Optimistic Rollup là gì? Có tối ưu hơn giải pháp Zk Rollup?

Optimistic Rollup là gì, cách hoạt động của nó ra sao và đây có phải giải pháp tối ưu hơn Zk Rollup? Cùng tham khảo bài viết sau để có được những tìm hiểu chi tiết về Optimistic Rollup, cũng như nắm được những điểm trọng tâm của dự án này khi so sánh với Zk Rollup nhé!

Optimistic Rollup là gì?

1. Optimistic Rollup là gì

Optimistic Rollup là một giải pháp Layer 2 được ra đời nhằm giải quyết các vấn đề khả năng mở rộng của các các Layer 1 hay Base Layer. Nếu anh em đã từng tìm hiểu về Layer 2, chắc hẳn anh em cũng đã nắm được những dạng Layer 2 chính; trong số đó, Rollup là giải pháp được đánh giá cao hơn cả về cả tính bảo mật và khả năng xử lý giao dịch (những dạng Layer2 khác có thể kể đến như State Channels, Sidechain, Plasma, Validium,..)

Về cơ bản, Rollup là giải pháp mở rộng off-chain, hay nói cách khác là chúng có khả năng tính toán và xử lý giao dịch ngoài chuỗi. Tuy nhiên, điểm khác biệt của nó so với các mô hình khác là sau khi xử lý giao dịch, hệ thống sẽ nén data lại thành một khối và báo cáo chúng trên Base Layer. Quá trình này có thể đảm bảo được sự đồng thuận, đồng thời xác minh được tính khả dụng và toàn vẹn của dữ liệu trên Base Layer. 

Trong số các dự án sử dụng Optimistic Rollup, có 2 người chơi được đánh giá là nổi bật nhất mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết này: Arbitrum & Optimism.

Một số kiến thức nền tảng

Để anh em có thể tiếp cận các vấn đề có liên quan đến Optimistic Rollup, chúng ta sẽ điểm qua một số kiến thức nền tảng quan trọng sau:

Blockchain

2. Blockchain

Đây là phần kiến thức khá cơ bản mà những anh em nào đã tham khảo bài viết về Cơ chế hoạt động của Blockchain đều đã nắm được. 

  • Block: Đây là một khối dữ liệu bao gồm các thông tin có liên quan đến transaction (giao dịch) và State (Trạng thái).
  • Chain: Về cơ bản, đây là một chuỗi các Block được liên kết lại với nhau dựa vào mật mã học. Cụ thể hơn, Block thứ n được tham chiếu và mã hóa từ Block n-1; tương tự, Block thứ n+1 được tham chiếu và mã hóa từ block thứ n.
  • Execution: Đây là những tính toán cần thiết để quá trình tham chiếu từ Block n sang Block n+1 được diễn ra. 
  • Network’s current state: Đây là thỏa thuận về trạng thái hiện tại của mạng mà các Node (hay các máy tính) trong hệ thống cần đạt được.
  • Blockchain Consensus: Đây là cơ chế đồng thuận. Mỗi Blockchain có thể sử dụng Consensus khác nhau và Network’s current State đạt được bằng cách sử dụng những đồng thuận này. Một số Blockchain Consensus có thể kể đến như POW – Proof of Work, POS – Proof of Stake, POA – Proof of Authority, …
  • Data Availability (DA): Đây là tính có sẵn của dữ liệu hay là những dữ liệu mà Layer 1 đảm bảo có thể chắc chắn tham chiếu được khi cần thiết. Sở dĩ DA tồn tại được là do đặc tính không thể thay đổi được của các dữ liệu trong Block. Điều này có nghĩa là một khi các dữ liệu đã được thêm vào Block, nó sẽ vĩnh viễn nằm ở đó và không thể bị thay đổi. Đặc điểm này cũng là lý do khiến Blockspace rất quý giá và đắt đỏ. 

