Phân tích chỉ báo Network Indicator | CryptoQuant (Phần 3)

SangLV
SangLV
Follow me:

Network Indicator là bộ chỉ số khá thú vị với số lượng các chỉ số nhỉnh hơn hẳn so với những chỉ số trước đó mà chúng ta đã được tìm hiểu trước đó. Cùng tham khảo bài viết sau để tiếp tục tìm hiểu về bộ chỉ số này nhé!

Để tham khảo những chỉ số trước đó của bộ chỉ số Network Indicator, anh em có thể tham khảo bài viết về

Phân tích chỉ báo Network Indicator | CryptoQuant (Phần 1)

Phân tích chỉ báo Network Indicator | CryptoQuant (Phần 2) 

Ngoài ra, để có thể nắm bắt các chỉ số một cách dễ dàng hơn, anh em có thể dành thời gian để tìm hiểu về những chỉ số như Exchange Flow, Flow Indicator và Market Indicator nhé!

Stock-to-Flow Ratio

Đây là chỉ số khá thú vị cho thấy được khả năng khai thác Bitcoin cũng như độ khan hiếm của đồng coin trên thị trường

Công thức chỉ số

1. Công thức chỉ số SF Ratio

Dựa vào công thức phía trên, có thể thấy rằng SF Ratio được tính dựa trên lượng coin hiện tại chia cho lượng coin được phát hành mới mỗi ngày. Hay nói cách khác nó thể hiện được tương quan giữa lượng cung hiện tại so với lượng coin mới được khai thác ra mỗi ngày.

Để anh em dễ hình dung hơn, chúng ta có thể lấy ví dụ về tổng cung và việc khai thác vàng. Ví dụ, chúng ta có tổng cung lượng vàng trên thế giới là khoảng 100 tấn, thì 100 tấn này là con số cố định tương tự như 21 triệu BTC vậy. Tuy nhiên, mỗi ngày lại có thêm lượng vàng được khai thác, dẫn đến lượng cung lưu thông thay đổi.

Như vậy, nếu quá trình khai thác vừa đủ, nó sẽ cung cấp thêm thị trường một nguồn cung vừa đủ, không gây ra những biến động khó đoán, đồng thời đảm bảo được tính khan hiếm của mặt hàng. Ngược lại, nếu quá trình khai thác trở nên dư thừa, nó sẽ đem đến những tác động nhất định, khiến thị trường biến động và xu hướng giá có khả năng giảm.

Quá trình này tương tự với Bitcoin hay bất cứ đồng coin nào khác, và SF Ratio cung cấp cho chúng ta biết xem lượng khai thác mỗi ngày là đang thiếu, đủ, hay dư thừa.

Phân tích

2. Biểu đồ chỉ số SF Ratio

Nhìn vào biểu đồ phía trên, chúng ta có thể thấy ngay một đường nét đứt dọc. Đây chính là thời điểm mà Bitcoin áp dụng chính sách Halving. Đây là chính sách giảm một nửa phần thưởng dành cho thợ đào.

Và tất nhiên, do sự có mặt của Haling mà biểu đồ đã có sự khác biệt rõ rệt giữa hai phần của đường nét đứt. Cụ thể hơn, SF Ratio đã tăng lên đáng kể sau Halving. Tại sao lượng khai thác giảm mà chỉ số lại tăng?

Áp dụng vào công thức, khả năng khai thác là mẫu số. Khi lượng lưu thông phát triển một cách tự nhiên hoặc được giữ nguyên, SF ratio sẽ thay đổi khi khả năng khai thác của Miners thay đổi. Cụ thể ở đây là sau khi Halving, lượng coin mà Miners khai thác được không còn nhiều như trước, dẫn đến mẫu số giảm và toàn bộ phân số tăng. Như vậy, nếu khả năng khai thác coin càng thấp, SF Ratio sẽ càng lớn.

