Fork Coin là gì? Sự khác nhau giữa Hard fork và Soft fork

Trong quá trình sử dụng các ứng dụng ngân hàng, chắc hẳn anh em đã không còn xa lạ gì với việc cập nhật ứng dụng trên điện thoại. Khi có sự thay đổi, anh em sẽ không ngần ngại cập nhật ngay, hoặc điện thoại của anh em sẽ tự cập nhật mà không hề hay biết. Đây là một quá trình cần thiết để anh em sử dụng được các tính năng của app một cách trọng vẹn nhất. Nếu không cập nhật phiên bản mới nhất, anh em có thể bị từ chối truy cập và sử dụng dịch vụ. 

Tuy nhiên, đối với tiền mã hóa, mọi thứ trở nên rất khác. Do được xây dựng trên mã nguồn mở, không có hệ thống tập trung, nên không một ai có thể tự ý đưa ra các thay đổi hay thúc đẩy bạn cập nhật. Chính điều đó là một rào cản rất lớn khi muốn triển khai các tính năng mới trong mạng Blockchain. Để làm được điều đó, các Blockchain sẽ cần sử dụng một trong hai cơ chế là Hard fork và Soft fork. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách mà một mạng lưới tiền mã hóa được nâng cấp ngay cả khi nó không có một cơ quan tập trung nào.      

Fork Coin là gì?

1. Fork coin là gì

Fork Coin là sự phân nhánh diễn ra ở các Blockchain. Như chúng ta đều biết, Blockchain là một mạng lưới phi tập trung với sự tham gia của nhiều Node phân tán khắp nơi. Vậy làm sao để dữ liệu luôn được đồng bộ ở trạng thái mới nhất? Đó chính là sự đồng thuận, sự đồng thuận khiến cho các nút trong mạng dễ dàng biết được dữ liệu giao dịch nào là chính xác, dữ liệu nào không. Dẫn đến sổ cái, trạng thái các block và giao thức của Blockchain luôn được duy trì ổn định.

Tuy nhiên, tính phi tập trung đôi khi cũng vô tình gây ra độ trễ trong quá trình truyền tải/cập nhật. Một số vấn đề khác có thể kể đến như một số Node cố tình truyền tải những thông tin sai lệch gây khó khăn cho việc đồng thuận. Từ đó khiến Blockchain có khả năng bị phân tách ra thành 2 hoặc nhiều chuỗi khác nhau. Và số lượng Node ở trên chuỗi nào đông sẽ được xem là chuỗi chính, chuỗi còn lại sẽ chạy song song và được xem là chuỗi phụ.

Fork coin có thể xảy ra dưới 3 dạng:

  • Temporary Fork (Phân nhánh tạm thời): Tình trạng này xảy ra khi hai Node khai thác được một Block mới tại cùng một thời điểm.
  • Hard Fork: Xảy ra khi Blockchain có sự thay đổi lớn nhưng nhánh mới không có khả năng hỗ trợ để tương thích ngược với giao thức cũ.
  • Soft Fork: Xảy ra khi Blockchain có sự thay đổi nhỏ nhưng nhánh mới có khả năng hỗ trợ và tương thích với giao thức cũ.

Temporary Fork là gì?

Trong trường hợp nhiều người dùng khai thác khối mới tại cùng một thời điểm, mạng lưới cũng có khả năng phân nhánh và xuất hiện nhiều chuỗi. Tuy nhiên, trường hợp phân nhánh này không gây ra những ảnh hưởng lớn đối với mạng lưới mà có thể được tự giải quyết thông qua giao thức đồng thuận của Blockchain. So với Temporary Fork thì Hard Fork và Soft Fork có những ảnh hưởng mạnh mẽ hơn và thay đổi Blockchain vĩnh viễn.

Bản chất thật sự của Fork

2. Bản chất của Forkcoin

Fork diễn ra khi một phần mềm được sao chép và sửa đổi; trong đó, dự án ban đầu vẫn được tiếp tục còn dự án mới thì tách biệt và đi theo một hướng hoàn toàn khác. Ví dụ có một nhóm dự án Web chia sẻ nội dung liên quan đến tiền mã hóa, do có bất đồng về cách hoạt động mà một thành viên trong nhóm đã sao chép trang Web lên một tên miền khác. Sau đó, trang web gốc vẫn hoạt động, còn trang web thứ 2 lại đăng các nội dung hoàn toàn khác.

