Phân tích chỉ báo Supply & Transactions| CryptoQuant

SangLV
SangLV
Follow me:

SupplyTransactions là hai bộ chỉ số khá cơ bản được CryptoQuant cung cấp cho người dùng để quan sát và phân tích về dòng tiền một cách chi tiết hơn Vậy cụ thể, hai bộ chỉ số này có những chỉ số nào? Cùng tham khảo bài viết sau để khám phá kỹ hơn về 2 bộ chỉ số này nhé!

Trước khi tìm hiểu bất cứ chỉ số nào, bạn đừng quên đăng nhập tài khoản CryptoQuant để check được thông tin update nhất nhé.

Tổng quan về chỉ báo Supply & Transaction

Supply and transactions

Sở dĩ hai chỉ báo này được kết hợp trong cùng một bài viết là bởi chúng mang tính chất khá cơ bản, không đòi hỏi quá nhiều khả năng phân tích hay quan sát. Đây là những chỉ số có liên quan đến nguồn cung và giao dịch, được cung cấp với mục đích là giúp anh em có đầy đủ dữ liệu trong quá trình so sánh cũng như tiết kiệm được thời gian trong việc check những thông tin cơ bản này tại nhiều trang web khác nhau.

Chỉ báo Supply

Total Supply

2. Biểu đồ chỉ số Total Supply

Đây là chỉ số cung cấp tổng nguồn cung tính đến thời điểm hiện tại của Bitcoin. Như chúng ta đã từng đề cập nhiều lần, Bitcoin sở hữu max supply là 21 triệu BTC và mỗi ngày lại có một lượng BTC nhất định được khai thác ra bởi thợ đào. Chỉ số này sẽ giúp anh em update được những thay đổi mới nhất đối với tổng nguồn cung của đồng coin này.

New Supply

3. Biểu đồ chỉ số Neu Supply

Với Bitcoin nói riêng và những Blockchain sử dụng POW nói chung, mỗi ngày lại có một lượng coin mới được khai thác ra. Chỉ số này sẽ cho anh em biết có bao nhiêu lượng BTC mới được khai thác ra mỗi ngày.

Dựa vào quan sát trên biểu đồ, anh em cũng có thể dễ dàng thấy được sự thay đổi trước và sau khi Bitcoin thực hiện Halving. Lượng Bitcoin được khai thác mới hiện tại đang rơi vào khoảng 1.000 BTC mỗi ngày. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy mạng lưới vẫn đang hoạt động khá ổn định dựa vào thuật toán nguyên thủy của nó.

Chỉ số Total Supply là chỉ số mà anh em có thể tìm kiếm được với rất nhiều nền tảng khác nhau. New Supply cũng là một trong những chỉ số rất cơ bản. Tuy nhiên, CryptoQuant vẫn cung cấp những chỉ số này để giúp anh em tạo dashboard và quan sát được rõ ràng hơn. Anh em có thể tham khảo bài viết sau để nắm được cách tạo dashboard so sánh giữa nhiều chỉ số

Tham khảo thêm: Phân tích chỉ báo Market Data | CryptoQuant

Velocity

4. Biểu đồ chỉ số Velocity

Velocity dịch thô là vận tốc. Đây là chỉ số cho biết lưu lượng Bitcoin đang được mua bán trên thị trường là như thế nào. Đối với hệ thống tài chính, Velocity cũng được sử dụng để đo lường tốc độ lưu thông của việc mua bán hàng hóa so với lượng cung của đồng tiền đó.

Tại đây, anh em có thể hiểu đơn giản chỉ số này thể hiện sự sôi động của mạng lưới trong giao dịch hay tốc độ lưu thông của Bitcoin.

Chỉ báo Transactions

Transaction Count (Total)

5. Biểu đồ chỉ số Transaction Count (Total)

Chỉ báo này đưa ra cho chúng ta thống kê về toàn bộ transaction đang xuất hiện trên mạng Bitcoin. Hay nói cách khác, nó cho anh em biết mạng lưới Bitcoin hiện đang có bao nhiêu giao dịch.

Dựa vào biểu đồ, có thể thấy số lượng giao dịch hiện tại đang giao động trong khoảng 200.000 giao dịch. Đây là dữ kiện khá dễ hiểu bởi thuật toán của Bitcoin quy định thời gian trung bình để tạo ra một Block là 10 phút và mỗi Block chỉ chứa được tối đa 2MB – tương đương khoảng 2.000 giao dịch. Khi tổng hợp lại những dữ liệu đó, số lượng giao dịch tối đa trong một ngày trên mạng lưới là khoảng 300.000 giao dịch.

