Mạng ERC20 là gì? Có tác dụng như thế nào trong blockchain

Mạng ERC20 là một trong những mạng lưới Crypto phổ biến nhất hiện nay, đồng thời cũng được coi là một trong những tiêu chuẩn token đem lại những hỗ trợ tối ưu nhất cho người dùng. Vậy cụ thể ERC20 là gì, được ứng dụng như thế nào? Cùng tham khảo bài viết sau để tìm hiểu kỹ hơn về ERC20 nhé!

Tổng quan về ERC20

1. ERC20 là gì

ERC20 là gì?

ERC20 là viết tắt của cụm từ Ethereum Request For Comments và số 20. Con số 20 này là đại diện cho ID số duy nhất giúp ERC20 phân biệt với những tiêu chuẩn token khác. Như vậy, ERC token là những tài sản tiền điện tử được xây dựng và phát hành theo những nguyên tắc của Ethereum. Trong đó, các token được tạo ra chủ yếu dựa vào một Smart Contract cụ thể, nhằm giúp theo dõi kỹ lưỡng các giao dịch.

ERC20 được thành lập khi nào?

ERC20 được đề xuất bởi Vitalik Buterin và Fabian Vogelsteller vào tháng 11 năm 2015. Về cơ bản, đây là một tiêu chuẩn kỹ thuật để các token có thể sử dụng nhằm phát hành và triển khai trên mạng lưới Ethereum. Với tiêu chuẩn này, các nhà phát triển có thể đơn giản hóa và cải thiện được quy trình tạo token của mình bằng các hàm có sẵn, thay vì phải tạo lại toàn bộ chức năng.

Các quy tắc tiêu chuẩn của ERC20

Quy tắc tùy chọn

  • Token Name: tên của Token.
  • Symbol: ký hiệu của Token hay mã Token.
  • Decimals: Số thập phân (tối đa 18), quy định về số lượng chữ số thập phân trong đơn vị của Token.

Ví dụ

  • Tên Token: Maker
  • Symbol: MKR
  • Decimals: 18. Lúc này, đơn vị nhỏ nhất của MKR là 0.000000000000000001 MKR.

Quy tắc bắt buộc

  • TotalSupply: Tổng số mã token được phát hành.
  • BalanceOf: Số dư trong mỗi ví Ethereum.
  • Transfer: Chức năng quản lý quá trình chuyển token qua địa chỉ ví khác.
  • TransferFrom: Chức năng cho phép khả năng trao đổi giữa những người nắm giữ token.
  • Approve: Chức năng cho phép sử dụng số dư token trên ví (nên khi swap coin hoặc chuyển tiền giữa các ví bạn thường được yêu cầu approve).
  • Allowance: Chức năng kiểm tra số dư token trong địa chỉ ví để đảm bảo ví có đủ lượng tiền thực hiện giao dịch.

Một số chức năng, tùy chọn khác có thể được kể đến như name (tên token), decimal (số thập phân nhỏ nhất) hay symbol (mã token).

Hiểu một cách đơn giản hơn, những nguyên tắc trong cấu trúc được đưa ra để người dùng có thể truy vấn được những thông tin liên quan đến nguồn cung, kiểm tra số dư, thực hiện chuyển tiền hay cấp quyền cho những Dapps khác trong việc quản lý token của mình.

Những quy tắc này chỉ là cơ bản nhất để hình thành nên 1 token, thông thường các dự án sẽ phát triển tiếp tục các chức năng khác dựa trên mã nguồn Solidity để phù hợp với nhu cầu của từng dự án. Do vậy, nó không hạn chế sự sáng tạo và phát triển, khiến các dự án có một điểm tựa vững chắc để build dự án của mình trên mạng lưới của ERC20.

Địa chỉ ví của ERC20

Địa chỉ ví của chuẩn token này thường bắt đầu với “0x”. Bạn có thể sử dụng bất cứ loại ví nào có hỗ trợ tài sản của Ethereum để thực hiện gửi và nhận token ERC20. Các thao tác giao dịch về cơ bản đều rất đơn giản, điều duy nhất mà bạn cần chú ý là thực hiện điền địa chí ví một cách chính xác.

