Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Hướng dẫn sử dụng chi tiết

Parabolic SAR là gì, chỉ báo này có những vai trò như thế nào trong việc giúp anh em xác định xu hướng giá và đưa ra những quyết định đầu tư quan trọng? Cùng tham khảo bài viết sau để nắm được những đặc điểm của Parabolic SAR cũng như cách sử dụng chỉ báo này trong phân tích kỹ thuật nhé!

Parabolic SAR là gì?

Parabolic SAR hay Parabolic Stop and Reserve là chỉ báo đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp các nhà giao dịch xác định được xu hướng thị trường cũng như những điểm quá mua và quá bán. Dựa vào đó, việc nắm bắt các điểm thoát lệnh hay tín hiệu bắt đầu xu hướng mới một cách chính xác hơn.

Parabolic SAR được ra đời và phát triển bởi John Welles Wilder. Ông đồng thời cũng là người phát triển một số chỉ báo khác như RSI Indicator, ADX hay Average True Range, … Mục đích của John Welles Wilder khi phát triển SAR là giúp nhà đầu tư dễ dàng dự đoán được khả năng kết thúc hay đảo chiều của một xu hướng giá như cổ phiếu, forex hay tiền điện tử.

Đặc điểm của chỉ báo Parabolic SAR

1. Đặc điểm chỉ báo Parabolic SAR

  • SAR được biểu diễn bằng tập hợp các dấu chấm nhỏ có liên kết với nhau, tạo thành một đường nét đứt gần với biểu đồ giá.
  • Nếu khoảng cách giữa SAR và biểu đồ giá ngày càng mở rộng: thể hiện rằng thị trường đang trong xu hướng tăng hoặc giảm mạnh.
  • Nếu khoảng cách giữa SAR và biểu đồ giá ngày càng thu hẹp, thậm chỉ cắt nhau liên tục: thể hiện thị trường đang trong giai đoạn sideway, không có xu hướng hay những tín hiệu rõ ràng.
  • Nếu SAR thay đổi vị trí của nó so với giá: thể hiện thị trường có khả năng biến động lớn trong tương lai. Khi SAR di chuyển từ trên đường giá xuống dưới đường giá, nó cho thấy thị trường có thể sẽ tăng cao trong tương lai gần; ngược lại, nếu SAR di chuyển từ dưới đường giá lên trên đường giá, nó cho thấy thị trường có khả năng giảm và là dấu hiệu cho việc bán.

Dựa vào những đặc điểm trên, có thể thấy Parabolic SAR rất hữu dụng để anh em xác định được những vùng mua bán phù hợp. Tuy nhiên, SAR chỉ thực sự có tác dụng đối với những xu hướng tăng giảm kéo dài và không đảm bảo độ chính xác đối với thị trường sideway.

Công thức tính Parabolic SAR:

Chỉ số này sử dụng hệ số gia tốc, giá cao nhất và thấp nhất để xác định các điểm. Công thức của chỉ số như sau:

SARn- = SAR(n-1) + α(EP – SAR(n-1))

Trong đó,

  • SARn và SAR(n-1) là giá trị của chỉ báo hiện tại và trước đó
  • EP (Extreme Price) thể hiện mức giá cao nhất (xu hướng tăng) hoặc thấp nhất (xu hướng giảm), hay còn được gọi là điểm cực trị.
  • α thể hiện cho chỉ số gia tốc, được mặc định là 0.02. Cụ thể hơn, mỗi khi có EP mới, giá trị này sẽ tăng 0.02 với giới hạn tối đa là 0.2. Đây là những con số đã được nghiên cứu, thử nghiệm và chứng minh hiệu quả sau nhiều thời gian.

Tuy nhiên, anh em không cần thiết phải thuộc lòng công thức chỉ số này mà chỉ cần nắm bắt được bản chất tình hình là được. Hiện tại, chúng ta đã có rất nhiều công cụ và phần mềm để sử dụng được chỉ báo này.

Cách cài đặt chỉ báo trên Trading View

2. Cách thêm chỉ báo PSAR trên Trading View

Ý nghĩa của chỉ báo Parabolic SAR

Như đã đề cập, chỉ báo này sẽ phát huy tác dụng tốt nhất đối với những xu hướng xuất hiện rõ ràng và kém hiệu quả hơn với thị trường Sideway. Những ý nghĩa cơ bản mà chỉ báo này có thể đem lại cho anh em có thể được kể đến như sau:

  • Xác định được xu hướng giá trên thị trường hiện tại.
  • Nắm bắt được những điểm entry lý tưởng.
  • Quan sát và xác định được điểm chốt lời/cắt lỗ hay vị thế thoát lệnh tiềm năng.

Trong đó, ý nghĩa được áp dụng hiệu quả nhất đối với chỉ báo này là xác định điểm kết thúc xu hướng. Nói cách khác, PSAR rất hữu dụng trong việc thoát vị thế sớm trước khi thị trường chuyển sang một xu hướng mới.

