Tại các bài viết trước về Network Indicator, chúng ta đã cùng tìm hiểu về rất nhiều các chỉ số khác nhau có liên quan đến mạng lưới. Anh em có thể tham khảo kỹ hơn các phần trước của chỉ số này tại Phân tích chỉ báo Network Indicator | CryptoQuant (Phần 3). Còn bây giờ, chúng ta sẽ cùng bắt đầu tìm hiểu tiếp các chỉ số về Network Indicator nhé!
Nội dung chính
UTXOs in Profit (%)
Như đã chia sẻ trong những bài viết trước, UTXO là một đơn vị rất hiệu quả để tính được thời điểm create và thời điểm Spent, từ đó đưa được các dữ liệu về tuổi thọ của một lượng coin nhất định, cũng như cho chúng ta biết được xem tỉ lệ lời lỗ của các nhà đầu tư. Anh em có thể tham khảo bài viết về UTXO để tìm hiểu kỹ hơn về yếu tố này.
Tại đây, với UTXOs in Profit (%) chúng ta có thể nắm được rất rõ ràng tỉ lệ lợi nhuận của các nhà đầu tư với những mức giá tương ứng.
Cụ thể hơn, dựa vào biểu đồ trên, có thể thấy được hầu hết các nhà đầu tư đều có lợi nhuận trong suốt thời điểm từ tháng 10 năm 2020 (khoảng 12.000 USD) đến khoảng tháng 5 năm 2021 (khoảng 58.000 USD). Tỉ lệ lợi nhuận thời điểm này lên đến 99%. Đây chính là thời điểm mà những anh em trong Crypto thường truyền tai nhau rằng cứ nhắm mắt đầu tư đại cũng có lãi.
UTXO in Loss (%)
Ngược lại với UTXOs in Profit, UTXOS in Lost thể hiện được tỉ lệ thua lỗ của các nhà đầu tư trên thị trường. Do đó, hiển nhiên UTXOs in Loss và UTXO in Profit sẽ là hai chỉ số bù trừ cho nhau.
Ở trường hợp phía trên chúng ta có thể thấy tỉ lệ lợi nhuận của các nhà đầu tư trong thời điểm 10/2020 đến 05/2021 là khoảng 99%. Như vậy, dễ dàng có thể thấy được rằng 1% còn lại là các nhà đầu tư thua lỗ.
Như đã chia sẻ phía trên, thời điểm vừa được nhắc đến là một trong những thời điểm vàng của thị trường, khi mà bất cứ quyết định nào của nhà đầu tư đều có thể thu về được lợi nhuận. Vậy 1% những nhà đầu tư có thua lỗ này có thể là những nhà đầu tư đã quá nóng vội, không nắm bắt được ngay cả những cơ hội dễ dàng.
Tuy nhiên, với chỉ số UTXOs in Profit và UTXOs in Loss chúng ta không thể biết được cụ thể các nhà đầu tư đang lợi nhuận bao nhiêu và thua lỗ bao nhiêu. Chúng ta chỉ nắm được xem lạ tỉ lệ các nhà đầu tư có lợi nhuận và đang chịu lỗ là bao nhiêu
UTXOs in Profit và UTXOs in Loss
Đây là hai chỉ số cũng thể hiện được tỉ lệ lợi nhuận và thua lỗ của các nhà đầu tư dựa trên UTXO. Tuy nhiên, thay vì thể hiện theo tỉ lệ phần trăm, hai chỉ số này sẽ đưa ra lượng UTXO cụ thể.
Do đó, anh em nên ưu tiên sử dụng UTXOs in Profit/Loss dựa trên phần trăm để nắm được các tỉ lệ một cách rõ ràng và dễ dàng hơn.
Supply in Profit (%)
Đây cũng là một chỉ số giúp anh em nắm bắt được tỉ lệ lợi nhuận của các nhà đầu tư, tuy nhiên nó không dựa trên UTXO như các chỉ số phía trên. Do đó, Supply In Profit có thể cho chúng ta thấy được cả những UTXO đã bị Destroyed và cả lượng coin chưa được đem ra giao dịch.
Hay nói cách khác, chỉ số này sẽ cho chúng ta thấy được tỉ lệ lợi nhuận của các nhà đầu tư một cách tổng quan và cụ thể hơn. Hoặc anh em có thể hiểu đơn giản như thế này. Với UTXOs in Profit, chúng ta nắm được xem có bao nhiêu nhà đầu tư đang có lợi nhuận khi sử dụng lượng coin của họ. Với Supply in Profit, chúng ta vừa nắm được UTXOs in Profit, vừa quan sát được xem những nhà đầu tư chưa hành động có lợi nhuận hay không.