Ví dụ: 0x22adE33F3159567f89b888C364a200adec178233

Đánh giá ưu nhược điểm của ERC20

Để tìm hiểu về tiêu chuẩn token này một cách chi tiết hơn, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào những đặc điểm của mạng ERC20.

Ưu điểm

3. Ưu điểm của ERC20

Như đã chia sẻ phía trên, một tiêu chuẩn token sẽ kế thừa được những thế mạnh của blockchain mà nó hoạt động. Những ưu điểm của ERC20 có thể được kể đến như sau:

Tiện lợi

ERC20 là một trong những tiêu chuẩn token khá đơn giản và dễ triển khai. Vì các Smart Contract trên Ethereum đều được viết bằng ngôn ngữ lập trình Solidity (tương tự JavaScript). Do đó, các nhà phát triển có thể sử dụng ngôn ngữ này hoặc sử dụng Vyper để lập trình các hợp đồng thông minh một cách dễ dàng.

Fungible token (khả năng thay thế)

Một trong những thế mạnh của ERC20 là cung cấp cho các token khả năng thay thế lẫn nhau. Cụ thể, mỗi đơn vị có thể được sử dụng với giá trị tương đương. Như vậy, bạn có thể thực hiện trao đổi, giao dịch token với nhiều loại khác nhau nhưng nếu chúng cùng thuộc mạng ERC20 chúng đều giống hệt nhau về mặt chức năng. Điều này tương tự như việc bạn mua một món đồ, bạn có thể trả bằng bất cứ loại tiền nào, miễn là chúng đảm bảo được mức giá yêu cầu của món đồ đó.

Khả năng thay thế của token nhìn qua có vẻ là một chức năng không có gì quá đặc biệt. Tuy nhiên, đặc điểm này lại có thể đem đến cho người dùng rất nhiều ứng dụng; đặc biệt là khi token của bạn có mục tiêu trở thành một loại tiền tệ nào đó. Lúc này, việc token có khả năng thay thế sẽ giúp token không bị chênh lệch giá trị, dẫn đến việc có những token trở nên giá trị hơn và những token suy yếu hơn.

Tính linh hoạt

ERC20 là một mạng lưới cung cấp cho token khả năng tùy chỉnh rất cao, giúp chúng có thể được điều chỉnh để phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau. Cụ thể hơn, chúng có thể được sử dụng với chức năng chính là tài sản tiền điện tử, giao dịch trong các AMM, cũng có thể được sử dụng như một khoản tiết kiệm có lãi suất với các tính năng như Lending, Staking, …

Ngoài ra, Smart Contract cũng có thể được triển khai rất dễ với ERC20. Thông thường, Smart Contract có thể có nguồn cung, tên và hành vi cụ thể. Tuy nhiên, chỉ cần chúng thực hiện nguyên tắc của ERC20, chúng đều sẽ được coi là tuân thủ ERC20.

Tính phổ biến

Sự phổ biến mà ERC20 có được là do neo đậu trên blockchain của Ethereum. Với lượng người dùng lớn và khối lượng DeFi, Dapps khổng lồ, rất nhiều dự án mới đều lựa chọn xây dựng nền tảng có sự tương thích với Ethereum. Điều này tất yếu dẫn đến một đặc điểm là những sàn giao dịch, ví và hợp đồng đều hỗ trợ ERC20. Mang lại cho dự án lợi thế lớn về thanh khoản tốt hơn so với những tiêu chuẩn token khác.

Hạn chế của ERC20

4. Nhược điểm của ERC20

Khả năng mở rộng

Do hiện tại vẫn đang sử dụng cơ chế đồng thuận POW nên khả năng mở rộng là một trong những hạn chế lớn nhất mà Ethereum đang phải đối mặt. Mức giá đắt đỏ và thời gian giao dịch trì trệ hiện vẫn đang được nhắc đến liên tục như một thách thức mà Ethereum sớm muộn cũng phải giải quyết. Đặc điểm này tất nhiên cũng có ảnh hưởng nhất định đến khả năng sử dụng của ERC20.

Tuy nhiên, với quyết định chuyển đổi cơ chế hoạt động từ POW sang POS, Ethereum đã ngầm khẳng định rằng họ đang rất nỗ lực để khắc phục những hạn chế ở hiện tại và tối ưu hóa khả năng của ERC20. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc số lượng dự án theo tiêu chuẩn ERC20 sẽ tăng theo cấp số nhân khi Ethereum The MergeShard Chain được tiến hành thành công.

