Fantom (FTM) là gì? Tiềm năng phát triển của FTM coin

Fantom là gì, công nghệ được dự án này sử dụng có gì đặc biệt, những thay đổi về đội ngũ dự án có phải điều đáng quan ngại đối với tiềm năng của Fantom? Cùng tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về Fantom cũng như phân tích những thế mạnh và thách thức mà FTM coin đang gặp phải nhé!

Fantom là gì

1. Fantom là gì

Fantom là một dự án đã từng được đánh giá rất cao do sử dụng công nghệ hiện tại tiên tiến bậc nhất. Cụ thể hơn, đây là một mạng lưới các Blockchain có khả năng cung cấp Dapps và NFT. Với cơ chế Lachesis – thuật toán đồng thuận aBFT dựa trên DAG (Directed Acrylic Graph, Fantom có thể đảm bảo sự nhanh chóng, an toàn và khả năng mở rộng đối với bất cứ Blockchain nào được xây dựng trên hệ thống.

Khác với những nền tảng lựa chọn phát triển thông qua sự phụ thuộc với Ethereum, Fantom hướng đến việc cung cấp những Smart Contract tương tự như Ethereum nhưng bổ sung thêm rất nhiều những tính năng hữu ích và thú vị.

Bên cạnh đó, Fantom còn có khả năng đảm bảo được tốc độ giao dịch. Đây chính là một trong những vấn đề vô cùng nan giải đối với bối cảnh tiền điện tử nói chung và Smart Contract nói riêng. Trong đó, các Developer của dự án này từng tuyên bố họ có thể chỉ cần sử dụng dưới 2 giây để xử lý giao dịch.

Đội ngũ sáng lập

2. Đội ngũ sáng lập Fantom

Fantom được thành lập bởi Fantom Foundation vào 2018 bởi tiến sĩ Ahn Byung Ik. Bên cạnh founder – tiến sĩ và nhà khoa học người Hàn Quốc, các nhân lực khác trong đội ngũ phát triển của Fantom đều là những người có chuyên môn về các ngành như khoa học, nghiên cứu, thiết kế, đồng thời là những doanh nhân đến từ khắp mọi nơi trên thế giới.

Cách thức vận hành của Fantom là gì?

Quy trình hoạt động:

  • Khi người dùng thực hiện giao dịch, Node sẽ nhận được dữ liệu và gửi biên lai thành công cho khách hàng để xác nhận đã gửi giao dịch.
  • Sau đó, giao dịch sẽ được phân chia và gửi vào event block. Đây là block được sửa đổi cấu trúc DAG và phát chúng đến tất cả các Node khác trên hệ thống. Node cũng sẽ gửi biên bản xác nhận mã về việc event block đang được xử lý.
  • Khi Event Block được đa số Node nhận diện, Node sẽ gửi xác nhận thông báo về việc đa số Node đã thừa nhận Event Block.
  • Khi Root Event Block trở thành một Clotho, hệ thống sẽ tiến hành xác định điều kiện. Sau đó, người dùng sẽ nhận được xác nhận thông báo về việc Event Block chuẩn bị được hoàn thiện với tư cách là Clotho.
  • Sau giai đoạn Clotho, dấu thời gian đồng thuận cho Clotho và các Event block phụ thuộc vào nó sẽ được mạng luwois xác định. Sau đó, Event Block sẽ được hoàn thiện, cấp xác nhận cuối cùng và thông báo đến khách hàng về quá trình xử lý hoàn tất.

Như vậy, một giao dịch thành công sẽ có tổng cộng 5 lần xác nhận và được gửi đi.

