Trong bài viết về Phân tích chỉ báo Market Indicator | CryptoQuant (Phần 1), chúng ta đã làm quen với ý nghĩa tổng quan của bộ chỉ số Market Indicator, cũng như nắm được những kiến thức chi tiết liên quan đến chỉ số SOPR.
Tại bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những chỉ số còn lại thuộc Market Indicator nhé!
Nội dung chính
Estimated Leverage Ratio
Công thức chỉ số:
Để hiểu rõ hơn về cách Estimated Leverage Ratio được tính toán, anh em có thể tham khảo kỹ hơn về Open Interest.
Leverage (đòn bẩy) chắc chắn sẽ là một cụm từ rất quen thuộc đối với những người chơi hệ Margin và Future. Đây chính là chỉ số thể hiện được tương quan về đòn bẩy mà các nhà đầu tư đang sử dụng. Biểu đồ tăng thể hiện được mức độ đòn bẩy lớn và ngược lại. Vậy tại sao chúng ta lại cần biết về chỉ số này? Ngay cả khi anh em không tham gia đầu tư Margin và Future?
Để anh em hiểu rõ hơn về nó, anh em sẽ cần có những kiến thức cơ bản nhất về Leverage. Về bản chất, Leverage là một cách giúp tăng lượng vốn đầu tư bằng việc mượn thêm tiền từ sàn giao dịch. Với lượng vốn lớn hơn thì chắc chắn là lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ lớn hơn. Đồng nghĩa với việc, rủi ro bị thanh lý khi giá đi ngược cũng cao.
Như vậy, việc càng có nhiều nhà đầu tư sử dụng Leverage với mức đòn bẩy cao, càng thể hiện được rằng họ đang rất tự tin với phán đoán của mình. Tuy nhiên, chỉ số này tăng cao không có nghĩa là xu hướng giá sẽ tăng bởi khi sử dụng Margin và Future, lợi nhuận mà anh em có được là dựa trên sự chênh lệch giá, với cả giá tăng và giá giảm. Cụ thể hơn, với vị thế Long, anh em sẽ có lợi nhuận khi giá tăng; với vị thế Short, anh em sẽ có lợi nhuận khi giá giảm.
Và một điều chắc chắn đó là với chỉ số ELR càng cao, thị trường càng có nhiều khả năng đối mặt với những biến động bất ngờ. Nếu nhà đầu tư đúng, mức giá sẽ tăng hoặc giảm theo xu hướng hiện tại. Ngược lại, nếu nhà đầu tư phán đoán sai, một lượng lớn tài sản sẽ bị thanh lý đột ngột, tạo ra sức ép trên thị trường và đẩy xu hướng giá giảm sâu.
Do vậy, khi anh em nhìn thấy chỉ số này đang tăng lên một cách bất thường, anh em nên hết sức cẩn thận với những biến động có thể đến trong tương lai. Lúc này, anh em phải kiểm tra ngay các chỉ số khác, thay vì hành động trong lo lắng sợ hãi. “Tiền luôn được làm ra khi chờ đợi, không phải khi giao dịch”
MVRV Ratio (Market Value to Realized Value Ratio)
Đây là chỉ số cho thấy sự tương quan giữa vốn hóa thị trường và giá trị thực của đồng coin. Anh em có thể tham khảo công thức sau đây:
Vậy tương quan giữa hai giá trị này có thể giúp ích gì cho anh em trong quá trình phân tích hay khả năng phán đoán?
Dựa trên công thức trên, chúng ta có thể thấy được rằng nếu vốn hóa càng lớn (tử số càng lớn) thì biểu đồ càng tăng cao. Dựa trên những dữ liệu về lịch sử, các nhà phát triển đã xác định được hai ngưỡng quan trọng có liên quan đến chỉ báo này đó là ngưỡng 3.7 và ngưỡng 1. Cụ thể hơn, nếu giá coin vượt ngưỡng 3.7 có nghĩa là đồng coin đang dần chạm đến đỉnh và có nguy cơ Dowtrend; hay nói cách khác anh em nên cân nhắc đến việc bán coin khi đồng coin đang nằm trong vùng này.