Như vậy, trang web mới và trang web cũ đều được xây dựng trên cùng một nền tảng và có chung một lịch sử. Bản chất của việc Fork chính là như vậy, tương tự như một con đường được tách ra làm đôi và dẫn đến hai hướng hoàn toàn khác nhau. Đây là một hoạt động khá phổ biến đối với các dự án mã nguồn mở và thậm chí đã từng xảy ra rất lâu, trước cả khi có sự xuất hiện của Bitcoin hay Ethereum. Tuy nhiên, hard fork và soft fork lại là khái niệm độc quyền của lĩnh vực Blockchain.

So sánh Hard fork với Soft fork

Mặc dù Hard Fork và Soft Fork cùng phục vụ một mục đích nhưng chúng lại có những khác biệt rất đáng kể.

Hard fork là gì?

Hard Fork là các bản cập nhật phần mềm backward-incompatible (không tương thích ngược). Thông thường, lý do cho quá trình này là bởi các Node thêm những quy tắc mới xung đột với quy tắc cũ. Do vậy, các Node mới chỉ có thể vận hành phiên bản mới khi giao tiếp với các node khác. Kết quả là Blockchain được tách ra thành hai mạng riêng biệt, một đi theo quy tắc cũ, một đi theo quy tắc mới. Lúc này, hai mạng lưới chạy song song và tiếp tục cho ra các khối, giao dịch, nhưng lại không cùng hoạt động trên một Blockchain nữa. Trước thời điểm Fork, các node đều có một Blockchain giống hệt nhau, còn sau thời điểm Fork, các khối và giao dịch sẽ hoàn toàn khác nhau.  

3. Hard fork là gì

Đối với những Hard Fork có kế hoạch từ trước, sự thay đổi đã được lên lịch từ trước và có khả năng đạt được đồng thuận trong cộng đồng và giữa nhà phát triển với nhau. Ví dụ về Hard Fork có thể kể đến Monero với mục đích là đạt được tính bảo mật mới có tên RingCT – Giao dịch bí mật Vòng. Những trường hợp Hard Fork có kế hoạch thường có mục đích nhất định như phục vụ mục đích của cộng đồng, cải thiện lỗi hoặc đưa ra những nâng cấp tùy vào hướng phát triển.

Đối với những Hard Fork xảy ra vì cạnh tranh/yếu tố bất ngờ, các bên liên quan thường có bất đồng nghiêm trọng trong dự án. Từ đó, Blockchain bắt buộc phải phân tách để tạo thành 2 Blockchain độc lập khác nhau. Ví dụ như trường hợp Hard Fork của Bitcoin đã tạo ra thêm một nhánh mới có tên là Bitcoin Cash. Trong đó, những người đề xuất Bitcoin Cash muốn tăng kích thước khối còn những người ủng hộ Bitcoin lại phản đối. Do việc răng kích thích thước khối dẫn đến sửa đổi các nguyên tắc nên các Node đã thay đổi phần mềm để chấp nhận được việc vượt quá 1MB. Chính điều này khiến phiên bản mới không thể tương thích hay giao tiếp với phiên bản cũ. 

Một trường hợp khác của việc Hard Fork không có kế hoạch là Hard Fork để hoàn tiền cho người dùng khi hệ thống xuất hiện tin tắc hoặc vi phạm bảo mật. Đối với tình huống này, những giao dịch được thực hiện bởi kẻ tấn công trong một ngày chỉ định sẽ không hợp lệ. Khi đó, developer sẽ cố gắng sửa chữa các lỗ hổng sau vụ tấn công.

Đối với người dùng, bạn sẽ nhận được tiền trên cả hai mạng lưới nếu bạn đang nắm giữ chúng trước đợt fork. Ví dụ, bạn đang có 10 BTC và đợt fork xảy ra ở khối 600.000. Bạn sử dụng lượng tiền này để chi tiêu trên Blockchain cũ tại khối 600.001, nhưng với Blockchain mới, chúng chưa được chi tiêu. Nếu mật mã không thay đổi thì Private Key của bạn vẫn đang nắm giữ 5 BTC trên Blockchain mới. 

