Olympus DAO là gì? Dự án này đang cố gắng giải quyết vấn đề gì của hệ DeFi và mục tiêu của nó là gì? Cùng tham khảo bài viết sau để nắm được những thông tin chi tiết nhất về Olympus DAO cũng như tiềm năng của OHM nhé!
DeFi được ví như Sandbox về tài chính và tiền tệ với tính phi tập trung và mục tiêu loại bỏ đô la hóa (de-dollarize). Sandbox là một cơ chế bảo mật có khả năng giúp máy tính tránh khỏi những tấn công và phần mềm độc hại bằng cách cô lập tất cả các ứng dụng. Tuy nhiên, hiện tại DeFi đang trong tình cảnh rất khó khăn bởi phụ thuộc nhiều vào các Stablecoin neo giá đồng USD. Tuy Stablecoin có khả năng ổn định hơn các đồng coin khác như Bitcoin hay Ether nhưng nó lại khiến DeFi gặp phải những rủi ro tương tự như hệ thống fiat (Lạm phát, chính sách tiền tệ tập trung, không thể kiểm soát),… Dự án Olympus DAO được sinh ra để giải quyết vấn đề này, đem đến một tài sản ổn định hơn mà không phụ thuộc vào USD
Nội dung chính
Olympus DAO là gì?
Olympus DAO được ra mắt vào tháng 3 năm 2021, là một giao thức tiền tệ dự trữ phi tập trung trên token OHM. Trong đó, OHM luôn đảm bảo giữ được giá trị nội tại của nó mà không bị biến động quá mạnh, nhờ được hỗ trợ bởi vô số các tài sản trong kho bạc Olympus. Bên cạnh cơ chế hoạt động của OHM, Olympus cũng xây dựng những động lực kinh tế và Game Theory thông qua Staking và Bonding.
Nói ngắn gọn hơn, Olympus DAO hướng đến xây dựng một Stablecoin có khả năng ổn định giá quanh mức $1 dựa vào thuật toán và các tài sản Crypto
Đặc điểm của OHM
Fully Backed
OHM được hỗ trợ bởi kho tài sản tiền điện tử giám sát bởi Olympus DAO. Do vậy, OHM được gọi là token thế chấp hoàn toàn hay tài sản kiểm soát bởi giao thức (PCV – Protocol controlled value).
DAO (Decentralized Autonomous Organization – Tổ chức tự trị phi tập trung) sẽ chịu trách nhiệm đưa ra quyết định xem tài sản thế chấp nào sẽ hỗ trợ OHM. Để thay đổi tài sản thế chấp OHM, một cuộc bỏ phiếu quản trị trong cộng đồng Olympus sẽ được tổ chức để đưa ra quyết định. Ban đầu, chỉ có DAI được áp dụng đối với OHM, có nghĩa là mỗi OHM được phát hành đều sẽ được “hậu thuẫn” bằng 1 DAI trong kho bạc. Tuy nhiên, sau đấy kho bạc của OHM đã được mở rộng với nhiều tài sản khác như LP token (token thanh khoản) OHM-DAI LP từ Sushiswap, FRAX (một stablecoin thuật toán khác), hay LP token OHM-FRAX từ Uniswap.
Bên cạnh đó, ETH và BTC cũng đã được đề xuất để thêm vào kho bạc nhằm hỗ trợ gấp 2 lần cho OHM từ những tài sản này thay vì chỉ có DAI.
Hiện tại, phân bổ tài sản trong kho bạc của OHM đang là 71.8% DAI, 27.8% FRAX và 0.4% Sushi với tổng giá trị lên đến hơn 70 triệu USD. Olympus DAO có thể được so sánh với một ngân hàng tư nhân tự phát hành tiền giấy, điển hình có thể ví đến FED – Federal Reserve (Cụ dự trữ Liên Bang). FED cũng nắm trong tay rất nhiều tài sản khác nhau như USD< vàng, trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, và ngoại tệ. Olympus cũng sở hữu một bảng cân đối kế toán tương tự, tuy nhiên giao thức quản lý, đơn vị tiền tệ phát hành được hỗ trợ hoàn toàn bởi tài sản. Trong khi đó, đồng USD thì không làm được điều này.
Algorithmic
Tuy thị trường nắm trong tay phần lớn trong việc định giá token OHM, nhưng Olympus đóng vai trò chính trong việc giữ cho giá OHM càng gần $1 càng tốt, bằng việc sử dụng tài sản trong kho bạc.
Trong trường hợp OHM có giá quá cao, giao thức sẽ mint token OHM và bán nó ra thị trường. Quá trình này giúp OHM tăng nguồn cung và giảm giá trị về lại mức ổn định. Trong trường hợp OHM có giá quá thấp, giao thức sẽ tiến hành mua lại OHM và burn các token nhằm giảm nguồn cung và giúp token tăng về lại mức ổn định.
