Phân tích mô hình dòng tiền của UNI là một yếu tố quan trọng để anh em nắm được cách hoạt động của Uniswap, cũng như nhìn nhận được những tiềm năng của nền tảng này? Vậy chúng ta sẽ quan sát những khía cạnh nào để phân tích và mô hình dòng tiền của UNI trên Uniswap V3 là như thế nào? Cùng tham khảo bài viết sau để tìm hiểu những vấn đề trên nhé!
Nội dung chính
Tổng quan về Uniswap V3
Uniswap đã ra mắt 3 phiên bản và từng bước cải tiến để đạt được khả năng mua bán hiệu quả, tiện lợi và bảo mật hơn. Phiên bản đầu tiên – Uniswap V1 được ra mắt năm 2018, cho phép người dùng trao đổi từ ETH sang các token ERC20 khác. Phiên bản thứ hai – Uniswap V2 cho phép người dùng Swap trực tiếp các token ERC20 mà không cần thông qua ETH, đồng thời cung cấp thêm các tính năng về thanh khoản.
Phiên bản thứ ba – Uniswap V3 là bước ngoặt để Uniswap đạt được những hiệu quả và sự linh hoạt về thanh khoản, khắc phục tỉ lệ trượt giá và tối ưu lợi nhuận.
Cách thức vận hành của Uniswap V3
Để nắm được mô hình dòng tiền của dự án, chúng ta sẽ cần tìm hiểu để nắm được cách thức nền tảng này hoạt động.
AMM – công cụ tạo lập thị trường
Uniswap là AMM và sàn DEX trên blockchain của Ethereum. Giao thức này được xây dựng dựa trên một loạt các hợp đồng thông minh có chứa các cặp token. Đây chính là yếu tố cho phép người dùng thực hiện trao đổi bất cứ token ERC20 nào với nhau một cách đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng.
Stakeholder trong Uniswap:
- LP (Liquidity Provider – người cung cấp thanh khoản): Đây là đối tượng thêm các tài sản của mình vào Pool Uniswap và nhận Pool Token (cổ phần thanh khoản). LP đồng thời cũng có khả năng tạo ra các pool mới, hoặc xóa token mà họ đóng góp ra khỏi nguồn dự trữ.
- Trader (nhà giao dịch): Những người có nhu cầu swap token. Trong quá trình swap, họ sẽ cần trả phí hoán đổi. Khoản phí này sau đó sẽ được thêm vào nguồn dự trữ của Pool KNC/USDT.
- Trader chuyên nghiệp kinh doanh chênh lệch giá: đây là những người có khả năng theo dõi được độ lệch giá của các cặp token giữa Uniswap và các sàn giao dịch khác để thu lợi nhuận. Điều này cũng có khả năng thực thi được một cơ chế hiệu quả ở Pool-level.
Cơ chế định giá động trên hàm không đổi
Tại Uniswap, bất cứ ai cũng có thể đóng góp token vào pool thanh khoản và kiếm được phần thưởng. Điều này đảm bảo được rằng sẽ luôn có sẵn một lượng token để phục vụ cho nhu cầu giao dịch.
Đối với mỗi giao dịch, Trader sẽ phải dành ra 0.3% để trả phí hoán đổi. Phần phí này sẽ được thưởng cho những người cung cấp thanh khoản dựa trên số tiền mà họ đóng góp cho Pool.
Để xác định được giá thị trường, Uniswap dựa vào hàm không đổi x*y=k, trong đó x và y là số token dự trữ của một cặp giao dịch, còn k là hằng số. Sau mỗi giao dịch, hằng số này sẽ được tăng lên do có thêm phí hoán đổi. Phần phí này sẽ được “tái đầu tư” trực tiếp vào trong pool hay các khoản dự trữ.
Khác biệt của AMM và Order book
Do hoạt động khác nhau nên mức giá của các cặp token trên AMM cũng sẽ có sự thay đổi. Khác với việc quan sát và xác định giá trên các sàn giao dịch tập trung (order book), tại các sàn giao dịch phi tập trung (AMM), giá của token có thể thay đổi dựa vào tỉ lệ của các token trong một Pool.
Anh em có thể hiểu đơn giản việc giao dịch trong AMM giống như anh em đang giao dịch trong một quỹ tiền nhất định. Và tất nhiên, bất cứ giao dịch nào cũng sẽ khiến lượng dự trữ thay đổi, dẫn đến tỉ lệ thay đổi và mức giá thay đổi. Đây cũng chính là lý do tại sao các trader chuyên kinh doanh lệch giá lại là một đối tượng quan trọng đối với mô hình này. Vai trò của họ không chỉ là kiếm lợi nhuận mà còn để đảm bảo giá có thể được cân bằng.
Tokenomics của UNI
Bên cạnh cách thức hoạt động, tokenomics sẽ là vấn đề tiếp theo mà chúng ta cần phân tích để nắm được các hoạt động kinh tế của nền tảng cũng như có nhiều dữ liệu hơn cho việc phân tích cơ chế dòng tiền của UNI.
Nguồn cung UNI và cách phân bổ nguồn cung.
UNI có nguồn cung ban đầu là 1 tỷ token, dự kiến sẽ phân phối hoàn toàn trong 4 năm tới:
- Cộng đồng Uniswap: 60% – tương đương 600.000.000 UNI.
- Thành viên trong nhóm và nhân viên tương lai (trong 4 năm tới): 21.51% – tương đương 512.101.000 UNI.
- Nhà đầu tư có thời hạn (4 năm): 17.0% – tương đương 178.000.000 UNI.
- Cố vấn có thời hạn (4 năm) 0.069% – tương đương 6.899.000 UNI.
Trong 60% dành cho cộng đồng, ¼ đã được phân bổ để thưởng cho người dùng Uniswap trước đây (kể từ ngày 17/09/2020). Số còn lại được cung cấp thông qua Yield Farming với 4 pool chính: ETH/USDT; ETH/USDC; ETH/DAI và ETH/WBTC. Thời gian để khai thác thanh khoản là 3 tháng.
- Tỷ lệ lạm phát: từ năm 2024, tỉ lệ lạm phát hàng năm ước tính khoảng 2%.
Vai trò của UNI
Bên cạnh việc được sử dụng làm phí Swap hay giúp người dùng tham gia vào các Pool thanh khoản để kiếm lợi nhuận, UNI còn có khả năng chia sẻ quyền sở hữu cộng đồng.
Quyền kiểm soát kho quỹ Uniswap, sau 30 ngày gia hạn sẽ được chuyển giao cho cộng đồng. Thông qua việc bỏ phiếu, cộng đồng có thể đưa ra quyết định phân bổ UNI đối với các khoản khác nhau như: quan hệ đối tác chiến lược, tài trợ, sáng kiến quản trị, pool khai thác thanh khoản bổ sung và một số chương trình khác.
Các đề xuất quản trị có thể thay đổi hầu hết giao thức, trừ những yếu tố liên quan đến chuyển đổi phí Uniswap được mã hóa cứng (0.05%). Để được chấp nhận một đề xuất quản trị, các đề xuất phải đáp ứng được những điều kiện sau:
- 1% nguồn cung UNI: được ủy quyền để đệ trình một đề xuất quản trị.
- 4% nguồn cung UNI: được yêu cầu bỏ phiếu “có” để đạt được con số tối thiểu.
- Thời gian:
– Thời gian bình chọn: 7 ngày
– Thời gian trễ: 2 ngày
Cộng đồng sẽ là nhân tố chính chịu trách nhiệm và tham gia vào các việc như phát triển giao thức, kiểm toán,.. Cộng đồng có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia để đảm bảo đủ lượng kiến thức trước khi thực hiện bất cứ đề xuất cụ thể nào.
Phân tích mô hình dòng tiền của UNI
Ban đầu, Uniswap không có Native token, không lấy về 1 đồng doanh thu và hoạt động một cách miễn phí. Tuy nhiên, với sự ra đời của Sushiswap, Native token đã chứng minh được khả năng của nó trong việc bootstrap dự án, và đem lại sự phát triển bền vững hơn cho nền tảng. Đây cũng chính là một “bài học” lớn mà Uniswap đã áp dụng để quản lý được cơ chế dòng tiền của mình.
Doanh thu của Uniswap đến từ 0.3% phí giao dịch. Tuy nhiên, ở phiên bản V1, V2 cơ chế này vẫn chưa thực sự tạo ra được Buy demand hay Incentives cho token holders hay cho đội ngũ dự án bởi 100% đều được trao lại cho Liquidity Providers. Nếu so sánh với PancakeSwap, anh em có thể thấy Pancake sở hữu rất nhiều sản phẩm đa dạng để vừa có thể thu hút được sự tham gia của người dùng, đem lại lợi nhuận cho cả LP, token holders và đồng thời còn có khả năng cân đối được nguồn cung để đảm bảo quá trình phát triển bền vững.
Để anh em nắm được cơ chế dòng tiền của UNI một cách rõ ràng nhất, chúng ta sẽ phân tích dựa trên thuật toán của UniSwap và cách quản lý dòng tiền của Uniswap và PancakeSwap.
Thuật toán của Uniswap
Như đã đề cập phía trên, thuật toán của Uniswap dựa trên một hàm không đổi là x*y=k (với x,y là các cặp token còn k là tổng giá trị của pool). Như vậy, thanh khoản trong Pool có thể tạo ra được một đường cong tương tự hình dưới đây.