Soft Fork 

Soft Fork là bản cập nhật tương thích ngược, xuất hiện khi Blockchain có những cập nhật hoặc thay đổi về chức năng và giao thức. Tuy nhiên, sau quá trình phân tách, chuỗi mới vẫn có thể tương thức với giao thức của phiên bản cũ. Đối với phiên bản mới, Blockchain vẫn được chấp nhận, các Node vẫn có thể xử lý giao dịch mà không cần cập nhật. Có thể hiểu Soft Fork tương tự như một cách nâng cấp phần mềm vậy. Việc triển khai Soft Fork cũng được nhận định là dễ dàng hơn so với Hard fork.

4. Soft Fork là gì

Ví dụ, Soft Fork có thể giải quyết được vấn đề về giảm thích thước khối. Blockchain có thể có những giới hạn về độ lớn của khối nhưng lại không có giới hạn về độ nhỏ của chúng. Do vậy, nếu các Node chỉ muốn chấp nhận khối dưới một kích thước nhất định thì anh em chỉ cần từ chối những khối lớn hơn. Để làm được điều đó, việc ngắt kết nối khỏi mạng là không cần thiết. Các node muốn triển khai vẫn có thể giao tiếp với những Node không muốn triển khai.

Segregated Witness hay SegWit là một bản cập nhật đã xảy ra sau khi phân tách Bitcoin và Bitcoin Cash để thay đổi định dạng của các khối và giao dịch. Trong đó, các node cũ có thể giữ nguyên quy tắc để xác thực, các Node mới lại có thể phân tích cú pháp dữ liệu bổ sung. Mặc dù Soft fork không gây ra hạn chế nhiều như Hark fork nhưng nếu một số Node vẫn muốn tuân theo quy tắc đồng thuận cũ thì sẽ có tỷ lệ nhất định gặp phải lỗi khi xác thực giao dịch. Hai năm sau khi kích hoạt SegWit, mạng Bitcoin vẫn chưa đạt được 100% các Node cập nhật. Tuy nhiên, quá trình này cũng không quá khẩn cấp bởi nó không gây ra những đột phá quá lớn về mạng. 

Những người có quyền quyết định trong Blockchain

Trong một Blockchain, chúng ta có thể phân biệt những người tham gia thành 3 nhóm, bao gồm nhà phát triển, thợ đào và người dùng Node đầy đủ (Full Node).

5. Những người có quyền quyết định trong Blockchain

  • Nhà phát triển: Developer hay lập trình viên là những người có trách nhiệm tạo và cập nhật Code. Do được xây dựng trên mã nguồn mở, nên gần như bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình này. Cụ thể hơn, anh em có thể gửi các thay đổi về Code để những nhà phát triển khác xem xét.
  • Thợ đào: Đây là những người duy trì tính bảo mật cho mạng lưới. Họ có trách nhiệm khởi chạy Code tiền mã hóa và thêm các khối mới vào Blockchain dựa trên nguồn lực của mình. Tất nhiên, họ sẽ nhận được Reward cho quá trình đó. 
  • Người dùng Node đầy đủ: Full Node là xương sống của mạng lưới để xác thực, gửi, và nhận Block, đồng thời duy trì bản sao của Blockchain

Thông thường, người dùng có thể đảm nhận cả 3 vai trò là nhà phát triển, thợ đào và full node; bên cạnh đó, người dùng cũng có thể không đảm nhận vai trò nào trong số này. Như vậy, nhà phát triển và thợ đào chính là những người có vai trò quyết định đối với mạng lưới. Bởi nhà phát triển là những người viết Code, chúng ta không thể sử dụng phần mềm nếu không có ai sửa lỗi hay thêm tính năng chính. Còn thợ đào là người duy trì tính bảo mật cho mạng lưới, thiếu đi họ, Blockchain có thể tạm dừng hoặc bị tấn công.

Như đã giới thiệu, Blockchain hoạt động rất khác so với những dịch vụ có tính tập trung bởi không ai có thể ép buộc người dùng tải xuống các dòng code nhị phân Bitcoin Cỏe ngay từ đầu. Việc ép buộc người dùng thay đổi những thứ không mong muốn không chỉ khiến người dùng ngừng sử dụng dịch vụ mà còn khiến đồng coin mất giá. 

Nói chung, Blockchain không phải là một phần mềm độc quyền và quyền quyết định không hoàn toàn nằm ở một thế lực nào cả. Bạn có thể thực hiện bất cứ chỉnh sửa nào mà bạn muốn, nếu những thay đổi này được số đông chấp nhận và sửa đổi giống bạn, bạn có thể fork phần mềm và tạo ra một mạng mới.