Rủi ro lừa đảo

Việc một token mạng ERC20 được tạo ra quá dễ và tốn ít chi phí  cũng dễ gây ra tệ nạn. Tất nhiên, đây không phải là lỗi công nghệ, nhưng việc ra mắt một token mới quá đơn giản, mà ai cũng có thể tự mình xây dựng token dù với mục đích tốt hay “lùa gà” sẽ dẫn đến chất lượng các dự án không được đảm bảo.

Do vậy, khi quyết định đầu tư những dự án với token chuẩn ERC20 nói riêng và các dự án nói chung, anh em đều cần có sự nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để tránh bị dính phải dự án Scam.

Phí Gas cao và tốc độ chậm

Như đã chia sẻ phía trên, ERC20 sẽ lấy ETH làm phí giao dịch. Với mức giá hiện nay và việc Ethereum chưa thể tối ưu hóa tốc độ giao dịch của mình, phí gas đắt đỏ chính là một trong những hạn chế rất lớn của nền tảng này. Đặc biệt là khi có nhiều lượng truy cập trong blockchain, việc tắc nghẽn giao dịch là điều đã xảy ra nhiều lần. Nếu muốn thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng và không cần chờ đợi quá lâu, anh em sẽ buộc phải tăng phí gas lên cao để được ưu tiên xử lý trước.

Đây là vấn đề gây ra rất nhiều bức xúc cho người dùng, khiến các dự án GameFi mới chuyển hướng hoạt động sang những nền tảng Layer 2 khác để có tốc độ giao dịch nhanh hơn và tiết kiệm nhiều chi phí giao dịch hơn.  

Tính không ổn định

Như vừa chia sẻ, Ethereum đang có một kế hoạch rất tỉ mỉ về việc chuyển đổi cơ chế hoạt động từ POW sang POS với Ethereum The Merge. Tuy hứa hẹn đem lại một tương lai lộng lẫy cho Blockchain của Ethereum nhưng quá trình này tốn khá nhiều thời gian để thử nghiệm, hợp nhất và nâng cấp. Trong suốt thời gian đó, hệ thống luôn có thể gặp phải tình trạng mất ổn định, dễ bị tấn công.

Nói chung, dựa vào những ưu nhược điểm của Ethereum mà ERC20 cũng có những điểm mạnh và những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là một mạng lưới đem lại nhiều cơ hội cho cả nhà phát triển và người dùng; đồng thời cũng là tiêu chuẩn token tiềm năng nhất của Ethereum.

Cách sở hữu token ERC20 an toàn

Đâu là nơi mua token ERC20

Cách 1:

Sở hữu ERC20 token thông qua ICO

Thông qua các dự án ICO, anh em có thể mua token ERC20. Đây là những dự án phổ biến phát hành tiền điện tử dựa trên tiêu chuẩn ERC20. Tại đây, người chơi có thể sở hữu được những token ban đầu của dự án với giá rẻ. Tuy nhiên, các dự án ICO tồn tại nhiều rủi ro, nên anh em cần nắm rõ thông tin và tìm hiểu kỹ trước khi giao dịch.

Cách 2:

Sở hữu ERC20 token thông qua sàn giao dịch (1)

Anh em cũng có thể tìm mua token ERC20 tại những sàn giao dịch tiền điện tử uy tín. Một trong số những lựa chọn uy tín có thể kể đến như: UniSwap, … Tại đây, anh em có thể mua token ERC20 bằng tiền pháp định. Anh em có thể tạo ví hoặc sử dụng ví điện tử niêm yết của những sàn giao dịch này.

Top những ví lưu trữ Token ERC20 được sử dụng phổ biến

MEW – My Ether Wallet

Đây là ví tiền điện tử được niêm yết trên Ethereum và đã tích hợp sẵn khả năng tương thích với ERC20. MEW hiện tại sở hữu số lượng người sử dụng nhiều nhất trên thế giới với chi phí rút token thấp, giao diện thân thiện và quá trình đăng ký đơn giản.

