Phân tích chỉ báo Miner Flows | CryptoQuant (Phần 2)

Miner Flows là bộ chỉ số nhỏ nhưng lại có vai trò khá quan trọng để anh em có thể đối chiếu và so sánh các chỉ số, nhằm có được những quan sát tổng quan nhất liên quan đến thợ đào. Tại bài viết Phân tích chỉ báo Miner Flows | CryptoQuant (Phần 1), chúng ta đã cùng tìm hiểu những chỉ số cơ bản đầu tiên trong bộ chỉ báo này. Ở bài viết này, chúng ta sẽ đến với những chỉ số cuối cùng của bộ chỉ số Miner Flows, đồng thời cũng là những chỉ số quan trọng nhất để anh em quan sát và phán đoán được tình hình, diễn biến trên thị trường.

Miner Outflow (Top 10)

Đây là một chỉ số khá quan trọng trong bộ chỉ số Miner Flows. Chỉ số này giúp chúng ta quan sát được động thái của những thợ đào lớn, hay cụ thể hơn là top 10 thợ đào lớn nhất trong mạng lưới.

1. Biểu đồ chỉ số Miner Outflow Top 10

Tại sao đây lại là một trong những chỉ số quan trọng nhất của Miner Flows? Tương tự thị trường, những người càng nắm trong tay nhiều tài sản càng có nhiều tầm ảnh hưởng đối với biến động giá và tâm lý nhà đầu tư. Đối với Miners, những mỏ đào hay những thợ đào lớn cũng có những ảnh hưởng rất lớn đối với giá coin và đối với những Miners nhỏ lẻ khác.

2. Ví dụ về chỉ số Miner Outflow top10

Cụ thể hơn, anh em có thể kiểm tra dữ liệu tại thời điểm ngày 28/12/2020. Anh em có thể thấy đây là thời điểm được đưa ra làm ví dụ khá nhiều trong bài viết bởi nó thể hiện được sự tụt dốc rõ rệt của lượng dự trữ coin trong ví Miners. Tại đây, con số của thời điểm này cũng chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với các thời điểm khác với khoảng 18.000 BTC. Nếu xét lại Miner Outflow (total) của thời điểm này, anh em có thể thấy tổng lượng coin được bán ra thị trường là khoảng 38.000 BTC.

Như vậy, lượng outflow của 10 lệnh lớn nhất chiếm khoảng một nửa so với tổng Outflow của toàn mạng lưới. Đây là một con số rất lớn mà chúng ta không thể loại trừ được trường hợp các Miners nhỏ lẻ cũng vì vậy mà bán theo.

Khi quan sát và đánh giá dữ liệu về Miner, anh em nên chú ý đến chỉ số này để nắm bắt được tâm lý của những mỏ đào lớn; để phán đoán tốt hơn về động thái của toàn bộ mạng lưới Miners.

Miner Inflow (Top 10)

Tương tự với chỉ số phía trên, Miner Inflow (Top 10) thể hiện lượng coin được chuyển vào ví của những Miners “sừng sỏ”, hay những đối tượng Miners có tiền. Đây cũng là một trong những chỉ số rất quan trọng mà anh em có thể sử dụng để đánh giá được tính ổn định của thị trường.

Biểu đồ chỉ số Miner Inflow (Top 10)

Nếu Inflow tăng đều, thậm chí chiếm trọng số lớn có nghĩa là các mỏ đào lớn đang có xu hướng hold coin. Tất nhiên, để sở hữu được nhiều coin trong ví họ không chỉ có được nhiều lợi thế hơn trong việc đào coin mà còn có thể có hành động mua thêm coin trên thị trường để tích trữ. Con số này càng lớn càng cho thấy được mức độ ổn định của thị trường.

Như đã chia sẻ phía trên, động thái của những người nắm trong tay nhiều tài sản sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến xu hướng giá tâm lý người tham gia. Nên nếu những Miners lớn có xu hướng Hold coin, những Miners nhỏ lẻ khác cũng có thể yên tâm hơn trong việc chờ đợi vùng giá bán tốt.