Tham khảo thêm: Cơ chế hoạt động của công nghệ Blockchain

Ví dụ về hard fork của Ethereum

6. Hard fork của Ethereum

Đợt Hard Fork đáng chú ý nhất của Ethereum là vào năm 2016 khi tách thành Ethereum Classic. Tại thời điểm đó, một vụ tấn công đã xuất hiện trên Ethereum, gây ra tổn thất khoảng 50 triệu USD. Vụ hack diễn ra tại Block thứ 1.920.000 và dẫn đến 2 luồng ý kiến trái chiều

  • 85% đề xuất đảo ngược lại Blockchain Ethereum trước thời điểm bị tấn công để lấy lại số tiền đã bị tấn công
  • 15% còn lại phản đối ý kiến này để duy trì một cuốn sổ cái 100% bất biến như đúng với ý nghĩa ban đầu của việc tạo ra Blockchain.

Để giải quyết vấn đề này, Ethereum đã tiến hành một đợt Hard Fork vào tháng 7 năm 2016 để chia Ethereum ra thành 2 Blockchain tương ứng với 2 luồng ý kiến trái chiều trên. Blockchain mới là Ethereum (ETH), còn Blockchain cũ là Ethereum Classic (ETC). Hiện tại, Ethereum (ETH) có giá $1,879.64 còn Ethereum Classic (ETC) lại nằm ở mức $17.33.

Lý do xuất hiện Fork Coin là gì?

Do tính minh bạch và phi tập trung của Blockchain mà các giao thức hầu hết đều được xây dựng với mã nguồn mở. Điều này cho phép các nhà phát triển có khả năng bổ sung chức năng mới, thay đổi nguyên tắc cốt lõi, nâng cấp mã nguồn hay khắc phục các sự cố bảo mật. Như đã đề cập, Hard Fork và Soft Fork là những trường hợp Fork có ảnh hưởng vĩnh viễn đến Blockchain, khiến Blockchain tách thành 2 nhánh có thể hoặc không có thể tương thích với nhau. Còn Temporary Fork chỉ xảy ra tạm thời và mạng lưới sau đó vẫn có thể đạt được tính đồng thuận chung.

 

Hard fork và soft fork – cái nào tốt hơn

Về cơ bản, cả hai loại Fork đều có mục đích đem lại những cải tiến mới cho Blockchain. Dựa vào đó, mỗi hình thức lại “tốt hơn” đối với mỗi trường hợp khác nhau. 

Đối với Hard Fork, quá trình này dẫn đến sự thay đổi lớn về Blockchain và gây ra tình trạng phân mảng mạng. Nhưng bù lại, nó có thể giải quyết được các mâu thuẫn trong cộng đồng và đưa ra giải pháp triệt để đối với những vấn đề trong Blockchain. Đặc biệt, khi những nguyên tắc mới mâu thuẫn và không thể tương thích với nguyên tắc cũ, Hard Fork là một lựa chọn khó khăn nhưng là lựa chọn duy nhất.  

Soft Fork là một lựa chọn nhẹ nhàng hơn và không gây ra quá nhiều ảnh hưởng đối với Blockchain, tuy nhiên, nó lại bị hạn chế đối với một số thay đổi. Trong trường hợp những nguyên tắc mới không mâu thuẫn với nguyên tắc cũ thì Soft Fork là một lựa chọn thích hợp và không đem lại những lo lắng liên quan đến chia rẽ mạng.      

Các đợt Hard fork đã xảy ra trong Blockchain

Ethereum Hard Fork

7. Ethereum Hard Fork

Như đã đề cập, Ethereum Hard Fork nổi bật nhất được kể đến là vào năm 2016.

Ngoài ra, Ethereum cũng có một đợt Hard Fork khác gần đây – “London Hard Fork” với mục đích là phát triển cách thức tính phí giao dịch. Trong đó, một phần phí Gas sẽ bị đốt cháy khỏi quá trình lưu thông, dựa trên đề xuất cải tiến Ethereum (EIP). Đợt Hard Fork này xảy ra vào tháng 8 năm 2021, khiến giá ETH tăng mạnh từ $2.724 lên tới $3.894 sau 1 tháng.

