Tại bài viết về Phân tích chỉ báo Flow Indicator | CryptoQuant (Phần 1), chúng ta đã nắm được tổng quan về mục đích của bộ chỉ số Flow Indicator, đồng thời phân tích được những chỉ số và dữ liệu đầu tiên. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một phần của dòng chảy tiền điện tử trong thế giới rộng lớn của Crypto. Để tiếp tục tìm hiểu thêm những chỉ số còn lại trong bộ chỉ số này, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
Exchange Stablecoin Ratio
Chỉ số này cho thấy tương quan giữa lượng coin dự trữ trên sàn so với lượng Stablecoin, để từ đó chúng ta nhìn nhận được rõ ràng hơn rằng lượng tiền đang được dự trữ dưới dạng BTC hay Stablecoin.
Công thức
Bạn có thể tham khảo công thức với hình dưới đây.
Chúng ta có thể thấy tử số là tất cả lượng BTC được dự trữ trên sàn giao dịch và mẫu số là lượng Stablecoin. Công thức tính toán này sẽ đưa ra cho chúng ta một con số cụ thể để biểu thị sự chênh lệch giữa lượng BTC và lượng Stablecoin được dự trữ.
Exchange Stablecoin Ratio thể hiện điều gì
Như chúng ta đều biết, Stablecoin là một đồng coin có tính ổn định và thường được sử dụng để đầu tư hoặc chốt lời, chuyển sang tiền pháp định. Khi so sánh BTC với Stable coin chúng ta sẽ thấy rõ được xu hướng hành động của các nhà đầu tư dựa trên dòng chảy của hai loại tài sản này. Bạn có thể hiểu đơn giản thế này, khi nhà đầu tư trữ nhiều BTC trên sàn giao dịch, khả năng cao là họ chuẩn bị bán chúng; khi nhà đầu tư trữ nhiều Stablecoin trên sàn giao dịch, khả năng cao là họ chuẩn bị mua BTC -> Áp lực mua cao.
Cụ thể hơn, nếu lượng BTC dự trữ nhiều hơn Stablecoin quá nhiều, nó cho thấy tương lai sẽ có áp lực bán lớn xảy ra kéo theo xu hướng giảm giá. Hay nói cách khác, Exchange Stablecoin Ratio càng cao càng là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và càng có nhiều khả năng dẫn đến Bearmarket.
Ngược lại, nếu lượng BTC dự trữ ít, và lượng Stablecoin đang dư thừa quá nhiều, nó có thể là dấu hiệu cho việc Stablecoin sẽ được rót vào BTC. Hay nói cách khác, Exchange Stablecoin Ratio càng thấp càng thể hiện được sự an toàn của thị trường và là một dấu hiệu tốt cho thấy mức giá của đồng coin sẽ quay trở lại chu kỳ tăng trưởng.
Một số lưu ý
Khi chỉ số Exchange Stablecoin Ratio giảm mà giá BTC cũng giảm thì lại là một trường hợp trung tính. Vì khi giá coin giảm, các nhà đầu tư sẽ xuống tiền mua coin và trữ coin trong ví lạnh, chờ đợi giá tốt để bán. Dẫn tới lượng BTC dự trữ trên sàn giao dịch sẽ giảm dần.
Tất nhiên, chỉ số này thấp vẫn thể hiện được tiềm năng tăng giá của đồng coin trong tương lai, nhưng để biết cụ thể thời điểm đồng coin tăng giá trong tương lai là khi nào thì bạn sẽ cần đến 1 vài chỉ số có liên quan khác để phân tích sâu.
Exchange Stablecoin Ratio USD
Đây là chỉ số trong Flow Indicator có mục đích tương tự với Exchange Stablecoin Ratio, tuy nhiên, thay vì sử dụng đơn vị là BTC, lượng coin dự trữ sẽ được đổi ra USD trước khi chia cho Stablecoin. Bạn có thể tham khảo công thức với ảnh dưới đây.
Việc quy đổi lượng coin ra USD sẽ giúp chúng ta so sánh chênh lệch giữa lượng dự trữ coin và Stablecoin một cách dễ dàng hơn.