Một trường hợp đột ngột tăng SF ratio nữa là vào thời điểm ngày 27/06/2021. Chúng ta có thể thấy tại đây SF Ratio dựng thành một cột đứng khá bất ngờ. SF Ratio ngày 27/06 này được ghi nhận là khoảng 50.000, tức là gấp đôi bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng khai thác Bitcoin đã giảm đi một nửa. Lý do cho việc này có thể là vì số lượng Miners trong hệ thống tăng, dẫn đến khả năng cạnh tranh lớn giữa các thợ đào, dẫn đến khối lượng Bitcoin đào được trong ngày  27 giảm đột ngột.

Tuy nhiên, những trường hợp như vậy sẽ rất hiếm khi xảy ra bởi hệ thống Bitcoin sẽ luôn tìm cách để cân bằng quá trình khai thác coin; trong đó, họ sẽ đảm bảo được thời gian trung bình để tạo ra Block mới là 10 phút, đồng thời đảm bảo được độ khó của việc khai thác cũng sẽ phù hợp với số lượng Miners trong hệ thống. Đây chính là lý do tại sao ngay sau ngày 27, biểu đồ lại trở về mức khai thác bình thường.

Trở lại với SF Ratio, đây là một chỉ số khá quan trọng và thú vị để anh em nắm được tình hình khai thác cũng như mức độ khan hiếm của một đồng coin; từ đó đưa ra được những phán đoán gần nhất với xu hướng giá và tâm lý nhà đầu tư.

Stock-to-Flow Reversion

Chỉ số này dựa trên SF Ratio để cho ra được những vùng mua bán Bitcoin phù hợp khi xét trên phương diện về tính khan hiếm của đồng coin

Công thức chỉ số

3. Công thức chỉ số SF Reversion

Như vậy SF Reversion được tính bằng cách lấy Price chia cho SF Ratio. Cách tính toán này đã được các nhà phân tích thống kê từ các dữ liệu lịch sử để đưa ra được vùng mua bán phù hợp cho anh em.

4. Biểu đồ chỉ số SF Reversion

Dựa vào đồ thị phía trên, chúng ta có thể thấy được rất rõ hai gam màu chính là xanh và đỏ. Vùng màu xanh là vùng mua phù hợp còn vùng đỏ là vùng bán phù hợp.

Tất nhiên, anh em không nên lệ thuộc vào một biểu đồ duy nhất để đưa ra quyết định xem nên mua hay nên bán. Bởi khả năng biến động của thị trường là rất phức tạp. Anh em nên thực qauan sát, đưa ra những phân tích trên nhiều phương diện trước khi xuống tiền đầu tư.

Mean Coin Age

Mean Coin Age là chỉ số nói về độ tuổi trung bình của đồng coin để từ đó chúng ta có thể nắm bắt được rõ hơn khả năng hold coin và các diễn biến trong quá trình hold coin của nhà đầu tư.

Công thức chỉ số

5. Công thức chỉ số MCA

Đến đây có thể anh em sẽ thắc mắc rằng chúng ta đã có rất nhiều chỉ số liên quan đến độ tuổi hay Lifespan của đồng coin, vậy tại sao còn cần Mean Coin Age? Tất nhiên, CDD cũng tính được độ tuổi của lượng coin. Tuy nhiên, nó chỉ tính được khi số lượng coin này được đem ra sử dụng, tức là khi nhà đầu tư phá hủy chuỗi ngày hold coin. Trong khi đó, Mean Coin Age lại thể hiện được độ tuổi của đồng coin ngay cả khi nhà đầu tư chưa thực hiện phá hủy chuỗi ngày đó. Có thể nói, Mean Coin Age sẽ đem đến cho anh em cái nhìn tổng thể hơn về độ tuổi của đồng coin.

Phân tích

6. Biểu đồ chỉ số MCA

Vậy, chúng ta có thể ứng dụng biểu đồ này như thế nào trên thực tế?

Nếu biểu đồ liên tục tăng, kể cả khi tăng với mức độ nhỏ thì cũng là một dấu hiệu tốt. Lý do là bởi nó cho thấy ngày càng có nhiều nhà đầu tư lựa chọn Hold coin thay vì bán xả. Ngược lại, nếu đồ thị đột ngột có dấu hiệu giảm hoặc biến động bất thường có nghĩa là các nhà đầu tư đang đồng loạt phá hủy chuỗi ngày hold coin. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường có khả năng cao hơn gặp phải những biến động khó đoán.

