Phân tích chỉ báo Flow Indicator | CryptoQuant (Phần 3)

Flow Indicator là bộ chỉ số thể hiện sự xoay chuyển của dòng tiền một cách rất chi tiết và đầy đủ, giúp anh em có được những cái nhìn cận cảnh nhất về những hành động của các nhà đầu tư tham gia trong thị trường, đặc biệt là những nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng lớn. Dưới đây là những chỉ số cuối cùng trong bộ chỉ số về Flow Indicator. Cùng tham khảo bài viết sau để nắm bắt được những thông tin về dòng tiền trong cryptocurrency một cách trọn vẹn nhất nhé!

Tại bài viết Phân tích chỉ báo Flow Indicator | CryptoQuant (Phần 2), chúng ta đã được làm quen và nắm bắt những chỉ số có liên quan đến tuổi thọ của lượng coin. Dưới đây sẽ tiếp tục lại những chỉ số có liên quan đến CDDUTXO với nhiều góc nhìn khác. 

Exchange Inflow – Spent Output Age Bands (%)

Để cung cấp cho bạn những dữ liệu liên quan đến vòng đời của lượng coin được đưa lên các sàn giao dịch một cách chi tiết nhất, Flow Indicator còn cung cấp cho bạn một chỉ số nữa về tỉ lệ phần trăm của Age Bands. 

2. Chỉ số Exchange Inflow - Spent Output Age Bands %

Anh em có thể hình dung như thế này:

Ví dụ: chúng ta có 100BTC đã hold từ ngày 01/08/2022 đến ngày 10/08/2022. vào ngày 10/08/2022, bạn nạp 100BTC này lên sàn giao dịch.
Giả sử tổng số lượng coin được nạp vào sàn giao dịch ngày 10/08/2022 là 2000BTC bao gồm 100BTC của bạn và 1900BTC của những nhà giao dịch khác với Lifespan là 2y-3y.  

Lúc này, các chỉ số thể hiện 100BTC của bạn sẽ được hiển thị như sau:

  • Exchange Inflow CDD: 1000 (100×10)
  • Exchange Inflow – Spent Output Age Bands: 1w-1m: 100BTC
  • Exchange Inflow – Spent Output Age Bands (%): 1w-1m: 5% (100BTC/2000BTCx100%)  

Như vậy, Age Bands (%) sẽ cho bạn biết tỉ lệ phần trăm của mỗi vòng đời trong cùng thời điểm mà lượng coin đó được nạp vào sàn giao dịch, hay nói cách khác là trong cùng thời điểm mà vòng đời của toàn bộ lượng coin đó bị phá hủy.

Exchange Inflow – Spent Output Age Bands (%) thể hiện điều gì?

Việc cung cấp thông tin về tỉ lệ phần trăm sẽ giúp anh em nắm bắt được rõ ràng hơn rằng liệu các nhà đầu tư dài hạn có chiếm phần trăm lớn trong lượng coin được nạp vào sàn giao dịch hay không; và chênh lệch độ tuổi của tổng lượng coin là như thế nào. 

Nếu những vòng đời lớn chiếm nhiều phần trăm có nghĩa là rất nhiều Holder dài hạn đã mất kiên nhẫn và đang chuẩn bị hành động. Tất nhiên, vòng đời coin càng lớn, càng cho thấy sự xuất hiện và tham gia của nhiều Holder lâu năm trong sàn giao dịch. Màu sắc đối với chỉ số này cũng được hiển thị rõ ràng và dễ nắm bắt hơn. 

Một số lưu ý.

Như đã đề cập phía trên, việc phá hủy vòng đời của một lượng coin không phải lúc nào cũng thể hiện được hành động bán, mà nó thể hiện nhà đầu tư đang có ý định dùng lượng tiền đó. Tuy nhiên, khi lượng tiền này được nạp vào sàn giao dịch với số lượng lớn thì rõ ràng nó thể hiện ý định bán coin của các Holder lâu năm. Vấn đề chỉ nằm ở việc họ sẽ bán nó khi nào? Do vậy, khi thấy các chỉ số này lớn, chúng ta nên chốt lời dần lượng coin của mình ra.

