Octopus Network (OCT) là gì? Tìm hiểu chi tiết về Token OCT

Octopus Network là gì, mạng lưới phi tập trung này có những đặc điểm gì nổi bật trong quá trình vận hành các ứng dụng Web 3.0? Cùng tham khảo bài viết sau để nắm được những thông tin chi tiết về Octopus Network cũng như token OCT nhé!

Octopus Network là gì

Octopus Network là một trong số những dự án đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái của Near Protocol. Cụ thể hơn, đây là một mạng lưới phi tập trung được khởi chạy nhằm vận hành các ứng dụng Web 3.0 trên Blockchain phụ. Octopus Network còn có thể được gọi là app-chains trên Blockchain gốc Near protocol. Hay nói cách khác, mục đích của Octopus Network là trở thành blockchain lưu trữ đối với riêng Web 3.0. 

1. Octopus Network là gì

Octopus Network là một giải pháp layer 2 cung cấp những mảnh ghép cơ sở hạ tầng, đồng thời có khả năng trao quyền quản lý Dapps tới tận tay các developers. Thông qua đó, Developers có thể tự phát hành các app-chains khác để kiểm soát backend cũng như phát triển dapps.

Tại sao Octopus Network lựa chọn app-chains?

App-chains là gì

Đây là ứng dụng phi tập trung, hay có thể coi là Dapp hoặc ứng dụng web có một phần backend (ít nhất) thuộc Blockchain công khai. Có hai cách để thực hiện backend của Dapps bao gồm: specific blockchain và app-chain. Trong đó, Specific blockchain là một tập hợp các Smart Contract lưu trữ bởi một blockchain nền tảng hoặc chuyên dụng, còn app-chain là một chuỗi ứng dụng.

Substrate là gì

Đây là framework blockchain mã nguồn mở được đánh giá là có tính ưu việt nhất hiện nay. Substrate cho phép tất cả các loại blockchain có thể xây dựng trên nó như chuỗi công khai, chuỗi liên hợp như Parachain Polkadot hay Appchain Octopus. 

Lý do lựa chọn App-chain của Octopus Network là gì?

2. Tại sao Octopus lại lựa chọn App-chain

Hiện tại, chưa có công cụ mã hoá nào được thiết lập để phục vụ app-chain. Đến đây, anh em có thể nghĩ đến Polkadot – một lựa chọn tự nhiên của các Blockchain để tham gia thông qua Substrate. Tuy nhiên, nền kinh tế và kiến trúc của nó lại không thực sự phù hợp đối với App-chain. Để đảm bảo được tính bảo mật cho một sharding (phân đoạn) trên Parachain của Polkadot, hàng chục triệu đô mỗi năm sẽ phải được chi trả để cắm vào mạng lưới này. Trong khi đó, parachain nền tảng có thể lưu trữ được con số ứng dụng khổng lồ, đồng thời bảo mật và giúp chia sẻ các chi phí. Nên không có lý do gì một blockchain ứng dụng cụ thể phải chấp nhận chịu khoản chi phí đó. 

Cosmos thì sao? Các Developers của nền tảng này sử dụng PoS/Tendermint dựa vào việc thiết lập một token gốc có giá trị cho Validator với hoạt động Ground. Trên thực tế, Polygon và Skale hoạt động dựa trên các Smart Contract và đặc điểm này không được thiết kế để lưu trữ các App-chain. 

Nhìn chung, những giải pháp để lưu trữ app-chain hiện tại đang là rất hạn chế. Vậy Octopus Network làm gì để giải quyết được vấn đề này?

Công nghệ cốt lõi của Octopus Network

3. Công nghệ cốt lõi của Octopus Network

Khả năng tương tác Blockchain dựa vào trust-minimal (sự tin cậy tối thiểu) là công nghệ cốt lõi của Mạng Octopus. Bên cạnh đó, Octopus Relay là một tập hợp các Smart Contract chạy trên Near có khả năng cung cấp cho các App-chains khả năng bảo mật, đồng thời giúp App-chain có thể tương tác với NEAR và các App-chains khác. Ngoài ra, chúng còn có thể tương tác với ngay cả các Blockchain bên ngoài Octopus Network thông qua các Bridge trên NEAR. Một ví dụ  điển hình là Rainbow Bridge với khả năng kết nối NEAR với Ethereum. Bên cạnh việc sử dụng Bridge, hệ thống cũng có thể dùng pallet IBC ngoài hộp nhằm kết nối trực tiếp với những blockchain hỗ trợ IBC. 

Dựa vào việc Staking token OCT vào Octopus Relay, bất cứ ai cũng có thể cung cấp bảo mật cho chuỗi ứng dụng với tư cách là validators. Validators có thể thiết lập và chạy một validator node cho appchain. Những Node này có khả năng đồng bộ hoá xác nhận từ Octopus Relay. Như vậy, tất cả node xác thực của một app-chain sẽ tạo thành một nhóm đại biểu đạt được sự đồng thuận về sản xuất Block và nhận thưởng với token gốc của app-chain. 