Ngược lại, khi Bitcoin tụt xuống dưới 1 có nghĩa là nó đang chuẩn bị chạm đến đáy và sẽ có chu kỳ tăng trưởng mới (Uptrend); nên bạn có thể cân nhắc đến việc mua coin và hold coin khi mức giá nằm trong vùng này.
Đối với Chart MVRV Ratio trong thời điểm hiện tại, ngưỡng 3.7 và ngưỡng 1 vẫn được giữ nguyên. Hai ngưỡng này đã tạo ra cho biểu đồ hai vùng rõ rệt và vùng màu hồng (trên 4) và vùng màu xanh (dưới 1) thể hiện cho ngưỡng mua và ngưỡng bán có thể cân nhắc.
Lưu ý
Về cơ bản, chỉ số và biểu đồ này có thể cung cấp cho anh em những ngưỡng lý tưởng để thực hiện mua bán. Nó hữu ích nếu anh em thường xuyên áp dụng chiến lược trung bình giá (DCA). Thế nhưng, anh em nên cân nhắc đến vấn đề thời gian nữa. Chúng ta không thể biết liệu khi chạm đỉnh đồng coin sẽ tiếp tục tăng cao trong bao lâu rồi giảm hoặc xuống đáy thì ở đó bao lâu rồi mới up.
Để phán đoán khung thời gian chất lượng hơn, anh em phải kết hợp phân tích nhiều chỉ số cùng lúc để có những tính toán gần đúng nhất. Vì việc đầu không đơn giản và không có công thức nào cho sự thành công. “Trong thị trường này nếu bạn giỏi, bạn chỉ đúng 6 lần trên 10. Bạn sẽ chẳng bao giờ đúng 9 lần trên 10 đâu”
Stablecoin Supply Ratio (SSA)
Đây là chỉ số thể hiện tương quan giữa vốn hóa thị trường của BTC và vốn hóa thị trường của Stablecoin. Anh em có thể tham khảo công thức sau đây:
Trong quá trình đầu tư và giao dịch BTC hay bất cứ đồng coin nào khác, Stablecoin là nhân tố luôn được ưu tiên sử dụng bởi tính ổn định mà nó đem lại. Do vậy, nếu chỉ số này thấp có nghĩa là vốn hóa Stablecoin đang nhiều hơn so với vốn hóa BTC. Lúc này, thị trường rất có khả năng sẽ gặp phải áp lực mua khiến giá Bitcoin tăng.
Tuy nhiên, Stablecoin có thể được sử dụng để đầu tư đối với rất nhiều Altcoin khác và nó chủ yếu được các nhà phát hành cung cấp để đảm bảo sự ổn định đối với nguồn cung. Vì thế, đây sẽ không phải là chỉ số lý tưởng mà anh em sử dụng để phán đoán về mức giá coin. Thay vì vậy, anh em nên quan sát biểu đồ này để xem xem liệu nguồn cung của Stablecoin có đang ổn định hay không, và có đủ lượng lưu thông để đáp ứng tránh khan hiếm tiền tệ trên thị trường.
Thông thường, đây là chỉ số được các nhà phát hành Stablecoin quan tâm hơn cả, bởi họ cần liên tục điều chỉnh nguồn cung nhằm đáp ứng được nhu cầu trên thị trường và tạo sự ổn định cho chính Stablecoin đó.
Anh em có thể hiểu đơn giản như thế này: ví dụ khi vốn hóa của BTC cao hơn Stablecoin quá nhiều có nghĩa là nhu cầu sử dụng Stablecoin để mua BTC sẽ tăng lên. Lúc này nếu các nhà phát triển không kịp điều chỉnh nguồn cung, Stablecoin sẽ gặp tình trạng khan hiếm mà mất ổn định trên thị trường. Do đó, các nhà phát triển sẽ cần tìm mọi cách để điều phối tiền tệ nhằm ổn định lưu thông. Nguyên tắc này cũng tương tự đối với quá trình điều phối tiền tệ trong bất cứ thị trường tài chính nào.
Đối với người chơi hay các nhà đầu tư, việc nắm bắt được chỉ số này không chỉ cung cấp sự tương quan so sánh về nguồn cung mà còn cho chúng ta thấy được các nhà phát hành Stablecoin có đang làm đúng cam kết không hoặc họ có đang lũng đoạn gây nguy hại đến thị trường.
Realized Price
Realized Price là giá trị thực của đồng coin, hay nói cách khác, chỉ số này thể hiện được so sánh giữa giá đồng coin trên thị trường và giá trị thực của nó. Vậy làm thế nào mà Cryptoquant có thể tính toán được giá trị thực của Bitcoin, họ dựa vào yếu tố gì và làm như nào để đưa ra được so sánh? Anh em tham khảo công thức dưới đây:
Như vậy, giá trị thực của đồng coin được xác định bằng lượng vốn hóa thực chia cho tổng lượng cung của đồng coin. Đến đây, anh em vẫn sẽ thấy rất khó hiểu. Vậy Realized Cap là gì? Ở đâu ra con số này? Trên thực tế, để tính ra được Realized Cap chúng ta sẽ cần có công thức vô cùng phức tạp, đòi hỏi khả năng toán học nhất định để hiểu được. Tuy nhiên, để anh em có được những hình dung cơ bản nhất, chúng ta có thể hiểu công thức này như sau:
Sau khi tìm hiểu về UTXO, chúng ta đã biết được những dữ kiện mà UTXO có thể lưu trữ và thể hiện. Đối với công thức này, UTXO thể hiện được giá trị thực của đồng coin bằng cách cho thấy hiện tại có nhiều người muốn ở hữu lượng coin này hay không? Rõ ràng, càng có nhiều người tin tưởng và muốn sử dụng Bitcoin thì sẽ càng có nhiều UTXO sinh ra trong ví.
Nếu UTXO = Total Supply, có nghĩa là UTXO/Total Supply = 1, và giá trị thực của Bitcoin đang bằng đúng với giá trị của Bitcoin trên thị trường. Nếu UTXO > Total Supply, có nghĩa là UTXO/Total Supply >1 và giá trị thực của Bitcoin đang lớn hơn mức giá của chính nó trên thị trường.
Đến đây, rất có thể anh em sẽ thắc mắc rằng tổng nguồn cung của BTC có hạn và đồng coin này thậm chí còn chưa được khai thác hết vậy UTXO có thể bằng hoặc lớn hơn Total Supply được hay không. Câu hỏi này xuất hiện là do anh em chưa hiểu rõ về UTXO. Yếu tố UTXO không thể hiện lượng coin mà người dùng sở hữu, nó thể hiện được rằng có bao nhiêu ví trữ Bitcoin, và bao nhiêu lần Bitcoin được mua vào (UTXO được tạo – create).
Như vậy, tuy Total Supply của Bitcoin là 21 triệu BTC, nhưng nếu có đến 30 triệu ví đang sở hữu Bitcoin với nhiều đơn vị khác nhau, chúng ta sẽ có ít nhất 30 triệu UTXO trên thị trường. Con số Realized Price này càng tiệm cận với giá coin trên thị trường càng cho thấy được nội lực của đồng coin và là một vùng mua đáng để anh em cân nhắc.
Dựa vào Chart phía trên, chúng ta có thể thấy hai đường đồ thị đã có những thời điểm tiệm cận nhau. Để xem chi tiết về những thời điểm này, anh em có thể rê chuột vào những giao điểm của 2 đồ thị để xem được các chỉ số một cách rõ ràng hơn. Ban đầu, hai biểu đồ này luôn có sự chênh lệch nhất định do biểu đồ xanh dựa vào giá trị của cột bên trái, còn biểu đồ đen dựa vào giá trị của cột bên phải. Tuy nhiên, đến hiện tại, Cryptoquant đã có một số cập nhật để cả 2 đồ thị đều được biểu diễn với thang giá trị bên phải.
Như đã chia sẻ phía trên, khi mức giá này có khả năng tiệm cận, anh em nên cân nhắc đến việc mua coin. Tuy nhiên, đây vốn là một lý thuyết cơ bản; trong khi thị trường Crypto quá phức tạp và nhiều cạm bẫy. Điển hình là việc các cá mập có thể trữ rất nhiều coin, dẫn đến lượng UTXO tăng, khiến kết quả của công thức cho ra Realized Price sát với mức giá coin trên thị trường. Do đó, nếu chúng ta không xem xét thêm các chỉ số khác, chúng ta rất dễ dính phải những thao túng của cá mập. Bởi đơn giản, anh em xem và hiểu Chart thì các Whale thậm chí còn có khả năng điều chỉnh Chart. Do vậy, dù Chart đẹp như trong mơ và mọi thứ tưởng như đang là cơ hội lớn, anh em vẫn nên bình tĩnh và phân tích sâu thêm về bối cảnh thị trường để chắc chắn nhất với quyết định của mình.
Realiezed Price – UTXO Age Bands
Tương tự với chỉ số phía trên, chỉ số này cũng thể hiện được giá trị thực của đồng coin dựa trên UTXO. Tuy nhiên, Realized Price – UTXO Age Bands sẽ cho thấy cái nhìn chi tiết hơn dựa vào từng dãy tuổi UTXO. Anh em quan sát biểu đồ dưới đây
Khi rê chuột vào Chart, anh em có thể thấy được Price USD và từng dãy tuổi UTXO khác nhau. Giá trị phía sau dãy tuổi chính là giá đồng coin tại thời điểm các nhà đầu tư mua vào. Như vậy, chúng ta có thể nhìn được rõ ràng là các nhà đầu tư đã lời hay lỗ với từng UTXO.
Với ví dụ trong ảnh, giá coin tại thời điểm 29/03/2022 là khoảng 47.000 USD, UTXO với dãy tuổi 1m – 3m (từ 1 tháng đến 3 tháng) có giá là khoảng 40.000 USD; trong khi đó UTXO với dãy tuổi 3m – 6m (từ 3 tháng đến 6 tháng) là khoảng 57.000 USD. Như vậy, UTXO 1m-3m đang có lãi trong khi UTXO 3m-6m đang chịu lỗ.
Như vậy, anh em hoàn toàn có thể quan sát và phân tích được khả năng lời lỗ và lợi thế của từng UTXO dựa theo dãy tuổi. Đối với những UTXO có độ tuổi trên 10 năm, nhiều ý kiến cho rằng đây là những ví chứa Bitcoin đã bị mất do thời gian trữ coin quá lâu và không có bất cứ hành động nào.
Tổng kết
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu được toàn bộ những chỉ số có trong bộ chỉ báo Market Indicator. So với những bộ chỉ báo trước như Exchange Flow hay Flow Indicator, bộ chỉ báo này có vẻ khiêm tốn hơn về số lượng. Tuy nhiên, mỗi chỉ báo lại mang rất nhiều vai trò quan trọng và có giá trị trong suốt quá trình quan sát và phân tích thị trường của anh em.
Đặc biệt, anh em nên chú ý đến các nhánh của chỉ số SOPR bởi đây là chỉ số có thể được so sánh với rất nhiều dữ liệu khác trong suốt quá trình phân tích và đầu tư của anh em về lâu dài. Và tất nhiên, một điều cực kỳ quan trọng cần nhắc lại là chúng ta tuyệt đối không nên quyết định chỉ dựa vào một chỉ số duy nhất. Thay vì vậy, anh em cần so sánh, đối chiếu các chỉ số cũng như cập nhật những thông tin khác trên thị trường để có được sự quan sát và những phán đoán chính xác nhất.
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã có dịp tìm hiểu một cách chi tiết và đầy đủ nhất về bộ chỉ báo Market Indicator. Thông qua đó, hy vọng anh em đã có được nhiều hơn những phương pháp và dữ liệu để phân tích các dấu hiệu thị trường hay tâm lý nhà đầu tư. CryptoQuant còn rất nhiều bộ chỉ báo thú vị khác mà anh em có thể kết hợp với nhau để phục vụ quá trình phân tích, phán đoán. Hãy cùng theo dõi những bài viết tiếp theo của Coinlize để có được thêm những kiến thức bổ ích nhé!
Bộ chỉ số tiếp theo: Network Indicator | CryptoQuant
Video hướng dẫn chi tiết về chỉ báo Market Indicator trên CryptoQuant – P2
Bài viết cùng chủ đề
➤ Hệ sinh thái của Ethereum có những gì mà khiến ETH chỉ đứng sau Bitcoin
➤ Ethereum The Merge là gì? Tham vọng chiếm lĩnh DeFi của The Merge
➤ Có nên đầu tư vào Coin? Được và mất gì khi kiếm tiền từ Bitcoin
➤ Giao dịch Future là gì? Cách dùng đòn bẫy phù hợp tránh bay màu tài khoản
Comments (No)