SushiSwap (SUSHI) là gì? Phân tích tiềm năng của SUSHI

SushiSwap (SUSHI) là gì? Tương tự như những dự án DeFi khác, SushiSwap cũng đã có những phát triển rất tích cực và đang trở nên ngày càng phổ biến. Vậy dự án này hoạt động như thế nào, có mục đích gì và liệu có sở hữu tiềm năng lớn hay không? Cùng tham khảo bài viết sau để nắm được những thông tin chi tiết nhất về SushiSwap nhé!

SushiSwap là gì?

1.Sushiswap là gì

Về cơ bản, SushiSwap là một AMM – công cụ tạo lập thị trường tự động. Nó có khả năng cho phép giao dịch ngang hàng không thông qua trung gian. Hiểu một cách đơn giản hơn, SushiSwap là một sàn DEX – sàn giao dịch phi tập trung.

Được ra mắt từ tháng 9 năm 2020, SushiSwap là một nhánh của Uniswap, sử dụng các Smart Contract nhằm tạo thị trường cho bất cứ cặp token này. Tính năng này cũng giúp đem lại tính thanh khoản tự động cho các tài sản xuất hiện trên nền tảng.

Thông tin về SUSHI Token

  • Tên token: SUSHI Token
  • Ký hiệu: SUSHI
  • Blockchain: Ethereum
  • Chuẩn token: ERC-20
  • Địa chỉ hợp đồng: 0x6b3595068778dd592e39a122f4f5a5cf09c90fe2
  • Tổng cung token: 250.000.000 UNI
  • Nguồn cung lưu hành: 222,257,372 SUSHI
  • Vốn hóa thị trường: $325,747,254

SUSHI là đồng tiền của sàn giao dịch Sushi với những mục đích sử dụng chính sau đây:

  • Governance: SUSHI holder có thể bỏ phiếu đối với những quyết định có liên quan đến thay đổi hoặc nâng cấp trong giao thức.
  • Revenue Share: Tại SushiSwap, các khoản phí giao dịch trong pool sẽ được trích ra 0.25% cho các Liquidity Provider và 0.05% dành cho SUSHI holder. Con số này ở Uniswap là 0.3% dành cho Liquidity Pool.
  • Reward: SUSHI cũng được sử dụng để làm phần thưởng đối với Liquidity Mining tại một số pool.

Token SUSHI không có giới hạn mà được tạo ra với tỉ lệ là 100 token / Ethereum Block. Đối với 100.000 Blocks đầu tiên, phần thưởng khối là 1.000 SUSHI. Hiện tại, nguồn cung của SUSHI đang là 222,257,372 SUSHI.

Tai tiếng từ Chef Nomi và SushiSwap

2. Tai tiếng từ Chef Nomi và SushiSwap

SushiSwap là một nhánh của Uniswap và nó đã từng được thành lập và điều hành bởi một nhóm người có tên tự xưng là Chef Nomi. Thông tin về nhóm người này là rất ít. Tuy nhiên, họ đã từng có hành động bán toàn bộ SUSHI coin (khoảng 14 triệu đô) trong quỹ nhà phát triển. Động thái này đã gây ra rất nhiều tai tiếng, đồng thời gần như phá hủy toàn bộ dự án trong thời điểm đó. Lúc đó, Binance cũng bị chỉ trích vì đã niêm yết SUSHI thay vì bảo vệ cho nhà đầu tư.

Sau những phẫn nộ của cộng đồng, Chef Nomi đã lên tiếng xin lỗi cộng đồng và cả CZ, đồng thời trả lại toàn bộ lượng ETH và bỏ quyền quản lý. Sam Bankman-Fried là người sau đó đã tiếp nhận và nắm vai trò điều hành SushiSwap. Đây cũng chính là người có rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc tại công ty Alameda Research.

Những điểm nổi bật của SushiSwap

3. Điểm nổi bật của Sushiswap

Những đặc điểm nổi bật của hệ sinh thái Sushi có thể kể đến dựa vào những sản phẩm sau:

  • SushiSwap: Sàn DEX theo cơ chế AMM
  • Onsen: chương trình incentives thanh khoản đối với những dự án đối tác của Sushi
  • Bentobox: Thanh khoản của Sushi được chứa trong Vault này
  • Kashi: Sản phẩm Lending
  • Miso: IDO Platform – thông qua đó, các dự án có thể thực hiện gọi vốn
  • Mirin: Kết nối thanh khoản từ các sàn CEX. 