Tất nhiên, không phải Block nào cũng có thể chứa full dung lượng của mình. Đó là lý do anh em thấy tổng lượng giao dịch trên mạng lưới luôn dao động trong khoảng 200.000 giao dịch.

Transaction Count (Mean)

6. Biểu đồ chỉ số Transaction Count (Mean)

Chỉ báo này cung cấp cho anh em thống kê về số lượng transaction trung bình trên mạng Bitcoin. Cụ thể hơn, nó cho anh em biết mỗi Block chứa được trung bình bao nhiêu giao dịch.

Tất nhiên, số lượng giao dịch trung bình đối với mỗi Block cũng không thể vượt quá 2MB – tương đương khoảng 2.000 – 2.500 giao dịch. Đây là lý do anh em sẽ thấy lượng giao dịch trung bình đối với mỗi Block có những thời điểm lên tới 2500 giao dịch.

Tokens Transferred (Total)

7. Biểu đồ chỉ số Tokens Transferred (Total)

Chỉ số này cho chúng ta biết tổng lượng Bitcoin đang được giao dịch là bao nhiêu. Nếu như với chỉ số phía trên anh em biết được tổng lượng giao dịch trong mạng lưới là 2.000 giao dịch thì tại đây anh em sẽ biết được có bao nhiêu Bitcoin được trung chuyển trong 2.000 giao dịch đó.

Tokens Transferred (Mean)

8. Biểu đồ chỉ số Tokens Transferred (Mean)

Tương tự như phía trên, chỉ số này cũng thống kê xem có bao nhiêu BTC trong giao dịch. Tuy nhiên, thay vì tiếp cận với tổng giá trị, chỉ số này sẽ đem lại cho anh em thông tin về số lượng BTC trung bình trong mỗi giao dịch.

Tại đây, anh em có thể quan sát một điểm bất thường vào ngày 15/06/2022, lượng BTC trung bình trong mỗi giao dịch là khoảng 60 BTC – tương đương với khoảng 1 triệu rưỡi đô la. Lượng giao dịch lớn này xuất hiện khi Bitcoin giảm mạnh từ khoảng 30.000 USD xuống còn 20.000 USD. Đây rất có thể là hành động xả coin của các nhà đầu tư.

Tokens Transferred (Median)

9. Biểu đồ chỉ số Tokens Transferred (Median)

Median là số trung vị. Cách tính số trung vị đã được đề cập với chỉ số Fee & Revenue, anh em có thể tham khảo bài viết để nắm được rõ hơn về Median.

Về cơ bản, đây là chỉ số cho anh em biết số lượng trung vị BTC đối với mỗi giao dịch. Số trung vị rất hữu ích để anh em biết được các nhà đầu tư vừa đã sử dụng lượng BTC như thế nào trong giao dịch. Con số này cũng sẽ không bị ảnh hưởng với các giá trị quá lớn hoặc quá nhỏ như đối với giá trị trung bình cộng.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu được toàn bộ các chỉ số trong bộ chỉ số SupplyTransactions. Với hai chỉ báo này, anh em có thể thiết lập các Dashboard để tiện lợi cho việc so sánh các dữ liệu. Bên cạnh đó, đây cũng là những thông tin rất hữu dụng để chúng ta quan sát được sự ổn định trong quá trình vận hành của mạng lưới Bitcoin. Việc nắm được hiệu suất và công suất làm việc của mạng lưới cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng để anh em quan sát và phân tích tốt hơn về thị trường.

Tất nhiên, do đây là những chỉ số cơ bản nên anh em không thể sử dụng chúng như những dữ liệu duy nhất cho quá trình phân tích. Anh em nên kết hợp với các bộ chỉ số khác như bộ chỉ số về dòng tiền – Flow Indicator để đọc vị tình hình một cách tốt nhất.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã nắm được những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về SupplyTransactions. Thông qua đó, hy vọng anh em có thể vận dụng việc tạo dashboard và kết hợp với các chỉ số khác để đưa ra những phân tích có khả năng chính xác cao nhất. Chúc anh em thành công!

Bộ chỉ số cuối cùng: Phân tích chỉ báo Inter Entity Flows | CryptoQuant

 

Bài viết cùng chủ đề

DCA là gì? Cách áp dụng DCA “trăm trận trăm thắng”

SOPR là gì? Cách phân tích Lời Lỗ, Tâm Lý nhà đầu tư Crypto

StarkNet là gì? Phân tích hệ sinh thái StarkNet và StarkEx

 

Sign up for an eToro account and access more than 70 popular cryptocurrencies and crypto funds to invest in.

Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:

 
Telegram Channel

Thảo luận Blockchain, xu hướng mới 2024

Facebook Group

Check dự án Scam, phân tích Bitcoin & Altcoin

guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments