Solidity là gì? Ngôn ngữ Solidity có gì vượt trội?

Solidity là gì? Ngôn ngữ lập trình này có gì đặc biệt mà lại được sử dụng phổ biến trong việc tạo ra các sản phẩm blockchain. Ứng dụng của Solidity trong đời sống hiện nay như thế nào? Cùng tham khảo bài viết sau để nắm được những thông tin đầy đủ nhất về Solidity nhé!

Solidity là gì?

1. Solidity là gì

Trong quá trình tìm hiểu về các Smart Contract, chắc hẳn anh em cũng đã nhiều lần được nghe đến ngôn ngữ lập trình Solidity. Đây là ngôn ngữ được sử dụng chính để tạo ra Smart Contract trên Ethereum với những tính năng như: khả năng xây dựng NFT marketplace, Metaverse, DEX (sàn giao dịch phi tập trung), DeFi (Sàn tài chính phi tập trung), …

Solidity lần đầu được đề xuất vào năm 2014 bởi Gavin Wood – đồng sáng lập Ethereum. Sau đó ngôn ngữ này được sử dụng và phát triển bởi những người thuộc dự án Ethereum.

Đây là ngôn ngữ lập trình cấp cao, được sử dụng bởi các developer muốn phát triển Dapp trên Ethereum. Cụ thể hơn, các Developer có thể viết chương trình dễ dàng hơn thông qua việc kết hợp giữa chữ cái và các con số trong Solidity. Các câu lệnh và cú pháp của Solidity có rất nhiều điểm tương đồng với ngôn ngữ lập trình cơ bản phổ biến như PHP, Java, hay C#.

Mục đích ra đời của Solidity là gì?

2. Mục đích ra đời của Solidity

Ngôn ngữ lập trình đã không phải là một khái niệm quá xa lạ. Trên thực tế, rất nhiều ngôn ngữ lập trình đã được ra đời nhằm giúp các lập trình viên xây dựng được nhiều chương trình đa dạng khác nhau. Một số ngôn ngữ lập trình cũng đã được đề cập phía trên như Java hay C#. Nếu đã có sẵn các ngôn ngữ lập trình đó, vậy tại sao lại cần đến sự có mặt của Solidity?

Solidity được phát triển nhắm đến khả năng lập trình chuyên nghiệp hơn cho các Developer, đưa ra phương án xử lý vấn đề an toàn và hiệu quả cho riêng mảng Blockchain và tiền điện tử. Với Solidity, mục đích ra đời của nó là khiến việc lập trình trên Smart Contract dễ dàng hơn.

Cách thức hoạt động của Solidity là gì?

Để nắm được các thông tin chi tiết nhất về Solidity, chúng ta sẽ cần tìm hiểu một cách tổng quan nhất về cách thức hoạt động của nó. Như đã đề cập, Solidity cho phép ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau có thể kể đến như:

  • Tạo ra các Smart Contract
  • Mint ra các NFT (non-fungible token), Fungible.
  • Tạo ra một số nền tảng hỗ trợ Lending (cho vay) phi tập trung của các Fungible token như Aave, Compound, MakerDAO.
  • Tạo ra các thị trường giao dịch mua bán đối với non-fungible token như SuperRare, Opensea, Magic Eden.

Quy trình hoạt động

3. Quy trình hoạt động của Solidity

Sau khi xác định được mục đích và viết ra các chương trình, EVM là thành phần vô cùng quan trọng để các Developer có thể thực thi Solidity Code. EVM là một máy ảo trên blockchain có khả năng chuyển đổi Solidity Code trở thành các ứng dụng chạy trên Ethereum, hay cụ thể hơn là chúng sẽ compile các Solidity Code sang Ethereum Bytecodes.

Đối với những Developer ở cấp độ cao hơn, Solidity có thể hỗ trợ tạo ra “Machine level” code. Đây là code có thể thực thi được trên EVM. Sau đó, các dòng Code mà Developer tạo ra sẽ được trình biên dịch chia nhỏ và biến thành các lệnh giúp bộ xử lý có thể hiểu và thực thi chúng hiệu quả.

