Thuật toán POB là gì? Tiềm năng của cơ chế Poof of Burn trong tương lai

POW và POS là hai thuật toán được biết đến nhiều nhất trong hệ sinh thái cryptocurrency. Tuy nhiên, do tiềm ẩn một số hạn chế nhất định nên một số thuật toán khác vẫn được nghiên cứu và xây dựng để đem đến những cách thức vận hành tối ưu hơn cho Blockchain. Một trong số đó là POB. Vậy thuật toán POB là gì, cách thưc hoạt động như thế nào, và có thể khắc phục được nhược điểm của POW và POS không? Cùng tham khảo bài viết sau để tìm hiểu kỹ hơn về thuật toán này nhé!

POB là gì?

2. Proof of Burn là gì

POB là Proof of Burn, một cơ chế đồng thuận sử dụng việc Burn coin (đốt coin – hủy coin) với mục đích đầu tư. Hay nói cách khác, thay vì đầu tư các siêu máy tính để đào coin như POW, hay Stake coin để trở thành Validator như POS, những người tham gia POB sẽ gửi một lượng coin vào ví công khai để đốt lượng tài sản này. Số coin một người đốt càng nhiều, người đó càng có nhiều cơ hội được chọn làm người xác thực cho block tiếp theo.

Cách vận hành của POB

Để giúp anh em hiểu cụ thể hơn về quy trình làm việc và cách vận hành của POB, cùng tham khảo cách hoạt động của POB dưới đây:

Quy trình hoạt động

Đầu tiên, bạn thực hiện gửi một lượng tài sản nhất định vào Eater Addresses – ví chết. Đây là một loại ví công khai, được tạo ra một cách ngẫu nhiên và không có khóa bí mật kèm theo. Tại đây, tất cả những đồng coin gửi vào sẽ trở nên vô dụng, không còn truy cập được nữa. Đó chính là quá trình bạn thực hiện đốt coin (đưa coin vào ví chết, ví không sử dụng được).

Sau khi đốt coin, bạn gửi bằng chứng vào hệ thống về việc bạn đã thực hiện Burn coin để xác nhận việc sở hữu một lượng coin mới. Lúc này, bạn có thể nhận được cơ hội xác thực dữ liệu của Blockchain và nhận được phần thưởng xác thực tương tự những Blockchain khác.

Ví dụ: Bạn có 1 BTC trị giá 10.000 USD và muốn tham gia Blockchain X có sử dụng thuật toán POB. Bạn lấy 1BTC đó gửi vào Eater Addresses để đốt cháy lượng coin này, sau đó gửi bằng chứng đốt vào hệ thống của Blockchain X. Lúc này, bạn sẽ nhận được một lượng token X tương ứng với tài sản bạn đã đốt. Giả sử Token X được bắt đầu với 1.000.000 đơn vị và có giá 0.1 USD mỗi đồng, thì bạn sẽ nhận được 100.000 token X. Lúc này, bạn đã sở hữu “cổ phần” trong Blockchain X và có thể thực hiện xác thực dữ liệu, cũng như nhận được phần thưởng.

Cơ chế hoạt động cụ thể của POB?

Lý do việc Burn coin được lựa chọn để trở thành cách vận hành của POB là bởi nó có thể tạo ra sự khan hiếm thị trường và gia tăng giá trị cho đồng coin bằng cách làm giảm nguồn cung. Việc đốt coin còn có thể đem lại tính bảo mật mạng lưới cao hơn do người tham gia phải chấp nhật bỏ ra một khoản đầu tư “máu thịt”. Hãy cùng điểm qua một số so sánh như sau:

Đối với POW, các Miner sẽ phải đầu tư các siêu máy tính và cạnh tranh khốc liệt trong việc tìm ra hàm băm một cách nhanh nhất. Như vậy, với lượng máy móc đầu tư và lượng điện tiêu thụ, Miner sẽ buộc phải làm việc trung thực và đóng góp cho mạng lưới. Tuy nhiên, Miner càng kiếm được nhiều tiền thì môi trường lại càng bị ảnh hưởng trầm trọng.

Đối với POS, bạn cũng cần đầu tư một lượng tài sản để trở thành Validator cho hệ thống. Tuy nhiên, lượng coin/token mà bạn Stake vẫn giữ được giá trị theo giá thị trường và bạn vẫn có thể Unlock chúng nếu không muốn làm Validator của hệ thống nữa. Nhưng chính cách làm này cũng khiến cho những Validator hoạt động trên mạng POS không có tính cam kết, chỉ cần họ thấy giá coin sụt giảm nghiệm trọng là họ hoàn toàn có thể unstake toàn bộ và bán tháo chúng, khiến hệ thống có thể rơi vào hỗn loạn.

Tuy nhiên, đối với POB, lượng coin bạn quyết định đốt sẽ biến mất vĩnh viễn. Điều này khiến những người quyết định tham gia POB sẽ đảm bảo sự cam kết lâu dài hơn, do họ đã chấp nhận phải mất hẳn một lượng tài sản từ việc Burn coin.