AMM của Sushi cũng đã được ra mắt kế hoạch nâng cấp lên Trident Pool vào tháng 7 năm 2021 với 3 đặc điểm chính:

  • Tương thích với Bentobox
  • Sở hữu 4 dạng Pool khác nhau bao gồm Constant Product Pool. Hybrid Pool, Concentrated Liquidity Pool, Weighted Pool. Trong đó, Constant Product Pool có cấu trúc tương tự AMM truyền thống (x*y=k), Hybrid Pool chấp nhận 32 loại tài sản khác nhau và hoạt động tương tự Curve, Concentrated Liquidity Pool tương tự Uniswap V3 với khả năng cho phép cung cấp thanh khoản với tùy chọn khoảng giá nhằm tập trung thanh khoản, còn Weighted Pool hỗ trợ 8 tài sản (tương tự Balancer) và cho phép người dùng cung cấp tài sản không theo công thức truyền thống. 
  • Tine – Routing Engine: có vai trò đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, tiết kiệm phí giao dịch dựa vào việc lọc ra các Pool phù hợp với từng tiêu chí như Price Impact, Gas Fee, …

Lợi thế của SushiSwap (SUSHI)?

4. Lợi thế của Sushiswap

Để cân nhắc được những tiềm năng của dự án này, anh em có thể cân nhắc những lợi thế sau đây:

Tính phổ biến

Nhờ vào sự xuất hiện của Uniswap và SushiSwap, không gian DeFi đã có nền tảng phát triển tốt. Bằng việc giải quyết những vấn đề quan trọng và cung cấp nhiều lợi ích cho người dùng DeFi, SushiSwap đã có được một vị trí nhất định đối với cộng đồng và được sử dụng một cách rộng rãi. SushiSwap cũng được hưởng lợi dựa vào xu hướng của DeFi – phân ngành đang có tốc độ phát triển nhanh nhất trong hệ sinh thái tiền điện tử. Sự phát triển của DeFi cũng thay đổi cách nhìn của cộng đồng về các tổ chức tài chính.

Dễ sử dụng

Tuy ra mắt sau nhưng SushiSwap lại thu hút được lượng người sử dụng rất lớn bởi giao diện thân thiện và sự đơn giản, dễ dùng. Để tham gia nền tảng này, người dùng không cần mở tài khoản mà chỉ cần sở hữu ví tiền điện tử. Quá trình giao dịch cũng được diễn ra một cách dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả.

Chi phí thấp

Chi phí cũng là một lý do rất quan trọng để dự án này có thể thu hút được lượng người dùng DeFi lớn. Khi so sánh chi phí với các nền tảng khác, rõ ràng SushiSwap có thể giúp người dùng tiết kiệm được rất nhiều chi phí với 0.3% khi tham gia liquidity pool.

Cung cấp nhiều cơ hội cho người dùng DeFi

Đối với SushiSwap, người dùng có thể tham gia vào rất nhiều hoạt động đầu tư bên cạnh việc mua bán đơn thuần. Những hoạt động này không chỉ khiến đa dạng tính năng cho nền tảng mà còn giúp người dùng thu được nhiều lợi nhuận.

Khả năng hoạt động ổn định

Sushi đã từng gặp một số biến cố trong suốt quá trình phát triển mà điển hình phải kể đến vụ Chef Nomi. Tuy nhiên, SUSHI lại luôn có sự hồi phục rất tốt dựa vào những giá trị mà nó cung cấp cho người dùng. Đây chính là một minh chứng cho thấy giá trị của dự án cũng như niềm tin mà nó đem lại cho cộng đồng.

Một số hạn chế của SushiSwap

5. Tiềm năng của Sushiswap

Bên cạnh những lợi thế kể trên, chúng ta cũng cần nhìn nhận những hạn chế của dự án này để đánh giá được tốt nhất năng lực hoạt động và tiềm năng của dự án.

Tính cạnh tranh khốc liệt

Bên cạnh SushiSwap còn rất nhiều những sàn DEX khác tham gia trên thị trường và thu hút được sự quan tâm của người dùng. Trong đó, có thể kể đến như PancakeSwap, Uniswap, Curve Finance, … Điều này đồng nghĩa với việc thị phần được cạnh tranh một cách khá gay gắt. SushiSwap hiện đang đứng sau Uniswap và PancakeSwap. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh khốc liệt không có nghĩa là SushiSwap không thể phát triển bởi bản thân mỗi DEX lại có lợi thế cạnh tranh riêng.