Mạng lưới

Các Node trên Fantom được phân biệt thành Validator và User. Cách phân lớp đồ thị trên DAG được giới thiệu bởi ONLAY Framework nhằm đạt được thứ tự đáng tin cậy của Event Block. Mỗi Node duy trì DAG của riêng mình, đồng thời tính toán Mainchain của Event Block. DAG sẽ chịu trách nhiệm xác định giao dịch hợp lệ và các node trung thực để giao thức đạt được pBFT. Khi đã được hoàn thành trên ONLAY, Block đó sẽ là Block cuối cùng mà không cần nhận xác nhận thêm.  

Hệ thống 3 Blockchain

Trong kiến trúc Fantom có 3 Blockchain bao gồm: Node Service Blockchain, OPERA Chain và Mainchain Blockchain. Trong đó, NS Blockchain lưu trữ mã nhận dạng Node, OPERA là DAG của các Event Block và Mainchain Blockchain là chuỗi chính, chịu trách nhiệm lưu trữ những Event Block đã được hoàn thiện.

Những điểm nổi bật của Fantom

  • Tính mở rộng: Tại Fantom, mỗi ứng dụng lại sở hữu một blockchain riêng. Nhờ vậy, nền tảng có thể duy trì được tính mở rộng cao. Ngoài việc hoạt động độc lập, các Blockchain cũng được gắn vào Lachesis và thừa hưởng tốc độ cũng như tính bảo mật của đồng thuận aBFT; đồng thời chúng có thể tương tác và giao tiếp với nhau một cách dễ dàng.
  • Tính bảo mật: Dựa vào POS, Fantom không chỉ có khả năng tiết kiệm năng lượng mà còn ngăn chặn được tính tập trung. Bên cạnh đó, lớp bảo mật cho các mạng phân tán được cung cấp bởi Lachesis cũng đảm bảo được tính Finality. Hiểu một cách đơn giản hơn, Fantom có thể hạn chế được việc đảo ngược giao dịch.
  • Tính cộng đồng: Tất cả người dùng đều có thể tham gia vào quá trình bảo mật của Fantom bằng việc trở thành Validator Node của mạng lưới hay ủy quyền cho Node xác thực.

FTM Token

FTM là native token của Fantom, đóng nhiều vai trò trong việc đem lại sự phát triển ổn định cho hệ thống. Tuy sở hữu Blockchain tiêu chuẩn nhưng FTM lại đặc biệt ở chỗ nó có thể tương thích được với cả những Blockchain khác. FTM hiện tồn tại dưới 3 dạng chính:

  • Opera FTM: sử dụng trên mainnet của Fantom Opera Chain.
  • ERC20: Sử dụng trên Ethereum.
  • BEP2: Sử dụng trên Binance Chain.

Trong trường hợp người dùng mua FTM với tiêu chuẩn ERC 20 hoặc BEP2, nó sẽ được chuyển đổi sang FTM gốc khi đến ví.

Key metric

  • Ticker: FTM
  • Blockchain: Ethereum
  • Smart Contract: 0x4e15361fd6b4bb609fa63c81a2be19d873717870
  • Token Standard: ERC-20
  • Token type: Utility Token
  • Total Supply: 3.175.000.000 FTM
  • Circulating Supply: 2.768.240.891 FTM

Token Allocation

Fantom Allocation

Tổng số lượng FTM là 3,175,000,000 token, được phân bổ như sau:

  • Seed Sale chiếm 3,15%
  • Token bán riêng chiếm 37,04%
  • Token bán công khai chiếm 1,57%
  • Nhóm đội ngũ được phân bổ 7,49%
  • Các cố vấn đã nhận được 12%
  • Dự trữ Token chiếm 6%
  • Block Rewards được phân bổ 32,75%