Cách giao dịch với chỉ báo Parabolic SAR

Để sử dụng chỉ số này một cách hiệu quả nhất, anh em có thể áp dụng những cách sau:

1. Xác định xu hướng giá

Việc quan sát PSAR có thể giúp anh em nắm bắt được rất tốt các xu hướng giá, cụ thể:

3. Xác định xu hướng giá tăng với PSAR

  • Khi chỉ báo di chuyển bên dưới đường giá, tín hiệu này cho thấy xu hướng tăng của thị trường. Đây sẽ là thời điểm thích hợp để anh em đưa ra các quyết định mua.

4. Xác định xu hướng giá giảm với PSAR

  • Khi chỉ báo di chuyển bên trên đường giá, tín hiệu này thể hiện khả năng của xu hướng giảm. Dựa vào đó, anh em có thể cân nhắc đến những quyết định bán.

2. Xác định thời điểm đóng lệnh

  • Khi giá di chuyển dưới đường PSAR, và các dấu chấm xuất hiện phía trên biểu đồ: đóng vị thế buy.
  • Khi giá di chuyển phía trên chỉ báo PSAR và dấu chấm xuất hiện dưới biểu đồ: đóng bị thế sell.

Đối với cách áp dụng này, đa số Trader đều cho rằng những tín hiệu sẽ đáng tin hơn khi đường giá song song với đường chỉ báo PSAR. Trong khi đó, nếu hai đường này dần hội tụ, những dấu hiệu sẽ trở nên kém tin cậy hơn.

3. Kết hợp PSAR với kháng cự và hỗ trợ

Việc kết hợp PSAR với kháng cự và hỗ trợ sẽ đem lại hiệu quả cao. Cụ thể như sau:

5. Kết hợp PSAR với kháng cự và hỗ trợ

  • Khi PSAR xuất hiện ngay trên đường giá và nằm trong vùng kháng cự, anh em có thể cân nhắc đặt lệnh bán, sau đó thoát vị thế khi PSAR di chuyển xuống dưới biểu đồ giá.
  • Tuy nhiên, nếu PSAR xuất hiện dưới khu vực hỗ trợ, anh em không nên vội đặt lệnh Sell bởi đây có thể là tín hiệu gây nhiễu, không đem lại tính chính xác cao. Hay nói cách khác, khi kết hợp cùng kháng cự và hỗ trợ, anh em cần chú ý quan sát thị trường và đưa ra những đánh giá chính xác nhất trước khi thực hiện đặt lệnh.

4. Kết hợp PSAR với Trendline

Đây cũng là một trong những cách kết hợp khá hiệu quả để anh em đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng PSAR. Cụ thể:

6. Kết hợp PSAR và Trendline

  • Khi trendline đang tăng và PSAR nằm phía dưới đồ thị nền tại vùng hỗ trợ, anh em có thể cân nhắc vào lệnh mua. Khi PSAR dịch chuyển lên phía trên đồ thị giá, đây sẽ là tín hiệu cho thấy thời điểm để thoát vị thế.
  • Khi trendline đang giảm và PSAR nằm trên biểu đồ giá tại vùng kháng cự, anh em có thể đưa ra quyết định bán. Khi PSAR dịch chuyển xuống phía dưới đồ thị giá, đây là tín hiệu cho thấy thời điểm thoát vị thế.

5.Kết hợp PSAR với kênh giá (Price channel)

Tương tự như Trendline, kênh giá cũng là một công cụ khá hiệu quả để nhận định được xu hướng và hỗ trợ đặt lệnh hiệu quả. Kênh giá có cấu tạo khá đơn giản gồm đường kháng cự và hỗ trợ song song nhau trên đường đi của giá. Để kết hợp được 2 công cụ này, anh em sẽ cần xác định được sự ổn định của xu hướng giá.

Hai kiểu kết hợp chính có thể được kể đến như sau:

Giao dịch cùng chiều

6. Kết hợp PSAR và kênh giá - giao dịch cùng chiều

  • Giá đi vào đường hỗ trợ của kênh giá đang tăng + PSAR xuất hiện dưới đường giá: đây là thời điểm anh em có thể cân nhắc đến lệnh mua. Tương tự như những trường hợp trên, nếu PSAR vượt khỏi đường kháng cự của kênh giá, anh em sẽ cần nhanh chóng cân nhắc đến việc thoát vị thế.
  • Giá đi vào đường kháng cự của kênh giá đang tăng + PSAR nằm bên trên đường giá: đây là tín hiệu cho thấy vùng bán hợp lý. Khi PSAR di chuyển ra khỏi đường hỗ trợ của kênh giá, anh em có thể cân nhắc thoát vị thế.

Lưu ý: trong trường hợp giao dịch cùng chiều, các nhà giao dịch thường khuyến khích việc đóng lệnh tại khu vực kháng cự hoặc hỗ trợ để đạt được mức sinh lời tốt hơn thay vì đợi các chấm PSAR xuất hiện.