Tuy nhiên, anh em cũng nên lưu ý rằng cá mập hay những mỏ đào lớn đều nắm trong tay nhiều tài sản. Và những người nắm trong tay lượng tài sản lớn thường có những tính toán và nước đi chắc chắn hơn so với những người tham gia khác trên thị trường. Do vậy, anh em tuyệt đối nên tránh lạm dụng một chỉ số duy nhất để đưa ra kết luận. Bởi những gì bạn nhìn thấy nhiều khi là những gì người ta muốn cho bạn thấy, vậy đâu mới là sự thật? 

Tất nhiên sẽ nằm ở nơi ít bị nhìn thấy nhất 

Miner Outflow (Mean MA7)

Đối với những anh em không có nhiều kinh nghiệm trong việc phân tích, anh em sẽ thấy ký hiệu MA7 hơi khó hiểu. Tuy nhiên, MA7 chỉ đơn giản là đường trung bình động, và anh em có thể chỉ số là dữ liệu về Outflow trung bình của Miners so với 7 ngày trước đó.

4. Biểu đồ chỉ số Miner Outflow Mean MA7

Do đây là dữ liệu so sánh nên nó sẽ không thể hiện lượng Outflow trung bình của thợ đào mà đưa ra những chênh lệch. Khi anh em thấy dữ liệu dựng thành cột lớn thì đó là một dấu hiệu không tốt chút nào. Bởi lúc này, lượng tài sản chuyển ra khỏi ví của Miners đang lớn hơn rất nhiều so với thời điểm trước đó. Động thái này cho thấy Miners đang có ý định  xả hàng, và tất nhiên, điều đó càng nguy hiểm hơn khi nó đến từ những mỏ đào lớn.

Do vậy, khi anh em thấy dữ liệu có những chuyển biến bất thường, anh em sẽ cần so sánh với các chỉ số khác như Miner Outflow (Top 10) hay Miner Reserve (Total) để nắm được tốt hơn tình hình mạng lưới Miners và tình hình thị trường nói chung. Nhưng dù dòng tiền xuất phát từ đâu thì việc dữ liệu Miner Outflow (Mean, MA7) dựng cột cũng là một dấu hiệu không tốt.

Miner Inflow (Mean MA7)

Ngược lại với Miner Outflow (Mean, MA7), Miner Inflow (Mean, MA7) cho thấy lượng coin đang được chuyển vào ví của thợ đào có chênh lệch như thế nào so với 7 ngày trước đó.

5. Biểu đồ chỉ số Miner Inflow Mean MA7

Khi quan sát biểu đồ này, nếu anh em thấy dữ liệu dựng cột có nghĩa đó là một dấu hiệu tốt, cho thấy thợ đào đang có dấu hiệu hold coin nhiều hơn và thị trường đang duy trì khá ổn định. Lúc này, anh em cũng có thể để ý về mức giá mà các Miners thực hiện gom coin, bởi thông thường, họ sẽ gom thêm coin để hold khi thị trường có xu hướng giảm.

Miner Withdrawing Transactions

Chỉ số này thể hiện số lượng transaction mà Miner thực hiện rút tiền ra khỏi ví.

6. Biểu đồ chỉ số Miner Withdrawing Transactions

Anh em lưu ý rằng dữ liệu này được thống kê dựa trên transaction, tức là số lượng các lệnh chuyển tiền chứ không phải khối lượng tài sản. Khi anh em thấy dữ liệu tăng có nghĩa là Miners đang thực hiện nhiều lệnh rút tiền ra bên ngoài. Số lượng này càng nhiều càng tiềm ẩn những nguy cơ gây ra biến động trên thị trường.

Miner Depositing Transactions

Trái lại với chỉ số phía trên, Depositing cho thấy được số lượng Transactions mà Miners đã nạp thêm coin vào tài khoản.

7. Biểu đồ chỉ số Miner Depositing Transactions

Do thể hiện số lệnh chuyển coin vào ví nên nếu dữ liệu tăng anh em có thể yên tâm về tính ổn định của thị trường và ngược lại. Khi Miners thực hiện gửi tài sản vào ví, khả năng cao là trước đó họ đã thực hiện gom hàng.

Miner Withdrawing Addresses

Đây là chỉ số cho thấy động thái rút tiền của Miners; tuy nhiên, nó không được tính dựa trên Transactions mà dựa trên địa chỉ ví của thợ đào.