Merkle Tree & Merkle Root

3. Merkle Tree & Merkle Root 3.1 Merkle Tree & Merkle Root

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều giải pháp để anh em có thể thực hiện lưu trữ dữ liệu, nhưng một trong những nơi đắt đỏ nhất là Ethereum Block Space. Trong đó, 1 byte dữ liệu On-chain sẽ cần đến 16 gas để lưu trữ, tương đương với $0.83. Đây chính là lý do tại sao một số dữ liệu không quá quan trọng thường được lựa chọn để lưu trữ Off-chain. 

Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh ở đây là làm thế nào để chúng ta chắc chắn được dữ liệu Off-chain này là đúng đắn và toàn vẹn? Merkle Tree & Merkle Root là một giải pháp rất hiệu quả để giải quyết được vấn đề này. Trong đó, Merkle Tree là cấu trúc đã từng xuất hiện nhiều trong ứng dụng khoa học máy tính, nó cho phép hash nhiều lần các tập con của dữ liệu. Để xác minh được sự toàn vẹn và đúng đắn, chúng ta chỉ cần xác minh Merkle Root. 

Anh em có thể hiểu công nghệ này như sau: Chúng ta lưu trữ một cái cây (Tree) trong dữ liệu Off-chain, và để xác minh được rằng Off-chain Data đó chính xác là cái cây, chúng ta chỉ cần check bộ gene hoặc một số tế bào quan trọng của nó (Root).

EVM & Smart Contract

4. EVM & Smart Contract

  • EVM (Ethereum Virtual Machine): Đây là môi trường quan trọng để các Smart Contract có thể được diễn ra.
  • Smart Contract (hay còn được gọi là hợp đồng thông minh): Đây là các chương trình đã được lập trình sẵn để có thể tự thực thi trên Ethereum Block. Thông thường, Smart Contract được viết bằng ngôn ngữ lập trình Solidity. 

Một số loại phí

  • Gas: Đây là đơn vị được sử dụng để đo lường các nỗ lực tính toán cần thiết trong nhiều hoạt động trên Ethereum. Như vậy, mọi hoạt động trên Ethereum đều cần phải trả phí Gas. 
  • Gas Cost: Bạn có thể hình dung Gas Cost tương tự như một lượng nhiên liệu cần thiết để các hoạt động trên hệ thống có thể được thực hiện. Như vậy, nó có thể cho bạn biết mức độ, khối lượng nỗ lực tính toán cần thiết chứ chưa thể cho bạn biết cụ thể bạn cần trả bao nhiêu chi phí cho hoạt động đó. 
  • Gas Price: Đây là các đơn vị tiền được sử dụng để trả phí Gas dựa vào Gas Cost. Trong đó, hai đơn vị tiền chính là wei và Gwei. Để tính được chi phí, anh em chỉ cần thực hiện phép toán đơn giản: Gas Cost x Gas Price
  • 1 wei = 0.000000000000000001 ETH (10^-18)
  • 1 Gwei = 0.000000001 ETH (10^-9)

Ví dụ: 

  • Gas Cost: 21.000 Gas
  • Gas Price: 37.930235848 Gwei
  • Chi phí = 21.000 x  37.930235848 = 796.534,9528 Gwei =  0,0007965349528 ETH

Tìm hiểu thêm: Gas Limit & Gas Price là gì?

Vai trò của Optimistic Rollup

Với lượng kiến thức cơ bản được tóm tắt phía trên, chắc hẳn anh em cũng đã nắm được tổng quan những gì cần biết về Blockchain và cách vận hành của nó. Như vậy, đối với Blockchain, chúng ta sẽ cần có Block, cần có các Node để vận hành, và cần các khoản chi phí nhất định để lưu trữ các dữ liệu On-chain. Và như đã đề cập phía trên, các chi phí này vô cùng đắt đỏ. 

Optimistic Rollup, như đã giới thiệu, là giải pháp Layer 2 được thiết kế nhằm mở rộng thông lượng của Layer 1 mà không yêu cầu phải có sự thay đổi về giao thức. Nói một cách dễ hiểu hơn, nó có thể khiến giao dịch trở nên nhanh chóng, dữ liệu được lưu trữ với chi phí tiết kiệm hơn mà không ảnh hưởng đến bất cứ yếu tố hay tính năng nào của Base Layer. 