Exchange Shutdown Index
Đây cũng là một chỉ số khá thú vị trên CryptoQuant nói riêng và trên dữ liệu On-chain nói chung, cung cấp cho bạn thông tin về việc các sàn giao dịch có thực hiện hành vi “cúp điện” hay không. Hay nói cách khác, chỉ số này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về việc sàn giao dịch có xảy ra trường hợp không cho người dùng rút tiền trong suốt 24h hay không.
Khi sử dụng chỉ số này, bạn sẽ cần kiểm tra dữ liệu với riêng từng sàn giao dịch. Nếu bạn thấy biểu đồ báo các cột xanh, điều này có nghĩa là sàn giao dịch đó đã từng Shutdown trong khoảng thời gian tương ứng. Trong những cột màu xanh đó, dữ liệu On-chain ghi nhận không có bất cứ giao dịch nào được phép rút tiền ra khỏi sàn.
Exchange Shutdown Index được dùng làm gì
Nếu đối với những hệ thống quản lý tập trung, chúng ta sẽ không thể nào biết được liệu sàn giao dịch có cấm toàn bộ người dùng rút tiền hay không. Bởi rõ ràng, họ có thể thông báo cho bạn rằng hệ thống vẫn hoạt động bình thường, chỉ có bạn đang gặp phải một vài sự cố. Sau đó, bạn sẽ cần chờ đợi một khoảng thời gian có thể dao động từ vài tiếng đến vài ngày, vài tháng hoặc thậm chí là không bao giờ.
Tuy nhiên, khi bạn đã nắm trong tay dữ liệu On-chain, không một sàn giao dịch nào có thể qua mặt được bạn. Mọi dữ liệu liên quan đến nạp rút đều sẽ được ghi nhận lại và công khai đối với tất cả mọi người. Dựa vào những thông tin đó, bạn có thể cân nhắc việc có nên tin tưởng và sử dụng sàn giao dịch hay không. Đây đồng thời cũng là lợi thế của CryptoQuant nói riêng và dữ liệu On-chain nói chung.
Dưới đây là ví dụ về một số sàn giao dịch đã từng có tiền lệ Shutdown.
Exchange Inflow CDD
CDD là viết tắt của Coin Days Destroyed, hay nói cách khác là số lượng ngày đồng coin bắt đầu được lưu trữ trong ví của bạn cho đến khi nó bị phá hủy. Destroyed ở đây có nghĩa là hành động phá hủy chuỗi ngày đồng coin được Hold trong tài khoản của bạn. Vậy cụ thể, chỉ số này sẽ cung cấp cho chúng ta biết xem liệu các nhà đầu tư dài hạn có đang phá hủy chuỗi ngày hold coin của mình để thực hiện giao dịch không, và lượng tài sản giao dịch có lớn hay không?
Công thức
Để hiểu rõ hơn về chỉ số này, bạn tham khảo công thức dưới đây:
Như vậy, có thể thấy Exchange Inflow CDD được tính bằng vòng đời của lượng coin nhân với số lượng coin tương ứng.
Ví dụ:
Bạn mua được 50BTC từ ngày 01/08/2022, lượng coin này sẽ được ghi nhận dưới dạng danh sách UTXO create vào ngày 01/08/2022.
Ngày 10/08/2022, bạn thực hiện chuyển 50BTC vào ví sàn giao dịch (có thể là ví cá nhân của bạn trên sàn giao dịch hoặc ví của người khác trên sàn giao dịch). Lúc này, bạn đã thực hiện phá hủy đi chuỗi ngày hold coin của mình và hệ thống sẽ ghi nhận Lifespan của 50BTC này là 10 ngày. Như vậy, Exchange Inflow CDD của bạn lúc này sẽ là: 50 x 10 = 500.
Đó là một ví dụ cơ bản để bạn hiểu rõ hơn về cách tính toán của Exchange Inflow CDD. Tất nhiên, chart của chỉ số sẽ cung cấp cho bạn dữ liệu của tất cả người dùng phá hủy CDD và gửi tiền vào sàn giao dịch.