3. Cơ chế hoạt động của Proof of Burn

POB đã từng được nhiều nhà phát triển xây dựng và thử nghiệm, nhưng ý tưởng POB của Lain Stewart được thừa nhận rộng rãi hơn cả, với mục đích đề xuất là một thuật toán có thể được sử dụng để thay thế cho cơ chế đồng thuận POW. Hiện tại, một số coin/ICO đang sử dụng và thử nghiệm POB có thể kể đến như Veri Block, DigixDao, IOST, Libra.

Vai trò của POB đối với Blockchain

Các bạn đều biết trong Blockchain, mỗi mạng lưới chỉ có thể làm tốt được 2 trong 3 yêu cầu tính phi tập trung, bảo mật và khả năng mở rộng. Với cơ chế POB này, nó cũng chỉ tập trung nhiều vào tính bảo mật và khả năng mở rộng chứ tính phi tập trung cũng bị giảm đáng kể.

Do không phải ai cũng muốn đốt coin để trở thành người xác thực.

 Điều này khiến số lượng người tham gia Blockchain sử dụng POB ít hơn so với những Blockchain khác. Với lượng người giới hạn tham gia trong mạng lưới, tính phi tập trung và tính phân cấp không thể được đảm bảo triệt để. Tuy nhiên, thay vào đó, POB sẽ có lợi thế trong khả năng mở rộng do có thể thực hiện được một lượng lớn giao dịch trong thời gian ngắn với chi phí rẻ. Đồng thời, POB cũng đảm bảo được tính bảo mật tốt, vì lúc này Blockchain có thể được coi như một tài sản chung của những người tham gia hệ thống.

Ưu và nhược điểm của POB

Như đã chia sẻ phía trên, POB được ra đời với ý tưởng thay thế cho cơ chế đồng thuận POW và tạo ra những hệ thống Blockchain vững hơn. Tuy nhiên, bất cứ cơ chế đồng thuận nào cũng sẽ tiềm ẩn những hạn chế nhất định. Cùng điểm qua một số ưu nhược điểm của POB dưới đây

Ưu điểm

Những thế mạnh của POB được tạo ra từ nguyên tắc đốt coin đã được đề cập ở phía trên. Khi nhắc đến việc đốt coin, anh em sẽ hình dung ngay được tác dụng chính của nó trong việc làm giảm nguồn cung và tăng giá trị đồng coin. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả ưu điểm mà POB có thể đem lại cho đồng coin hoặc hệ thống. Cụ thể những ưu điểm của Proof of Burn có thể được kể đến như sau:

Tiết kiệm năng lượng

4. POB tiết kiệm năng lượng

Do không yêu cầu người tham gia phải sở hữu các siêu máy tính như POW, nên tất nhiên, cơ chế này sẽ giảm được lượng điện năng tiêu thụ, và tiết kiệm được tốt hơn những tài nguyên cần sử dụng trong quá trình xác thực. So với POW, khi mỗi Miner cần sở hữu một lượng thiết bị và tiêu tốn nguồn điện nhất định trong “cuộc đua” đào coin thì POB được đánh giá là có thể đem lại môi trường đào coin thân thiện hơn, tiết kiệm hơn và giảm thiểu được vấn đề ô nhiễm môi trường hay lãng phí năng lượng điện.

Hệ sinh thái của Ethereum có những gì mà khiến ETH chỉ đứng sau Bitcoin

Không yêu cầu phần cứng

POB đốt coin bằng những máy khai thác ảo. Điều này đồng nghĩa với việc bạn chỉ cần gửi tài sản vào ví chết, chứ không cần sử dụng đến các thiết bị phần cứng để loại bỏ lượng coin này. Điều này sẽ giúp những anh em có ý định làm Validator cho hệ thống giảm được các chi phí đầu tư phần cứng như đối với cơ chế đồng thuận POW.

Tạo sự khan hiếm

5. Sự khan hiếm mà POB đem lại

Như đã chia sẻ phía trên, việc đốt coin hay tiêu hủy coin chính là một cách để khiến thị trường trở nên khan hiếm hơn, giá trị của đồng coin được tăng cao hơn. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra lúc này là việc khan hiếm chỉ xảy ra đối với lượng coin đã bị đốt, chứ có áp dụng với những coin/token đâu? Đúng là như vậy, nên không chỉ những Blockchain mới có thể sử dụng POB mà cả những Blockchain đã tồn tại như Bitcoin hay Ethereum cũng có thể áp dụng cơ chế đồng thuận này. Trong trường hợp một Blockchain mới sử dụng thuật toán này, việc khiến những đồng coin khác khan hiếm và tăng giá đột ngột cũng có thể khiến người sử dụng nghi ngờ về mức độ uy tín của đồng coin bị đốt; đồng thời chuyển hướng sang tìm hiểu những coin/token mới hơn.