Exchange Inflow – Spent Output Value Bands

Thay vì hiển thị dựa trên độ tuổi của lượng coin, Value Bands chỉ hiển thị số lượng Bitcoin được chuyển lên sàn giao dịch dựa trên từng tầng khối lượng BTC cụ thể. 

3. Chỉ số Exchange Inflow - Spent Output Value Bands

Những tầng khối lượng BTC bao gồm: 

  • 0 – 0.01 BTC
  • 0.01 BTC – 0.1 BTC
  • 0.1 BTC – 1 BTC
  • 1 BTC – 10 BTC
  • 10 BTC -100 BTC
  • 100 BTC – 1.000 BTC
  • 1.000 BTC – 10.000 BTC
  • Trên 10.000 BTC

Đây là chỉ số sẽ được sử dụng kết hợp với những chỉ số về Exchange Inflow CDD phía trên nhằm giúp anh em nắm bắt được tốt nhất lượng coin được nạp vào các sàn giao dịch. Để hiểu rõ hơn về cách tính toán của chỉ số này, anh em tham khảo ví dụ sau:

Giả sử bạn có 500 BTC đã Hold được trong thời gian 3 năm. Bạn thực hiện gửi 90 BTC lên sàn giao dịch để chuẩn bị bán chúng đi với giá tốt. Lúc này, hệ thống sẽ ghi nhận danh sách UTXO với tổng giá trị là 500 BTC đã bị phá hủy. Như vậy, dù bạn có rút hết 500 BTC hay chỉ rút 1 phần để chuyển vào sàn giao dịch thì hệ thống cũng ghi nhận là thời gian hold coin của 500 BTC này là 3 năm.

Value Band của bạn lúc này sẽ được hiển thị là 100 BTC – 1.000 BTC: 90 BTC. (Có nghĩa là có 90BTC thuộc tầng 100 BTC – 1.000 BTC vừa được chuyển lên sàn giao dịch)

Anh em nên chú ý yếu tố về tầng khối lượng, bởi chúng không thể hiện khối lượng bạn chuyển lên sàn mà thể hiện tổng khối lượng trữ coin của bạn có lớn hay không.
Cụ thể hơn, Value Band của anh em lúc này không thuộc 10 BTC – 100 BTC dựa trên 90 BTC được nạp vào sàn mà sẽ thuộc 100 BTC – 1.000 BTC dựa trên tổng 500 BTC đã bị phá hủy thời gian lưu trữ. 

Exchange Inflow – Spent Output Value Bands thể hiện điều gì

Rõ ràng, Range value BTC càng lớn càng thể hiện được các nhà đầu tư nắm giữ khối lượng lớn BTC đang nạp tiền vào các sàn giao dịch. Và bất kể họ là nhà đầu tư ngắn hạn hay lâu năm thì lượng coin rục rịch từ các ví lớn cũng là cảnh báo  đối với bất cứ nhà đầu tư nào tham gia trên thị trường. Lý do là bởi nó có thể tạo ra áp lực bán lớn và luôn có khả năng đẩy giá coin xuống đáy. 

Trong những trường hợp nhiều với khối lượng lớn xuất hiện ở các dãy value cao, anh em cần hết sức cẩn trọng, đồng thời giữ tâm lý bình tĩnh để phân tích, phán đoán tình hình và đưa ra những quyết định sáng suốt nhất. 

Exchange Inflow – Spent Output Value Bands (%)

Tương tự như với chỉ số phía trên, Value Bands (%) sẽ thể hiện tỉ lệ phần trăm của từng tầng khối lượng BTC. Việc hiển thị như vậy sẽ giúp anh em dễ nắm bắt những tầng khối lượng bitcoin khác nhau một cách dễ dàng hơn. Tất nhiên, bạn cũng sẽ cần kết hợp chỉ số này với nhiều chỉ số khác để có được những phán đoán tốt nhất.