Cụ thể hơn, ở thời điểm 08/2021, chúng ta thấy UTXOs in Profit đang là khoảng 92%. Nhưng vẫn là thời điểm đó, chúng ta thấy Supply in Profit là khoảng 85%. Như vậy 92% ở đây là 92% tổng số lượng nhà đầu tư đã hành động, còn 85% ở đây là 85% tổng số lượng tất cả các nhà đầu tư trên thị trường (cả những người đã hành động và chưa hành động).
Nếu cùng thời điểm đó, UTXOs in Profit là 100% (hãy giả sử là như vậy) thì có nghĩa là tất cả những người đã hành động đều có lãi. Hay nói cách khác 85% của Supply in Profit sẽ bằng 100% UTXOs in Profit. Nhưng tất nhiên, con số này sẽ rất ít khi xảy ra bởi có nhà đầu tư có lời thì sẽ có nhà đầu tư thua lỗ; và trong số những nhà đầu tư có lời có người sẽ lựa chọn hành động và có người sẽ tiếp tục chờ cơ hội “ngon” hơn để chốt lãi.
Supply in Loss (%)
Ngược lại với Supply in Profit (%), chỉ số này cho chúng ta thấy được tỉ lệ các nhà đầu tư đang thua lỗ trên thị trường. Tuy nhiên, họ có thể đã hành động hoặc vẫn đang chờ đợi.
Supply in Profit và Supply in Loss
Cách hoạt động của Supply in Profit và Supply in Loss cũng tương tự như hai chỉ số phía trên. Tuy nhiên, thay vì sử dụng tỉ lệ phần trăm để cân đo đong đếm, chỉ số này sẽ đưa ra số lượng một cách cụ thể hơn.
Tất nhiên, anh em vẫn nên ưu tiên sử dụng các chỉ số có chứa phần trăm để nắm được tỉ lệ một cách tốt hơn.
Trên Cryptoquant, chúng ta có thể bắt gặp được rất nhiều các chỉ số có liên quan đến tỉ lệ lời lỗ của các nhà đầu tư như UTXO in Profit/ Loss, Supply in Profit/Loss, NUPL (Net Unrealized Profit/Loss) hay SOPR. Khi kết hợp các chỉ số này lại với nhau, anh em có thể thấy được bức tranh toàn cảnh nhất có thể về tỉ lệ lợi nhuận hoặc thua lỗ của các nhà đầu tư, từ đó đưa ra được những phán đoán có khả năng chính xác cao nhất về tâm lý và hành vi của các nhà đầu tư.
Các chỉ số về Age Bands
Tiếp theo, chúng ta sẽ đến với một loạt các chỉ số có liên quan đến Age Bands. Đây là những chỉ số thể hiện được nhiều phương diện của thị trường, của mạng lưới dựa trên dữ liệu về độ tuổi. Như chúng ta đã biết, trên thị trường có rất nhiều nhà đầu tư với những chiến lược khác nhau. Điều này tất yếu dẫn đến việc có rất nhiều các dãy tuổi khác nhau của UTXO. Việc xác định và xem xét dữ liệu dựa trên dãy tuổi có thể giúp ích cho anh em rất nhiều trong việc quan sát tâm lý của các đối tượng khác nhau, đồng thời nắm được hành động của nó với từng mức giá coin cụ thể.
UTXO Age Band
Đây là chỉ số tổng hợp tất cả các dãy tuổi của UTXO trên toàn bộ mạng lưới. Dựa vào biểu đồ này, chúng ta có thể nắm được toàn bộ thông tin về việc có bao nhiêu Holder trên thị trường ở từng dãy tuổi khác nhau, liệu họ có thực hiện gom thêm coin khi thị trường giảm hay không, hoặc họ có hành động bán coin khi thị trường tăng giá hay không.
Đối với những UTXO trên 10 năm, anh em có thể tạm thời không cần chú ý đến. Lý do là bởi rất nhiều phân tích đã chỉ ra rằng đây hầu hết là những Bitcoin đã bị kẹt trong những ví mất Private Key. Lý do là bởi sau một thời gian quá dài, số lượng Bitcoin trong những ví này chắc chắn đã có thể đem lại được lợi nhuận rất lớn. Nhưng dù với mức giá nào thì những coin trong các ví trên 10 năm vẫn không hề nhúc nhích.
UTXO Age Bands USD
Chỉ số này cũng tương tự như với UTXO Age Band nhưng sử dụng đơn vị là USD. Anh em có thể sử dụng chỉ số này để quan sát được tốt hơn các tỉ lệ dựa trên đơn vị này.
UTXO Age Bands (%)
Vẫn là UTXO Age Band nhưng là với tỉ lệ phần trăm. Anh em có thể thấy biểu đồ của UTXO Age Bands theo tỉ lệ phần trăm sẽ không có quá nhiều khác biệt so với UTXO Age Bands. Tuy nhiên, với biểu đồ này, anh em có thể nắm bắt các tỉ lệ một cách dễ dàng hơn, cũng như tiện lợi cho quá trình quan sát và theo dõi sự thay đổi đối với từng dãy tuổi.
Realized Cap – UTXO Age Band USD
Khi tìm hiểu về các nhóm chỉ báo trước, chúng ta cũng đã được làm quen với Realized Cap. Về cơ bản, Realized Cap được tính bằng cách lấy UTXO nhân với Price Now để cho ra được từng dãy tuổi coin cụ thể và lượng coin đang lưu trữ dựa trên giá trị hiện tại là bao nhiêu.
Hay nói cách khác, chỉ số này cho chúng ta nhận biết được xem giá trị của Bitcoin đang được lưu trữ và đến từ nhóm tuổi nào. Do được tính dựa trên USD, nên anh em có thể trỏ chuột vào khu vực mình muốn kiểm tra. Con số đằng sau dãy tuổi chính là lượng USD mà nhóm tuổi đó đang nắm giữ
Realized Cap – UTXO Age Band (%)
Đối với chỉ số này anh em có thể nhìn được các sự thay đổi một cách dễ dàng hơn dựa vào tỉ lệ phần trăm. Cụ thể hơn, chúng ta có thể thấy được xem dãy tuổi nào đang nắm giữ nhiều Bitcoin nhất và liệu có thay đổi gì cho đến thời điểm hiện tại hay không.
Một trong những vấn đề nữa mà anh em cần đánh giá khi xem xét Realized Cap là tính phi tập trung, hay sự phân bổ một cách phù hợp giữa các dãy tuổi. Lý do là bởi nếu Bitcoin được nắm giữ phần lớn bởi một nhóm người, ví dụ dãy tuổi 2-3 năm đang nắm giữ 80% tổng số lượng Bitcoin trên thị trường thì lúc này lượng coin đang bị tập trung hóa vào nhóm người hold BTC từ 2-3 năm.
Khi số lượng Bitcoin hay bất cứ đồng coin nào bị tập trung nhiều quá vào một nhóm người thay vì có sự phân bổ phù hợp, giá trị của đồng coin và cả giá thị trường của nó đều bị đe dọa khá lớn. Tại sao? Tính phi tập trung là một trong những yếu tố quan trọng nhất để hệ sinh thái Crypto vận hành, bởi nó đảm bảo được sự phổ biến, sự công bằng và minh bạch. Tuy nhiên, khi chỉ có một nhóm người nắm giữ coin, có nghĩa là quyền lực đang tập trung chủ yếu vào đối tượng này, dẫn đến mất đi tính công bằng, minh bạch hay sự phổ biến của đồng coin. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu nhóm người này có ý đồ xấu thì đồng coin sẽ trong tình trạng cảnh báo rất nặng nề.
Một trong những ví dụ rất đơn giản là khi nắm trong tay lượng coin quá lớn, một người hoàn toàn có khả năng thao túng giá hoặc thao túng tâm lý các nhà đầu tư khác. Khi nắm trong tay một nguồn cung quá lớn, họ cũng có thể gây ra áp lực bán khiến giá coin giảm mạnh.
Do vậy, khi xem xét chỉ số này, ngoài việc quan sát xem Bitcoin đang tập trung ở những dãy tuổi nào, có nhiều sự thay đổi hay không thì chúng ta cũng cần phân tích đến tính phân bổ của dãy tuổi. Điều này sẽ giúp anh em nhìn nhận được xem tính tập trung có đang xuất hiện hay không; đồng thời dễ dàng lường trước được nhiều kịch bản hay cẩn thận với các quyết định của mình hơn.
Khi tìm hiểu đến đây thì có lẽ anh em cũng đã “thấm mệt” về lượng chỉ số vô cùng đa dạng của Network Indicator rồi phải không. Tuy nhiên, chúng ta cũng đã đến rất gần với quá trình tìm hiểu toàn bộ các chỉ số của Network Indicator rồi. Để tìm hiểu những chỉ số cuối cùng cũng như nắm được những lưu ý quan trọng, hãy tham khảo bài viết về
Bài viết cùng chủ đề
➤ 5 Chiến lược đầu tư coin hiệu quả cho người mới
➤ Tác động của The Merge đến thị trường Crypto? Rủi ro gì nếu The Merge thất bại
➤ Cách chơi Bitcoin lãi 1000% – Đầu tư theo chiến lược của CZ
Comments (No)