Exchange Inflow CDD thể hiện điều gì
Như đã đề cập trong ví dụ và công thức phía trên, Exchange Inflow CDD cho chúng ta biết lượng coin và thời gian hold coin của các nhà đầu tư trước khi chúng được chuyển vào các sàn (không bao gồm các CDD chuyển ra ví riêng). Vậy rõ ràng, chỉ số này sẽ cung cấp cho chúng ta biết đang có lượng coin cũ được hold lâu và chuyển nhiều lên sàn bán không.
Cụ thể hơn, khi Exchange Inflow CDD duy trì ở số liệu thấp có nghĩa là những transaction mua bán chủ yếu đến từ những nhà đầu tư ngắn hạn. Ngược lại, khi Exchange Inflow CDD tăng mạnh, thậm chí dựng thành một cột lớn có nghĩa là các nhà đầu tư dài hạn với lượng tài sản lớn đang chuẩn bị thực hiện hành động -> Sắp có biến động, đi vào chiều hướng xấu.
Dựa trên những hành động đó, chúng ta có thể phán đoán được những kịch bản tiếp theo sẽ xảy ra với biến động giá coin. Nếu Exchange Inflow CDD duy trì thấp có nghĩa là thị trường đang có sự ổn định, chưa có nhiều dấu hiệu về những biến động mạnh. Tuy nhiên, khi Exchange Inflow CDD cao có nghĩa là áp lực bán đang lớn và những nhà đầu tư dài hạn đang mất dần kiên nhẫn. Khi đó, áp lực bán có thể khiến giá coin giảm liên tục.
Một số lưu ý
Khi quan sát đồ thị, bạn có thể thấy rằng không phải lúc nào các nhà đầu tư dài hạn cũng timing chuẩn để xả coin khi mức giá đang ở đỉnh cao nhất. Thay vì vậy, họ thường có hành động nạp coin vào sàn giao dịch trong thời điểm đồng coin trượt giá từ đỉnh một chút. Điều này khiến chúng ta không biết liệu đồng coin đã chạm đỉnh hay chưa, và nó có tiếp tục tăng giá hay không. Bởi vậy, khi đồng coin chạm đỉnh và có dấu hiệu giảm, các nhà đầu tư dài hạn mới hết kiên nhẫn và hành động.
Sau khi Exchange Inflow CDD dựng cột, không phải lúc nào mức giá coin cũng giảm ngay lập tức. Vì lúc này có rất nhiều trường hợp có thể xảy ra. Trong trường hợp họ thực sự xả đi lượng coin nạp vào sàn, nhiều đối tượng có thể “tiêu thụ” lượng coin đó bao gồm những nhà đầu tư mới, hoặc những cá voi lớn hơn “gom hàng” để tiếp tục hold coin. Chỉ đến khi nguồn cung trên thị trường vượt ra khỏi nhu cầu của người mua, đồng coin mới phải đối mặt với tình trạng tụt giá.
Để tránh trường hợp bạn nhầm lẫn và hiểu sai về cách vận hành của CDD, bạn có thể tham khảo kỹ hơn về Coin Days Destroyed và UTXO. Ngoài ra Exchange Inflow CDD nó còn có 1 điểm yếu là chúng ta sẽ không xem được từng độ tuổi coin cụ thể, khiến việc phân tích gặp nhiều khó khăn hơn khi muốn đi sâu vào chi tiết, và vấn đề này sẽ được giải quyết triệt để với chỉ số tuyệt vời bên dưới.
Exchange Inflow – Spent Output Age Bands
Với chỉ số Exchange Inflow CDD chúng ta đã nắm được dấu hiệu hành động của những nhà đầu tư dài hạn khi họ phá vỡ chuỗi ngày Hold coin nạp tài sản vào sàn giao dịch. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào Exchange Inflow CDD, chúng ta không thể khẳng định được chắc chắn đó là hành vi của nhà đầu tư dài hạn và thời gian cụ thể mà họ hold coin là bao lâu.
Đó chính là lý do mà chúng ta cần đến Exchange Inflow – Spent Output Age Bands. Đây là chỉ số cung cấp cho chúng ta chi tiết về vòng đời của lượng coin trước khi nó được đem ra sử dụng trên các sàn giao dịch.