Trong trường hợp một số Validator có những hành động với ý đồ xấu, bất cứ Node nào cũng có thể gửi bằng chứng gian lận cho Octopus Relay. Nếu bằng chứng được xác nhận, token OCT đã được stake bởi những Validator có ý đồ xấu sẽ bị cắt giảm. Quá trình này đảm bảo được tính bảo mật của app-chain và nền kinh tế của Octopus Relay.

Điểm nổi bật của Octopus Network là gì?

4. Điểm nổi bật của Octopus Network

  • Đối với người dùng: Các giao dịch có thể được xử lý nhanh hơn, phí giao dịch tiết kiệm hơn, đồng thời trải nghiệm người dùng được cải thiện đáng kể nhờ việc vận hành nhiều app-chain.
  • Đối với Developers: Các developers có thể vừa phát triển Dapps một cách tốt nhất vừa có thể thừa kế được những tính ưu việt của Blockchain nền tảng như độ bảo mật. Cụ thể hơn, developer có thể dễ dàng quản trị, sáng tạo, tương tác và tùy chỉnh đối với các tính năng của chuỗi để phù hợp với Dapps mà họ đang phát triển.
  • Đối với Validators: Việc khởi chạy nhiều App-chains cũng đem đến những lợi ích nhất định đối với validator. Do các giao thức trở nên phức tạp hơn, khoản phí giao dịch cao hơn nên nguồn lợi nhuận họ nhận được thông qua Staking cũng cao hơn.
  • Đối với Octopus Network: Các developers trên NEAR Protocol có thể tự xây dựng những chain phụ tương đối giống với cấu trúc Substrate trên Polkadot. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của Octopus Network nằm ở chỗ những chain phụ này sẽ không bị giới hạn ở con số 100 như Polkadot, cũng không có giới hạn về mặt thời gian. Trong trường hợp một app-chain bị đóng băng khả năng sử dụng do Validators ở app-chain đó ngừng hoạt động, hệ thống và các app-chains khác sẽ không bị ảnh hưởng.

Thông tin về Octopus Network (OTC)

Key metrics

  • Token Name: Octopus Network Token.
  • Ticker: OCT.
  • Blockchain: NEAR.
  • Token Standard: NEP-21.
  • Contract: 0xf5cfbc74057c610c8ef151a439252680ac68c6dc
  • Token type: Utility, governance
  • Total Supply: 100,000,000 OCT
  • Circulating Supply: 64,178,832 OCT

Token Allocation

  • Initial Security (khởi tạo bảo mật): 5%
  • IDO: 2,5%
  • Series A (Vòng A): 12,5%
  • Seed (Vòng hạt giống): 15%
  • Appchain Rewards: 15%
  • Angels: 6%
  • Team (đội ngũ): 24%
  • Airdrop: 5%
  • Foundation (nền tảng): 10%
  • Strategic Investor: 5%

Token Sale

Updating…

Token Release

OCT được lên kế hoạch release trước khi mainnet của dự án chính thức đi vào hoạt động:

  • 30% OCT sẽ không bị khóa bao gồm 15% seed, 12.5% series A và 2.5% IDO.
  • 5% OCT được sử dụng cho việc cung cấp bảo mật ban đầu cho app-chain. Tuy không được khóa nhưng lượng token này sẽ không được đưa vào trong lưu thông do đã được Octopus Foundation chỉ định cho app-chain Staking. 
  • 65% còn lại sẽ được trả dần trong vòng 36 tháng bao gồm: 6% angel investors, 5% strategic investor, 10% Octopus Foundation và 24% Core team. 

Token Use Case

Những mục đích sử dụng của OCT có thể được kể đến như sau: 

  • OCT có thể được sử dụng để staking nhằm đảm bảo khả năng bảo mật cho app-chain.
  • OCT holder có thể tham gia biểu quyết, xây dựng, quản trị dự án và góp phần vào sự phát triển của hệ sinh thái.
  • Xác nhận các ứng viên app-chain.
  • Sử dụng để chi trả phí giao dịch trên app-chain.
  • Staking OCT để nhận phần thưởng. 

Roadmaps và Updates:

5. Roadmaps & Updates của Octopus Network

  • Tháng 1/2021: Hoàn thành gọi vốn qua strategic investor và partnership;
  • Tháng 2/2021: Hoàn thành seed round;
  • Tháng 3/2021: Hoàn thành phase 1 testnet;
  • Tháng 5/2021: Hoàn thành phase 2 testnet với các tài sản cross-chain;
  • Tháng 7/2021: Hoàn thành vòng gọi vốn Series A: Phase 3 testnet;
  • Tháng 8/2021: Audit thành công, ra mắt token OCT;
  • Tháng 9/2021: Mainnet và đăng ký app-chains;
  • Tháng 10/2021: App-chains đầu tiên đi vào sử dụng.