Free-Floating
Giá của OHM phần lớn là “thả nổi” mặc dù Olympus tiến hành các hoạt động trong thị trường mở. Có nghĩa là OHM cũng có khả năng biến động như bất cứ đồng coin không neo giá trị nào khác và phụ thuộc vào sự thay đổi bất thường của cung và cầu. Bởi bản chất OHM không được hỗ trợ bởi một tài sản cố định như USD mà giá của nó được xác định bởi thị trường tự do.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt của OHM nằm ở chỗ nó có “giá sàn” hay còn gọi là “giá trị không có rủi ro” (Risk Free Value – RFV). RFV có giá trị bằng số lượng tài sản hỗ trợ cho mỗi token. Hiện tại, RFV của OHM trong kho bạc tương đương với các Stablecoin, đã tính đến những rủi ro giảm giá của các token LP trong đó.
Theo thống kê hiện tại, RFV của kho bạc là 21.1 triệu USD với 68.2% DAI 9 tương đương 14.4 triệu USD), 31.8% bằng FRAX (tương đương với 6.6 triệu USD). Nguồn cung đang lưu hành của OHM là 771.985 OHM với mức giao dịch gấp 22 lần RFV. Việc OHM đang được giao dịch cao hơn RFV có thể do rất nhiều yếu tố như kỳ vọng số thu nhập tương lai được phân phối cho chủ sở hữu OHM từ các ngân hàng quỹ triển khai trong DeFi hoặc nhu cầu Stake OHM. Ngoài ra, điều này cũng có thể đến từ việc phát hành OHM chỉ yêu cầu tài sản thế chấp trị giá $1. Trong đó, phí bảo hiểm cũng thể hiện số lượng OHM có thể mint trong tương lai.
Dựa trên chỉ số Circulating Supply và RFV, có thể thấy giao thức Olympus có khả năng tăng nguồn cung hiện tại lên 21 lần, Khi điều này thay đổi, khả năng phát hành thêm OHM sẽ tăng lên theo một cách tương xứng với giá trị kho bạc tăng lên.
Cách vận hành của Olympus DAO là gì?
Quản trị
Đối với Olympus, giao thức được những người nắm giữ OHM điều hành trực tiếp. Đây là đặc điểm giúp Olympus có thể phân biệt được với các giao thức Stablecoin khác như FEI, RAI hay DAI. Chính sách tiền tệ sẽ được quyết định bởi những token holder quản trị thứ cấp hoặc quản lý C-suite tương ứng. Đặc điểm này giúp Olympus có được sự tham gia tích cực của nhiều bên liên quan hơn.
Việc quản trị bởi token holder cũng khiến việc điều chỉnh động lực của tất cả người tham gia hệ thống diễn ra hiệu quả hơn. Nhờ vậy, các chính sách được thực hiện cũng đảm bảo được mục tiêu chung hay những giá trị ổn định nhất cho OHM. Đồng thời, nó cũng có thể đảm bảo giảm được rủi ro của việc tập trung, khi những token holder quản trị thực hiện thay đổi giao thức nhằm đem lại giá trị cho mục đích riêng.
Game Theory
Olympus đã áp dụng Game Theory để tiếp cận và phân tích hành vi và quyết định của mỗi cá nhân trong việc người tham gia sẽ stake OHM, bond hay bán OHM của họ.
Các cặp số trong Game Theory mô phỏng được cho cộng đồng mức độ có hơi hoặc bất lợi đối với mỗi quyết định của người tham gia với hệ thống. Trong đó, Stake được đánh giá là hành động có lợi nhất bởi nó đem lại giá trị cho OHM bằng việc gây ra áp lực mua, và sự khan hiếm của nguồn cung bị khóa. Bond cũng đem lại tích cực ròng (net-positive) bởi khả năng cung cấp tài sản cho Olympus và không gây áp lực mua. Hành động bán OHM được coi là tiêu cực ròng (net-negative) bởi nó gây ra áp lực giảm giá OHM.
Ví dụ:
Khi tham gia vào Protocol, user có thể Bonding để đổi OHM, sau đó lựa chọn các hoạt động khác để phù hợp với nhu cầu cá nhân:
- Nếu cả 2 đều Stake: Cả 2 user đều có lợi, với điểm point là (3,3), tức 3+3=6 là mối quan hệ tương sinh.
- Nếu một người Stake, một người Bond: Staker sẽ giúp tăng lượng cung và người Bond cung cấp thanh khoản cho kho bạc. Điểm point là (3,1), tức 3+1=4
- Nếu cả 2 người đều bán thì điểm point là (-3,-3), tức -3-3=-6. Là ảnh hưởng đến giao thức và lợi nhuận giảm.
