Phân tích chỉ báo Miner Flows | CryptoQuant (Phần 1)

Miner Flows là một bộ chỉ số với số lượng chỉ số không nhiều nhưng lại đóng vai trò khá quan trọng nếu anh em muốn có sự quan sát cụ thể và chi tiết về thợ đào. Cùng tham khảo bài viết sau để có những tìm hiểu và phân tích kỹ càng nhất về bộ chỉ số này nhé!

Miner Flows

Đúng với cái tên của nó, đây là bộ chỉ số có liên quan trực tiếp đến một đối tượng duy nhất là Miners – thợ đào. Hay cụ thể hơn, nó thể hiện những dòng chảy coin xuất phát từ thợ đào, họ kiếm được bao nhiêu, sử dụng bao nhiêu, họ giao dịch như thế nào đối với nguồn cung thị trường và ví Miners nội bộ với nhau. Liệu trong mạng lưới Miners có sự chênh lệch “giàu – nghèo” hay không, và liệu những hành động của Miners có ảnh hưởng nhiều đến xu hướng giá trên thị trường không.

Trước khi đến với bộ chỉ số về Miner Flows, anh em sẽ cần có những kiến thức cơ bản về các bộ chỉ số trước đó như Market Indicator, Network Indicator, Flow Indicator và đặc biệt là bộ chỉ số Exchange Flows. Lý do là bởi có rất nhiều chỉ số thuộc Miner Flows sẽ có sự tương quan nhất định đối với Exchange Flows.

Và tất nhiên, để có thể sử dụng và quan sát các chỉ số, anh em sẽ cần sở hữu tài khoản Cryptoquant. Anh em có thể đăng ký tài khoản dùng miễn phí đơn giản tại đây

Còn bây giờ, cùng bắt đầu với những chỉ số Miner Flows đầu tiên nhé!

Miner Reserve

Tương tự với chỉ số Exchange Reserve, Miner Reserve cũng thể hiện được lượng dự trữ. Tuy nhiên, thay vì mô phỏng lượng dự trữ trên toàn bộ các sàn giao dịch thì nó cho chúng ta biết được lượng Bitcoin mà các ví Miners đang nắm giữ.

1. Biểu đồ chỉ số Miner Reserve

Nhìn vào biểu đồ phía trên, chúng ta có thể ngay lập tức nhìn ra một điểm bất thường đó là lượng dự trữ của Miners giảm đột ngột vào thời điểm cuối tháng 12/ 2020. Trong đó, khi giá coin bắt đầu có dấu hiệu tăng, ta thấy lượng dự trữ giảm rõ rệt từ 1.874.054 BTC xuống còn 1.838.215, hay nói cách khác là lượng coin đã giảm khoảng 35.000 BTC chỉ trong 3 ngày. Sau thời điểm đó, mạng lưới Miners mới bắt đầu tích lũy lại dần lượng coin này.

Chỉ số này càng lớn càng thể hiện được Miners đang tích lũy. Đồng thời, nó cho thấy Miners đang muốn hold coin hoặc gom thêm coin tại những vùng giá tốt. Ngược lại, khi lượng coin dự trữ giảm nghĩa là Miners bắt đầu xả hàng, dẫn đến những ảnh hưởng nhất định đến xu hướng giá. Thông thường, việc Miners bán xả coin sẽ khiến thị trường gặp phải áp lực bán mạnh gây nguy cơ Bearish.

Nhưng lúc này anh em sẽ thắc mắc là tại sao trong biểu đồ có lúc lượng dự trữ giảm nhưng xu hướng giá lại tăng. Lý do là bởi lượng dự trữ đã giảm nhưng quá ít. Thêm vào đó, Miners không phải là đối tượng duy nhất có khả năng gây ảnh hưởng đến biến động giá. Đây cũng là lý do tại sao khi quan sát và phân tích các chỉ số, anh em cần kết hợp thêm với nhiều chỉ số khác nhau để chắc chắn được xem thế lực nào đang gây ảnh hưởng lớn nhất và là nhân tố chính dẫn đến biến động giá.  

Miner Reserve USD

Chỉ số này tương đối giống với Miner Reserve. Tuy nhiên, thay vì thể hiện lượng dự trữ theo BTC, nó cho biết tổng lượng Bitcoin mà Miners đang sở hữu đang là bao nhiêu USD. Việc này giúp anh em có thể nắm bắt được lượng tài sản của họ chính xác hơn.

2. Biểu đồ chỉ số Miner Reserve USD

Giúp anh em có thể quan sát được Miners có đang trong xu hướng tích trữ thêm, đang thực hiện hold hay xả. Dựa vào biểu đồ anh em có thể thấy được rất rõ lượng tích trữ tính theo USD của Miners có sự dao động khá đều với biến động giá. Hiện tại, lượng dự trữ của Miners đang là khoảng 38 tỷ USD.