Đội ngũ dự án, đối tác, nhà đầu tư

Đội ngũ dự án:

Octopus Network sở hữu đội ngũ với nhiều cá nhân có kinh nghiệm dày dặn trong việc phát triển phần mềm cũng như các dự án tiền điện tử. Trong đó, CEO dự án đã có 8 năm kinh nghiệm với vị trí CTO của dự án, đồng thời có nhiều năm hoạt động với lĩnh vực tiền điện tử. Nhìn chung, đây là một đội ngũ với tiềm năng phát triển lớn mạnh, có khả năng tạo nên những thành công của Octopus Network.

Một số cái tên nổi bật có thể kể đến như Louis Liu (CEO, Founder), Mike Tang (Co Founder, VP of dev community), Julian Sun (Cofounder, CSA), …

Đối tác

6. Đối tác của Octopus Network

Octopus network là đối tác của rất nhiều dự án và hệ sinh thái lớn như Solana, Cosmos, oracle Chainlink, …

Nhà đầu tư 

7. Nhà đầu tư của Octopus Network

OCT có phải một token tiềm năng?

Mục đích và tính khả thi của dự án: Octopus có ý tưởng rất tốt với mục đích cải thiện được hạn chế của những blockchain tương tự nhưng có chi phí đắt đỏ như Polkadot hay Cosmos. Ngoài ra, Octopus có chính sách hỗ trợ những developer nhỏ tốt, hỗ trợ audit miễn phí đối với những dự án tiềm năng, và sẵn sàng chi trả một khoản tiền nhất định để phát triển những ý tưởng tốt trên mạng mainnet.

Lợi thế cạnh tranh: Octopus sở hữu lợi thế cạnh tranh tốt có thể kể đến như chi phí rẻ và tốc độ giao dịch nhanh chóng. Điểm đặc biệt của dự án nằm ở appchain với khả năng có thể được xây dựng như một blockchain riêng biệt mà không có tình trạng tắc nghẽn toàn cục. Khả năng tự tạo luật chơi của appchain cũng đem lại sự thu hút nhất định đối với các developers. 

Đội ngũ dự án, đối tác và nhà đầu tư: Có thể nói, Octopus sở hữu nguồn lực và tiềm lực rất tốt để thực hiện được những mục tiêu dự án đã đề ra. Với một hệ thống có tiềm năng phát triển lớn, dàn backer hùng hậu, lượng đối tác phong phú và đội ngũ dự án có năng lực, việc có thể phát triển dự án thành công là hoàn toàn có khả năng. 

Cơ hội đối với Octopus Network: Với khả năng kết nối và tương thích với nhiều Blockchain lớn, Octopus có rất nhiều cơ hội nhận được dòng tiền lớn và lượng traffic từ những Blockchain này, đồng thời có thể đem lại nhiều đóng góp cho Near. Ngoài việc đem lại dòng tiền cho Near, Octopus cũng có lợi khi nhận được dòng tiền từ chính Near.

Tokenomics: Với những thông tin đề cập phía trên, có thể thấy sự phân bổ token trong nền kinh tế của Octopus là khá ổn. Tuy nhiên, việc dành ra 27.5% lượng token cho các VC không được khóa có thể đem lại rủi ro cho tài sản này nếu họ đồng loạt xả token nhằm thao túng giá. 

Dựa vào những phân tích phía trên, có thể thấy Octopus Network là một dự án tiềm năng và OCT là một trong số những đồng coin mà anh em có thể để mắt đến. Trong khi chưa thực sự có công cụ mã hóa nào được thiết lập để phục vụ cho appchain thì Octopus Network sở hữu một tiềm năng phát triển và mở rộng rất lớn. Tuy nhiên, nếu thực sự có hứng thú với dự án này, anh em cũng cần quan sát và đánh giá kỹ hơn về backer và tokenomics của dự án. bởi tuy sở hữu lượng backer lớn nhưng nhiều ý kiến cho rằng đây không phải dàn backer thực sự chất lượng. Thêm vào đó, như đã phân tích, việc dành ra 27.5% cho VC khiến việc đầu tư OCT có tỉ lệ rủi ro nhất định. Nhìn chung, chúng ta vẫn có thể dành ra một lượng vốn nhỏ và tiếp tục quan sát để nắm bắt được tốt hơn những bước phát triển tiếp theo của OCT cũng như tiềm năng của dự án. 

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã nắm được chi tiết các thông tin có liên quan đến Octopus Network là gì cũng như điểm nổi bật trong công nghệ và tiềm năng phát triển của dự án. Thông qua đó, hy vọng anh em đã có được cái nhìn tổng thể và những đánh giá khách quan về dự án này để tìm kiếm cho mình những cơ hội đầu tư tốt nhất. Chúc anh em thành công!

Bài viết cùng chủ đề

Whitepaper và Litepaper là gì? Tầm quan trọng của sách trắng đối với 1 dự án

Stablecoin là gì? Có nên tin tưởng 100% vào Stablecoin?

Chuyển Coin/token nhầm mạng có bị mất tiền không?

Comments (No)
Leave a Reply