Token Sale

  • Seed Sale: Diễn ra vào 02/2018 đến 03/2018 với 0.016 USD/FTM (10.000.000 FTM). Trong đó, 1 ETH = 642.17 USD. Dự án đã huy động được tổng cộng 1.6 triệu USD với 1.386 ETH, 613.514 USD và 130.000 AUD; đồng thời bán được 3.15% tổng nguồn cung token.
  • Private Sale 1: Diễn ra vào 03/2018 đến 05/2018 với 0.031 USD/FTM (805.021.058,4 FTM), trong đó 1 ETH = 667,03 USD. Dự án đã huy động được tổng cộng 24.8 triệu USD với 3.248.082 USD và 32.265 ETH; đồng thời bán được 25.35% tổng nguồn cung token.
  • Private Sale 2: Diễn ra vào 05/2018 đến 06/2018 với 0.035 USD/FTM (369.574.672 FTM), trong đó 1 ETH = 614.50 USD và 1BTC=6.469 USD. Dự án đã huy động được tổng cộng 12.9 triệu USD với 700.000 USD, 8BTC và 19.780 ETH; đồng thời bán được 11.69% tổng nguồn cung token. Public Sale: Diễn ra vào 15/06/2018 với 0,04 USD / FTM (50.000.000 FTM), Trong đó, 1ETH= 463,28 USD. Dự án đã huy động được tổng cộng 4.317 ETH (~ 2 triệu USD với giá 0,04 USD / FTM), bán 1,57% tổng nguồn cung token.

Token Release Schedule

4. Fantom Token Release Schedule

Token Use Case

FTM có những vai trò sau:

  • Bảo mật mạng: Người dùng có thể tham gia xác thực giao dịch và bảo mật mạng lưới bằng cách stake FTM, do Fantom dùng thuật toán POS để duy trì mạng lưới.
  • Thanh toán chi phí: Các chi phí trên Fantom đều được thanh toán bằng FTM
  • Bỏ phiếu: FTM holder có khả năng biểu quyết đối với những vấn đề về hệ sinh thái Fantom. Mỗi 1 Fantom có thể tương đương với 1 phiếu bầu.
  • Tài sản thế chấp: FTM có thể sử dụng trong DeFi của Fantom hay fantom.finance
  • Staking: FTM cũng có thể được Staking nhằm đem lại tính bảo mật tốt hơn cho mạng lưới. FTM staker có thể nhận được phần thưởng từ phí giao dịch tương đương với lượng token họ đã stake.

Ví lưu trữ

  • Ví sàn.
  • Các ví ETH thông dụng: Metamask, Myetherwallet, Mycrypto, Fantom wallet.
  • Ví lạnh: Ledger, Trezor.

Cách tìm kiếm và sở hữu

FTM token đang được giao dịch tại nhiều sàn giao dịch khác nhau với tổng volume giao dịch mỗi ngày lên đến 1.5 tỷ $. Các sàn giao dịch đã niêm yết token này bao gồm: Binance, Digifinex, Bkex, Okex, Sushiswap, MXC, Bilaxy, Kucoin, Uniswap, Gate.io, Bibox…

Trở thành validator node giúp Fantom xác nhận giao dịch để nhận được phần thưởng.

Có nên đầu tư vào FTM?

Ảnh hưởng của Andre Cronje

Đây là một nhân sự có rất nhiều đóng góp đối với nền tảng Fantom, đồng thời cũng là nhân tố khiến dự án được cộng đồng biết đến nhiều hơn. Tuy không đóng vai trò là Developer chính hay thành viên chủ chốt nhưng Andre đã từng được coi là linh hồn của Fantom. Khi Andre rời đi, FTM và những token có liên quan đến anh đều sụt giảm.

5. Sự ảnh hưởng của Andre Cronje đến Fantom

Tuy nhiên, việc các token bị giảm giá do ảnh hưởng từ Andre là FUD trong thời điểm đó do một số nhà đầu tư chỉ nhìn vào bề nổi. Trên thực tế, Fantom vẫn sở hữu đội ngũ phát triển vô cùng mạnh mẽ phía sau với những sản phẩm chất lượng và sự tăng trưởng đều đặn đối với số lượng giao dịch và người dùng trên mạng lưới. Ngoài ra, những hoạt động và phát triển của Fantom vẫn diễn ra tích cực ngay cả khi Andre đã rời khỏi hay không có mặt trong hệ sinh thái. Điển hình có thể kể đến như những developer mới và sản phẩm mới liên tục xuất hiện, số lượng các dự án multichain khởi chạy và tích hợp với Fantom tăng lên đáng kể, hay những tính năng mới đang được lên kế hoạch ra mắt như Felix hay FVM, …

Nói ngắn gọn hơn, Andre Cronje không phải át chủ bài duy nhất của Blockchain này và Fantom vẫn có thể đi lên mà không cần có anh.