4. Biểu đồ chỉ số Exchange Inflow - Spent Output Value Bands %

Exchange Supply Ratio

Supply chắc chắn sẽ giúp anh em ngay lập tức hình dung được về nguồn cung. Chỉ số Exchange Supply Ratio sẽ cung cấp cho anh em dữ liệu về nguồn cung BTC có trên sàn giao dịch, so với tổng nguồn cung của Bitcoin. 

Công thức

Bạn có thể tham khảo công thức sau

7. Công thức chỉ số Exchange Supply Ratio

Về cơ bản, bạn chỉ cần hiểu rằng Exchange Supply Ratio sẽ được tính dựa trên Exchange Reserve và tổng nguồn cung của đồng coin; trong đó, Exchange Reserve là tổng lượng coin dự trữ có trên sàn giao dịch (bạn có thể tham khảo Exchange Flow để nắm rõ hơn về chỉ số này). 

Exchange Supply Ratio thể hiện điều gì

Nguồn cung là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để bạn có thể phân tích và phán đoán được xu hướng giá và hành vi tiếp theo của các nhà đầu tư. 

6. Biểu đồ chỉ số Exchange Supply Ratio

Cụ thể hơn, nguồn cung trên sàn giao dịch càng lớn có nghĩa là đang có nhiều nhà đầu tư nạp tiền vào sàn giao dịch, hoặc trữ coin trên sàn nhiều. Việc lượng coin dự trữ trên sàn giao dịch nhiều thể hiện được việc các nhà đầu tư luôn trong trạng thái sẵn sàng bán xả hoặc tham gia nhiều hình thức giao dịch khác như MarginFuture. Với nguồn cung lớn và không khí giao dịch sôi nổi, đồng coin có thể sẽ phải đối mặt với khả năng tụt giá, hoặc có những biến động khó lường trước. Tỷ lệ này càng cao càng cảnh báo về sự nguy hiểm của thị trường. 

Ngược lại, nếu nguồn cung trên sàn giao dịch càng chiếm tỉ lệ nhỏ, càng thể hiện được rằng các nhà đầu tư đang không trữ nhiều coin trên sàn, và không có ý định thực hiện các giao dịch mua bán. Như vậy, họ có thể đang hold coin trong các ví cá nhân hoặc ví lạnh và chờ đợi giá tốt hơn. Việc nguồn cung khan hiếm là một trong những yếu tố rất quan trọng khiến đồng coin đạt được những mức tăng giá nhất định, giữ cho thị trường ở mức ổn định, và ít có tỉ lệ bị biến động mạnh. Hay nói cách khác, tỉ lệ nguồn cung càng ít, đồng coin càng khan hiếm và càng có giá trị hơn.

Miner Supply Ratio

Đây là một chỉ số có liên quan đến Miners (thợ đào) và nguồn cung. Tương tự như Exchange Supply Ratio, chỉ số này cho biết tương quan giữa lượng coin mà toàn bộ Miner đang nắm giữ, so với tổng cung của BTC. 

Để tính toán được con số này, hệ thống cũng sử dụng Miners Reserve chia cho Total Supply của đồng coin nhằm cho ra được tỉ lệ so sánh. Vậy tại sao chúng ta lại cần biết đến chỉ số này. 

8. Công thức chỉ số Miners Supply Ratio

Bên cạnh những Holder lâu năm, Miners là một trong số những tác nhân cũng có sức ảnh hưởng đối với thị trường. Lý do là bởi họ là những người khai thác coin, và có khả năng trữ được một lượng coin lớn. Việc nắm bắt được lượng dự trữ coin của Miners sẽ giúp cho chúng ta nhận định xem liệu Miners có đang nắm giữ tầm ảnh hưởng lớn đối với thị trường hay không. 

Rõ ràng, nếu con số này càng lớn (khoảng trên 10%) thì thị trường càng dễ đối mặt với nhiều biến động khi các Miners đồng loạt xả coin. Lúc này, chúng ta sẽ cần tìm hiểu và phân tích thêm các chỉ số khác có liên quan đến Miners để nắm bắt rõ hơn những diễn biến trong thị trường, và đưa ra những quyết định sáng suốt nhất. 