Miner Outflow (Total)

Nếu anh em đã nắm được các kiến thức trong bài phân tích về Exchange Flow, anh em sẽ thấy chỉ số này khá giống với Exchange Outflow (Total). Về cơ bản, chỉ số này cho chúng ta biết được xem lượng coin được chuyển ra khỏi ví của Miners là bao nhiêu. Tất nhiên, 80% lượng coin khi được chuyển ra khỏi ví thì khả năng cao là bán. Do đó, chỉ số này mô phỏng chính xác hành động và ý đồ của Miners khi bắt đầu di chuyển tiền của họ.

Biểu đồ chỉ số Miner Outflow (total)

Theo biểu đồ, anh em có thể thấy một cột outflow rất cao đã được dựng lên vào thời điểm ngày 28/12/2020. Điều đó cho thấy một lượng lớn Bitcoin đã được chuyển ra khỏi ví của thợ đào. Khi anh em check Miners Reserve, anh em sẽ thấy dữ liệu trùng khớp bởi đây cũng là thời điểm mà lượng dự trữ coin của Miners giảm đi đáng kể. Điều đó cho thấy phần lớn lượng coin này đều được chuyển ra khỏi ví với mục đích bán, do mức giá Bitcoin thời điểm đó cũng khá hấp dẫn.

Miner Inflow (Total)

4. Biểu đồ chỉ số Miner Inflow

Ngược lại với chỉ số Miner Outflow (Total), Miner Inflow (Total) thể hiện được xem có bao nhiêu lượng coin đang được chuyển vào ví của thợ đào. Tất nhiên, có 2 lý do chính mà thợ đào nhận được Bit vào ví của mình. 

Trường hợp 1: là họ nhận được BTC từ việc khai thác Block Reward (đào BTC)

Trường hợp  2: là họ đã mua thêm Bitcoin trên sàn hoặc giao dịch OTC.

Dựa vào biểu đồ, anh em có thể thấy trung bình lượng coin được chuyển vào ví của thợ đào sẽ rơi vào khoảng 1.000 BTC. Đây là con số rất bình thường bởi trung bình tổng số lượng BTC mà Miners nhận được từ việc khai thác sẽ là khoảng 1.000 BTC/Ngày. Do đó, khi anh em nhìn thấy số lượng BTC chuyển vào ví Miners lớn hơn con số 1.000 quá nhiều có nghĩa là Miners đang gom thêm hàng.

Để kiểm chứng con số 1.000 BTC này, anh em có thể tham khảo thông tin trên Blockchain.

Tại đây, anh em có thể thấy Block Reward trung bình sẽ là khoảng 6.25 BTC. Trong khi đó, thời gian trung bình để tạo Block đối với Bitcoin là khoảng 10 phút (do thuật toán của Bitcoin). Như vậy, mỗi ngày sẽ có khoảng 1.000 BTC được khai thác. Do vậy, dù thời gian tạo khối có chênh lệch hay số lượng Miners trong mạng lưới có tăng đến cỡ nào thì mỗi ngày cũng chỉ có thể đào được 1000 BTC.

Nên nếu lượng Inflow của Miners lớn hơn con số 1.000 BTC quá nhiều, ví dụ là khoảng 5.000 BTC hay 10.000 BTC thì đó chính là dấu hiệu cho thấy Miners đang mua thêm/ gom thêm coin trên thị trường. Đây là một dấu hiệu tốt cho thị trường bởi nó cho thấy Miners đang có xu hướng hold coin, dẫn đến đồng coin đảm bảo được tính khan hiếm và giá trị nội tại của nó.

Miner Netflow Total

Chỉ số này được thiết kế nhằm đưa ra những so sánh, tương quan giữa Miner Inflow và Miner Outflow. Nếu anh em tìm hiểu kỹ về bộ chỉ số Exchange Flow, anh em sẽ thấy chỉ số này khá giống với Exchange Netflow (Total).

5. Biểu đồ chỉ số Miner Netflow Total

Cụ thể hơn, anh em có thể hiểu đơn giản dữ liệu ở đây được tính bằng cách lấy Inflow trừ đi Outflow. Như vậy, nếu anh em nhìn thấy các cột xanh nhiều hơn có nghĩa là lượng Inflow đang nhiều hơn lượng Outflow. Và ngược lại, nếu anh em thấy phần trắng/ phần trống nhiều hơn các cột xanh có nghĩa là thợ đào đang bán nhiều.