8. Biểu đồ chỉ số Miner Withdrawing Address

Dựa vào Chart, anh em có thể thấy dữ liệu dựng cột vào thời điểm 17/08/2021. Tuy nhiên, anh em có thể thấy một điều khá bất thường ở đây là số lượng địa chỉ ví lên tới 101.008 addresses. Trong khi đó, số lượng withdrawing transactions cùng ngày lại là 2.352. Tại sao Address lại lớn hơn Transaction.. kỳ vậy?

Trên thực tế, một transactions có thể thực hiện Share lượng tiền để chuyển coin ra khỏi nhiều ví khác nhau cùng một lúc. Để anh em dễ hình dung hơn, chúng ta có thể tham khảo dữ liệu dưới đây.

Như vậy, việc transactions ít hơn addresses là một điều rất bình thường. Đó là lý do tại sao anh em thấy chỉ có hơn 2.000 Transactions nhưng lại có đến hơn 100.000 ví withdraw.

Miner Depositing Addresses

9. Biểu đồ chỉ số Miner Depositing Addresses

Tương tự như chỉ số phía trên, Miner Depositing Addresses cũng được tính dựa trên số lượng ví. Tuy nhiên, với chỉ số này chúng ta sẽ nắm được lượng ví nhận coin thay vì lượng ví chuyển coin.

Miner In-house Flow (Total)

Tại các chỉ số phía trên, chúng ta đã nắm được dữ liệu về tổng lượng dự trữ (Miner Reserve), dòng tiền coin di chuyển vào hoặc ra khỏi ví Miners (Inflow, Outflow, Withdrawing và Depositing). Những chỉ số này đều cho chúng ta thấy được bức tranh toàn cảnh về dòng tiền hay những động thái mà Miners có thể gây ảnh hưởng đến thị trường.

10. Biểu đồ chỉ số Miner Inhouse Flow Total

Tại chỉ số này, chúng ta sẽ nắm được tình hình nội bộ trong mạng lưới Miners. Ví dụ, anh em sẽ quan sát được dòng chảy giữa các ví Miners với nhau.

Mục đích của chỉ số này là giúp anh em nắm bắt được xem dòng tiền đó đang được chuyển ra khỏi mạng lưới Miner hay chỉ xuất phát từ giao dịch giữa người nhà với nhau. Vì các giao dịch này nó cũng ảnh hưởng nhất định đối với thị trường. 

Khi Miner thực hiện giao dịch với các miner khác, chúng ta phải quan sát ngay xem Miner có đang thực hiện gom hàng từ các “mỏ đảo nhỏ” không, họ giao dịch với nhau để hold coin hay là chuẩn bị cho quá trình bán xả.

Và tất nhiên, khi Miners thực hiện giao dịch nội bộ nhiều, khả năng cao là các mỏ đào lớn hay những miner lớn đang thực hiện gom hàng. Tùy theo tình hình thị trường và mức giá coin mà họ có thể có những tâm lý và động thái hành động khác nhau, dẫn đến những ảnh hưởng khác nhau trên thị trường.

Đây cũng là một trong số những chỉ báo về Miner Flows rất quan trọng mà anh em cần quan sát. Nếu dữ liệu tăng quá lớn, anh em cần chú ý và xem xét thêm các phương diện khác để tìm giải đáp xem tại sao họ lại thực hiện giao dịch nội bộ với nhau nhiều như thế và kịch bản nào sẽ có nguy cơ xảy ra nhất. Bởi chúng ta đều biết, khi những thế lực lớn càng lúc càng nắm trong tay nhiều tài sản thì họ rất dễ lũng đoạn thị trường.

Miner In-house Flow (Mean)

Với chỉ số này, chúng ta sẽ xem được trung bình khối lượng giao dịch giữa các Miners là bao nhiêu để từ đó có được ước lượng tốt hơn.

11. Biểu đồ chỉ số Miner Inhouse Flow Mean

Dựa vào biểu đồ chúng ta có thể thấy dữ liệu đang dựng thành một cột lớn rất bất thường với khối lượng BTC giao dịch trung bình giữa các thợ đào là khoảng 127. Đây là một con số khá lớn. Trước đó, chúng ta đã thấy xuất hiện nhiều cột dữ liệu khác dao động từ 45 đến 80. Khi đặt dữ liệu để so sánh với mức giá, anh em có thể thấy mức giá đang theo xu hướng giảm.