8. Biểu đồ Miner Supply Ratio

Ngược lại, nếu con số này càng nhỏ (khoảng dưới 2%), có nghĩa là chúng ta sẽ không cần quá bận tâm đến đối tượng này. Bởi khi lượng dự trữ quá nhỏ thì việc các Miners đồng loạt xả coin sẽ không còn ảnh hưởng quá lớn đến giá BTC. 

Bank Supply Ratio

Tương tự như Miners Supply Ratio, Bank Supply Ratio cũng đưa ra cho chúng ta tương quan so sánh giữa lượng coin dự trữ của một hoặc một nhóm đối tượng, so với tổng lượng cung của đồng coin. Và đối tượng cụ thể ở đây là Bank – những ngân hàng sử dụng Bitcoin như một loại tài sản. 

9. Biểu đồ chỉ số Bank Supply Ratio

Như chúng ta được thấy trên biểu đồ, lượng dự trữ Bitcoin của ngân hàng tăng mạnh khi Bitcoin lên đến hơn 50.000 USD. Tuy nhiên, sau đó, con số này đã giảm dần và đến hiện tại chỉ một tỉ lệ rất ít (tương đương với vài nghìn BTC). Bởi vậy, ngân hàng không phải là một đối tượng có khả năng ảnh hưởng nhiều đến giá của Bitcoin. 

Do lượng cung có tầm ảnh hưởng rất lớn đến thị trường, nên bất cứ đối tượng nào nắm giữ nhiều Bitcoin trong tay đều có khả năng thao túng và làm biến động giá. Điều này cũng tương tự đối với các ngân hàng khi họ có trong tay tỉ lệ dự trữ Bitcoin quá lớn so với tổng lượng cung. Do vậy, việc nắm bắt những chỉ số liên quan đến lượng trữ coin của các đối tượng khác nhau sẽ giúp bạn có thêm nhiều dấu hiệu để quan sát và phân tích thị trường được rõ ràng hơn. 

Một số lưu ý khi sử dụng Flow Indicator

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được chi tiết về các chỉ số trong bộ chỉ số về Flow Indicator. Trong CryptoQuant, chúng ta sẽ còn được làm quen và nắm bắt rất nhiều bộ chỉ số thú vị khác để quan sát được từng đường đi nước bước của thị trường. 

Để tóm tắt lại, bạn có thể hình dung Flow Indicator là những chỉ số thể hiện dòng chảy của một đồng coin, cụ thể ở đây là Bitcoin. Những chỉ số này sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi rằng dòng tiền Bitcoin đang chảy về đâu, nó có nằm trên sàn giao dịch không, đã được lưu trữ bao lâu trước khi đem ra sử dụng, có những đối tượng nào dự trữ Bitcoin và có tầm ảnh hưởng đến thị trường, …

Tất nhiên, trong quá trình sử dụng các chỉ số, bạn sẽ cần xem xét để kết hợp các chỉ số lại với nhau, đồng thời sử dụng những bộ chỉ số khác để nắm được rõ nhất tình hình của thị trường. Cụ thể hơn, bạn có thể lướt qua một lượt các chỉ số để xem có dấu hiệu gì bất thường, sau đó phân tích xem có những đối tượng hay yếu tố nào có khả năng tác động và tạo nên sự bất thường đó. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm kiếm những chỉ số liên quan để theo dõi và phân tích. 

Với những chia sẻ trên, hy vọng anh em đã có dịp làm quen và tìm hiểu về những chỉ số trong bộ chỉ số về Flow Indicator. Thông qua đó, chắc hẳn anh em sẽ biết cách làm thế nào để quan sát và phân tích được tốt hơn các tín hiệu từ thị trường. Chúc anh em thành công!

Bộ chỉ số tiếp theo: Market Indicator | CryptoQuant 

 

Video hướng dẫn chi tiết về chỉ báo Flow Indicator trên CryptoQuant

 

Bài viết cùng chủ đề

Tokenomics là gì? Tìm hiểu chi tiết về Tokenomics của 1 dự án chuẩn

Khác biệt giữa biểu đồ chart Linear và chart Log (logarit) trong Crypto

Open Interest là gì? Có tác dụng gì khi phân tích On Chain

 

Comments (No)
Leave a Reply