Trong trường hợp MCA giảm bất thường, chúng ta sẽ cần có sự quan sát tỉ mỉ hơn về thị trường để xem thế lực nào đang tác động đến mức giá và những nhà đầu tư nào là nhân tố chính cho quá trình biến động này.

Mean Coin Dollar Age

7. Biểu đồ chỉ số MCA Dollar

Chỉ số này có vai trò khá giống với MCA. Tuy nhiên, biểu đồ sẽ thể hiện giá trị thông qua đơn vị là USD.

Cách xem biểu đồ cũng tương tự như với MCA, nghĩa là chỉ số càng tăng càng là điều kiện thuận lợi cho thị trường phát triển.

Sum coin Age

8. Biểu đồ chỉ số SCA

Để chỉ số về tuổi thọ đồng coin được hoàn thiện hơn, Sum Coin Age không chỉ cho chúng ta biết độ tuổi của đồng coin mà còn cho chúng ta biết được lượng Value, hay khối lượng coin hiện đang được tích trữ là bao nhiêu.

Về cơ bản, Sum Coin Age vẫn có rất nhiều điểm tương đồng khi so sánh với MCA.

Sum Coin Dollar Age

9. Biểu đồ chỉ số SCA Dollar

Tương tự như với Sum Coin Age, biểu đồ này cũng thể hiện được độ tuổi và Value của lượng coin nhưng là với đơn vị dollar.

Đặc điểm chung đối với những chỉ số có liên quan đến Coin Age, anh em chỉ cần nhớ nguyên tắc rằng: nếu đồ thị tăng, có nghĩa là ngày càng có nhiều nhà đầu tư lựa chọn Hold coin sẽ càng cho thấy điều kiện tốt và thuận lợi cho cả xu hướng giá và sự phát triển của thị trường. Ngược lại, nếu đồ thị Coin Age giảm, giảm liên tục hoặc có biến động có nghĩa là thị trường đang diễn ra quá trình mua bán rất sôi nổi, nhiều nhà đầu tư lựa chọn sử dụng số lượng coin mình đã hold để giao dịch. Điều này dẫn đến nhiều biến động mà chúng ta khó có thể chắc chắn được.

Sum Coin Age Distribution

Nhắc đến Distribution chắc hẳn anh em cũng đã hình dung được cơ bản về mục đích của chỉ số này rồi phải không. Sự phân bổ cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng mà chúng ta có thể tìm hiểu trong bộ chỉ số Network Indicator. Đây là chỉ số thể hiện được sự phân bổ của đồng coin dựa trên yếu tố về độ tuổi của đồng coin. Đồng thời, nó cũng thể hiện được số lượng coin đang được hold đối với từng dãy tuổi.

Anh em tham khảo công thức sau:

10. Công thức chỉ số Sum Coin Age Distribution

Nếu bạn không rành về tính toán, công thức này có thể sẽ khiến bạn có chút bối rối. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu đơn giản là nó giúp phân loại lượng coin ra thành từng dãy tuổi với value cụ thể.

Chart

11. Biểu đồ chỉ số Sum Coin Age Distribution

Dựa vào biểu đồ, có thể thấy các dãy tuổi đều được phân chia rất rõ ràng thông qua sự khác biệt về màu sắc. Chart cũng tích hợp cả giá coin để chúng ta có thể dễ dàng đối chiếu và xem được những sự thay đổi qua thời gian.

