Phân tích chỉ báo Fees and Revenue | CryptoQuant

Fees and Revenue là một trong những bộ chỉ số nhẹ nhàng nhất trong số các chỉ số được CryptoQuant cung cấp. Vậy bộ chỉ số này hướng đến đưa ra những thông tin như thế nào? Cùng tham khảo bài viết sau để nắm được cụ thể về bộ chỉ số này nhé

Fees and Revenue

Fee and revenue

Khác với những bộ chỉ số trước đó như Network Indicator hay Market Indicator, bộ chỉ số này không nghiêng quá nhiều đến các vấn đề về phân tích mà chủ yếu đưa ra cho anh em những thông tin về phí hay doanh thu của thợ đào. Các chỉ số cụ thể như sau:

Fees per Transaction (Mean)

2. Biểu đồ chỉ số Fees per transaction (mean)

Chỉ số này đưa ra cho chúng ta thống kê về chi phí trung bình đối với mỗi giao dịch. Dựa vào biểu đồ phía trên, anh em cũng có thể thấy phí giao dịch đối với mỗi thời điểm lại khác nhau.

Trước khi Bitcoin uptrend, mức phí trung bình đối với mỗi giao dịch là không đáng kể, dao động trong khoảng dưới $1. Tuy nhiên, khi Bitcoin bắt đầu có dấu hiệu tăng thì phí giao dịch cũng dần tăng lên. Lý do rất đơn giản: khi Bitcoin tăng, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng bán coin để chốt lãi. Kết quả là traffic trên mạng lưới tăng lên, nhiều giao dịch cần được các Node xử lý hơn, thời gian xử lý giao dịch lâu hơn. Nếu nhà đầu tư muốn giao dịch nhanh, họ buộc sẽ phải tăng phí giao dịch lên để được ưu tiên xử lý trước. Do vậy, khi Bitcoin tăng, phí giao dịch trung bình đối với mỗi giao dịch cũng sẽ tăng lên.

Lúc cao điểm nhất (22/04/2022), mức phí trung bình đối với 1 giao dịch là 0.001 BTC tương đương $53 (Giá BTC: khoảng 53.000 USD).

3. Fees per transaction gần đây

Trong thời điểm gần đây, tính từ khoảng tháng 8 năm 2021, phí trung bình đối với mỗi giao dịch Bitcoin là khá thấp, khoảng $2 – $5. Tuy nhiên, đây lại không phải khoảng thời gian Bitcoin downtrend hoàn toàn. Vậy lý do phí giao dịch giảm trong khoảng thời gian này là gì? Hiện tại, rất nhiều giải pháp đã được ra đời để người dùng có thể giao dịch một cách nhanh chóng và tiết kiệm hơn như việc sử dụng các Layer 2 hoặc WrapBTC. Vì thế lượng lớn người sử dụng đã chuyển sang các nền tảng giao dịch khác, traffic trên mạng lưới giảm và chi phí giao dịch cũng đỡ gây áp lực với người dùng hơn. Bên cạnh đó, một phần cũng vì đây là khoảng thời gian mà các nhà đầu tư đang đi vào xu hướng Hold.

Fees per Transaction USD (Mean)

4. Biểu đồ chỉ số Fees per transaction USD

Tương tự như chỉ số trên, chỉ số này cũng cung cấp cho anh em phí trung bình đối với mỗi giao dịch Bitcoin. Tuy nhiên, anh em có thể nắm bắt được phí giao dịch một cách dễ dàng hơn do chỉ số này hiển thị với đơn vị USD. Thay vì phải thực hiện tính toán để quy đổi, anh em có thể check chỉ số này để xác định chi phí phải trả đối với giao dịch Bitcoin.

Fees (Total)

5. Biểu đồ chỉ số Fees

Đây là chỉ số cho anh em biết tổng phí xác thực mà tất cả thợ đào nhận được (không tính phần thưởng khối). Cụ thể hơn, tại ngày 20/05/2022, tổng lượng phí xác thực mà miners nhận được là 132 BTC. Đây là khoản tiền mà toàn bộ Miners sẽ share trong ngày hôm đó.

Fees USD (Total)

6. Biểu đồ chỉ số Fees USD

Tương tự như chỉ số trên, anh em có thể nắm được tổng phí xác thực mà toàn bộ Miners nhận được đối với từng ngày cụ thể. Chỉ số này thể hiện dựa trên USD, nên anh em có thể xác định mức giá một cách dễ dàng hơn.

Fees per Transaction (Median)

7. Biểu đồ chỉ số Fees per Transaction (Median)

Bên cạnh phí trung bình, chúng ta có Median – phí trung vị đối với mỗi giao dịch. Nếu trung bình cộng là việc chúng ta cộng tất cả các phí giao dịch và chia cho tổng số lượng thì phí trung vị là khoản phí có giá trị ở giữa nếu ta xếp các phí từ nhỏ đến lớn. Đối với chuỗi giao dịch lẻ, số trung vị sẽ là số ở giữa dãy; còn đối với chuỗi giao dịch chẵn, số trung vị sẽ là trung bình cộng của 2 số chính giữa. (Anh em check hình ảnh dưới đây để hiểu rõ hơn về cách tính trung vị)

Vậy tại sao chúng ta lại cần biết về phí trung vị? Giá trị dựa vào trung bình cộng thường sẽ bị ảnh hưởng bởi những con số quá lớn hoặc quá nhỏ, dẫn đến việc chúng ta khó có thể xác định được chính xác giá trị trung bình. Với giá trung vị, giá trị sẽ không bị ảnh hưởng bởi những sự gia tăng quá lớn hoặc quá nhỏ.