Giao dịch đảo chiều

7. Kết hợp PSAR và kênh giá - giao dịch đảo chiều

Đối với phương pháp này, anh em sẽ cần xác định được tín hiệu đảo chiều từ khu vực kháng cự hoặc hỗ trợ:

  • Khi kênh giá tăng, giá chạm tới vùng kháng cự và PSAR xuất hiện trên giá: đây là tín hiệu đảo chiều giảm, và anh em có thể thực hiện bán. Khi PSAR di chuyển xuống dưới giá, anh em có thể đóng vị thế.
  • Khi kênh giá giảm, giá chạm tới vùng hỗ trợ, và PSAR xuất hiện dưới đường hỗ trợ của kênh giá: đây là tín hiệu cho thấy đảo chiều tăng, đồng thời khả năng anh em thu được lợi nhuận với lệnh mua là rất cao. Khi PSAR di chuyển trên giá, anh em có thể cân nhắc thoát vị thế.

Lưu ý: nếu anh em thấy PSAR di chuyển hướng trước khi chạm đến vùng hỗ trợ hoặc kháng cự thì anh em không nên vội áp dụng kết hợp kênh giá với PSAR, do đây đơn thuần chỉ là những tín hiệu của PSAR, chưa có sự liên hệ đến kênh giá hay đem lại những tín hiệu thực sự rõ ràng.

6. Kết hợp PSAR với mô hình nến nhật đảo chiều

8. Kết hợp PSAR và mô hình nến Nhật đảo chiều

  • Đối với thị trường Uptrend: Nếu PSAR xuất hiện phía trên giá, kèm theo xuất hiện mô hình nến nhật đảo chiều, khả năng thị trường gặp phải đảo chiều từ tăng sang giảm là rất cao. Khi đó, anh em có thể cân nhắc đặt lệnh bán vào thời điểm mô hình nến đảo chiều hoàn thành. Khi PSAR di chuyển xuống dưới giá, anh em có thể thoát vị thế.
  • Đối với thị trường downtrend: Nếu PSAR di chuyển xuống phía dưới giá, đồng thời xuất hiện mô hình nến nhật đảo chiều tăng, khả năng cao thị trường sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng. Như vậy, khi mô hình nến đảo chiều hoàn thành, anh em có thể cân nhắc việc đặt lệnh mua và thoát vị thế khi PSAR di chuyển lên phía trên đường giá.

Tham khảo thêm: Các loại biểu đồ thường dùng trong PTKT (Trade Coin)

7. Kết hợp PSAR với nhiều công cụ

Tương tự như các chỉ báo khác, PSAR cũng cần được kết hợp với các chỉ báo hoặc công cụ khác để tăng được xác suất thành công cho nhà giao dịch trong quá trình phân tích kỹ thuật. Anh em có thể kết hợp PSAR với tất cả các công cụ hoặc chỉ báo kể trên như trendline, kháng cự & hỗ trợ hay mô hình nến nhật đảo chiều.

Ngoài ra, anh em cũng có thể kết hợp PSAR với MA (đường trung bình động); trong đó, nếu giá nằm dưới đường MA dài hạn, anh em có thể tập trung xác định các tín hiệu bán với Parabolic SAR và ngược lại. PSAR cũng có thể được kết hợp với MOM (chỉ báo xung lượng để đo tốc độ thay đổi giá), ADX (chỉ số định hướng trung bình để nắm, bắt được sức mạnh xu hướng), OBV (chỉ số sử dụng khối lượng và hành động giá để xác định xu hướng giá),…

Một số lưu ý

Tương tự như các chỉ số khác, Parabolic SAR không phải một chỉ số có khả năng sử dụng độc lập. Càng nhiều dữ liệu mà anh em phân tích được thông qua kết hợp nhiều chỉ báo và công cụ, tỷ lệ anh em có được những kết luận và dự đoán chính xác càng cao.

Bên cạnh đó, thế mạnh của PSAR là đối với thị trường có những xu hướng rõ ràng. Bởi vậy, anh em nên tránh dùng chỉ báo khi thị trường sideway để hạn chế được rủi ro.

Với những thông tin trên, chắc hẳn anh em đã nắm được Parabolic SAR là gì, cũng như hiệu quả và trường hợp sử dụng của chỉ báo này. Thông qua đó, hy vọng anh em đã nắm được thế mạnh của PSAR, cũng như cách ứng dụng chỉ báo này một cách hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao nhất. Ngoài ra, anh em cũng nên chú ý đến việc nắm bắt thông tin và lên kế hoạch chỉn chu cho những chiến lược đầu tư của mình nhé! Chúc anh em thành công! 

 

Bài viết cùng chủ đề

Phân tích mô hình dòng tiền của UNI trên Uniswap V3

Web 3.0 là gì? Top 8 dự án Web3 nổi bật nhất hiện nay

22+ Trang web Crypto uy tín cho Người mới đầu tư Coin mượt

Comments (No)
Leave a Reply