MakerDAO là gì? Nền tảng Lending đời đầu này có những điểm gì nổi bật và cách hoạt động của nó ra sao? Cùng tham khảo bài viết sau để nắm được chi tiết về MakerDAO cũng như tìm hiểu về token của dự án nhé!
Nội dung chính
MakerDAO là gì?
MakerDAO được ra mắt vào tháng 12 năm 2017 với tư cách là một dự án Ethereum tập trung vào việc tạo stablecoin DAI, thế chấp bằng tiền mã hoá và neo giá dựa trên USD. Hệ sinh thái của DAO không được điều hành dựa trên một thực thể hay một nhóm các developers, mà quyết định đề xuất dựa vào token quản trị MKR. Mô hình này, cụ thể hơn, được gọi là DAO hay tổ chức tự trị phi tập trung.
Đây là một trong những nền tảng vay mượn được ra mắt đầu tiên. Cách hoạt động của nền tảng này khá đơn giản, tương tự như cách vận hành của ngân hàng vậy. Tại đây, người dùng có thể thế chấp tài sản để nhận lại stablecoin là DAI.
- Người dùng tạo ra CDP (Collateralized Debt Position Smart Contracts) bằng cách tương tác với MakerDAO. CDP là hợp đồng thông minh về các khoản nợ thế chấp.
- Tiếp theo, người dùng sẽ một lượng DAI tương đương với giá trị mình tài sản gửi vào.
- Cuối cùng, để nhận lại tài sản đã thế chấp, người dùng cần trả lại lượng DAI đã vay và phí ổn định.
Những tương tác này dựa trên Smart Contract và lý thuyết trò chơi để đảm bảo duy trì tính ổn định cho DAI, đồng thời đem lại những lợi ích tương tự với tiền pháp định.
CDP là gì?
CDP là một hợp đồng được thiết kế nhằm kiểm soát việc mint DAI, giúp stablecoin hoạt động hiệu quả mà không cần đến sự can thiệp nào khác. Nếu muốn vay DAI, người dùng khoá tiền của họ trong hợp đồng này với một tỉ lệ thanh lý nhất định. Dựa vào tỉ lệ này, anh em có thể tính toán để thêm bớt tài sản thế chấp, nếu tài sản này biến động và giảm xuống thấp hơn so với tỉ lệ thanh lý, người dùng sẽ chịu một khoản phí phạt hoặc bị thanh lý tài sản nếu không hoàn trả lại đủ DAI và lãi suất cộng thêm.
Cơ chế CDP là một cơ chế rất quan trọng để giúp DAI neo giá tốt với USD. Trong đó, Phí ổn định và tỉ lệ thanh lý có thể được thay đổi dựa vào phiếu bầu trong MakerDAO nhằm điều tiết cung – cầu một cách hiệu quả.
Cụ thể:
- Nếu DAI giảm xuống mức giá thấp hơn, hệ thống sẽ khuyến khích người dùng trả nợ nhằm đốt DAI và giúp người dùng lấy lại tài sản thế chấp của họ. Để làm được điều này, Phí ổn định sẽ cần được tăng lên, kéo theo đó việc vay vốn trở nên đắt đỏ hơn. DAI cũng có thể tăng tỉ lệ thanh lý DAI có thể giúp tăng nhu cầu đầu tư vào DAI.
- Nếu DAI tăng lên mức giá cao hơn, hệ thống sẽ khuyến khích người dùng mint DAI bằng cách giảm phí ổn định xuống. Quá trình này sẽ khiến DAI mới được tạo ra nhiều hơn, làm tăng tổng cung. DAI cũng có thể giảm tỉ lệ thanh lý DAI để giảm nhu cầu về DAI, khiến các nhà đầu tư tìm kiếm nơi khác hoặc giải pháp khác để có lợi nhuận tốt hơn.
DAI là gì?
DAI là một trong những Stablecoin thuộc top những đồng coin có mã hoá lớn nhất dựa trên vốn hoá thị trường. Nguồn cung của DAI là không giới hạn, chỉ cần người dùng tiếp tục cung cấp tài sản thế chấp, DAI sẽ tiếp tục được tạo ra.
Để đảm bảo sự ổn định cho DAI, MakerDAo lựa chọn cơ chế thế chấp tiền mã hóa thay vì tạo ra một kho lưu trữ tiền pháp định. Câu hỏi đặt ra là sự biến động của tiền mã hoá liệu có khả năng đảm bảo ổn định cho Stablecoin hay không? Tài sản mà người dùng sử dụng để thế chấp có thể có giá trị lớn hơn rất nhiều hoặc nhỏ hơn so với lượng DAI mà họ thực sự nhận được. Những biến động tăng giảm giá được cho là có khả năng bù trừ cho nhau.
Một số lợi ích khi sử dụng DAI có thể kể đến như sau:
- Phù hợp với chi tiêu ổn định: Thay vì sử dụng tiền mã hoá với khả năng biến động cao người dùng thường thiên về phương án sử dụng những tài sản có tính ổn định để thanh toán hoặc chi tiêu.
- Thừa hưởng ưu điểm của Blockchain: Có thể nói, Stablecoin sở hữu toàn bộ điểm mạnh của Blockchain, trong đó, người dùng có thể giao dịch và lưu trữ chúng một cách an toàn mà không cần phụ thuộc vào tài khoản ngân hàng.
- Chốt lãi và tránh rủi ro: Bằng cách sử dụng DAI, người dùng có thể hạn chế được một số rủi ro trong quá trình đầu tư, cũng như có được một giải pháp an toàn hơn cho việc vào hoặc thoát vị thế.
Điểm đặc biệt của MakerDAO là gì?
Sự xuất hiện của MakerDAO đã giúp giải quyết vấn đề về tận dụng vốn một cách hiệu quả hơn cả. Trong đó, người dùng không cần bán tài sản mà chỉ cần thế chấp chúng để vay Stablecoin, giúp xử lý các công việc và những khoản đầu tư một cách hiệu quả hơn.
Đặc biệt là vào năm 2021 khi DeFi dần bùng nổ, Stablecoin cũng được sử dụng với vai trò tương tự các tài sản khác bởi chúng có khả năng sinh lời với Yield Farming hay các giải pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn khác. Trong thời điểm đó, MakerDAO là dự án duy nhất cung cấp giải pháp cho vay Stablecoin. Đây cũng là lý do khiến MakerDAO phát triển mạnh mẽ với TVL lớn nhất năm 2021 là 18 tỉ USD (theo DeFi Llama).
Đến năm 2022, tức là sau 3 năm, vốn hoá của DAI đã tăng từ 1 triệu USD lên 10 tỉ USD (mốc cao nhất 2022 theo CoinGecko), gấp khoảng 10.000 lần . Dựa vào đó, có thể thấy được nhu cầu của DAI là vô cùng mạnh mẽ trong thời hoàng kim của DeFi.
Đội ngũ dự án, đối tác và nhà đầu tư
Đội ngũ dự án
Một trong những cá nhân nổi bật của dự án phải kể đến Rune, Co-founder của dự án trước đây. Tuy nhiên, hiện tại, Rune đã tách ra và chỉ đóng vai trò là thành viên đóng góp cho MakerDAO.
Nhà đầu tư
Những nhà đầu tư nổi bật của dự án là Paradigm, Dragonfly Capital, a16z, …
Đối tác
DAI đã nhận được sự hợp tác với nhiều bên như Inverse Finance (sử dụng DAI để mint ra DOLA – stablecoin của họ) hay Aave (cho phép MakerDAO cung cấp hoặc rút DAI để duy trì lãi suất).
Roadmap & Update
Tháng 3/2020
Đây là thời điểm xuất hiện sự kiện “Black Thursday”. Cụ thể, ETH tại thời điểm đó giảm mạnh khiến nhiều vị thế nợ trên MakerDAO bị thanh lý. Để trả nợ, DAI lúc đó nhận được lượng nhu cầu khá lớn, đến mức giá DAI đã lên đến 1.1USD. Để giảm được nhu cầu về DAI, USDC đã được cộng đồng chấp nhận để trả nợ.
Đây cũng là tiền đề cho sự ra đời của PSM (Peg Stability Module). Trong đó, người dùng luôn có thể đổi 1USDC sang 1DAI bất kể giá thị trường đang như thế nào.