Gas Cost

Phí gas cũng là một trong những yếu tố không thể không nhắc đến trong quá trình vận hành của Solidity. Đây là chi phí dựa trên hệ thống Gas trên Ethereum nhằm chi trả cho các Miner để đảm bảo Code có thể chạy an toàn trên mạng lưới. Phí Gas có thể ảnh hưởng đến hiệu năng hoạt động của Smart Contract. Đối với mỗi Slot dung lượng lưu trữ, một lượng phí Gas nhất định cần được chi trả. Bởi vậy, mọi hoạt động thực thi Code Solidity đều tốn phí, nhưng nếu phí gas quá lớn thì Smart Contract cũng không thể hoạt động lâu dài (người dùng sẽ dần bỏ đi nếu việc sử dụng Dapp quá tốn kém).

Để giải quyết được vấn đề này, các developer sẽ cần thực hiện tối ưu gas price thông qua việc sử dụng ít hàm hơn và dùng các thư viện có sẵn.

Data Types

4. Solidity Data type

Solidity có khả năng hỗ trợ hầu hết các Data type thường thấy, có thể kể đến như:

  • Boolean: Dữ liệu trả về “1” nếu điều kiện là đúng và trả về “0” nếu điều kiện là sau.
  • Integer: Sử dụng sign hoặc unsign đối với các giá trị integer trong Solidity. Đồng thời, nó cũng có khả năng hỗ trợ runtime exceptions.
  • String: dữ liệu dạng chuỗi.
  • Modifier: Modifier sẽ giúp kiểm tra điều kiện trong Smart Contract xem mọi thứ có hợp lý hay không trước khi các đoạn Code của Smart Contract được thực hiện.
  • Array: Syntax của Solidity có thể hỗ trợ cả array đơn và array đa chiều, tương tự như các ngôn ngữ OOP khác.

Offline và Online Mode

Developer có thể thực thi Solidity với 2 cách là Offline Mode và Online Mode.

Đối với Offline Mode, Developer sẽ cần đáp ứng được 3 điều kiện và 4 hành động bao gồm:

Điều kiện: Download và install Node.js, Install Truffle globally, Install ganache-cli

Hành động:

  • Tạo truffle project và set up development network của nó.
  • Develop và Deploy một smart contract.
  • Tương tác với Smart Contract từ Truffle console.
  • Đánh giá tính năng của Solidity thông qua các bài test.

Online Mode

Đối với Online mode, developer thường sử dụng Remix IDE để biên dịch và chạy các Solidity Smart Contract. Một số IDE platforms có khả năng hỗ trợ Solidity là: Truffle, Hardhat, Microsoft Visual Studio, Tendermint on Microsoft Azure, Microsoft Visual Studio Code.

Public và Private function

Publics functions của Solidity có thể so sánh với các APIs mà bất cứ ai cũng có thể gọi và truy cập vào được. Ví dụ, public function có thể được thực hiện nhằm cho phép người dùng trong nền tảng kiểm tra được tài khoản của họ. Public Function cũng là một trong những cách triển khai phổ biến nhất đối với Smart Contract.

Đối với Private Functions, chúng chứa các chỉ dẫn trong hợp đồng, mà chỉ các hàm khác trong một chain mới có thể gọi và thực thi được chúng.

Dữ liệu và công cụ được cung cấp bởi Solidity?

Dữ liệu

5. Dữ liệu được cung cấp bởi Solidity

Hầu hết các dữ liệu được sử dụng trong Solidity đều là các kiểu dữ liệu thông dụng. Một số có thể kể đến như: Integer – số nguyên, dữ liệu 0-1 tương ứng với True – False, string literals – chuỗi ký tự. Một số dữ liệu khác cũng có khả năng tương thích với Solidity như toán tử, enum, mảng, …

Nói chung, với Solidity, người dùng có thể sử dụng được gần như tất cả kiểu dữ liệu phổ biến hiện nay.

