ICO là gì? 5 Sai lầm cần tránh khi tham gia ICO

Trong những năm qua thị trường crypto, tiền điện tử bùng nổ mạnh mẽ và đã phát triển đa dạng hơn bao giờ hết. Một trong những yếu tố đã tạo nên sự đa dạng đó, chính là các thương vụ, các dự án ICO. Những sự kiện ICO sôi động đem lại cơ hội kiếm nhiều tiền và làm giàu cho các nhà đầu tư lớn nhỏ. Vậy ICO là gì? và 5 Sai lầm cần tránh khi tham gia ICO .Hãy cũng Coinlize tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

ICO là gì?

ICO (Initial Coin Offering) – Được cộng đồng hiểu là “Đợt phát hành coin đầu tiên“. Đó là một phương thức gây quỹ cho các loại tiền mã hóa (tài sản số) mới được phát hành.

Trong một sự kiện ICO, các nhóm dự án tạo ra các token trên blockchain để bán cho những người có quan tâm và ủng hộ sớm. Đây là giai đoạn đầu để gây quỹ cộng đồng – nhà đầu tư nhận được token mà họ có thể sử dụng ngay hoặc trong dùng tương lai từ đó, dự án ICO này nhận được nguồn tiền để tiếp tục phát triển.

1 ICO (Initial Coin Offering) 

Phương pháp này bắt đầu phổ biến từ năm 2014 khi nó được dùng để huy động vốn cho sự phát triển của Ethereum (ETH). Từ dạo ấy, hàng nghìn dự án blockchain đã áp dụng cách này (đặc biệt là năm 2017), với các mức độ thành công khác nhau. Mặc dù từ cái tên, ICO có nghe có vẻ giống giống với IPO (Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng) về cơ bản thì cả hai đều là những phương pháp huy động vốn rất khác nhau.

IPO thì thường áp dụng cho các doanh nghiệp đã hoạt động và kinh doanh, họ bán bớt một phần cổ phần như một cách để họ huy động vốn. Ngược lại, ICO được sử dụng như một cơ chế gây quỹ, cho phép những công ty này huy động vốn cho dự án của họ trong giai đoạn rất sớm. Khi các nhà đầu tư tham gia ICO mua token sẽ không đồng nghĩa với việc họ được quyền sở hữu cổ phần trong công ty, đó là điều khác biệt.

ICO có thể là một giải pháp thay thế khả thi cho hành động gọi vốn truyền thống đối với các StartUp khởi nghiệp về công nghệ. Thông thường, rất khó để người ta có thể huy động vốn nếu họ chưa hình thành được một sản phẩm có chức năng cụ thể. Trong không gian blockchain, các công ty thành lập hiếm thấy khi nào họ đầu tư vào các dự án dựa trên các giá trị được ghi ở White Paper (Sách trắng). Thêm vào đó, việc thiếu các quy định về Tiền Điện Tử cũng ngăn cản nhiều người xem xét các việc các công ty blockchain muốn khởi nghiệp.

Tuy nhiên, phương pháp này không chỉ được sử dụng bởi các công ty StartUp mới. Các doanh nghiệp đã thành lập đôi lúc sẽ chọn khởi chạy một ICO đảo ngược, có chức năng rất giống với một sự kiện ICO thông thường. Trong trường hợp này, doanh nghiệp đã có sản phẩm/dịch vụ và phát hành token để phi tập trung hóa hệ sinh thái của họ. Ngoài ra, họ có thể tổ chức một sự kiện ICO để tiếp xúc nhiều nhà đầu tư hơn và huy động vốn cho một sản phẩm mới được xây dựng trên nền tảng blockchain.

2 Ưu điểm và nhược điểm của ICO là gì

Ưu điểm và nhược điểm của ICO là gì?

Ưu điểm:

Việc một công ty bắt đầu khởi chạy ICO để tạo Token thì những dịch vụ trực tuyến cho phép tạo crypto chỉ trong vài giây. Khi xem xét sự khác nhau giữa cổ phiếu và Token thì Token không có bất kỳ giá trị gì hay là đảm bảo về mặt pháp lý nào cả. Các nhà quản lý ICO tạo ra các Token theo các điều khoản của ICO rồi sau đó phân phối chúng theo kế hoạch bằng cách chuyển cho các nhà đầu tư cá nhân. Trong một hoạt động ICO, nhà đầu tư sẽ thường đề có chung lý do mua token đó là hy vọng rằng dự án này sẽ thành công nếu ra mắt. Nếu điều này thực sự xảy ra, giá trị của các Tokens mà họ đã mua lúc ICO sẽ tăng cao hơn nhiều lần và giúp họ đạt được lợi nhuận cao. Đây chính là những ưu điểm chính của ICO: Có tiềm năng thu được lợi nhuận rất cao. Cho nên ICO đã giúp cho rất nhiều nhà đầu tư trở thành triệu phú.

Ngoài ra thì có những ưu điểm khác như:

  • Các nhà đầu tư và các công ty khởi nghiệp dễ dàng tham gia.
  • Có thể tham gia trực tuyến.
  • Ít giấy tờ rườm rà.

Nhược điểm:

Đã có nhiều kẻ Scam, lừa đảo đã lợi dụng việc ICO để lừa đảo và chiếm đoạt nhiều tiền của các nhà đầu tư.

Vì không được sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan tài chính nên các khoản tiền bị mất do gian lận sẽ không được pháp luật bảo vệ.

Sự gia tăng chóng mặt của các đợt ICO trong năm 2017 đã thu hút phản ứng mạnh mẽ từ một loạt tổ chức chính phủ và phi chính phủ vào đầu tháng 9 năm 2017. Tuy nhiên hành động ICO này đã bị cấm chính thức ở Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Chúng được xem là phản tác dụng đối với sự ổn định kinh tế và tài chính.

Cách hoạt động của ICO như thế nào?

Thông qua mô hình gây quỹ ICO, các StartUp có thể huy động vốn bằng cách phát hành Tokens trên blockchain (danh sách những hồ sơ được bảo mật bằng mã bảo mật) và sau đó sẽ phân phối Tokens để đổi lấy một khoản tiền đem đóng góp vào quỹ tài chính.

Những Token này có thể được chuyển qua hệ thống các mạng lưới như ERC, BSC,.. và giao dịch trên các sàn giao dịch crypto. ICO có thể phục vụ các chức năng khác nhau như: cấp cho chủ sở hữu quyền truy cập vào một dịch vụ nào đó cụ thể cho đến những việc như đồng ý cho họ nhận được cổ tức của công ty.

Tùy thuộc vào chức năng mà Tokens có thể được phân loại là Tokens tiện ích hay Tokens bảo mật.

Tokens tiện ích

Tokens tiện ích hiểu đơn giản là “Token người dùng”. Token này đại diện cho quyền truy cập trong tương lai vào một sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Thông qua các Tokens tiện ích, các công ty khởi nghiệp ICO có thể huy động vốn để tài trợ cho sự phát triển của các dự án blockchain. Điều đó giúp họ đổi lấy quyền truy cập dịch vụ của người dùng trong tương lai.

Tokens tiện ích không được làm ra để trở thành khoản đầu tư tiêu chuẩn cho cổ phần của công ty.

Tokens bảo mật

Trái ngược với Tokens tiện ích, khi Tokens bảo mật thu được giá trị của nó từ một tài sản bên ngoài thì nó có thể giao dịch hoặc có thể tăng giá trị dựa trên nỗ lực của những người khác. Điều đặc biệt là trở thành đối tượng của các quy định chứng khoán liên bang.

Việc không tuân thủ các quy định này có thể dẫn đến các hình phạt khá tốn kém và có thể đe dọa đến việc làm của một dự án. Do đó, doanh nghiệp phải đáp ứng mọi nghĩa vụ quy định của mình. Khi Token được phân loại đúng cách và nhiều loại ứng dụng được phép thì sẽ hứa hẹn về khả năng phát hành Tokens đại diện cho cổ phiếu của công ty trong tương lai.

Nhiều nhà quan sát trong ngành đều tin tưởng rằng một ngày nào đó các công ty chính thống sẽ phát hành cổ phiếu thông qua ICO ( đợt phát hành coin đầu tiên). Những điều này sẽ thay thế hoặc sẽ là bổ sung cho những đợt chào bán truyền thống.

3 Các giai đoạn phát triển một dự án ICO

Các giai đoạn phát triển một dự án ICO

Để có được một dự án thành công và phát triển như hiện tại, ICO đã trải qua 4 giai đoạn sau:

1/ Giai đoạn set up ICO

Đây được xem là giai đoạn bắt đầu, công ty hoặc tổ chức sẽ nghiên cứu và phân tích, thành lập hệ thống cơ sở dữ liệu, Token và ví Blockchain, giúp họ hợp pháp hóa mọi thứ trước khi phát hành coin ra công chúng.

2/ Xây dựng hệ sinh thái ICO

Giai đoạn này các nhà phát triển sẽ triển khai các liên kết tích hợp sao cho đồng coin của họ có thể mang lại được nhiều lợi ích cho người dùng, hoặc được công nhận trong cộng đồng, cho đến khi người dùng chấp nhận thanh toán bằng đồng coin đó.

Một hệ sinh thái có phạm vi rộng khắp sẽ là yếu tố quyết định giá trị, tốc độ thành công và phát triển của dự án. Thông thường, hệ sinh thái sẽ có 3 loại:

  • Hệ sinh thái social media, dạng cộng đồng mạng xã hội: Steem Coin.
  • Hệ sinh thái chấp nhận thực hiện giao dịch qua ngân hàng: Ripple, Digibyte.
  • Hệ sinh thái có mô hình giống Bitconnect, Yocoin, Onecoin: Đa cấp (Multi-level Marketing)

3/ Giai đoạn Crowdfunding (Huy động vốn)

Giai đoạn này họ sẽ quảng bá các ý tưởng cũng như dự án để thuyết phục các nhà đầu tư thông qua các kênh truyền thông, các group, hội nhóm lớn, diễn đàn thông tin như: icoinfo.net, coinschedule.com và cointelegraph.com. Dựa vào việc bán ra những token hoặc coin, họ có thể huy động vốn và tiến hành mở rộng hệ sinh thái khi nguồn vốn đủ mạnh. Sau đó tập trung quảng bá và đưa coin của dự án lên sàn giao dịch.

4/ Giai đoạn Index (Coin lên sàn)

Đây là giai đoạn quan trọng, khi coin chính thức được niêm yết trên các sàn như: CoinExchange, Poloniex, Okcoin, Bittrex, NovaExchange hay Etherdelta. Ở thời điểm này, giá trị của một đồng coin sẽ dựa vào yếu tố cung cầu của thị trường. Như đã đề cập phía trên, nêu hệ sinh thái đủ rộng rãi thì giá trị của token sẽ có tốc độ tăng trưởng vượt bật, nhanh chóng.

4 Làm thế nào có thể tìm ra các ICO để tham gia

Làm thế nào có thể tìm ra các ICO để tham gia? 

Nếu mà để bám sát các dự án ICO mới nhất thì không có công thức. Nhưng mà điều tốt nhất mà một nhà đầu tư nên quan tâm và có thể làm là xem trên trực tuyến các website có những dự án mới. Đồng thời có rất nhiều nơi như các diễn đàn để các nhà đầu tư có thể gặp nhau, thảo luận khi muốn bàn về các cơ hội đầu tư. Có những trang web chuyên dụng tổng hợp các dự án ICO và điều này cho phép các nhà đầu tư có thể khám phá các ICO mới, hơn nữa là còn so sánh các dịch vụ khác nhau. Những trang có thể giúp bạn tìm kiếm những dự án ICO tiềm năng như:

CoinGecko

CoinGecko là 1 công cụ được đông đảo người dùng tin tưởng trên thế giới, có nhiều tính năng rất giá trị cho những trader. CoinGecko hiện đang cung cấp 1 bảng xếp hạng nhiều loại tiền điện tử. Từ đây bạn có thể có cái nhìn tổng quan hơn về xếp hạng, vốn hóa thị trường, tầm ảnh hưởng, giá cả theo thời gian thực và mức độ dao động của từng loại coin.

Coinmarketcap

Coinmarketcap là website liệt kê tất cả các đồng coin đang nổi nhất trên thị trường Tiền Điện Tử mà nhà đầu tư nào cũng nên biết.

Hiện tại, Coinmarketcap đã lên lịch ICO cho nhiều dự án mới sắp phát hành coin đầu tiên, tại đây những người xem có thể theo dõi các dự án ICO nhanh chóng.

Coinlist

CoinList được biết đến là 1 nền tảng ứng dụng chuyên cung cấp dịch vụ về Token Sale cho nhiều công ty và các dự án đang có nhu cầu huy động vốn. Nền tảng này sẽ hỗ trợ cho những ai có đang hứng thú muốn thúc đẩy sự phát triển của dự án mới của mình (VD: NYM, Solana, Flow). Thực hiện bằng cách trao quyền lại cho cộng đồng cũng như giao dịch với tài sản số để phát triển nền tảng vững mạnh hơn.

ICO Drops

Icodrop là nền tảng để thực hiện ICO và bán token độc lập. Tại website này có rất nhiều dự án coin cho người dùng theo dõi, nhằm thu lợi nhuận nhiều hơn ở nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau.

5 Cơ hội và rủi ro khi đầu tư vào đợt mở bán ICO

5 Sai lầm cần tránh khi tham gia ICO

Khi mà ICO hiện đang dẫn đầu trong ngành công nghiệp tiền điện tử và blockchain thì song song đó cũng xảy ra nhiều thách thức, rủi ro và đôi khi có những cơ hội đến mà chúng ta không đoán trước được.

Nhiều nhà đầu tư mua coin lúc ICO với hy vọng giúp họ thu được siêu lợi nhuận nhanh chóng. Chính vì lý do này nên những đợt ICO được xem là thành công trong những năm qua cũng do sự phản ánh từ kỳ vọng lớn lao của các nhà đầu tư vào sự tăng giá của đồng coin hoặc tokens mà họ nắm giữ. 

Bên cạnh đó, nếu lỡ không may thì những khoản đầu tư đó cũng có thể bốc hơi nhanh chớp nhoáng nếu bạn đầu tư nhằm vào những dự án dỏm, coin phong trào, coin rác.

Không điều gì có thể đảm bảo rằng việc thất bại hoặc bị lừa đảo sẽ không xảy ra với các nhà đầu tư trong tương lai cũng như hiện tại. Sau đây là 5 Sai lầm cần tránh khi tham gia ICO mà ai cũng cần phải biết:

  1. Không tìm hiểu kỹ dự án: Chưa nắm rõ hoạt động của team phát triển dự án, chưa tìm được sự minh bạch 100% từ những thông tin của một dự án đang mở bán ICO mà đã vội xuống tiền.
  2. Không biết giá trị mang lại của dự án là gì: Hãy đảm bảo rằng team phát triển dự án sẽ xác định chính xác và rõ ràng mục tiêu dự án của họ là gì. Các dự án ICO có kết quả thành công thường thể hiện rõ ràng các mục tiêu, giá trị mang đến cho người dùng.
  3. All-in: Từ tâm lý muốn nhanh – gọn – lẹ, nhiều người lựa chọn đầu tư tất cả tài sản chỉ trong một lần (còn gọi là All-in). Điều này sẽ làm họ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội, nếu xảy ra rủi ro tổng tài sản ấy có thể bị thua lỗ và thậm chí là “không cánh mà bay”.
  4. Tâm lý thắng cuộc: Xem nhẹ thị trường cứ tưởng rằng kiếm tiền trong Crypto là dễ! Mặc dù là người mới bắt đầu, lọ mọ tham gia ICO nhưng lại mang trong mình tâm thế tự tin của một người thắng cuộc. 
  5. Zero-Sum game: Hãy nhớ Crypto và những thị trường tài chính khác đều là một Zero-Sum game, trên lý thuyết tổng tài sản người thắng tiền sẽ bằng đúng tổng thua lỗ của những người chơi khác. Đồng nghĩa với việc tiền trong túi người thua  sẽ được chuyển cho người thắng.

Chúng ta hãy đảm bảo rằng dòng vốn của đợt ICO đang được dự trữ ở ví ký quỹ. Đây là ví yêu cầu nhiều khóa bảo mật khi truy cập. Đây được xem là những biện pháp bảo vệ hữu ích chống lại các trò gian lận. Đặc biệt là khi bên thứ ba trung lập là người nắm giữ một trong các khóa bảo mật đó.

6 Có các quy định nào liên quan đến ICO không

Có các quy định nào liên quan đến ICO không ?

Thật khó để đưa ra một câu trả lời phù hợp cho tất cả mọi người vì có rất nhiều biến số cần được xem xét. Các quy định khác nhau giữa các khu vực tài phán và mỗi dự án có thể có những sắc thái riêng có thể ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của các cơ quan chính phủ về dự án đó.

Cần lưu ý rằng việc không có quy định ở một số nơi không đồng nghĩa với việc các dự án được tự do huy động vốn từ cộng đồng thông qua hành động ICO. Vì thế, điều quan trọng là phải tìm kiếm lời khuyên pháp lý chuyên nghiệp trước khi chọn hình thức huy động vốn từ cộng đồng này. 

Trong một vài trường hợp, các cơ quan quản lý đã xử phạt những nhóm gây quỹ trong lĩnh vực bởi vì nhà lập pháp sau đó cho rằng đó là dịch vụ về chứng khoán. Nếu các nhà chức trách nhận thấy token là chứng khoán, thì tổ chức phát hành phải tuân thủ các biện pháp nghiêm ngặt áp dụng cho các tài sản truyền thống thuộc danh mục này. Về phần này, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã cung cấp một số thông tin chi tiết.

Nhìn chung thì sự phát triển của quy định thường diễn ra chậm hơn so với tốc độ phát triển của blockchain, và đó cũng là thực trạng chung của ngành công nghệ đối với hệ thống pháp luật. Tuy vậy, nhiều tổ chức chính phủ đã và đang thảo luận về việc triển khai một khuôn khổ pháp lý minh bạch hơn cho công nghệ blockchain và tiền điện tử.

Mặc dù nhiều người đam mê blockchain đang có cảnh giác với khả năng xảy ra sự tiếp cận quá mức của chính phủ (có thể cản trở sự phát triển), hầu hết họ đều nhận ra sự cần thiết của việc bảo vệ những nhà đầu tư. Không giống như tài chính truyền thống, việc huy động vốn từ mọi người trên toàn thế giới sẽ luôn tồn tại những thách thức đáng kể.

Những rủi ro với ICO là gì?

Sự kỳ vọng khi đầu tư vào một token mới sẽ mang lại lợi nhuận khổng lồ là một sức hấp dẫn không nhỏ. Nhưng không phải tất cả các đồng coin đều có thể đáp ứng sự kỳ vọng này. Vẫn như mọi khoản đầu tư crypto khác, đầu tư ICO cũng vậy, không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ có lợi tức dương (ROI lớn hơn 0)

Rất khó để xác định được liệu một dự án có khả thi hay không, vì còn có nhiều yếu tố khác để đánh giá. Các nhà đầu tư nên thực hiện thẩm định và tiến hành nghiên cứu nhiều mặt về các token muốn mua. Quá trình này nên bao gồm việc phân tích cơ bản một cách kỹ lưỡng. Dưới đây là danh sách một số câu hỏi mà bạn có thể tự hỏi mình khi tìm hiểu các dự án ICO:

  • Mô hình này liệu có khả thi không? Dự án giải quyết những vấn đề gì của con người?
  • Nguồn cung token được phân bổ như thế nào?
  • Mục tiêu dự án nói đến có cần đến blockchain/token để thực hiện hóa hay không ?
  • Đội ngũ có uy tín không? Họ có kỹ năng và nội lực đủ mạnh để đưa dự án trở thành hiện thực?

Một trong những quy tắc quan trọng nhất đó là đừng bao giờ đầu tư nhiều hơn số tiền mà bạn có thể mất. Thị trường tiền crypto vô cùng biến động và có độ rủi ro cao nên số tiền mà bạn nắm giữ có khả năng sẽ giảm rất mạnh nếu không cẩn thận.

Ai có thể tổ chức đợt mở bán ICO?

Công nghệ tạo và phân phối token hiện đã có thể truy cập rộng khắp từ tất cả mọi người. Nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề về pháp lý cần tính đến trước khi tổ chức mở bán ICO. 

Nhìn chung, mảnh đất crypto đang thiếu các hướng dẫn và quy định, một số câu hỏi pháp lý quan trọng vẫn chưa được giải bày. Một số quốc gia hoàn toàn cấm hoạt động ICO và ngay cả những khu vực pháp lý thân thiện với crypto nhất vẫn chưa đưa ra luật rõ ràng. Do đó, bạn bắt buộc phải hiểu và nắm rõ luật pháp tại quốc gia của mình trước khi xem xét tổ chức một đợt ICO.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Coinlize đã chia sẻ để bạn có thể hiểu rõ hơn ICO là gì? và 5 Sai lầm cần tránh khi tham gia ICO

Hoạt động ICO này đã chứng minh được sự hiệu quả của nó, ICO như một phương tiện cho các dự án trong giai đoạn đầu trong việc thu hút được nguồn vốn tài trợ. Sau sự thành công từ đợt ICO của Ethereum vào năm 2014, nhiều tổ chức đã có thể thu hồi vốn, từ đó phát triển các giao thức và hệ sinh thái mới.

Tuy nhiên, bạn nên có ý thức về những gì bạn đang đầu tư. Không có khoản lợi nhuận nào được đảm bảo 100% cả. Với sự mới mẻ của không gian tiền điện tử, các khoản đầu tư vào ICO có rủi ro cao và sẽ có rất ít sự bảo vệ cho nhà đầu tư nếu dự án đó không cung cấp được một sản phẩm khả thi, có giá trị cho con người.

 

Bài viết cùng chủ đề

POW là gì? 5 Yếu tố quan trọng của 1 blockchain sử dụng POW

Giao dịch Future là gì? Cách dùng đòn bẫy phù hợp tránh bay màu tài khoản

Chuyển Coin/token nhầm mạng có bị mất tiền không?

Comments (No)
Leave a Reply