Và so sánh thời điểm này với các dữ liệu về Outflow, anh em có thể thấy không có dấu hiệu gì quá bất thường. Vậy dữ liệu này xuất hiện có thể là dấu hiệu cho thấy những Miners lớn đang thực hiện gom hàng với những vùng giá mua tốt.

Trong trường hợp anh em thấy dữ liệu chỉ dựng một cột duy nhất mà chưa có thêm các dấu hiệu đáng ngờ khác, anh em nên chờ đợi để quan sát tín hiệu mới rõ ràng hơn.

Miner In-house Transactions

12. Biểu đồ chỉ số Miner Inhouse Transactions

Tương tự với hai chỉ số phía trên, chỉ số này cũng đo lường sự dịch chuyển của dòng tiền giữa các Miners với nhau nhưng là dựa trên số lượng Transaction.

Thông thường, chỉ số này thường được sử dụng để hỗ trợ cho các chỉ số In-house khác chứ không biểu hiện được gì nhiều. Tất nhiên, khi dữ liệu có những dấu hiệu bất thường, anh em cũng nên kiểm tra và đối chiếu để nắm bắt được tốt tình hình.

Tổng kết

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu được toàn bộ về chỉ số Miner Flows. Tuy nhiên, nếu anh em tham khảo các bài viết trước đó về những bộ chỉ số như Flow Indicators hay Network Indicator, anh em cũng có thể bắt gặp những chỉ số có liên quan đến Miner như MPI hay Puell Multiple.

Tại sao lại như vậy? Tại sao Cryptoquant không tổng hợp tất cả các chỉ số có liên quan đến Miner vào một bộ chỉ số để tiện theo dõi. Đối với MPI, chỉ số này thực hiện so sánh lượng bán của Miner so với 365 ngày trước với công thức có liên quan nhiều đến dòng chảy. Do vậy, nó được xếp vào bộ chỉ số của Flow Indicators. Đối với Puell Multiple, chỉ số này thể hiện được chênh lệch giữa doanh thu hiện tại và doanh thu so với 1 năm trước của thợ đào, với công thức có liên quan nhiều đến mạng lưới. Do vậy, nó được xếp vào bộ chỉ số của Network Indicator.

Điều này có nghĩa rằng khi anh em muốn tìm kiếm những chỉ số có liên quan đến Miner, anh em không chỉ cần tham khảo các chỉ số thuộc Miner Flows mà còn cần cân nhắc đến chỉ số khác của miner trong mạng lưới. Vấn đề này khá dễ hiểu bởi Miner là một trong những nhân tố rất quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường nên nó có thể xuất hiện trong rất nhiều bộ chỉ số khác nhau. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi anh em phân tích về đối tượng này, anh em cần đặt Miners trong một thị trường chung với những đối tượng và tác động khác như ảnh hưởng của thị trường, mạng lưới, dữ liệu trên các sàn giao dịch, … để có thể quan sát được bức tranh toàn cảnh cũng như đưa ra phân tích toàn diện hơn về tình hình, diễn biến trong hiện tại.

Như vậy, với những chỉ số về Miners nhưng có tương quan so sánh hoặc nằm trong khía cạnh về mạng lưới, về dòng chảy, anh em có thể tìm kiếm chúng trong những bộ chỉ số khác. Đối với những chỉ số liên quan trực tiếp đến Miners, lượng tiền ra vào ví Miner hay khả năng giao dịch nội bộ, anh em có thể tìm kiếm chúng trong bộ chỉ số Miner Flows.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã có dịp tìm hiểu một cách chi tiết về chỉ số Miner Flows, cũng như nắm được các ví dụ về việc phân tích chỉ số này khi đặt trong tương quan so sánh và đối chiếu với các chỉ số khác. Thông qua đó, hy vọng anh em sẽ có được cái nhìn toàn cảnh và cụ thể về Miner cũng như những ảnh hưởng của đối tượng này đối với thị trường nói chung; đồng thời có cho mình những phán đoán và quyết định sáng suốt nhất. Chúc anh em thành công!

Bộ chỉ số tiếp theo: Derivatives I CryptoQuant

 

Bài viết cùng chủ đề

Tokenomics là gì? Tìm hiểu chi tiết về Tokenomics của 1 dự án chuẩn

UTXO là gì? Cách tính tuổi UTXO của Bitcoin

Tác động của The Merge đến thị trường Crypto? Rủi ro gì nếu The Merge thất bại

 

Comments (No)
Leave a Reply