Nền tảng tương đối mới

So sánh với những DEX khác, SushiSwap có thể được coi là nền tảng tương đối mới, không có nhiều dữ liệu lịch sử để được đối chiếu và đánh giá một cách cụ thể. Nếu đối với những đồng coin lâu đời chúng ta có thể đánh giá được độ hồi phục hay khả năng phá vỡ ATH bằng biến động giá thì với SushiSwap, việc đối chiếu lại dữ liệu lịch sử là khá hạn chế. Cũng bởi vậy nên chúng ta chưa thể đánh giá được chính xác đội ngũ nhà phát triển có làm đúng những gì họ hứa hẹn hay không. Đặc điểm này khiến SushiSwap có nhiều rủi ro hơn so với những đồng tiền điện tử lâu đời.

Biến động giá SUSHI và quy định cho ngành DeFi

Cũng giống như những tài sản tiền điện tử khác, SUSHI có sự biến động khá mạnh dựa vào những yếu tố của thị trường chung cũng như biến động của Bitcoin. Những biến động giá này cũng phụ thuộc vào việc trong tương lai sàn DEX có nhận được những quy định khắt khe hay không. Nếu có, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phi tập trung của hệ DeFi và giá SUSHI. Ngược lại, nếu các quy định được nới lỏng, khả năng phát triển của SUSHI sẽ trở nên tích cực hơn.

Thông tin chi tiết về SUSHI

Token Allocation

  • Trong khoảng 2 tuần, 100.000 block đầu tiên tương đương với $100M token sẽ được khai thác thông qua Liquidity Mining trên những Pool được chỉ định. 
  • Sau đó, token vẫn được khai thác thông qua Liquidity Mining ở các Pool trên Sushiswap với 4M token / tuần
  • Team Dev sẽ nhận được 10% trên tổng số lượng Mining

Token Sale

SUSHI không tổ chức token sale 

Tuy nhiên, dự án bắt đầu có đề xuất vào tháng 7 năm 2021 về việc bán một lượng token cho các quỹ lớn, đồng thời giảm giá so với giá thị trường. Đề xuất này đã được bàn tán rất sôi nổi. 

Token Release Schedule

SUSHI không có khóa token. Anh em chỉ cần chi một ít Gas Fee là có thể nhận được token này bất cứ lúc nào. 

Tiềm năng của SUSHI coin

Để đánh giá được điều này chúng ta sẽ cần nắm được cụ thể những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến giá của SUSHI, bao gồm:

Demand của SUSHI

Đây chính là yếu tố đầu tiên có khả năng ảnh hưởng đến giá của một đồng coin. Hiện tại, SUSHI được dùng với mục đích chính là quản trị và trả phí giao dịch trên SushiSwap. Như vậy, nhu cầu sử dụng SUSHI là chưa quá cao và sự phát triển của SushiSwap cũng khó có thể kéo sự tăng giá của SUSHI.

Trong tương lai, nếu SUSHI có thể được ứng dụng nhiều hơn trong việc thanh toán, hay có khả năng ứng dụng trên nhiều dịch vụ và tính năng khác thì nó sẽ có khả năng tạo ra nhu cầu lớn hơn, khiến giá coin tăng trưởng tốt hơn.

Sự phát triển của SushiSwap

SUSHI là đồng coin của SushiSwap nên nếu nền tảng này phát triển tốt thì tất yếu SUSHI cũng được quan tâm và sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, thông tin về đội ngũ đứng sau SushiSwap là khá hạn chế nên chúng ta cũng khó có thể đánh giá được tiềm năng của nền tảng thông qua kinh nghiệm làm việc và những thành công mà đội ngũ Developer đã đạt được. Do vậy, chúng ta chỉ có thể dựa vào những gì mà SushiSwap hiện đang làm được để đánh giá nền tảng này.

Với nhiều tính năng độc đáo và khả năng thu hút người dùng tốt, có thể thấy SushiSwap có rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Kéo theo đó, SUSHI chắc hẳn cũng sẽ được “thơm lây”

Sự phát triển của Ethereum

Do là giao thức chạy trên Ethereum nên sự phát triển của Ethereum cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến nền tảng. Cụ thể, nếu Ethereum lớn mạnh, SushiSwap cũng nhận được lượng traffics lớn nhờ vào khả năng tương thích với nhiều ứng dụng xây dựng trên mạng lưới.

Trong khi đó, Ethereum đang có kế hoạch để cải thiện khả năng mở rộng với Ethereum 2.0 và thực tế là đã đạt được những thành công nhất định. Điều này khiến những dự án thuộc Ethereum được hưởng lợi không ít và trong đó có cả SushiSwap.

Xu hướng chung của thị trường

Tuy có một hướng đi riêng nhưng SUSHI cũng nằm trong những tác động chung của toàn bộ thị trường tiền điện tử. Điều này có nghĩa là chúng ta cũng cần đặt SUSHI trong tương quan của thị trường chung để đánh giá được những sự kiện có khả năng ảnh hưởng đến dự án. Hiện tại, với những gì đã xảy ra với FTX, dễ dàng có thể thấy rằng người dùng sẽ dần có xu hướng chuyển sang sử dụng sàn DEX thay vì sàn CEX để giảm thiểu mức độ rủi ro. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc tính cạnh tranh giữa các sàn DEX sẽ càng trở nên gay gắt hơn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần đánh giá những yếu tố khác như các quy định về tiền điện tử hay tham khảo việc phân tích on-chain, phân tích kỹ thuật để nắm bắt những điểm ra vào lệnh đẹp nhất.

Có nên đầu tư vào SushiSwap (SUSHI)?

Về cơ bản, SushiSwap (SUSHI) có những lợi thế cạnh tranh nhất định để trở thành một lựa chọn tiềm năng của các nhà đầu tư. Đây là một dự án tốt và có khả năng phát triển trong dài hạn. Tuy nhiên, nếu so sánh với Uniswap hay PancakeSwap thì đây chưa phải là một dự án có nhiều điểm nổi bật. Hay nói cách khác, nó chưa có được lợi thế cạnh tranh khi so sánh với những sàn DEX như PancakeSwap hay Uniswap. Bên cạnh tính cạnh tranh giữa các sàn DEX với nhau, SushiSwap cũng đối mặt với việc cạnh tranh với các sàn CEX bởi một số sàn giao dịch tập trung lớn như Binance hay Coinbase vốn đã có được một vị trí khó thay thế đối với cộng đồng.

Nói chung, anh em có thể lựa chọn SushiSwap để đầu tư, nhưng chưa có gì chắc chắn để khiến SUSHI trở thành một khoản đầu tư dài hạn tiềm năng.

Hướng dẫn sử dụng SushiSwap

Điều kiện sử dụng:

Để sử dụng SushiSwap, anh em sẽ cần chuẩn bị ví Metamask Extension để thuận lợi cho việc giao dịch. Bên cạnh đó, những hoạt động Swap thường tiêu tốn của anh em phí gas khoảng 10 – 50 USD, bởi vậy, việc giao dịch trên nền tảng sẽ không được khuyến khích nếu anh em có lượng vốn quá ít. 

Các chức năng chính trên SushiSwap

6. Các chức năng chính trên SushiSwap

Những chức năng chính mà anh em có thể sử dụng ngay tại trang chủ của SushiSwap có thể kể đến như sau:

  1. Connect to a wallet: chức năng kết nối ví
  2. Home/Beginner: Trang chủ
  3. Portfolio: Tính năng quản lý danh mục tài sản
  4. Swap: Đây là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch liên quan đến swap.
  5. Lend: Đây là nơi cung cấp các hoạt động vay mượn token/coin
  6. Farm: Tại đây anh em có thể thực hiện các hoạt động như Yield Farming 
  7. Onsen: Tính năng này giúp anh em sàng lọc được tài sản
  8. Sushibar: Nơi cập nhật các hoạt động trên Pool như biến động giá hay tỷ lệ lợi nhuận.
  9. Token: danh mục token
  10. Pairs: Các cặp tài sản đang được sử dụng
  11. Governance: Các hoạt động quản trị nền tảng
  12. Forums: Diễn đàn thảo luận của người dùng.

Cách kết nối ví và Swap trên SushiSwap

Anh em có thể sử dụng SushiSwap dựa vào các bước sau:

7. Hướng dẫn kết nối ví trên Sushiswap

Bước 1: Truy cập vào website 

Anh em truy cập vào website sau: https://www.sushi.com/swap

Bước 2: Chấp nhận kết nối ví

8. Hướng dẫn kết nối ví trên Sushiswap

Anh em nhấn vào Connect to a wallet để thực hiện kết nối ví. Tiếp theo, anh em sẽ nhận được thông báo của Metamask để xác nhận lệnh này. Anh em nhấn “connect” để chấp nhận kết nối

Bước 3: Swap

Sau khi đã kết nối ví thành công, anh em có thể nhấn vào Swap để thực hiện giao dịch. Trong đó, một số tính năng bao gồm:

9. Hướng dẫn Swap trên Sushiswap

  • Swap: giúp anh em giao dịch hoán đổi tài sản
  • Setting: thiết lập phí giao dịch
  • Balance: Số dư tài khoản ví
  • From … to …: cặp tài sản mà anh em muốn thực hiện hoán đổi.

Tiếp theo, anh em nhấn Select Token, chọn Coingecko và tìm kiếm tài sản mà anh em muốn giao dịch. Cuối cùng, anh em nhập số lượng coin/token mà mình muốn swap và nhấn Approve → Swap. Quá trình này sẽ tiêu tốn một lượng phí gas nhất định. Anh em sẽ cần chuẩn bị ETH để trả được phí gas này. 

Một số thuật ngữ mà anh em có thể cần tới trong bước này:

  • Medium Received: Lượng token trung bình mà người nhận sẽ nhận được
  • Price Impact: mức độ trượt quá, thường rơi vào khoảng 0.01%
  • Liquidity Provider Fee: Phí cho người cung cấp thanh khoản. 

Cách cung cấp thanh khoản trên SushiSwap

Việc cung cấp thanh khoản có quá trình tương tự như khi anh em thực hiện Swap. Tất nhiên, anh em chỉ cần kết nối ví 1 lần. Khi xuất hiện cửa số Swap, anh em chỉ cần nhấn chọn Liquidity để cung cấp thanh khoản cho Pool. Hoạt động này sẽ giúp anh em nhận được phí Swap tương đương với khoảng 0.3% từ Pool và phần thưởng tùy thuộc vào lượng tài sản mà anh em cung cấp. 

Cách Farm trên SushiSwap

10. Hướng dẫn Farm trên Sushiswap

Cách 1: Farm (Permanent)

Với cách này, anh em sẽ cần nắm được những thông số cơ bản sau:

11. Hướng dẫn Farm trên Sushiswap cách 1

  • Yield Per 1000$: Lợi nhuận đối với mỗi 1000$ gửi vào.
  • ROI: Tỷ lệ lợi nhuận kiếm được 1m- tháng, 1y- năm.
  • Liquidity: Là số token có thể cung cấp trong pool của nền tảng.
  • Staked: Là số liệu tính toán số token anh em đã gửi vào Pool.
  • Earnings: Là Phần thưởng mà anh em kiếm được.

Hai hình thức chính của Pool

  • Add Liquidity: Cung cấp thanh khoản.
  • Approve staking: Stake các token của pool đó.

Anh em có thể lựa chọn bất cứ cách farm nào cũng có thể nhận được lãi suất tương đối giống nhau. Tuy nhiên, đối với những token mới, Pool thường chỉ cho phép hình thức Adđ Liquidity. Khi token đã có lượng tiêu thụ nhất định thì cơ chế Stake mới được khuyến khích. 

Cách 2. Onsen

12. Hướng dẫn Farm trên Sushiswap cách 2

Cơ chế này cũng tương tự như Staking của Farm. Tuy nhiên, thay vì Stake các native token thì anh em có thể stake được LP token (token của Liquidity Provider) để nhận phần thưởng SUSHI.

Một số chức năng khác

  • SushiBar: Đây là nơi phản ảnh lại các hoạt động trên pool như tỉ lệ lợi nhuận, giá thị trường, …
  • Token: Anh em có thể nghiên cứu và xem xét các token mới tại đây.
  • Pairs: Đối với nơi cung cấp các cặp giao dịch, anh em có thể quan sát được mức độ biến động giá đối với các cặp tài sản để biết được xu hướng tăng giảm đối với những tài sản hiện tại và cả những token mới. 

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã nắm được SushiSwap (SUSHI) là gì cũng như những điểm nổi bật và hạn chế của nó. Thông qua đó, hy vọng anh em đã có được cái nhìn tổng quan của dự án này cũng như nắm được một số phân tích về tiềm năng của dự án. Chúng ta vẫn cần có sự quan sát và theo dõi những diễn biến tiếp theo của SushiSwap và thị trường chung để có được đánh giá chính xác nhất. Chúc anh em thành công!

Bài viết cùng chủ đề

Phân tích tiềm năng và mô hình hoạt động của Curve Finance

Balancer V2 – Tham vọng nuốt trọn dòng tiền DeFi

Liquidity pool là gì? Phân tích mô hình hoạt động chi tiết

Comments (No)
Leave a Reply