Tất nhiên, MEW cũng gặp phải một số hạn chế như dính virus hay có khả năng bị tấn công. Khả năng bảo mật của ví này không quá tốt, có khả năng khiến nhà đầu tư bị thất thoát tài sản.

Ví ImToken

Đây là một ví tiền điện tử, một ứng dụng có thể dùng trên điện thoại thông minh, được phát triển để phù hợp với ERC20. ImToken sở hữu đầy đủ các tính năng cần thiết để đảm bảo tính bảo mật cũng như khả năng giao dịch mượt mà.

Ví Metamask

Đây là một trong những ví được sử dụng phổ biến nhất với khả năn tương thích không chỉ Ethereum mà còn với rất nhiều Blockchain khác. MetaMask sở hữu tiện ích mở rộng, hoạt động chủ yếu trên các trình duyệt web phổ biến. MetaMask cũng có thể được sử dụng trên các thiết bị di động.

Ví Trust và Cipher

Đây là hai loại ví được sử dụng chủ yếu trên các thiết bị di động, được đánh giá rất cao về kha năng bảo mật. Trong đó, ví cho phép bạn quyền kiểm soát đối với mọi khoá bảo mật.

Ví Ledger và Trezor

Đây là hai loại ví cứng được dùng khá phổ biến để lưu trữ tiền điện tử. Điểm cộng lớn nhất của nó là khả năng mã hoá và bảo mật tài sản một cách chắc chắn, tách biệt hẳn với hệ thống hay bất cứ nền tảng nào. Người dùng có toàn quyền làm chủ ví của mình, không cần thông qua bên thứ 3 nào.

Ví dụ thực tế về token ERC20

Trên nền tảng Ethereum, đa phần các token đều thuộc tiêu chuẩn ERC20. Một số token tiêu biểu có thể kể đến như:

EOS

Với gần 12 tỷ USD vốn hoá thị trường, đây là đồng coin lớn thứ 5 trên thế giới. EOS đang rất nỗ lựac trong việc xây dựng và phát triển mạng lưới có thể dùng trên Blockchain

TRON (TRX)

Đây cũng là đồng coin thuộc top những đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới với giao thức mã nguồn mở. Mục đích của TRON là tạo ra một nền tảng nội dung có khả năng kết nối với những người tạo nội dung, nhằm hoàn thiện một hệ sinh thái riêng.

Vechain (VEN)

VEN sở hữu vốn hoá thuộc top 15 những đồng coin lớn nhất với “nền tảng Blockchain công cộng tập đoàn”. Kế hoạch của VEN là triển khai IoT (công nghệ Internet of Thing) để tạo ra các Private Keys cho từng sản phẩm.

Một số câu hỏi về ERC20

Tại sao cần sự có mặt của ERC20?

2. Tại sao cần có ERC20

Như chúng ta đều biết, các tài sản tiền điện tử, Smart Contract, các dự án DeFi, GameFi, … đều được phát triển trên Blockchain. Bởi vậy, những nguyên tắc về kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc vạch ra các hướng đi chiến lược, đặc biệt là đối với những dự án mới phát hành token. Lý do là vì những token dự án mới thường có khả năng tương tác kém. Việc tuân theo những tiêu chuẩn ERC20 sẽ khiến các token mới này tương tác với hệ sinh thái ethereum tốt hơn; đồng thời cung cấp được đủ những chức năng cần thiết giúp chúng hoạt động thuận lợi (tổng nguồn cung, số thập phân, tên, ký hiệu, chuyển nhận tiền).

Điểm khác biệt giữa những tài sản tiền điện tử khác và token ERC20 là gì?

Tại sao các dự án mới thường lựa chọn phát hành token theo tiêu chuẩn thay vì tạo ra một đồng coin hoàn toàn mới? Liệu lý do có đơn giản chỉ là vì tiêu chuẩn này giúp định hướng tốt hơn hoặc dễ xây dựng token hơn không?

Thông thường, khi bạn tạo hẳn 1 đồng coin, chúng sẽ hoạt động trên một Blockchain riêng biệt và phải build dàn Validator xác thực giao dịch cho mạng lưới. Khiến công sức, chi phí, nguồn lực bỏ ra tương đối lớn. Tuy nhiên với token tiện ích hay token ERC20, những tài sản này sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào blockchain mẹ của nó là Ethereum. Điều đó có nghĩa rằng khi giao dịch các token này, anh em không cần có thợ đào riêng mà dùng chung mạng xác thực của ethereum và trả phí giao dịch bằng ETH. Đồng thời, những token này cũng mang theo lợi thế và hạn chế của blockchain Ethereum. 

Với tư cách là một Blockchain đứng thứ 2 sau Bitcoin, Ethereum có đủ tiềm lực để cải thiện được các chức năng và tối ưu hóa hoạt động của những token mới. Do Ethereum có thế mạnh về Smart Contract và chứa đựng hàng nghìn dự án DeFi, nên những token được xây dựng dựa trên ERC20 còn có khả năng tiếp cận được dòng tiền vô cùng lớn.

Bạn có thể tạo ra token giả không?

Tất nhiên là không. Tính năng Approve sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra giao dịch so với tổng nguồn cung nên quá trình tạo token giả là không thể

Nhận biết giao dịch trên Ethereum thành công như thế nào?

Sau khi có 12 xác nhận, các giao dịch trên Ethereum được xem hoàn tất. Quá trình này thường mất khoảng 5 phút.

Một số token khác trên mạng lưới của Ethereum

Trên mạng lưới của Ethereum có rất nhiều những tiêu chuẩn token khác nhau để phục vụ cho những mục đích nhất định. Hiện tại, có hơn 200.000 token đang tương thích với ERC20, tồn tại trên mạng chính của Ethereum. Trong số 200.000 token đó, có nhiều loại tài sản tiền điện tử đứng đầu theo vốn hóa thị trường như Chainlink, Maker (MKR) hay Tether (USDT). Dưới đây là một vài những tiêu chuẩn token khác trên mạng lưới của Ethereum, bên cạnh ERC20.

ERC721

5. Token ERC721

Đây là một tiêu chuẩn token không thể thay thế (Non-fungible token). Đặc điểm của tiêu chuẩn này là mỗi token đều là duy nhất. Do đó, chúng đạt được tính khan hiếm nhất định; đồng thời đảm bảo được giá trị riêng biệt của mình và nó là các NFT mọi người đang sử dụng (một trend khá Hot trong thời gian qua). Ví dụ điển hình cho token này là Dapp của Ethereum – Crypto Kites. Những token này được xác định giá trị bằng cách đặt ra những giới hạn để duy trì độ khan hiếm của nó.

Lợi thế của ERC721 là khả năng ngăn chặn được những dự án Scam hay làm giả token; đồng thời đảm bảo được lòng tin về quyền sở hữu đối với các khoản đầu tư.

ERC777

6. Token ERC 777

Đây được coi là bản nâng cấp của ERC20 với chức năng tương tự như ERC20. Điểm đặc biệt của ERC777 là khả năng cung cấp các lựa chọn đa dạng nhằm tăng tốc quá trình chuyển giao. Bên cạnh đó, ERC777 có thể tương thích ngược với hợp đồng ủy quyền các ví mà không cần triển khai lại.

ERC777 cũng có khả năng chống lại tình huống một giao dịch không thể đảo ngược đối với Smart Contract của các token ERC20. Cụ thể hơn, nó sẽ đưa ra thông báo cho người dùng hủy giao dịch bất cứ thời điểm nào khi có hoạt động kích hoạt chuyển giao Smart Contract mà không có ý định của người dùng.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã có dịp tìm hiểu về mạng ERC20, cũng như những đặc điểm và tính ứng dụng của nó trong blockchain và thị trường Crypto. Thông qua đó, hy vọng anh em sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về tiêu chuẩn token này, đồng thời có cho mình những chiến lược phù hợp để đầu tư và sử dụng token với lợi nhuận và sự tối ưu lớn nhất. Chúc anh em thành công!

 

Bài viết cùng chủ đề

EVM là gì? Khác nhau giữa Blockchain EVM và Non-EVM

Tác động của The Merge đến thị trường Crypto? Rủi ro gì nếu The Merge thất bại

Tokenomics là gì? Tìm hiểu chi tiết về Tokenomics của 1 dự án chuẩn

Comments (No)
Leave a Reply