Công thức Exchange Inflow – Spent Output Age Bands
Bạn có thể tham khảo công thức của chỉ số này tại đây
Nhìn vào công thức, chúng ta có thể thấy rất khó hiểu với một dãy dài các dữ liệu và phép tính. Tuy nhiên, bạn chỉ cần chú ý vào phần Lifespan của lượng coin, bởi đây là dữ liệu chúng ta sẽ sử dụng chính trong chỉ số này. Lifespan được cung cấp sẽ nằm trong các khoảng như:
- [0;1d): lượng coin có tuổi thọ dưới 1 ngày;
- [1d; 1w): lượng coin có tuổi thọ từ 1 ngày đến dưới 1 tuần
- [1w; 1m): Lượng coin có tuổi thọ từ 1 tuần đến dưới 1 tháng
- [1m; 3m): tuổi thọ từ 1 tháng đến dưới 3 tháng
- [3m; 6m): tuổi thọ từ 3 tháng đến dưới 6 tháng
- [6m; 12m): từ 6 tháng đến dưới 1 năm
- [12m, 18m): 1 năm đến dưới 1 năm rưỡi
- [18m; 24m): 1 năm rưỡi đến dưới 2 năm
- [2y; 3y): 2 năm đến dưới 3 năm
- [3y; 5y): 3 năm đến dưới 5 năm
- [5y; 7y): 5 năm đến dưới 7 năm
- [7y; 10y): 7 năm đến dưới 10 năm
- [10y; inf): Lượng coin có tuổi thọ trên 10 năm.
Exchange Inflow – Spent Output Age Bands thể hiện điều gì
Như đã chia sẻ phía trên, chỉ số này sẽ được kết hợp với những chỉ số khác trong Flow Indicator như Exchange Inflow CDD để cho bạn biết được cụ thể có những nhà đầu tư nào đã hành động trên sàn giao dịch. Liệu việc Exchange Inflow CDD dựng cột có xuất phát từ những nhà đầu tư dài hạn hay không, và thời gian họ hold coin là bao lâu.
Age Bands là một chỉ số vô cùng quan trọng để chúng ta chắc chắn được rằng giao dịch thực sự đến từ các nhà đầu tư dài hạn. Như đã chia sẻ trong các bài viết trước, chúng ta không thể nào chỉ dựa vào một chỉ số và đoán mò rằng đó là tâm lý và hành động của các nhà đầu tư. Chỉ khi có trong tay dữ liệu chính xác, anh em mới nên đưa ra phán đoán và kết luận. Với Age Band, bạn có thể nắm được tâm lý và mức độ kiên nhẫn của các nhà đầu tư dài hạn, để từ đó có những phán đoán chính xác hơn về xu hướng giá.
Cách xem chart của Exchange Inflow – Spent Output Age Bands
Để kiểm tra được chi tiết, anh em chỉ cần zoom vào khu vực cần kiểm tra và trỏ chuột vào các mốc muốn xem cụ thể. Với chart của chỉ số này, anh em có thể dựa vào màu sắc của các cột để nắm bắt được nhanh chóng hơn. Tại đây, những màu sắc với gam lạnh thường được sử dụng để thể hiện hoạt động của những nhà đầu tư ngắn hạn. Ngược lại, với những gam màu nóng như đỏ, vàng, … sẽ thể hiện hành động của những nhà đầu tư dài hạn như từ 2 năm đến 3 năm, từ 3 năm đến 5 năm, từ 5 năm đến 7 năm, hoặc trên 10 năm.
Sau khi nắm được thông tin và cách Age Band thể hiện độ tuổi và sự xuất hiện của những Holder lâu năm, chúng ta đã đi được 2 phần 3 chặng đường tìm hiểu bộ chỉ số Flow Indicator. Để nắm bắt được trọn vẹn về bộ chỉ số này, anh em hãy cùng tham khảo:
Video hướng dẫn chi tiết về chỉ báo Flow Indicator trên CryptoQuant – Phần tiếp theo
Bài viết cùng chủ đề
➤ UTXO là gì? Cách tính tuổi UTXO của Bitcoin
➤ SOPR là gì? Cách phân tích Lời Lỗ, Tâm Lý nhà đầu tư Crypto
Comments (No)