Dựa vào Game Theory, Olympus có thể đem lại cho người tham gia hệ thống một cái nhìn và sự đánh giá về mỗi hành động mà họ đưa ra quyết định. Thông qua đó, giao thức cũng có thể đưa ra lời kêu gọi cộng đồng để đạt được những lợi ích chung của hệ thống.
Các công cụ chính sách tiền tệ của Olympus
Bên cạnh những đặc điểm của OHM, giá trị của token này còn đến từ việc hệ thống thực hiện những chính sách tiền tệ nào để đảm bảo mục tiêu tiền tệ. Hai cơ chế chính được sử dụng bởi giao thức là Staking và Bonding.
Staking
Staking là cơ chế mà chắc hẳn anh em đều đã quá quen thuộc. Đây là quá trình anh em thế chấp tài sản vào giao thức và nhận được token mới. Tương tự như các hệ thống khác, việc Olympus cho phép người dùng khóa một phần OHM trong tổng nguồn cung sẽ giúp tránh được khả năng pha loãng giá trị, đồng thời, lợi nhuận mệnh giá OHM cao sẽ có khả năng bù đắp được rủi ro về giá hay biến động token. Hiện tại, hơn 93% tổng nguồn cung OHM đã được stake.
Sau khi mua OHM trên các sàn giao dịch phi tập trung và thực hiện stake, token holder sẽ nhận được các khoản phân phối mới dưới dạng sOHM và 90% lợi tức tạo ra bởi tài sản trong kho bạc. Sau mỗi tám giờ, phần thường OHM sẽ được trả cho người dùng. Bên cạnh đó, số dư sOHM của những người stake sẽ được khôi phục nhằm tính cho các token mới. Việc lợi tức từ kho bạc được phân phối 3 lần một ngày có thể giải thích được lý do Olympus sở hữu “yield” cao như vậy.
APY trong khi Staking được thông báo ở mức 15.760% trong khi APR là 507%. Mức lợi nhuận này nghe có vẻ không bền vững nhưng một số phân tích đã chỉ ra rằng OHM hoàn toàn có khả năng thanh toán 40.000% APY trong 180 ngày (dựa vào phân tích của Glassnode vào tháng 6 năm 2021 đối với quy mô kho bạc và số lượng OHM stake trong thời điểm đó).
Tại sao mức lợi nhuận của OHM lại cao như vậy?
Phí bảo hiểm chính là lý do Olympus có thể duy trì lợi nhuận OHM cao. Mỗi OHM sẽ cần $1 hỗ trợ trong khi đó mỗi token đang lưu hành lại có giá trị nhiều hơn thế. Do vậy, giao thức có thể sử dụng các tài sản dư thừa để mint OHM và trả lợi tức cao cho người tham gia Stake. Như vậy, giá trị kho bạc càng tăng, lượng OHM càng có khả năng mint ra nhiều và lợi nhuận của người tham gia Stake càng cao.
Bonding
Bonding hay trái phiếu là việc anh em thực hiện đổi lấy token OHM chiết khấu bằng cách bán 1 tài sản cho Olympus. Khoản chiết khấu này sẽ được trả trong vòng 5 ngày. Động lực để người dùng thực hiện Bonding là khi lợi nhuận kiếm được từ đây lớn hơn so với Staking. Ban đầu, chỉ một số tài sản được cung cấp Bonding là token LP như OHM-FRAX hay OHM-DAI. Hiện tại, giao thức đã được mở rộng để có khả năng hỗ trợ nhiều tài sản ổn định hơn.
Bonding đóng vai trò rất quan trọng trong chính sách tiền tệ của OHM bởi nó cung cấp chức năng chính cho Olympus – một cái phễu để tích lũy nhiều tài sản hơn trong kho bạc. Khi lượng tài sản trong kho bạc tăng lên, Olympus có thể phát triển RFV nhằm tăng lượng OHM mới được mint ra, đồng thời duy trì “yield” cao cho những người tham gia Stake.
Bên cạnh việc xây dựng lượng tài sản trong kho bạc, Bonding còn có vai trò đảm bảo tính thanh khoản cho OHM. Thông thường, đối với DeFi, nguồn vốn có thể liên tục thay đổi nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao nhất. Do vậy, nhiều giao thức không xây dựng được mối quan hệ tốt với LP – người cung cấp thanh khoản và bị buộc phải trả tiền cho LP để họ gắn bó với giao thức.
Đối với Olympus, Bonding đem lại thay đổi tích hơn đối với tình trạng ngày. Thay vì khuyến khích hoặc tìm cách để các LP tiếp tục cung cấp thanh khoản, giao thức có thể tự làm điều đó dựa vào POL – Protocol Owned Liquidity – thanh khoản do giao thức nắm giữ. Cụ thể hơn, LP Bonding cho phép giao thức có quyền sở hữu và kiểm soát được tính thanh khoản của chính nó, đồng thời Olympus sẽ thực hiện nắm giữ các LP token. Dựa vào việc nắm giữ LP token, DAO sẽ sở hữu một lớp thanh khoản không đổi, có sẵn, ngày càng tăng và đảm bảo được tính vĩnh viễn.
Tính đến hiện tại, Bonding là một cơ chế khá hiệu quả để thực hiện chiến lược liên quan đến tính thanh khoản. Trong đó, giao thức sở hữu 98.5% tính thanh khoản trên Uniswap V2 với OHM-FRAX và 99.5% với OHM-DAI trên Sushiswap. Cũng bởi sở hữu được thanh khoản trong pool Sushiswap, giao thức đã kiếm được một lượng đáng kể token SUSHI, Yếu tố này giúp Bonding không chỉ cung cấp được thanh khoản mà còn kiếm được lợi nhuận từ việc cung cấp thanh khoản đó. Ngoài ta, DAO cũng cho phép kiếm phí giao dịch đi kèm với cung cấp thanh khoản nhằm cho phép Olympus tăng nguồn cung OHM và tăng tài sản kho bạc.
Token Olympus DAO (OHM)
Key metrics OHM
- Token Name: Olympus Token.
- Ticker: OHM.
- Blockchain: Ethereum.
- Token Standard: ERC-20.
- Contract: 0x383518188c0c6d7730d91b2c03a03c837814a899
- Token Type: Utility, Governance.
- Total Supply: 2,437,908.
- Circulating Supply: 1,993,797
Đội ngũ dự án, nhà đầu tư và đối tác
Đội ngũ dự án
Tất cả người dùng đều có thể trở thành nhân tố đóng góp cho Olympus DAO.
Nhà đầu tư
Đối tác
Ngoài quan hệ đối tác với Sushiswap và FRAX, gần đây Olympus cũng khởi chạy pool trên Rari Capital’s Fuse – giao thức để tạo ra các thị trường tiền tệ biệt lập. Các token được chấp nhận trong Pool này bao gồm DAI, sOHM, FRAX, USDC và ETH. Nhờ vậy, OHM holder có thể tăng hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời giá trị tài sản của họ cũng được mở khóa bằng cách vay dựa trên token đã có lợi nhuận. Đó cũng là lý do mà Pool này thu hút được rất nhiều OHM holder, nắm giữ hơn 40% tổng số TVL của Fuse, tương tương 49 triệu USD.
OHM cũng đang thực hiện mở rộng quy mô phát triển và được tiếp nhận bởi nhiều tên tuổi khác nhau. Trong đó có thể kể đến Aave. Aave gần đây đã có một cuộc thảo luận và bỏ phiếu trên diễn đàn nhằm quyết định xem có thể list sOHM và cho phép sử dụng token này làm tài sản thế chấp trong Aave hay không.
Có nên đầu tư Olympus DAO?
Dựa vào những thông tin phía trên, có thể thấy OHM sở hữu hệ thống quản trị và chính sách tiền tệ khá đầy đủ và chi tiết, đảm bảo được quá trình vận hành và mức giá ổn định. Bên cạnh đó, dựa vào Game Theory, Olympus DAO có thể đem lại sự khuyến khích lớn cho cộng đồng trong việc phát triển giao thức và ổn định OHM. Về cơ bản, mọi yếu tố trong “bộ máy” của OHM đều rất ổn định và đạt được tiềm năng phát triển lớn trong tương lai.
Với OHM, anh em có rất nhiều cách đầu tư để thu về lợi nhuận phù hợp với mong muốn của mình. Đây cũng là một lựa chọn không tối và đáng để anh em cân nhắc. Tuy nhiên, mục đích và việc Olympus DAO xây dựng hệ thống tiền tệ cho OHM vẫn đang trong quá trình phát triển và không có gì lấy làm chắc chắn. Nên anh em sẽ cần quan sát và tiếp tục theo dõi để đưa ra được những phân tích chính xác nhất.
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã nắm được những thông tin chi tiết liên quan đến Olympus DAO là gì, cũng như cách thức vận hành và chính sách tiền tệ của OHM. Dựa vào đó, hy vọng anh em sẽ có những quan sát và phân tích chủ quan để đánh giá được tính tiềm năng của dự án này cũng như có được lợi nhuận tối ưu nhất. Chúc anh em thành công!
Bài viết cùng chủ đề
➤ WBTC và WETH là gì? Tìm hiểu cơ chế hoạt động của wBTC, wETH
➤ Layer 2 là gì? Có còn cơ hội phát triển sau The Merge Ethereum
➤ Bscscan là gì? Cách kiểm tra giao dịch và smart contract của Token mạng BSC
Comments (No)