Khuyến khích người tham gia cam kết lâu dài

Nếu đối với POS, Validator có thể Unlock lượng coin và ngừng tham gia làm Validator bất cứ lúc nào thì những người xác thực trên hệ thống POB thường có mức cam kết làm việc lâu dài hơn. Vì lượng tài sản đã bị tiêu hủy, Blockchain có thể được coi như một tài sản chung của những người tham gia. Điều này khiến họ có quá trình làm việc nhiệt huyết hơn, có trách nhiệm hơn, đồng thời cam kết làm việc lâu dài hơn.

Điểm hạn chế

Việc thực hiện đốt coin hay tiêu hủy coin để làm Validator cho hệ thống về cơ bản chỉ khiến chúng ta nghĩ đến quá trình làm giảm nguồn cung của một số đồng coin có nguồn cung vô hạn. Tuy nhiên, nếu việc đó diễn ra với những đồng coin được tạo ra bởi vô số năng lượng điện như Bitcoin thì sao? Cùng tham khảo một số điểm hạn chế của cơ chế POB dưới đây:

Không thân thiện với môi trường

Tuy không yêu cầu người tham gia phải sở hữu máy móc hay tiêu thụ điện, những việc đốt coin vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đối với môi trường. Lý do là bởi lượng coin bị tiêu hủy đôi khi lại chính là lượng coin được tạo ra bởi lượng tiêu thụ điện khổng lồ đó. Như vậy, việc tiêu thụ điện sẽ trở nên vô nghĩa, mà đáng lẽ ra nó có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác tốt hơn. Một ví dụ điển hình là việc đốt Bitcoin – đồng coin được khai thác với số lượng máy tính và điện năng lớn nhất thế giới, thậm chí lượng điện được sử dụng để khai thác coin còn được ước tính là sánh ngang với mức tiêu thụ điện trên toàn nước Thụy Sĩ.

Chưa thực sự được hoàn thiện

6. POB cần được thử nghiệm thêm

Hiện tại, cơ chế POB vẫn chưa được áp dụng làm việc trên những quy mô lớn. Bởi vậy, chưa có cơ sở nào thực sự chắc chắn về việc cơ chế này có thể đảm bảo được tính bảo mật và độ hiệu quả đối với những Blockchain có phạm vi lớn hay không.

Mạng TRON hoạt động ra sao? So sánh TRC20 và BEP20

Tính minh bạch không được đảm bảo

Việc tiêu hủy coin không phải lúc nào cũng dễ dàng có thể được kiểm chứng bởi người dùng, bởi họ chỉ đơn giản gửi chúng vào một loại “Ví chết” chứ không thực sự chắc chắn được việc nó đã bị vô hiệu hóa. Bởi vậy, quá trình này vẫn cần được xem xét kỹ lưỡng để tránh xảy ra gian lận hay Burn coin không minh bạch.

Tiềm năng trong tương lai của cơ chế POB là gì?

7. Tiềm năng phát triển của POB trong tương lai

Với những ưu nhược điểm của POB được đề cập phía trên, hẳn anh em cũng phần nào hình dung ra được tiềm năng phát triển của cơ chế này trong tương lai. Rõ ràng, nếu điều kiện mà POB tạo ra quá dễ dàng cho người dùng, nó có thể khiến tốc độ giảm phát diễn ra quá nhanh, gây nên những ảnh hưởng lớn đến thị trường crypto. Tuy nhiên, nếu những điều kiện quá khắt khe, hệ thống có thể sẽ phải đối mặt với việc có quá ít người tham gia đào coin và làm Validator cho hệ thống. 

Tuy nhiên, nếu được thử nghiệm thành công và được áp dụng một cách tối ưu trong các dự án; cụ thể hơn là khi POB xây dựng được những điều kiện hoàn chính và vừa đủ để thu hút Validator đồng thời kiểm soát được lượng giảm phát tăng nhanh, nó có thể sẽ dần thay thế hoặc được sử dụng kết hợp với những thuật toán cho các đồng coin có nguồn cung vô hạn. Tất nhiên, đây vẫn là một vấn đề cần được kiểm nghiệm thêm.

Với những chia sẻ trên, hy vọng anh em đã có dịp tìm hiểu chi tiết về cơ chế đồng thuận Proof Of Burn, đồng thời nắm được những ưu nhược điểm, cũng như tiềm năng phát triển của nó trong tương lai. Từ đó, anh em có thể có những so sánh về các cơ chế đồng thuận, và có cho mình những lựa chọn về đồng coin hoặc blockchain phù hợp nhất. Chúc anh em thành công!

 

Bài viết cùng chủ đề

Số Nonce là gì? Cách hoạt động của số Nonce trong Blockchain

69+ thuật ngữ cần phải biết khi đầu tư Crypto

Cách phòng tránh scam, chiêu trò lừa đảo trong crypto

Comments (No)
Leave a Reply