Funding rate là gì? Tối ưu lợi nhuận cho giao dịch Future

Đối với những bạn đầu tư phái sinh, trade Futures, chơi hệ Long Short thì chắc hẳn không quá xa lạ với chỉ số Funding rate

Tuy vậy bên cạnh đó cũng có nhiều bạn mới lần đầu tiếp xúc sẽ chưa hiểu được Funding rate là gì.

Vì vậy trong bài viết này các bạn hãy cùng Coinlize tìm hiểu Funding rate là gì và cách giao dịch crypto dựa trên chỉ số này nhé.

Funding rate là gì?

Funding rate là khoản phí thanh toán định kỳ khi nhà đầu tư đang đánh lệnh Long (Mua lên) hoặc lệnh Short (Bán xuống). Nó thường thấy trên các sàn trade Futures, Margin và được xem như phí nắm giữ, duy trì lệnh.

Chỉ số này thay đổi dựa vào sự khác biệt giữa giá cả trên thị trường hợp đồng không kỳ hạn và giá Spot (Giao ngay).

Do vậy, tùy vào vị thế của mình, nhà đầu tư sẽ phải trả tiền hoặc nhận tiền từ người khác.

Mục đích và cách hoạt động

Mục đích chính của Funding rate là ngăn giá của thị trường Futures và thị trường Spot không chênh lệch nhau quá nhiều.

Thông thường chỉ số này sẽ được update nhiều lần trong mỗi ngày. Cụ thể trên Binance Futures thì Funding rate sẽ điều chỉnh vào mỗi 8 tiếng (7:00, 15:00 và 23:00).

Và điều quan trọng là các bạn chỉ phải trả khoản phí này vào thời điểm chỉ số điều chỉnh.

Nói khác đi, nếu ta mở và đóng lệnh trade trong khung giờ giữa các lần tính funding rate thì ta sẽ không cần phải trả khoản phí này (FREE).

Giao diện Funding Rate trên sàn giao dịch

Ví dụ như hình trên, những số màu trắng ở trong ô đỏ cho biết thời gian còn lại trước khi chỉ số Funding rate điều chỉnh.

Cụ thể thời gian còn gần 6 tiếng 50 phút trước lần điều chỉnh tiếp theo. Nếu các bạn hoàn tất mua bán trước khi hết thời gian thì được hưởng phí Funding hoặc không cần phải trả

Độ lớn của Funding rate phụ thuộc vào mức độ chênh lệch của hai thị trường. Trong những lúc thị trường có biên độ giao động mạnh, giá giữa hợp đồng tương lai không kỳ hạn và giá spot giao ngay có thể khác nhau.

Khi Funding rate dương, tức là khi giá ở thị trường Futures cao hơn so với giá ở thị trường Spot thì bên đặt lệnh Long sẽ phải trả tiền cho bên đặt lệnh short.

Ngược lại, nếu chỉ số này âm thì giá coin ở thị trường Futures thấp hơn thị trường Spot. Điều này đồng nghĩa với việc bên đặt lệnh Short (Bán) sẽ phải trả tiền cho bên đặt lệnh Long (Mua).

Cách tính phí Funding

Sau khi đọc nãi giờ và đã biết được khái niệm thì các bạn cần biết cách tính phí Funding từ Funding rate.

Cách tính phí Funding khá đơn giản thôi. Cụ thể công thức như sau:

Phí Funding = Giá trị lệnh của các bạn * Funding rate

Trở lại với ví dụ ở trên, nếu các bạn có 10 USD, bạn mở một lệnh Long với đòn bẩy x20 thì lệnh có giá trị 200 USD.

Trong ảnh thì Funding rate (số màu cam trong ô đỏ) là -0.0025%. Điều đó có nghĩa là các bạn phải trả khoản tiền là 200 * -0.0025% = -0.005 USD. Điều này đồng nghĩa với việc các bạn sẽ được nhận 0.005 USD từ phe short.

Trên sàn giao dịch nổi tiếng Binance, Funding rate tối đa là 0.5% bất kể thị trường biến động mạnh thế nào.

Ý nghĩa của Funding rate

Trong lịch sử, funding rate thường có sự tương quan nhất định với xu hướng giá tài sản cơ sở.