Để anh em nắm rõ hơn về thuật toán này, chúng ta sẽ đi qua một ví dụ về pool ETH/USDT.
Giả sử trong Pool hiện đang có 10 ETH và 1.000 USDT
- Áp dụng công thức x*y = k ta có 10*1.000 = 10.000.
- Giá 1 ETH = 100 USDT và 1 USDT = 0.01 ETH
Trường hợp 1: Swap USDT lấy ETH
Khi một trader swap 500 USDT và 0.3% phí để đổi lấy ETH, ta có các số liệu như sau:
- y’= 500 + 1.000 = 1.500 USDT
- k = 10.000
- x’ = 6,66 ETH (6,666666666666667)
- x – x’ (số tiền Trader nhận được) = 10 – 6,66 = 3,33 ETH
Giá 1 ETH lúc này sẽ là:
- ETH/USDT = 3,33/500 ~ 1/150
- 1 ETH = 150 USDT (tăng gấp 50% so với ban đầu)
Lưu ý: 0.3% phí sau khi được thêm vào pool sẽ làm thay đổi giá trị của k. Cụ thể:
- Phí = 500. 0,3% = 1,5 USDT
- y’=1.500 + 1,5 = 1.501,5 USDT
- k = 1.501,5 * 6,666666666666667 = 10.010 (tăng thêm 10 đơn vị)
Trường hợp 2: Swap ETH lấy USDT
Khi một trader bán 6 ETH để đổi lấy USDT, ta có các số liệu như sau:
- x’ = 10 + 6 = 16 ETH
- y’ = 10.000/16 = 625 USDT
- y – y’ (số tiền trader nhận được) = 1000 – 625 = 375 USDT
⇒ 6 ETH = 375 USDT hay 1 ETH = 62,5 USDT (giảm 37,5% so với giá ban đầu)
Lưu ý: Nếu mức trượt giá là quá lớn, anh em sẽ nhận được thông báo của Uniswap trước khi tiến hành hoán đổi.
So sánh cơ chế dòng tiền của UniSwap và Pancake
Tuy được fork ra từ Uniswap, nhưng PancakeSwap hiện tại cũng đã được xem như là đối thủ nặng kg của nó, với sự phát triển không ngừng của Bep20. Đặt trong tương quan so sánh, PancakeSwap có sự linh hoạt và đa dạng hơn trong việc phát triển sản phẩm giúp đẩy demand lên cao còn Uniswap đang khá lép vế với chỉ 1 tính năng duy nhất là Pool thanh khoản.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Uniswap đang có ít lợi thế hơn PancakeSwap trong việc phát triển đường dài. Ngoài ra, PancakeSwap còn có sự phân bổ hợp lý lượng token sinh ra từ transaction fee cho việc Buyback & Burn để kìm hãm lạm phát. Nhờ vậy, tốc độ lạm phát của PancakeSwap đang được duy trì ổn định hơn Uniswap rất nhiều.
Tham khảo thêm: Phân tích cơ chế dòng tiền của CAKE trên Pancakeswap
Hiện tại, lợi thế của Uniswap là cộng đồng đông và những ảnh hưởng tích cực đến từ Blockchain Ethereum cũng như mạng ERC20. Và số lượng người cung cấp thanh khoản bên Uni cũng rất nhiều do mức phí LP cao => tạo ra môi trường thanh khoản ổn định ít bị lệch giá nhiều khi swap.
Nhưng với những phân tích về dòng tiền của UNI phía trên, chúng ta có thể thấy nếu Uniswap không có sự phát triển về các tính năng hay sản phẩm phong phú sau khi mạng lưới Ethereum tăng thông lượng TPS (mà có tăng được hay không thì còn phải xem Sharding của nó sau The Merge) thì rất có thể nền tảng này sẽ bị bỏ lại phía sau vì phí giao dịch đắt và tỉ lệ lạm phát lên đến 3% năm.
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã nắm được các thông tin về cơ chế hoạt động cũng như hiểu được cách phân tích mô hình dòng tiền của UNI. Thông qua đó, chúng ta sẽ cần có thêm thời gian để quan sát và theo dõi những bước phát triển của Uniswap để có được những đánh giá chính xác hơn và tận dụng được những cơ hội đầu tư tiềm năng. Chúc anh em thành công!
Bài viết cùng chủ đề
➤ Uniswap là gì? Cách phân biệt, mua bán coin trên Uniswap V1, V2 & V3
➤ Zero-knowledge Proof (ZKP) là gì? Các lỗ hổng của công nghệ ZKP
➤ Web 3.0 là gì? Top 8 dự án Web3 nổi bật nhất hiện nay
Comments (No)