Bitcoin Cash Hard Fork

8. Bitcoin Cash Hard Fork

Tháng 8 năm 2017 là thời điểm diễn ra đợt Hard Fork đầu tiên của Bitcoin do tắc nghẽn mạng. Lý do tắc nghẽn mạng là vì kích thước khối chỉ có giới hạn 1MB. Mục đích của Hard Fork là để tăng kích thước khối lên 8MB và giới thiệu bitcoin Cash. Quá trình Fork hứa hẹn khả năng lưu trữ dữ liệu bên ngoài Blockchain với quy trình giao dịch nhanh hơn. 

Tuy nhiên, hiện tại, Bitcoin có giá $26,808.66 còn Bitcoin Cash lại chỉ đạt khoảng $113.57

Terra (LUNA) Hard Fork

9. Terra (LUNA) Hard Fork

Sự kiện LUNA – UST bị sập vào tháng 5 năm 2022 đã khiến UST không thể duy trì được tỉ lệ 1:1 với USD. Do đó, hàng tỷ USD của các nhà đầu tư đã bị mất trắng trong thời điểm đó. Đây cũng là sự kiện khiến niềm tin của cộng đồng đối với Terra đã bị sụp đổ, kéo theo đó là đợt bán tháo mạnh, đặc biệt là đối với DeFi.

Với mong muốn hồi sinh hệ sinh thái Terra (LUNA) của Do Kwon, Terra đã tiến hành Hard Fork LUNA thành Luna Classic (LUNC) và Terra (LUNA). Tuy nhiên, giá trị của cả 2 đồng coin này chưa thể trở về được như thời hoàng kim của nó. Tương lai của Terra cũng rất khó hứa hẹn khi niềm tin của các nhà đầu tư đã từng bị sụp đổ.

Cardano Hard Fork Vasil

10. Cardano Hard Fork Vasil

Trong thời gian gần đây, sự kiện Cardano Hard Frok Vasil đang rất được mong đợi. Đợt Hard Fork này có mục đích là giúp quá trình xây dựng Dapp trên Cardano tăng được tỉ lệ phần trăm tốt hơn. 

Pipelining là một trong những tính năng đáng chủ ý nhất của Vasil hard fork, giúp tăng cường sự khuếch tán khối để quy mô được mở rộng tốt hơn. Một số tính năng khác có thể kể đến là nâng cao CIP 31, 32 và 33. 

Những ảnh hưởng của việc Fork Coin

Khi một Blockchain được tách ra làm 2 thì tất nhiên nó sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với người dùng cũng như sự phát triển của dự án.

Đối với cả hai dạng Soft Fork và Hard Fork, người dùng của Blockchain đều bị chia rẽ ít nhiều khi việc phân nhánh xảy ra.

Tác động của Soft Fork được đánh giá là nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với Hard Fork. Tuy nhiên, dạng Fork Coin này lại ẩn chứa một rủi ro bị lợi dụng bởi một hoặc một nhóm người có ý đánh lừa người dùng full node trong việc xác thực các block không hợp lệ. Nếu những ý đồ xấu này được thực hiện thành công, nó có thể dẫn đến việc chi tiêu kép, lạm phát đồng coin thông qua việc đánh lừa người dùng Full node. Từ đó, hệ thống có thể đối mặt với nguy cơ sụp đổ. Đây cũng là lý do khi thực hiện Soft Fork, hầu hết dự án đều lựa chọn công khai toàn bộ.

Hard Fork thì thường có tác động mạnh mẽ hơn mà vấn đề đầu tiên cần kể đến là khả năng chia rẽ cộng đồng người dùng. Khi đó, người dùng sẽ đứng giữa hai sự lựa chọn là ở lại với Blockchain chính hoặc đi theo nhánh mới. Bên cạnh đó, sức mạnh băm của mạng cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến khả năng bị giảm bảo mật của toàn bộ hệ thống, kéo theo đó là rủi ro dễ bị tấn công hơn.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em cũng đã nắm được Fork Coin là gì, sự khác nhau giữa Soft Fork, Hard Fork và Temporary Fork. Thông qua đó, anh em có thể nhìn nhận và nắm bắt thông tin về dự án một cách tốt hơn, đồng thời có thêm những cơ sở để đánh giá được tiềm năng của Blockchain sau mỗi Fork coin.

 

Bài viết cùng chủ đề

Tấn công quá bán là gì? Blockchain của Bitcoin có thể bị hack không

5 Chiến lược đầu tư coin hiệu quả cho người mới

➤  Oracle là gì? Tầm quan trọng của Oracle trong blockchain

 

Comments (No)
Leave a Reply