Như vậy, để nhìn nhanh sự chênh lệch, anh em có thể quan sát nhanh xem vùng nào đang có xuất hiện nhiều cột xanh, vùng nào đang chứa nhiều khoảng trống. Nếu anh em thấy các cột xanh xuất hiện liên tục thì đó là một dấu hiệu tốt cho thấy thị trường đang có sự ổn định và ngược lại.

Đối với Exchange Flow, chỉ số Exchange Netflow được đánh giá rất cao và thậm chí còn được “ưu ái” để sử dụng đầu tiên, nhằm nắm được chênh lệch giữa lượng in và out trên các sàn giao dịch. Tuy nhiên, đối với bộ chỉ số Miner Flows, chỉ số này lại không giữ được “phong độ” tương tự như Exchange Netflow. Vì khi muốn nắm bắt sự tương quan giữa lượng Inflow và Outflow, anh em có thể sử dụng các Chart riêng để so sánh được cụ thể hơn đối với từng thời điểm.

Miner Outflow (Mean)

Chỉ số này cung cấp cho chúng ta giá trị trung bình của lượng output. Hay nói cách khác, với Miner Output (Total) chúng ta nắm được tổng lượng coin đã được chuyển ra khỏi ví thợ đào còn tại đây chúng ta nắm được giá trị trung bình.

6. Biểu đồ chỉ số Miner Outflow Mean

Dựa vào biểu đồ, anh em có thể thấy outflow mean của thợ đào dao động không quá lớn. Thông thường, chúng ta chỉ cần chú ý đến những cột có số lượng bất thường. Ví dụ, bình thường Outflow dao động trong khoảng 2 đến 10, do đó nếu thấy một cột chạm mốc 40, anh em sẽ cần kiểm tra ngay. Có thể kết hợp với Outflow (Total) hoặc một vài chỉ số khác để có những phán đoán chính xác hơn về tâm lý và hành động của Miners nói riêng cũng như biến động thị trường nói chung.

Miner Inflow (Mean)

Tương tự như Miner Outflow (Mean), Miner Inflow (Mean) thể hiện lượng coin trung bình chảy vào ví của Miner.

7. Biểu đồ chỉ số Miner Inflow Mean

Với Chart phía trên, anh em có thể để ý biểu đồ thường dao động trong khoảng đơn vị 1. Lúc này, anh em có thể đặt ra câu hỏi là tại sao lượng BTC trung bình mà một thợ đào kiếm được từ phần thưởng khối là 6.25 mà lượng Inflow trung bình lại rơi vào khoảng 1.

Lý do là vì 6.25 BTC là Block Reward đối với những Miners khai thác thành công. Một số Miners khác có thể nhận được số lượng BTC ít hơn. Do vậy, khi thực hiện tính trung bình lượng BTC đổ vào ví của tất cả Miners, dữ liệu sẽ cho ra các giá trị dao động quanh vùng 1.

Tương tự với cách nắm bắt chart của Miner Outflow (Mean), khi nào anh em nhận thấy những cột giá trị bất thường, anh em mới cần cân nhắc để kiểm tra.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu được những chỉ số đầu tiên trong bộ chỉ số về Miner Flows. Với những chỉ số phía trên, anh em đã có thể nắm được những dữ liệu về lượng dự trữ coin của thợ đào và dòng tiền ra vào ví Miners với cách tiếp cận về cả tổng khối lượng và giá trị trung bình. Thông qua đó, anh em đã có thể đánh giá được một cách sơ bộ về tình hình chung của thợ đào cũng như những dấu hiệu về sự ảnh hưởng của đối tượng này với thị trường chung.

Với những chia sẻ trên, hy vọng anh em đã nắm được các kiến thức cơ bản về bộ chỉ số này. Và như đã đề cập, anh em sẽ cần tìm hiểu về những bộ chỉ số trước đó, đặc biệt là Exchange Flows để có thể tiếp cận được vấn đề một cách dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là những chỉ số cơ bản đầu tiên của bộ chỉ số Miner Flows. Tại những chỉ số tiếp theo, chúng ta sẽ nắm được những dữ liệu và thông tin quan trọng hơn về những Miners lớn, có khả năng nắm giữ nhiều tài sản cũng như quan sát được rõ hơn về khả năng giao dịch giữa các Miners trong cùng một mạng lưới với nhau. Để tiếp tục tìm hiểu những chỉ số còn lại, anh em có thể tham khảo bài viết

Phân tích chỉ báo Miner Flows | CryptoQuant (Phần 2)

 

Bài viết cùng chủ đề

Bitcoin là gì? Điều gì khiến cho Bitcoin từng có giá hơn 1 tỷ

EVM là gì? Khác nhau giữa Blockchain EVM và Non-EVM

Ethereum The Merge là gì? Tham vọng chiếm lĩnh DeFi của The Merge

Comments (No)
Leave a Reply