Anh em chỉ cần trỏ chuột vào từng thời điểm cụ thể là sẽ nắm được các thông tin về mức giá và lượng coin tương ứng dựa trên từng dãy tuổi. Tuy nhiên, anh em lưu ý rằng con số phía sau dãy tuổi sẽ được tính bằng tích của khối lượng coin và mức giá tại thời điểm đó. Do vậy, nếu anh em muốn biết lượng coin lúc đó là bao nhiêu, anh em sẽ cần lấy tích đó chia cho giá coin. Để xem được tương quan hơn về độ tuổi và lượng coin, chúng ta có thể tham khảo chỉ số dưới đây

Sum Coin Age Distribution (%)

12. Biểu đồ chỉ số Sum Coin Age Distribution %

Dựa vào biểu đồ này anh em có thể nắm được các tỉ lệ một cách rõ ràng hơn. Thay vì phải nhẩm sổ như chỉ số phía trên, chúng ta có thể nắm được số lượng coin dựa trên từng dãy tuổi một cách dễ dàng hơn với tỉ lệ phân trăm.

Cụ thể, anh em có thể trỏ chuột vào một thời điểm cụ thể mà mình muốn xem. Con số đằng sau dãy tuổi chính là tỷ lệ phần trăm của khối lượng coin trong dãy tuổi đó so với các dãy tuổi khác.

Bên cạnh việc nắm được các tỉ lệ một cách dễ dàng và chính xác hơn, biểu đồ này còn có thể giúp anh em quan sát được xem các Holder ở những vùng tuổi khác nhau đang có xu hướng làm gì, nhóm người nào đang có xu hướng tích trữ và nhóm người nào đang có xu hướng xả coin.

Ví dụ, chúng ta có thể thấy lượng coin ở dãy tuổi 7 năm đến 10 năm đang giảm dần. Điều này có nghĩa là trong số những Holder từ 7 đến 10 năm đã có những nhà đầu tư lựa chọn bán xả coin. Cụ thể thời điểm lượng coin giảm là vào tháng 8 năm 2021. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thấy được rằng cùng thời điểm đó, lượng coin của Holder trên 10 năm lại tăng lên. Điều này có thể đưa đến 1 vài kết luận là những Holder 7-10 năm đã lựa chọn hold coin tiếp và dữ liệu đã chuyển họ vào holder trên 10 năm. Tất nhiên, cũng không thể loại trừ được trường hợp lượng coin này đã mất tích do Holder lâu coin quá lâu và quên mất mật khẩu ví.

Như vậy, việc phân bổ coin theo dãy tuổi và giá trị có thể tiết lộ cho chúng ta rất nhiều trường hợp khác nhau của các nhà đầu tư dài hạn, cũng như hành động và tâm lý của họ đối với từng sự thay đổi về giá coin. Tuy cung cấp cho chúng ta một công cụ rất tuyệt vời để quan sát, nhưng chúng ta không thể chỉ dựa vào sự tăng giảm để chắc chắn về các khả năng xảy ra.

Anh em nên nhớ rằng cùng một sự tăng giảm có thể xuất phát từ nhiều lý do và dẫn đến nhiều kịch bản khác nhau. Do đó, anh em không nên phụ thuộc vào một biểu đồ mà nên quan sát đa chiều và phân tích dựa trên nhiều chỉ số hơn để nắm được các thông tin một cách chính xác nhất. 

Như vậy là chúng ta đã được tìm hiểu một cách tổng quan và chi tiết về những chỉ số có liên quan đến độ tuổi và sự phân bổ của coin trên mạng lưới. Để tiếp tục tìm hiểu những chỉ số tiếp theo của Network Indicator, anh em có thể tham khảo phần tiếp theo của bài viết tại

Phân tích chỉ báo Network Indicator | CryptoQuant (Phần 4) 

 

Bài viết cùng chủ đề

20+ Cách đầu tư tiền điện tử cho người mới bắt đầu – Nhanh kiếm được tiền

Phân tích chỉ báo Flow Indicator | CryptoQuant (Phần 1)

Ethereum The Merge là gì? Tham vọng chiếm lĩnh DeFi của The Merge

Sign up for an eToro account and access more than 70 popular cryptocurrencies and crypto funds to invest in.

Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:

 
Telegram Channel

Thảo luận Blockchain, xu hướng mới 2024

Facebook Group

Check dự án Scam, phân tích Bitcoin & Altcoin

guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments