Chúng ta đã được tìm hiểu những chỉ số Network Indicator đầu tiên trong bài viết trước – Phân tích chỉ báo Network Indicator | CryptoQuant (Phần 1). Tại bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về những chỉ số tiếp theo của bộ chỉ số này nhé!
Nội dung chính
Average Domancy
Đây là chỉ số cung cấp cho người dùng dữ liệu về thời gian ngủ đông trung bình của Bitcoin trên thị trường, hay nói cách khác là thời gian trung bình mà các nhà đầu tư đang thực hiện Holdcoin, thể hiện được Lifespan của lượng coin đó.
Để tính được Average Domancy, hệ thống sẽ lấy CDD để chia cho Total Amount of movement of coin (lượng coin di chuyển bên ngoài). Cách tính này sẽ cho ra được Lifespan trung bình
Supply Adjusted Domancy
Chỉ số này sử dụng Domancy để đưa ra được tương quan giữa Domancy và Total Supply. Chỉ số này hoạt động tương đối giống với Supply Adjusted CDD vậy. Tuy nhiên, thay vì lấy CDD chia cho Total Supply, chỉ số này sẽ sử dụng Domancy để chia cho Total Supply.
Như vậy, khi Domancy càng lớn thì đồ thị càng có xu hướng tăng lên; ngược lại, khi Domancy càng nhỏ thì Chart càng có xu hướng đi ngang. Tuy nhiên, về cơ bản, anh em chỉ cần theo dõi về Average Domancy là đã có thể nắm được những vấn đề quan trọng có liên quan đến Domancy rồi.
NVT Ratio
NVT Ratio hay Network Value to Transactions Ratio là một chỉ số khá thú vị, đưa ra được tương quan so sánh giữa giá trị của mạng lưới và Transactions trên thị trường. Đây là một chỉ số khá giống với chỉ số trên chứng khoán – PE (Price Earnings)
Công thức:
Dựa vào công thức phía trên, có thể thấy được rõ ràng sự so sánh giữa Marketcap và Transaction Volume. Như vậy, chỉ số này tính toán được xem là giá trị mạng lưới có đang phù hợp với mức độ giao dịch hàng ngày hay không.
Nếu vốn hóa thị trường đang lớn hơn lượng transation quá nhiều có nghĩa là không khí giao dịch trên thị trường đang khá im ắng, điều này dẫn đến thị trường có khả năng giảm (Bearish). Ngược lại, nếu NVT Ratio vừa phải hoặc mang giá trị nhỏ, nó cho thấy được Market Cap đang phù hợp với mức độ giao dịch trên mạng lưới, các giao dịch đang được diễn ra khá sôi động và thể hiện được những vùng mua tốt hơn, dẫn đến thị trường có xu hướng tăng (Bullish). Hay nói cách khác, NVT thường sẽ có xu hướng dao động ngược lại với mức giá.
Phân tích
Dựa vào biểu đồ phía trên, chúng ta có thể thấy được rất rõ ràng tương quan của mức giá so với NVT. Khi NVT tăng cao, mức giá Bitcoin dao động khá thấp. Tuy nhiên, khi giá Bitcoin bắt đầu tăng cũng đồng thời là lúc NVT bắt đầu có dấu hiệu giảm. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, chúng ta sẽ thấy dao động giảm của NVT và dao động tăng của mức giá lại không trùng khớp nhau.
Tại sao vậy? Đáng lẽ khi NVT bắt đầu giảm, có nghĩa là thị trường bắt đầu mua bán sôi nổi và mức giá sẽ có xu hướng tăng ngay trong thời điểm nó, hoặc chênh lệch thời gian không quá đáng kể.
Lý do là bởi công thức của NVT dựa vào Marketcap và Transaction, cho nên khi mức giá có sự thay đổi nhất định thì Marketcap cũng bị thay đổi theo. Ví dụ, khi mức giá coin tăng, marketcap sẽ tăng theo. Lúc này, số lượng giao dịch trên thị trường có thể nhiều hơn trước, nhưng do Marketcap đã thay đổi nên chỉ số không thể thể hiện rõ được những thay đổi này. Đây là lý do tại sao chúng ta lại thấy các dao động có sự chênh lệch nhất định.
Trong quá trình xem xét biểu đồ này, anh em có thể cân nhắc xem NVT dựa trên giá trị của nó. Cụ thể hơn, nếu NVT nằm trên 10 có nghĩa là chỉ số này đang khá lớn và thể hiện Marketcap đang chênh lệch nhiều hơn Transaction đáng kể. Ngược lại, nếu NVT dưới 10, và thậm chí chạm mốc 4 hoặc 5 có nghĩa là thị trường đang nằm trong vùng mua khá tốt và đang được giao dịch khá sôi nổi trên thị trường.
NVT Golden Cross
Đây là chỉ số khá thú vị trong bộ chỉ số của Network Indicator. Chỉ số này có thể sẽ khiến anh em hình dung ra dãy Bollinger Bands. Những anh em thường xuyên phân tích kỹ thuật có thể sẽ rất quen thuộc với dãy Bollinger Bands này. Dựa trên các đường trung bình động, Bollinger Bands có thể cung cấp cho người dùng vùng mua phù hợp (ngưỡng hỗ trợ) và vùng bán lý tưởng (ngưỡng kháng cự).
NVT Golden Cross cũng có cách hoạt động tương tự như vậy.
Công thức chỉ số:
NVT Golden Cross dựa trên cách tính NVT, đồng thời kết hợp thêm một số giá trị trung bình khác nhằm cung cấp cho người dùng với biểu đồ dễ nắm bắt hơn.
Chart
Dựa vào Chart phía trên, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các đường đồ thị và hai vùng màu rõ ràng: màu xanh và màu hồng. Về cơ bản, cách sử dụng biểu đồ này chỉ đơn giản là chúng ta mua coin khi giá coin nằm trong vùng xanh và chờ đợi giá coin nằm trong vùng màu hồng để chốt lời.
Tất nhiên, mọi thứ sẽ không đơn giản như vậy khi chúng ta ứng dụng biểu đồ vào thực tế. Lý do là bởi xu hướng giá không đơn giản chỉ là lần lượt chạm vùng xanh và vùng hồng. Do vậy, anh em có thể sử dụng biểu đồ để căn được thời điểm mua bán đối với những chiến lược đầu tư ngắn hạn. Nếu anh em muốn đầu tư dài hạn và có được mức lợi nhuận lớn hơn, thì tất nhiên anh em sẽ cần cân đo đong đếm thêm nhiều chỉ số khác.
Puell Multiple
Puell Multiple là một chỉ số thống kê về doanh thu của Miners (thợ đào) để xem đối tượng này có đang sở hữu lượng doanh thu lớn hay không.
Công thức
Dựa vào công thức phía trên, có thể thấy Puell Multiple được tính dựa trên tương quan giữa doanh thu hiện tại so với doanh thu trung bình của 365 ngày trước (1 năm trước). Bằng cách tính toán này, chúng ta có thể đưa ra được các so sánh để xem liệu có nhiều chênh lệch giữa doanh thu hiện tại và doanh thu 1 năm trước của thợ đào hay không.
Phân tích
Như chúng ta đã được tìm hiểu trong rất nhiều bài viết trước, Miners cũng là một nhân tố có những ảnh hưởng rất quan trọng đến mạng lưới bởi họ là người nắm giữ nguồn cung của Bitcoin. Nếu Mines đồng loạt bán coin để chốt lời, thị trường rất dễ có thể gặp phải áp lực bán, đồng thời khiến giá Bitcoin có những biến động nhất định.
Dựa vào Chart phía trên, chúng ta có thể thấy doanh thu của Miners vào thời điểm năm 2021 có mức giảm đáng kể. Đây là thời điểm mà Covid xảy ra, khiến mức giá Bitcoin giảm còn khoảng 35.000 USD. Và tất nhiên, khi giá coin giảm nhưng mọi chi phí để duy trì như bảo dưỡng máy móc hay nguồn năng lượng điện vẫn giữ nguyên thì chắc chắn doanh thu của thợ đào sẽ giảm đáng kể.
Điều quan trọng khi chúng ta ứng dụng chỉ số này không chỉ để xem công việc của Miners có đang hoạt động tốt hay không, có nên tham gia vào quá trình đào coin hay không, mà còn để các nhà đầu tư nắm được xu hướng hold coin hay bán coin của thợ đào. Như đã đề cập, nếu Miners đồng loạt bán coin, thị trường sẽ rất dễ gặp phải những biến động khó kiểm soát. Do vậy, việc quan sát hành vi của Miners là vô cùng quan trọng.
Khi Puell Multiple giảm, hay khi doanh thu của miners thấp, họ thường sẽ có xu hướng Hold coin nhiều hơn là bán coin. Bởi lúc này nếu bán ra họ sẽ chịu lỗ. Ngược lại, nếu doanh thu của Miners cao, họ sẽ có xu hướng bán ngay lượng coin đó ra thị trường để chốt lời. Như vậy, dựa vào tương quan về doanh thu của miners mà chúng ta sẽ có được những phán đoán tương đối chính xác về hành vi của họ, cũng như xu hướng thị trường khi Miners hành động.Đây cũng là một chỉ số thuộc Network Indicator khá thú vị mà anh em nên để tâm đến.
Network Value to Melcalfe
Đây là chỉ số thể hiện được độ phủ và tầm ảnh hưởng của mạng lưới. Anh em tham khảo công thức sau đây:
Nếu anh em không rành về toán học có thể sẽ thấy công thức tính toán này khá khó hiểu. Về cơ bản, công thức này sẽ cho ra được tương quan giữa lượng Marketcap và độ phủ của mạng lưới, đưa ra được so sánh xem lượng marketcap đang có chênh lệch như thế nào so với số lượng người đang sử dụng, số lượng giao dịch hay khả năng kết nối của mạng lưới.
Melcalfe được ứng dụng rất nhiều trong công nghệ truyền thông để đánh giá được xem một mạng lưới đang có quy mô như thế nào. Một ví dụ đơn giản nhất có thể kể đến các kết nối di động. Nếu chỉ có 2 chiếc điện thoại thì tất nhiên, chúng chỉ có thể kết nối được với nhau. Tuy nhiên, nếu trên thị trường có đến 5 chiếc điện thoại thì rõ ràng mỗi điện thoại lại có đến 4 sự lựa chọn khác nhau dẫn đến độ phủ sóng và sự kết nối được mở rộng nhiều hơn. Khi số lượng điện thoại càng tăng lên, khả năng kết nối càng đa dạng và độ phủ của mạng lưới càng rộng lớn. Và tất nhiên, khi độ phủ lớn, số lượng người dùng điện thoại sẽ tăng lên, dẫn đến cổ phiếu của chúng ngày càng có giá trị và được nhiều người mong muốn sở hữu.
Quy luật này cũng tương tự như đối với hệ sinh thái Cryptocurrency. Nếu mạng lưới càng có quy mô lớn mạnh, càng nhiều người dùng sử dụng, nó sẽ càng có nhiều giá trị. Độ phủ của mạng lưới sẽ là một yếu tố rất quan trọng để đánh giá được nội lực và tiềm năng phát triển của một mạng lưới. Khi chúng ta đem nội lực ra để so sánh với mức Marketcap, chúng ta sẽ nắm được xem liệu Marketcap có đang vượt quá tiềm lực phát triển của mạng lưới hay không.
Phân tích
Dựa vào những phân tích về công thức và về Metcalfe, chúng ta đã nắm được sơ bộ về cách mà chỉ số này hoạt động. Vậy chúng ta sẽ ứng dụng những kiến thức đó như thế nào đối với biểu đồ của coin.
Để ứng dụng một cách có hiệu quả, anh em có thể chú ý đến 2 mốc chính đó là 0.2 và 1. Nếu NVM nhỏ hơn 0.2 có nghĩa là Marketcap đang khá phù hợp với độ phủ của mạng lưới, đồng thời thể hiện được vùng mua phù hợp.
Ngược lại, khi NVM chạm hoặc vượt qua ngưỡng 1 có nghĩa là mức độ phát triển của mạng lưới đang vượt qua chính nội luwjcsjc của nó. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là số lượng người mua bán đang nheieuf hơn quá nhều so với khả năng mà đồng coin đó có thể đáp ứng được. Lúc này, giá coin có thể sẽ được bớm lên quá cao so với khả năng phát triển của Bitcoin. Điều đó đồng nghĩa với việc là anh em nên tận dụng thời điểm này để bán coin chốt lời
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em cũng đã nắm được một cách tổng quan và chi tiết về các chỉ số thuộc Network Indicator. Đây là những chỉ số khá thú vị mà anh em có thể ứng dụng trong rất nhiều trường hợp hay biến động giá. Tuy nhiên, anh em vẫn cần kết hợp các chỉ số lại với nhau để có được những phán đoán toàn diện nhất nhé!
Để tìm hiểu thêm những chỉ số tiếp theo của bộ chỉ số này, anh em có thể tham khảo bài viết
Bài viết cùng chủ đề
➤ Dữ liệu On-chain là gì? Cách phân tích dữ liệu On chain của Bitcoin
➤ 9+ Cách phân bổ vốn trong Crypto – Trời Xuân ta Xuân, trời Hạ ta Hạ
Comments (No)