Sở dĩ giải pháp mở rộng Off-chain thường có sự phát triển đột phá hơn so với mở rộng On-chain là bởi nó sử dụng Open Source (mã nguồn mở), đồng thời không cần có sự cho phép của layer 1 mà vẫn có thể hoạt động tốt. Trên thực tế, Rollup là  công nghệ mở rộng có thể được áp dụng cho đại đa số các Blockchain cơ sở hiện nay, không chỉ riêng Ethereum. 

Cách hoạt động của Optimistic Rollup

5. Cách hoạt động của Optimistic rollup

Với những giới thiệu sơ qua ở đầu bài viết, chúng ta đã nắm được cơ bản về cách hoạt động của Rollup nói chung. Đó là nó sẽ thực hiện các tính toán ngoài chuỗi, sau đó báo cáo dữ liệu đã thực hiện lên chuỗi chính. Tuy nhiên, quá trình cụ thể được diễn ra như thế nào?

Đầu tiên, giải pháp này sẽ thực hiện di chuyển Execution (công việc tính toán) sang Off-chain, sau đó tổng hợp và cho ra được các Transaction Batches (các lô giao dịch). Sau đó, chúng sẽ thực hiện gửi Transaction Batches, Merkle Root trước đó (n-1), và Merkle Root sau khi xử lý giao dịch (n). Quá trình này giúp đạt được tính đồng thuận và sự toàn vẹn của DA. 

Cụ thể hơn, để duy trì được tính hợp lệ trên Ethereum, các giải pháp Optimistic Rollup như Optimism & Arbitrum đã xây dựng một Smart Contract. Mục đích của các Smart Contract này là tính toán lại Merkle Root và chứng minh được tính toàn vẹn – đúng đắn của dữ liệu. Khi đó, mặc dù Merkle Tree không lưu trực tiếp trên Base Layer – Ethereum, nhưng Smart Contract vẫn có thể tính toán, so sánh, đối chiếu để đảm bảo Merkle Root và State Root (thuộc Transaction Batches) hoàn toàn trùng khớp. 

Quá trình này tương đối với quá trình nén dữ liệu vậy. Do đó, thay vì gửi toàn bộ dữ liệu lên Ethereum, các dự án Optimistic Rollup như Optimism & Arbitrum chỉ cần gửi một file Zip lên Ethereum. Hiệu quả hiện tại của việc nén dữ liệu được tính toán là đang nằm ở mức 10x.

Arbitrum & Optimism

Cách giải quyết tranh chấp

6. Cách giải quyết tranh chấp

Tất nhiên, mọi quá trình không thể nào diễn ra một cách hoàn toàn chính xác và đối với một giải pháp còn mới như Optimistic Rollup, việc tính toán đến quá trình giải quyết tranh chấp và vô cùng cần thiết đối với những Platform như Arbitrum và Optimism. Vậy, hai nền tảng này đưa ra hướng giải quyết như thế nào?

Giả định Ethereum mặc định các giao dịch là chính xác; tuy nhiên, một bên nào đó muốn tranh chấp vì họ tin rằng có xảy ra gian lận trong quá trình tính toán. Lúc này, người có nghi ngờ có thể xuất bản một fraud proof từ thông tin được đưa lên mạng để xác minh tính không hợp lệ. 

  • Optimism: Platform này giải quyết vấn đề bằng cách re – execution lại (tính toán lại) TXs đó. 
  • Arbitrum: Platform này sử dụng multi-round rollup (giao thức tương tác nhiều vòng) nhằm chia nhỏ tranh chấp hết sức có thể và giải quyết nó On-chain. 

Trên lý thuyết, mọi thứ có vẻ khá rõ ràng, minh bạch và dễ hiểu. Tuy nhiên, về mặt thực tế, mọi thứ diễn ra có vẻ phức tạp hơn rất nhiều. Lý do là bởi fraud proof trên Arbitrum chỉ có thể được gửi và tạo bởi một thực thể duy nhất trong Whitelist – Offchain Labs. Còn đối với Optimism, fraud proof vẫn còn đang trong quá trình phát triển.