Tương quan giữa giá Bitcoin và Funding rate - Source_ CryptoQuant

Do đó chỉ số này thường có mối tương quan lớn đối với tâm lý đầu tư của các trader. Khi thị trường càng lạc quan thì nó càng dương và ngược lại.

Ví dụ điển hình như trong đợt BTC giảm gần đây chỉ số này đã duy trì âm trong thời gian dài.

Chart BTCUSDT Perpetual và chỉ số Funding

Tuy nhiên đây chỉ là một chỉ số để tham khảo và nhiều lúc cũng sẽ có sai số nên các bạn hãy cân nhắc.

Phương pháp giao dịch dựa trên Funding rate

Hiện tại các bạn có thể dùng chỉ số này như một yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở lệnh.

Cụ thể ý tưởng “phía sau tấm màng” phương pháp này là:

Nếu Funding rate âm mạnh thì nghĩa là bên MUA đang hưởng lợi lớn từ bên BÁN qua đó họ sẽ tăng cường Mua vào để hưởng phí Funding fee.

Để dễ hiểu hơn, mình sẽ lấy ví dụ về cặp BLZUSDT Perpetual trên Binance Futures. Cụ thể lúc đấy Funding rate của cặp này đã giảm rất mạnh xuống mức -0.5261%.

Funding rate BLZUSDT Perpetual san Binance

Vì vậy nên các bạn có thể đặt lệnh Mua với hy vọng chỉ số này sẽ tiếp tục thấp qua đó thì BLZ tăng giá trong tương lai gần.

Biểu đồ BLZUSDT khung 15m và chỉ số Funding

Kết quả là giá BLZ đã tăng trưởng thêm 5% kể từ lúc mở lệnh. Qua đó các bạn có thể thu được khoản lợi nhuận trong thời gian ngắn.

Nếu giao dịch trong khoảng thời gian rộng hơn (trường hợp này là khung 4H) thì các bạn có thể chờ cây nến Nhật 4H đóng với Funding rate âm mạnh và có thời gian đóng nến là 4 tiếng trước mốc giờ chỉ số này điều chỉnh (7:00, 15:00 và 23:00).

Sau đó các bạn đặt lệnh mua với hy vọng cây nến sau Funding rate sẽ tiếp tục âm hoặc các nhà giao dịch sẽ đặt lệnh Long để hưởng khoản Funding fee hậu hĩnh.

Biểu đồ BLZUSDT khung 4h và chỉ số Funding

Một thí dụ khác là cặp BNXUSDT Perpetual trên Binance. Lúc đấy chỉ số này cũng âm mạnh, ở mức âm -0.21%.

Funding rate BNXUSDT Perpetual (sàn Binance)

Qua đó các bạn canh nến 4h đóng với Funding rate âm mạnh và có thời gian đóng nến là 11:00, 4 tiếng trước mốc giờ chỉ số này điều chỉnh là 15:00.

Như đã nói ở trên, Funding rate âm mạnh tức những người vào lệnh Long sẽ được hưởng phí. Do đó, các bạn có thể mong chờ nến 4H tiếp theo sẽ tăng và chốt lời. Lí do là vì một lượng người muốn đánh Long để hưởng phí Funding.

Biểu đồ Funding rate OCEANUSDT Perpetual (sàn Binance)

Hiện tại thì mình không đánh giá cao phương pháp giao dịch này nữa bởi vì vài lý do sau:

  • Tỷ lệ thành công cũng như lợi nhuận nó mang lại không cao.
  • Phương pháp này không có mức chốt lời và cắt lỗ. Đây là điều rất không nên khi các bạn giao dịch.
  • Nó phụ thuộc nhiều vào Funding rate. Trong khi đó chỉ số Funding rate dễ bị các anh cá voi thao túng nên các bạn sẽ dễ bị “đu đỉnh”.

Vì vậy nên các bạn phải cân nhắc rất kỹ khi sử dụng phương pháp này nhé

Tuy nhiên thay vào đó nếu các bạn kết hợp Funding rate với các chỉ báo kỹ thuật khác thì tỷ lệ thành công cũng như lợi nhuận mang lại sẽ cao hơn nhiều. Thông qua đó chỉ số này sẽ là trợ thủ đắc lực cho các bạn.

Ví dụ như OCEANUSDT Perpetual trên Binance. Khi này chỉ số Funding của cặp đang là -0.2471%, mức âm khá nặng.

Funding rate OCEANUSDT Perpetual (sàn Binance)

Nếu phân tích chi tiết hơn, ngoài việc chỉ số này âm thì giá OCEAN đang nằm ở vùng hỗ trợ cứng. Đồng thời lúc đấy nến xanh marubozu rất lực cũng xuất hiện qua đó xác nhận điều này.

Biểu đồ OCEANUSDT khung 4h

Bên cạnh đó vẽ thêm mô hình thì các bạn có thể thấy chart OCEANUSDT có khả năng chuẩn bị tạo mô hình ba đáy huyền thoại.

Biểu đồ OCEANUSDT khung 4h và chỉ số Funding

Dựa vào những dữ kiện trên thì các bạn có thể đặt một lệnh mua với mức cắt lỗ ở dưới vùng hỗ trợ và chốt lời ở mức kháng cự lớn khu vực gần nhất.

Nếu các bạn nhìn thêm vào khung thời gian nhỏ hơn thì có thể canh nến 15m có Funding rate âm mạnh để mua vào.

Biểu đồ OCEANUSDT khung 15m và chỉ số Funding

Như các bạn có thể thấy thì lệnh mua này đã thành công và các bạn có thể thu về khoản lợi nhuận hơn phân nữa.

Vì thế nên Funding rate là công cụ hiệu quả nếu sử dụng chung với những chỉ báo kỹ thuật khác.

Cách theo dõi Funding rate

Hiện nay có những cách để theo dõi chỉ số này như:

Xem Funding rate trên những website tổng hợp

Ngoài cách truyền thống ra thì các bạn có thể xem Funding rate trên trang web như Coinalyze, Coinglass,..

Trong này mình sẽ lấy ví dụ về Coinglass. các bạn nhấn vào link này để truy cập trang web.

Giao diện Funding Rate trên Coinglass

Một cách khác là các bạn vào trang xem chỉ số này của Coinalyze. Cụ thể các bạn vào link này.

Giao diện Coinalyze

Sau đó trong vùng Funding Rate Charts các bạn hãy chọn cặp giao dịch mà mình muốn xem.

Giao diện Funding Rate Chart trên Coinalyze

Sau đó các bạn có thể xem Biểu đồ Funding rate và xem cả dự báo cho chỉ số này.

Xem Funding rate trên các sàn giao dịch

Các bạn đơn giản có thể theo dõi Funding rate trên giao diện của các sàn giao dịch. Mình sẽ lấy ví dụ là 2 sàn Binance và FTX.

Ở sàn Binance thì các bạn vào link này để xem lịch sử chỉ số Funding rate của các cặp giao dịch trên Binance Futures.

Giao diện lịch sử Funding Rate Binance

Sau đó các bạn chọn cặp mình muốn xem bằng cách nhấn vào ô Mã ở vùng đỏ trên ảnh.

Giao diện lịch sử Funding Rate Binance 2

Còn ở sàn FTX thì các bạn vào link này để xem lịch sử Funding rate của các cặp giao dịch.

Giao diện lịch sử Funding Rates trên FTX

Sau đó các bạn chọn cặp mình muốn xem bằng cách nhấn vào ô có chữ “All Futures” ở vùng đỏ trên ảnh.

Giao diện lịch sử Funding Rates trên FTX 2

Lời kết

Coinlize đã cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản chi tiết về Funding rate là gì và Phương pháp giao dịch dựa trên chỉ số này.

Các bạn có thể thấy nó sẽ là một công cụ hiệu quả nếu dùng chung với những chỉ báo kỹ thuật khác.

Các bạn hãy cùng tìm hiểu và đánh giá để có cho mình những quyết định đầu tư sáng suốt nhất nhé. Chúc các bạn thành công!!!

 

Bài viết cùng chủ đề

Kiến thức Crypto cơ bản nhất cho người mới

Có nên đầu tư vào Coin? Được và mất gì khi kiếm tiền từ Bitcoin

Cách mua bán coin an toàn cho người mới cực kì đơn giản, dễ làm

Comments (No)
Leave a Reply