Công cụ

6. Công cụ của Solidity

Với mục đích là giải quyết những vấn đề về hệ sinh thái Ethereum hay Smart Contract, các công cụ được Solidity cung cấp bao gồm;

  • Solgraph: Công cụ này có thể giúp tạo ra đồ thị DOT để hiển thị luồng điều khiển chức năng thông qua việc sử dụng tệp lệnh. Dựa vào đó, Developer có thể phát hiện được những lỗ hổng trong hệ thống bảo mật.
  • Solidity REPL: Đây là công cụ được dùng để viết source code – mã nguồn trên Solidity Console.
  • EVM lab: Đây là gói công cụ bao gồm bộ câu lệnh, hướng dẫn cú pháp. EVM Lab được đánh giá là công cụ hữu ích nhất đối với các lập trình viên.
  • Evmdis (EVM Disassembler): công cụ này giúp nâng cao mức độ trừu tượng so với EVM thô bằng việc thực hiện các phép phân tích tĩnh trên bytecode.

Ưu nhược điểm của Solidity

Solidity là gì, timviec365.vn

Là một trong những ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến nhất, Solidity có những thế mạnh và hạn chế riêng

Ưu điểm

  • Với việc sử dụng Solidity, Developer có thể dễ dàng tạo ra được các Smart Contract đảm bảo được những yếu tố như minh bạch, an toàn, đáng tin cậy. Ngôn ngữ lập trình này cũng có thể giúp tăng được hiệu quả vận hành hệ thống, giảm sự phụ thuộc vào bên thứ ba hay các chi phí liên quan đến nhân sự, tất nhiên là với điều kiện nó được triển khai đúng cách.
  • Do có nhiều điểm tương đồng, hay nói chính xác hơn là chịu ảnh hưởng từ một số ngôn ngữ lập trình như C# hay Java nên Solidity sử dụng số lượng programing Perceptions cực lớn của các ngôn ngữ khác như mảng, hàm, câu lệnh, biến số, toán học, … Đối với những developer đã có sẵn kiến thức về Java hay C#, việc tiếp cận, học tập hay sử dụng Solidity sẽ diễn ra vô cùng nhanh chóng và dễ dàng.
  • Do được sử dụng làm ngôn ngữ lập trình cho Ethereum và EVM, developer có thể sử dụng các tài liệu về mã nguồn mở để xây dựng ứng dụng từ các sản phẩm có sẵn một cách dễ dàng. Một ví dụ đơn giản là bạn có thể fork mã nguồn của Chainlink và sau đó xây dựng thêm các tính năng sáng tạo hơn khi muốn thiết kế một sàn DeFi cho riêng mình.

Hạn chế của Solidity

Hạn chế lớn nhất của Solidity là tính chất không thể thay đổi thông tin của nó. Tất nhiên, đây cũng là một trong số những ưu điểm của Solidity nhưng trong một vài trường hợp, đây lại là hạn chế của ngôn ngữ lập trình này. Cụ thể hơn, sau khi hợp đồng được thực hiện, việc nâng cấp hay bổ sung các tính năng mới là không thể.

Đối với những nền tảng chạy trên công nghệ mã hóa Blockchain như Ethereum, việc tự tìm kiếm và cập nhật thông tin nhanh chóng là rất khó khăn. Nguồn duy nhất để những nền tảng này tự động cập nhật thông tin là thông qua các hoạt động giao dịch. Như vậy, ngôn ngữ này sẽ là một vấn đề rất lớn đối với những nền tảng sở hữu dữ liệu biến động như các cặp tỷ giá tiền tệ ngoại hối.

Nhìn chung, Solidity vẫn là một ngôn ngữ lập trình khá “non trẻ” khi so sánh với những ngôn ngữ lập trình lâu đời như Java hay C. Do đó, trong một số trường hợp, thư viện của Solidity sẽ không đủ để thỏa mãn được nhu cầu sử dụng của developer.

Một số ứng dụng phổ biến của Solidity

Blockchain – ứng dụng phổ biến nhất

Như đã cập nhật, sự ra đời của Solidity là nhằm phục vụ việc ứng dụng trong Smart Contract và Blockchain. Trong đó, Blockchain có thể được hiểu là một nơi mà mọi dữ liệu đều được ghi chép lại một cách công khai, minh bạch và không thể chỉnh sửa tự do.

Những người quản lý trên Blockchain hay còn gọi là các Node/Validator sẽ là những người tham gia vào hệ thống, quản lý thông tin mà không cần đến bất cứ bộ phận trung gian nào. Các thông tin được ghi lại thành khối (Block) một cách cố định, không thể bổ sung, không thể thay đổi. Bằng việc sử dụng Solidity, các Developer có thể dễ dàng hơn trong việc tạo ra các dữ liệu dạng khối hay viết code.

Bên cạnh Smart Contract, rất nhiều loại hợp đồng khác như hợp đồng thương mại, kinh tế, các bản cam kết cũng có thể được ký kết một cách nhanh chóng thông qua Blockchain. TÍnh năng này giúp các bên liên quan đạt được tính hiệu quả và thuận tiện hơn do có thể thực hiện ký kết tại bất cứ đâu trên thế giới, miễn là có khả năng kết nối với Internet.

Bầu cử và biểu quyết.

Đây là một trong những mối quan tâm lớn đối với bất cứ quốc gia hay tổ chức nào. Trong đó, nếu việc gian lận số phiếu có khả năng xảy ra, vô số các vấn đề nhức nhối sẽ kéo theo sau đó. Ngôn ngữ lập trình Solidity cũng có thể được ứng dụng để đảm bảo quá trình bỏ phiếu minh bạch hơn, tránh gian lận và đảm bảo hệ thống bảo mật.

Blind Auctions – Đấu giá mù.

Blind Auctions là một trong những hình thức đấu giá có thể đem lại nhiều lợi ích trong mua bán sản phẩm nói riêng và nâng cao hiệu quả đối với nền kinh tế nói chung. Với Solidity, Developer cũng có thể xây dựng được những chương trình đấu giá mù một cách dễ dàng và hiệu quả.

Tổng kết

Với sự ra đời của công nghệ Blockchain, các ngành công nghiệp hiện tại và tương lai đều trải qua một cuộc cách mạng. Blockchain developer sẽ là một trong những ngành cần thiết để mở rộng và phát triển. Hiện tại, cơ hội đang được phân tích là chia đều cho tất cả mọi người do nguồn nhân lực và nguồn cung đang ít hơn nhu cầu rất nhiều. Những anh em nào đang có định hướng trở thành developer có thể tận dụng cơ hội này để nghiên cứu, phát triển đối với mảng lập trình Blockchain dựa vào Solidity.

Đối với người dùng, việc nắm được các thông tin liên quan đến Solidity sẽ cho anh em sự quan sát tốt hơn về các dự án mới thuộc Ethereum hay ngay cả đối với Non-EVM blockchain với quá trình sử dụng của ngôn ngữ lập trình khác không phải Solidity. Từ đó, anh em có thể đưa ta những đánh giá đa chiều hơn về ưu nhược điểm hay tiềm năng của các dự án.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu được những thông tin cơ bản nhất liên quan đến Solidity là gì, cách vận hành, và ứng dụng của nó ra sao. Thông qua đó, hy vọng anh em đã có dịp khám phá và nắm được cơ hội của Developer đối với Solidity cũng như có được khả năng đánh giá các dự án dựa vào ngôn ngữ lập trình. Chúc anh em thành công!

 

Bài viết cùng chủ đề

Web 3.0 là gì? Top 8 dự án Web3 nổi bật nhất hiện nay

TradingView là gì? Hướng dẫn sử dụng TradingView thành thạo

5 Chiến lược đầu tư coin hiệu quả cho người mới

Comments (No)
Leave a Reply