Lượng PSM đã chiếm khoảng 40% số tài sản thế chấp mint DAI trong PSM, tính đến tháng 9 năm 2022. Con số này có thể phần nào cho thấy rằng cộng đồng rất ủng hộ PSM. Khi anh em thực hiện swap một lượng lớn USDC ở các dự án như 1Inch, anh em sẽ được dẫn sang PSM của MakerDAO. Như vậy, PSM chình là một tấm lá chắn mạnh mẽ để đảm bảo an toàn cho Peg của DAI.
Tháng 4/2021
D3M (Direct Deposit DAI Module) được đề xuất bởi MakerDAO và Aave nhằm cho phép MakerDAO bổ sung hoặc rút DAI từ Aave để đảm bảo lãi suất DAI ở Aave. Đề xuất này đã được xem xét và thông qua.
Đồng thời, RWA (Real World Assets) cũng được đề xuất sử dụng làm tài sản thế chấp và cũng đã được thông qua. RWA được chia sẻ là không phải một ý tưởng ngẫu nhiên mà là mục tiêu từ đầu năm 2020 về việc phát triển chấp nhận tài sản thật làm tài sản thế chấp.
Thông tin MKR token
Key metric
- Token Name: Maker
- Ticker: MKR
- Blockchain: Ethereum.
- Token Standard: ERC-20
- Contract: 0x9f8f72aa9304c8b593d555f12ef6589cc3a579a2
- Token type: Governance
- Total Supply: 1,005,577 MKR
- Circulating Supply: 977,631 MKR
Token Allocation
Token Sale
- 2017: Những nhà đầu tư tham gia mua MRK (300 USD/MKR) có thể kể đến như Polychain Capital, a16z, …
- 2018: MakerDAO đã nhận được 15 triệu USD (250 USD/MKR) từ a16z thông qua 6% MKR so với tổng cung.
- 2019: Để mở rộng thị trường sang Châu Á, một lượng token cũng đã được bán cho Paradigm và Dragonfly.
Token Release Schedule
Gần như tất cả token MKR đều đã được mở khoá.
Tiềm năng của MakerDAO là gì?
Có thể thấy đây là một dự án rất tham vọng với mục tiêu xây dựng tương lai phi tập trung cho lĩnh vực tiền mã hoá. Dựa trên những thông tin đã đề cập phía trên, có thể thấy dự án sở hữu rất nhiều điểm nổi bật có thể kể đến như:
- Sử dụng ETH làm cặp giao dịch: MKR và DAI ERC20 là 2 token chính được sử dụng trong hệ thống của MakerDAO và cả hai đều được sử dụng ETH làm cặp giao dịch.
- Khả năng ổn định DAI: Như đã phân tích tại phần CDP, MakerDAO đã tính toán rất kỹ lưỡng để đảm bảo sự ổn định cho DAI ở mức 1 USD. Ngoài việc neo giá với USD< DAI cũng có thể được chuyển sang một loại tiền tệ khác trong trường hợp USD bị mất giá hoặc nền kinh tế Mỹ sụp đổ.
- Khả năng được DEX hỗ trợ: Nền tảng phi tập trung của MakerDAO đã nhận được sự hỗ trợ của rất nhiều DEX hàng đầu thế giới.
- Quyền bỏ phiếu: MKR holder là những người có khả năng bỏ phiếu và đưa ra quyết định cuối cùng cho DAI Stablecoin. Đây cũng là một trong những yếu tố có khả năng củng cố niềm tin cho cộng đồng và giúp nền tảng hoạt động một cách ổn định hơn.
Như vậy, nếu anh em đang nhắm đến đầu tư vào dự án này hay MKR token thì đó là một lựa chọn khá tiềm năng dựa vào mục đích và khả năng phát triển của MakerDAO tính đến thời điểm hiện tại.
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã nắm được những thông tin chi tiết về MakerDAO là gì, cũng như cách dự án này ổn định hệ thống và Stablecoin DAI của mình. Thông qua đó, hy vọng anh em có thể tiếp tục theo dõi thị trường, cập nhật thông tin và áp dụng các phân tích phù hợp để tìm kiếm được những cơ hội tiềm năng nhất. Chúc anh em thành công!
Bài viết cùng chủ đề
➤ ICO là gì? 5 Sai lầm cần tránh khi tham gia ICO
➤ Lending là gì? TOP dự án Lending nổi bật nhất hiện nay
➤ Dữ liệu On-chain là gì? Cách phân tích dữ liệu On chain của Bitcoin
Comments (No)