thông thường, chúng ta xem xét thị trường với 3 trường hợp: xu hướng tăng, xu hướng giảm và thị trường sideway. Do trendline thể hiện xu hướng của thị trường, nên tất nhiên sẽ có đường xu hướng tăng và đường xu hướng giảm. Tuy nhiên, đường trendline cần có độ dốc (đường chéo) chứ không bao giờ là đường ngang bởi xu hướng nằm ngang thì có nghĩa là thị trường đang không có xu hướng.
Anh em chỉ cần nhớ có 2 dạng Trendline chính: trendline tăng hoặc trendline giảm.
Vai trò của Trendline là gì?
Trendline là một trong những yếu tố rất cơ bản của thị trường mà anh em sẽ cần chú ý đến. Tuy là một yếu tố cơ bản nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng và thiết yếu trong quá trình phân tích. Cụ thể như sau:
Hỗ trợ – kháng cự
Việc sử dụng Trendline có thể cung cấp cho anh em phương pháp xác định hỗ trợ và kháng cự khá hiệu quả. Dựa vào đó, anh em có thể nắm được giới hạn của vùng giá cao nhất và vùng giá thấp nhất. Trong phân tích kỹ thuật, việc xác định hỗ trợ và kháng cự giúp ích cho anh em rất nhiều trong việc đưa ra các quyết định đầu tư hay tạo cơ hội thuận lợi để xác định các điểm vào lệnh, chốt lời, cắt lỗ, …
Khi nối các đỉnh của biểu đồ, chúng ta sẽ có được đường kháng cự; tương tự với đáy, chúng ta có được đường hỗ trợ. Đối với vùng kháng cự, áp lực bán sẽ gia tăng khi đến gần giới hạn này, khiến giá có nhiều khả năng đảo chiều và giảm. Ngược lại, với vùng hỗ trợ, áp lực mua sẽ gia tăng khiến thị trường có nguy cơ đảo chiều và giá tăng trở lại.
Tất nhiên, việc sử dụng kháng cự và hỗ trợ có thể được ứng dụng linh hoạt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà giá có thể phá vỡ được những ngưỡng này. Tuy nhiên, về cơ bản, trendline có thể giúp anh em xác định được những giới hạn về giá để kịp thời có những chiến lược đầu tư hoặc đầu cơ cho phù hợp.
Xác định kênh giá (Price channel)
Kênh giá cũng là một trong những phương pháp hiệu quả để anh xác định được những vùng giá tiềm năng. Kênh giá được tạo ra bởi 2 đường xu hướng song song, đóng vai trò là kháng cự và hỗ trợ. Thông qua đó, nhà đầu tư có thể nắm bắt được xem phần lớn giá của xu hướng xuất hiện tại đâu trong kênh giá.
Để vẽ một kênh giá tăng, anh em chỉ cần vẽ một đường xu hướng tăng, tiếp theo sử dụng một đường thẳng song song với trendline tăng. Sau đó, anh em di chuyển đường song song này tại vị trí tiếp xúc được với nhiều đỉnh nhất có thể. Hai đường xu hướng này có thể bao trọn được xu hướng tăng cho đến khi xu hướng này bị phá vỡ. Đối với xu hướng giảm, anh em thực hiện ngược lại.
Trong xu hướng tăng, nếu giá chạm vào đường xu hướng phía trên, anh em có thể cân nhắc lệnh bán. Trong xu hướng giảm, nếu giá chạm vào đường xu hướng phía dưới, anh em có thể cân nhắc lệnh mua và ngược lại.
Cách giao dịch với trendline
Có 3 cách để anh em có thể giao dịch với Trendline bao gồm
- Giao dịch dựa trên dịch chuyển xu hướng
- Giao dịch dựa trên hướng điều chỉnh
- Giao dịch phá vỡ và đảo chiều
Dịch chuyển xu hướng
Khi đã xác định được 1 đường xu hướng, anh em có thể xác định và chuẩn bị được giao dịch dựa vào sự dịch chuyển của xu hướng. Cụ thể hơn, khi đường xu hướng đã xác nhận được 3 điểm, anh em có thể tìm được 1 điểm để vào lệnh giao dịch. Đối với xu hướng tăng, anh em có thể cân nhắc giao dịch ngay vào lần bounce giá tiếp theo từ xu hướng.