Thế mạnh của Fantom

Fantom có rất nhiều điểm cộng về mặt nền tảng; trong đó, Blockchain có khả năng tạo điều kiện tốt cho việc xây dựng NFT, Dapps, đảm bảo khả năng xâm phạm rất nhỏ; đồng thời duy trì được tính ổn định cao. Bên cạnh đó, dựa vào khả năng tương thích với Ethereum, Fantom cũng nhận được rất nhiều cơ hội trong việc tăng khả năng tiếp cận với người dùng. Ngoài ra, một số thế mạnh khác của Fantom có thể kể đến như có khả năng áp dụng linh hoạt với nhiều ngành khác nhau hay đa dạng cách thức kiếm lợi nhuận với FTM.

Thách thức của Fantom

Bên cạnh những thế mạnh, Fantom cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức:

  • Sự hạ nhiệt của coin nền tảng: Khác với thời điểm đầu năm 2021, coin nền tảng đang được phân tích là sẽ mất dần sức nóng. Chỉ có những Blockchain nổi bật mới có thể giữ được phong độ, đa số còn lại sẽ bị bão hòa.
  • Tính cạnh tranh gay gắt: Fantom có rất nhiều đối thủ là những tên tuổi lớn như Ethereum với thị phần lớn trong mảng Smart Contract hay Solana với tư cách là đồng tiền điện tử có khả năng xử lý giao dịch nhanh và chi phí rẻ.
  • Mạng lưới chưa đạt được sự ổn định: Trên thực tế, Fantom vẫn gặp phải những vấn đề về tắc nghẽn mạng lưới dẫn đến tốc độ và chi phí giao dịch bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, Fantom cũng như các dự án khác là không thể tránh khỏi những ảnh hưởng của thị trường chung và Bitcoin.

Tiềm năng của Fantom là gì?

6. Tiềm năng của Fantom

Về cơ bản, Fantom là một dự án khá thú vị với những cải tiến liên tục về cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, với những thách thức kể trên, có thể thấy Fantom sẽ cần nhiều thời gian hơn để nỗ lực đa dạng hóa các ứng dụng DeFi và NFT. Bên cạnh đó, đối với trend Metaverse đang rất hot hiện nay, sự chậm chân của Fantom có thể sẽ là rào cản rất lớn đối với dự án này.

Ngoài ra, việc phát triển Felix – một sàn CEX riêng cũng có thể đem lại rất nhiều hỗ trợ cho dự án trong việc tạo điều kiện cho sự luân chuyển của dòng tiền trong hệ.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã nắm được Fantom là gì, những điểm đặc biệt trong mục đích xây dựng dự án cũng như quy trình hoạt động của Blockchain. Thông qua đó, nếu anh em có hứng thú với dự án, anh em có thể tiếp tục quan sát những bước tiền của Fantom để đánh giá được chính xác hơn tiềm năng của nó đối với từng mốc thời điểm cụ thể nhé! Chúc anh em thành công!

 

Bài viết cùng chủ đề

Ethereum The Merge là gì? Tham vọng chiếm lĩnh DeFi của The Merge

DeFi 2.0 là gì? Có những cải tiến gì so với DeFi 1.0

Dữ liệu On-chain là gì? Cách phân tích dữ liệu On chain của Bitcoin

 

Comments (No)
Leave a Reply