Sequencer

7. Sequencer

Sequencer là một nhân tố có vai trò rất quan trọng đối với Optimistic Rollup nói chung, do họ có quyền sắp xếp thứ tự giao dịch và thực thi chúng trên mạng. 

Hiện tại, Sequencer duy nhất trên Arbitrum là Offchain Labs – đơn vị phát triển Arbitrum còn Sequencer trên Optimism cũng không ai khác ngoài tổ chức xây dựng Optimism. Tại sao lại như vậy? Như đã đề cập phía trên, Optimistic Rollup chưa phải là một giải pháp lâu đời, đã đi vào ổn định. Ngược lại, phần lớn các công nghệ đều đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, do đó, các Platform cần nỗ lực rất nhiều để phát triển được hệ thống phân cấp và hoạt động hiệu quả nhất có thể. 

Trong khi đó, Sequencer lại là một nhân tố có vai trò rất quan trọng, cả về quyền lực và lợi ích kinh tế. Nên trước khi áp dụng các mô hình phân cấp, phân quyền một cách hiệu quả, các đơn vị phát triển là đối tượng phù hợp nhất để nắm giữ vị trí này. 

Một số thiết kế phân cấp Sequencer tiềm năng

  • Centralized Sequencer: Đây là cách mà hầu hết các Optimistic Rollup Sequencer đều đang áp dụng. Đó là các đơn vị phát triển hay tổ chức xây dựng là người duy nhất nắm giữ vị trí này. Trong tình hình hiện tại, thiết kế này vẫn đảm bảo được tính ổn định và sự hiệu quả. Tuy nhiên, về lâu về dài, việc phụ thuộc vào thiết kế tập trung sẽ phát sinh các vấn đề rủi ro xung quanh nó. 
  • Sequencer Auction: Lựa chọn người đảm nhận vị trí Sequencer dựa trên một cuộc đấu giá trong khoảng thời gian nhất định. Như vậy, bất cứ ai cũng có thể tham gia làm Sequencer trong một thời gian với tiền tệ chấp nhận cho cuộc đấu giá là native token hoặc ETH. 
  • Sequencer – POS set: Lựa chọn Sequencer dựa trên những yêu cầu nhất định của giao thức (bonding token, phần cứng,..). Tất cả những ai đạt đủ hoặc vượt ngưỡng yêu cầu đều có cơ hội trở thành Sequencer. Trong đó,giao thức sẽ lựa chọn ra ngẫu nhiên ra một đối tượng làm Sequencer với từng Epoch. (Tương tự với cơ chế hoạt động của POS)
  • Sequencer – DPOS set: Lựa chọn Sequencer vẫn dựa trên những yêu cầu của giao thức; tuy nhiên, số lượng người có thể trở thành Sequencer sẽ bị hạn chế. Do vậy, Token Holder có thể delegate token của họ cho những đối tượng đạt yêu cầu và chia sẻ phần thưởng tiềm năng sau mỗi epoch.

MEV

8. MEV

MEV (Miner Extractable Value) là lợi nhuận do các nhà sản xuất Block đạt được bằng cách sử dụng quyền hạn của họ. Họ có thể chọn sắp xếp lại các giao dịch một cách tùy ý, chèn giao dịch của riêng mình trước hoặc sau các giao dịch khác và trì hoãn các giao dịch khác cho đến Block tiếp theo. Với khả năng này, họ có nhiều cách để kiếm tiền với MEV. Tương tự, Sequencer trong Optimism & Arbitrum cũng có khả năng điều chỉnh các giao dịch thành một Block trước khi mạng được cập nhật lên trạng thái mới. 

Phản ứng của Arbitrum & Optimism với MEV:

Đối với MEV, mỗi platform lại có những phản ứng và tầm nhìn rất khác nhau.

Arbitrum – “Fair Sequence”

9. Arbitrum

Đối với Arbitrum, MEV không phải là một phương án tốt cho hệ thống bởi nó có thể phát sinh chi phí không cần thiết đối với user và có khả năng gây ra độ trễ của hệ thống. Do vậy, Arbitrum lựa chọn hạn chế sự tác động của MEV. Vì thế, họ tiếp cận theo hướng “First come – First serve” – giao dịch nào được gửi đến hệ thống trước thì sẽ được xử lý trước. 

Nếu đại đa số các Sequencer hoạt động trung thực, họ có khả năng tạo ra được một Fair Sequence với trình tự như sau: Các giao dịch từ người dùng được gửi đến phần lớn hoặc tất cả các Sequencer đang hoạt động. Mỗi Sequencer đều có trách nhiệm sắp xếp giao dịch này theo thứ tự. Cuối cùng, giao thức sẽ dùng thuật toán để tổng kết và hợp nhất các giao dịch của người dùng để tạo ra một trình tự giao dịch cuối đảm bảo tính công bằng nhất có thể.

Optimism – MEVA (MEV Auction)

10. Optimism

Khác với Arbitrum, Optimism không có những phản đối với cách làm việc của MEV. Thay vì thế, họ “thương mại hóa” hình thức này bằng cách sử dụng một giải pháp tương tự Flash bot (Frequent batch auctions).

Cụ thể hơn, Optimism sẽ tổ chức một cuộc đấu giá và người trả giá cao nhất sẽ có quyền sắp xếp lại các giao dịch trong n block. Tất nhiên, người thắng cuộc đấu giá cũng có quyền chèn giao dịch của riêng họ, với điều kiện là họ không trì hoãn bất kỳ giao dịch cụ thể nào với nhiều hơn n block. Giao thức sẽ chịu trách nhiệm quản lý và phân phối giá trị kinh tế thu được từ các cuộc đấu giá.

Cơ cấu phí 

Đối với Arbitrum & Optimism nói riêng và các Optimistic Rollup nói chung, phí giao dịch mà người dùng phải trả bao gồm 3 khoản:

  • L2 execution fees.
  • Settlement fees.
  • Data fees.

1. L2 execution fee

Đối với Arbitrum và Optimism, người dùng vẫn cần trả phí cho nỗ lực tính toán và khả năng lưu trữ trên mạng lưới. Cách tính toán về cơ bản không quá khác biệt so với tính toán đã được đề cập phía trên:

L2 Execution Fee = Transaction Gas Price x  L2 Gas Used (Gas Cost)

Điểm khác biệt nằm ở chỗ, Gas Price trên Optimism & Arbitrum thấp hơn rất nhiều so với Ethereum (Gas Cost thì tương đương),  khoảng 0.001 Gwei. Điều đó có nghĩa là chi phí mà anh em cần bỏ ra sẽ thấp hơn 30,000 – 100,000 lần so với Ethereum mainnet.

Tuy nhiên, blockspace vẫn luôn có giới hạn, ngay cả với Arbitrum & Optimism. Tuy sở hữu giới hạn được setup cao hơn nhiều Ethereum mainnet nhưng L2 Execution Fee tất yếu sẽ tăng lên khi việc sử dụng vượt quá khả năng chịu đựng của nó.

2. Settlement fees

Optimism & Arbitrum sẽ cần phải tổng hợp và gửi giao dịch lên Ethereum sau một khoản thời gian nhất định với hai mục đích chính: committed sự thay đổi giá trị của state root và lưu tx data.

Trong đó, khoản phí để committed thay đổi giá trị của state root sẽ không thay đổi nhiều. Ví dụ, chi phí để committed 0 giao dịch hoặc 500 giao dịch là như nhau. Do vậy càng có nhiều giao dịch trong Transaction Batches, phí trung bình cho mỗi giao dịch càng thấp. Đây chính là settlement fees.

3. Data fees

Arbitrum & Optimism nén dữ liệu và gửi lên Ethereum dưới dạng calldata để đảm bảo tính toàn vẹn và DA ở Ethereum. Data Fees có khả năng tăng tuyến tính dựa trên số lượng giao dịch trong một Transaction Batches. Hay nói cách khác, số lượng giao dịch càng nhiều thì phí giao dịch cho Data fees càng tăng lên.

Giá trị kinh tế của Arbitrum & Optimism

Giá trị kinh tế có thể được nắm được bởi các optimistic Rollup platform như Arbitrum & Optimism có thể được mô phỏng bằng công thức như sau:

L2 Execution Fee + (Settlement Fee + Data Fee) x (1-1/Multiplier Rate)+ Value From MEVA

Dựa vào công thức phía trên, anh em có thể thấy sự xuất hiện của 3 loại phí đã được nhắc đến trước đó. Như vậy, nếu anh em thực hiện trả $1 phí giao dịch cho Arbitrum & Optimism, phần lớn khoản tiền này sẽ được sử dụng để thanh toán các phí liên quan đến Rollup Transaction. Phần còn lại, tất nhiên, được thu bởi Optimism và Arbitrum.

Tuy nhiên, anh em cũng có thể thấy sự xuất hiện của “Value From MEVA” trong công thức. Như vậy, cách tiếp cận với MEV cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị kinh tế mà mỗi platform tích lũy được. Mặc dù vậy, lợi nhuận từ MEVA vẫn chưa khả dụng ở thời điểm hiện tại. 

Optimism

Dựa vào những yếu tố đã được phân tích phía trên, chắc hẳn anh em cũng nắm được rằng doanh thu chủ yếu của Optimism sẽ đến từ 2 nguồn: phí giao dịch của người dùng và doanh thu từ MEVA.

Trên thực tế, phí giao dịch của người dùng trên Optimism là rất thấp, gần như bằng 0. Multiplayer Rate của họ cũng không quá lớn. Nói chung, Optimism gần như không thu phí người dùng mặc dù MEVA hiện tại chưa khả dụng

Arbitrum

Ngược lại với Optimism, Arbitrum với tầm nhìn về Fair Sequence sẽ chủ yếu hướng Revenue đến từ phí giao dịch của người dùng. Gas price tối thiểu trên Arbitrum được setup bằng gas price Ethereum chia cho 100. Gas price Arbitrum sẽ không bao giờ thấp hơn mức này và thậm chí có khả năng tăng trên mức tối thiểu nếu Arbitrum bắt đầu tắc nghẽn. Vì vậy, L2 Execution Fee là một khoản thu nhập “tương đối khá” cho giao thức.

Mô hình Token

Với những phân tích phía trên, có thể thấy nhiệm vụ chủ yếu của Rollup Protocol là thực thi các giao dịch; trong đó, Sequencer nắm vai trò chính trong việc khai thác MEV hay thu được phí giao dịch từ người dùng. Để khuyến khích phân cấp và ràng buộc Sequencer hoạt động trung thực, các cơ chế như staking, bonding, slashing được đánh giá là cần được thêm vào hệ thống. Một số cách cụ thể cũng đã được đề cập ở phía trên bao gồm: Sequencer auction, Sequencer dựa trên POS set, Sequencer dựa trên DPOS set. 

Cách thiết kế Token Models không chỉ dựa vào cơ chế hoạt động của hệ thống mà còn phụ thuộc vào cách tiếp cận với MEV của mỗi Platform. Đây cũng chính là lý do mà hai dự án nổi bật hàng đầu trong mảng Optimistic Rollup – Arbitrum và Optimism có những khác biệt nhất định về mô hình token. 

Optimism

Token quản trị của Optimism DAO là OP token. Do có sự tiếp cận khá tốt đối với MEV nên nguồn thu nhập chính của DAO đến từ MEV. Cụ thể hơn, nếu muốn có cơ hội trở thành Sequencer, các Node Operator sẽ cần stake một lượng OP nhất định. Khi đạt đủ yêu cầu, người đó có thể đặt giá bid, tham gia MEVA để trở thành Sequencer của mạng trong một vài epoch. Nếu thắng cuộc, Sequencer có thể khai thác MEV từ mạng, đồng thời nhận được một phần phí giao dịch từ Users. 

Arbitrum

Khác với Optimism, Arbitrum đặt ra các yêu cầu để một người có thể trở thành Sequencer; trong đó, bất cứ ai đạt đủ hoặc vượt ngưỡng yêu cầu đều có thể trở thành Sequencer. Đối với DPOS, token holder cũng có thể delegating token của Arbitrum vào Node mà họ cảm thấy tin tưởng. Sau đó, top15 hoặc top20 staked balance có thể trở thành Sequencer và chia sẻ doanh thu của mạng đối với những token holder đã delegating cho mình. 

Optimistic Rollup có tối ưu hơn ZK Rollup

11. So sánh Optimistic Rollup và ZK-Rollup

Optimistic Rollup và ZK Rollup đều là hướng phát triển của giải pháp Rollup. Như vậy, tất nhiên cả hai đều có những điểm tương đồng nhất định dẫn đến những ưu điểm chung trong việc cải thiện quá trình giao dịch và đảm bảo tính bảo mật cho mạng lưới. Tuy nhiên, giữa chúng tất nhiên cũng có những khác biệt nhất định. 

Với Optimistic Rollup, các dự án chủ yếu hướng đến giải quyết tranh chấp dựa vào fraud proof, còn ZK Rollup thì dựa vào công nghệ Zero Knowledge Proof. Với Fraud Proof, các dự án sẽ có những hướng giải quyết khác nhau như re – execution (Optimism) hay multi-round rollup (Arbitrum). Về cơ bản, cả hai hướng giải quyết này đều khiến người dùng phải tốn thời gian để chờ đợi. 

Trong khi đó, ZK Rollup có thể gần như ngay lập tức chứng minh hoặc đưa ra bằng chứng dựa vào công nghệ riêng mà không cần thực hiện tính toán lại hay yêu cầu người dùng chờ đợi. Dựa vào cách giải quyết tranh chấp này, có thể thấy ZK Rollup đang có một điểm cộng rất lớn so với Optimistic Rollup, đặc biệt là về trung và dài hạn. 

Tuy nhiên, để thiết lập và ổn định được hệ thống này, ZK Rollup gặp phải khá nhiều khó khăn. Đặc biệt, các Developer cũng gặp nhiều rắc rối khi muốn phát triển các dự án theo hướng này bởi công nghệ này yêu cầu kiến thức chuyên môn cao cũng như những phức tạp trong quá trình sử dụng ngôn ngữ lập trình. 

Đọc thêm: zkSync là gì? Hệ sinh thái quan trọng của Ethereum

Do vậy, về mặt lý thuyết, ZK Rollup có vẻ được đánh giá cao hơn so với Optimistic Rollup. Nhưng trên thực tế, Optimistic lại có hướng đi “thiết thực” hơn và có khả năng phát triển được tốt hơn. Nói cách khác, trong thời điểm hiện tại, Optimistic Rollup và ZK Rollup vẫn là các giải pháp một 9 một 10. Để đánh giá được kỹ hơn xem đâu là giải pháp thực sự tối ưu, chúng ta sẽ cần chờ đợi để quan sát những bước phát triển tiếp theo của mỗi giải  pháp. 

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã có dịp tìm hiểu một cách chi tiết nhất về Optimistic Rollup, nắm được những đặc điểm chính trong quá trình khám phá Optimism và Arbitrum. Ngoài ra, thông qua những so sánh cơ bản giữa Optimistic Rollup và ZK Rollup, hy vọng anh em sẽ có cái nhìn và đánh giá đa chiều hơn về các giải pháp mở rộng của Rollup; đồng thời có được những lựa chọn tối ưu và phù hợp nhất. Chúc anh em thành công!

 

Bài viết cùng chủ đề

Oracle là gì? Tầm quan trọng của Oracle trong blockchain

Số Nonce là gì? Cách hoạt động của số Nonce trong Blockchain

Có nên đầu tư vào Coin? Được và mất gì khi kiếm tiền từ Bitcoin

Comments (No)
Leave a Reply