Khi giá đập vào trendline lần thứ 3 nhưng không thể phá vỡ được trendline, chúng sẽ tạo ra đáy thấp hơn cùng với một sự điều chỉnh xu hướng mới. Khi giá chạm vào trendline đến lần thứ 5 nhưng lại không đủ sức bật, nó sẽ tiếp tục tạo ra một đáy thấp hơn nữa. Tuy nhiên, đây không phải là cách giao dịch an toàn đối với những anh em mới vào nghề.
Xu hướng điều chỉnh
Xu hướng điều chỉnh thường diễn ra khi xu hướng chính giảm hoặc tăng quá nhiều. Xu hướng điều chỉnh thường nhỏ hơn xu hướng chính và có khả năng đưa thị trường quay trở về xu hướng ban đầu. Ví dụ, trong xu hướng tăng, thị trường sẽ xuất hiện xu hướng điều chỉnh giảm nhẹ, và lại quay trở về xu hướng tăng ban đầu. Cũng bởi vậy mà việc giao dịch với xu hướng điều chỉnh sẽ có mức độ rủi ro lớn hơn.
Để giao dịch theo cách này, anh em có thể sử dụng kênh giá để thuận lợi cho việc quan sát. Trong đó, do xu hướng điều chỉnh đi ngược lại so với xu hướng chung nên nếu giao dịch theo cách này, anh em sẽ tìm cách để đặt lệnh buy tại các điểm 2, 4, 6.
Giao dịch phá vỡ và đảo chiều
Đây là quá trình giao dịch khi một xu hướng bị phá vỡ và đảo chiều từ tăng sang giảm hoặc từ giảm sang tăng. Dấu hiệu để nhận biết được đảo chiều xu hướng dựa vào trendline là khi giá phá vỡ trendline và không thể quay trở về xu hướng cũ.
Tại ví dụ trên, có thể thấy sau khi phá vỡ trendline, giá đã có động thái điều chỉnh nhưng không quay trở lại được xu hướng giảm, sau đó nó tiếp tục tăng mạnh. Khi giao dịch theo cách này, anh em nên chờ giá retest để xác nhận được khả năng đảo chiều. Anh em không nên vội vã mở 1 vị thế ngay khi bị phá vỡ nhé!
Một số lưu ý
Về bản chất, trendline được xác định dựa trên đỉnh và đáy nên nó thể hiện cho một vùng cản tâm lý. Tại những vùng cản tâm lý này có rất nhiều kịch bản có thể xảy ra giữa bên mua và bên bán. Do đó, trendline có thể cung cấp cho anh em một cơ sở tốt để quan sát thị trường nhưng lại không phải yếu tố duy nhất để anh em đưa ra quyết định.
Bên cạnh đó, Trendline chủ yếu dựa vào dữ liệu của quá khứ và hiện tại để đưa ra những phỏng đoán về tương lai. Để nắm chắc hơn về thị trường, anh em sẽ cần kết hợp trendline với những mô hình nến hoặc các indicator khác để đọc vị được tốt hơn.
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã nắm được Trendline là gì cũng như ý nghĩa và vai trò của nó trong việc quan sát và phân tích thị trường. Thông qua đó, hy vọng anh em có thể ứng dụng trendline với những phương pháp khác để xây dựng những chiến lược phân tích phù hợp với bản thân mình. Chúc anh em thành công!
Bài viết cùng chủ đề
➤ Phân tích kỹ thuật Trade Coin: Hướng dẫn người mới (Full Trading)
➤ Mây Ichimoku là gì? Cách sử dụng đúng khi Trade Coin
➤ Chỉ báo Keltner Channel? Cách sử dụng Keltner Channel chuyên sâu
Comments (No)