Tuy nhiên, thông thường, khi anh em muốn xác định xem mình số tiền lớn nhất mà mình cần trả cho một giao dịch bao nhiêu, anh em nên xem chỉ số Fees per Transaction (Mean) để nắm được rõ hơn.

Fees per Block (Mean)

8. Biểu đồ chỉ số Fees per Block (Mean)

Chỉ số này sẽ cung cấp cho anh em biết đối với mỗi Block thì thợ đào kiếm được trung bình bao nhiêu Bitcoin. Về cơ bản, có rất nhiều cách để anh em có thể check được con số này. Trung bình, đối với mỗi Block, thợ đào kiếm được khoảng 0.25 BTC.

Fees per Block USD (Mean)

8. Biểu đồ chỉ số Fees per Block (Mean)

Chỉ số này cũng tương tự như chỉ số trên nhưng được tính dựa vào USD.

Fees to Reward Ratio

10. Biểu đồ chỉ số Fee to Reward Ratio

Đây là phần tỉ lệ giữa phí giao dịch và phần thưởng khối mà Miners nhận được; hay nói cách khác, chúng ta sẽ nhìn nhận được xem phí giao dịch đang chiếm tỉ lệ như thế nào, có phù hợp hay không. Đây cũng chính là dữ kiện để phân tích ra mức phần thưởng phù hợp cho Miners khi Bitcoin đã được khai thác hết.

Rõ ràng, khi Bitcoin được đào hết, Miners sẽ không thể nhận được phần thưởng khối nữa mà doanh thu chủ yếu họ đến từ phí giao dịch. Nếu phí giao dịch quá thấp, các Node sẽ có ít động lực để duy trì mạng lưới. Nếu phí giao dịch quá cao, các Node sẽ có nhiều động lực duy trì mạng lưới nhưng người dùng lại có xu hướng ngại sử dụng mạng lưới hơn. Do đó, việc cân đối một khoản phí phù hợp là vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, đây vẫn chưa phải vấn đề cấp thiết để đưa ra bàn luận. Anh em chỉ cần sử dụng chỉ số để nắm được tỉ lệ là được rồi.

Block Reward

11. Biểu đồ chỉ số Block Reward

Đối với chỉ số này, anh em sẽ biết được xem mỗi Block thợ đào kiếm được bao nhiêu Reward. Nếu anh em tham khảo các chỉ số khác của CryptoQuant, anh em cũng có thể nắm được thông tin này.

Trước Halving, lượng Reward mà thợ đào nhận được là gấp đôi so với thời điểm hiện tại. Dù Miners quyết định bán hay không bán lượng coin đó ra thị trường thì lượng giá trị mà họ tạo ra mỗi ngày là khoảng 1000 BTC. Khi nhân số lượng này với mức giá BTC trong thời điểm hiện tại, chúng ta sẽ quan sát được mức độ lạm phát của Bitcoin.

Block Rewards USD

12. Biểu đồ chỉ số Block Rewards USD

Tương tự như chỉ số trên nhưng được tính dựa vào USD.

Như vậy là chúng ta đã nắm được tất cả các chỉ số trong bộ Fees and Revenue. Với bộ chỉ số này, anh em có thể quan sát được xem các mức phí và doanh thu của thợ đào đang ở mức nào. Trong trường hợp anh em muốn trở thành thợ đào, đây sẽ là bộ chỉ số rất hữu ích để anh em tính toán được thời gian hòa vốn. Nếu anh em xem xét chỉ số này dưới tư cách là một nhà đầu tư, anh em có thể tiếp cận bộ chỉ số này một cách nhẹ nhàng hơn, không cần quá căng thẳng về phân tích như những chỉ số trước.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã nắm được chi tiết về bộ chỉ số Fees and Revenue. Thông qua đó, hy vọng anh em có thể nắm rõ hơn về phí giao dịch cũng như những tương quan giữa phí giao dịch, doanh thu thợ đào với những vấn đề khác trên thị trường. Bên cạnh đó, anh em cũng có thể tham khảo các chỉ số khác để có cái nhìn đa chiều và khả năng phân tích tốt hơn về thị trường. Chúc anh em thành công!

Bộ chỉ số tiếp theo: Phân tích chỉ báo Network Stats | CryptoQuant

 

Bài viết cùng chủ đề

Phân tích chỉ báo Exchange Flow | CryptoQuant (Phần 1)

7 Cách kiếm tiền từ Coinmarketcap

Dữ liệu On-chain là gì? Cách phân tích dữ liệu On chain của Bitcoin

 

 

Comments (No)
Leave a Reply