Vào mùa hè năm 2016, cộng đồng Crypto đã chứng kiến sự kiện quan trọng của đồng tiền Ethereum, đánh dấu sự ra đời của 2 Blockchain mới từ việc chia tách chuỗi của Ethereum. Đó là lý do mà Ethereum Classic (ETC) ra đời. Kể từ đó, nó luôn nằm trong top những đồng tiền có vốn hóa cao.
Vậy Ethereum Classic là gì? Ưu nhược điểm và sự khác nhau giữa Ethereum Classic & Ethereum hiện tại? Tại sao Ethereum lại Fork ra ETC? Những thắc mắc này sẽ được Coinlize giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Ethereum Classic (ETC) là gì?
Ethereum Classic là một nền tảng Blockchain phi tập trung cho phép người dùng có thể xây dựng các Dapp, DeFi, Web3. Nền tảng này là sự tiếp nối lịch sử của chuỗi Ethereum nguyên thủy nên mới được gọi là Classic.
Ethereum Classic được tạo ra từ một cuộc tranh cãi trong cộng đồng Ethereum khi xảy ra vụ Hack ở khối Blockchain thứ 1.920.000. Vụ tấn công này đã lấy đi số tiền khoảng 50 triệu USD của các nhà đầu tư. Sau đó xuất hiện cuộc bỏ phiếu để giải quyết vấn đề số tiền bị đánh cắp này.
Trong đó, 85% số người bỏ phiếu tạo ra bản Hard Fork để đảo ngược lại vụ tấn công, xóa dữ liệu của vụ tấn công ra khỏi mạng. Trong khi đó, 15% còn lại không đồng tình vì họ nghĩ rằng điều này sẽ làm Blockchain bị mất đi tính bất biến và con người vẫn có thể tác động vào nó khi cần. Từ đó những người đồng tình với bản Hard Fork chính là cộng đồng Ethereum ở thời điểm hiện tại còn 15% không đồng tình đã tách ra thành Ethereum Classic.
Về bản chất, Ethereum Classic chính là chuỗi nguyên thủy của Ethereum trước khi bị Hard Fork và tách ra. Mặc dù không cùng chung một nền tảng nhưng Ethereum Classic vẫn mang những tính năng tương tự như Ethereum. Các thông số như thời gian trung bình của khối, kích thước hay phần thưởng khối đều y như cũ.
Tại sao Ethereum lại Fork ra ETC?
Để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này, cùng quay về khoảng thời gian từ tháng 7/2016 nhé.
Trước tháng 7/2016 chỉ có một Blockchain duy nhất mang tên Ethereum. Tuy nhiên vì một lỗi trong Smart contract gây quỹ của DAO thực hiện trên Ethereum (Lỗi này thuộc về người viết hợp đồng thông minh của quỹ DAO chứ không phải lỗi của Blockchain Ethereum). Hacker đã nhận ra lỗ hổng này và tiến hành rút ra 3.6 triệu ETH = 50 triệu USD lúc bấy giờ.
Tuy nhiên trong Smart Contract của DAO quy định số tiền này sẽ bị khóa 28 ngày. Sau thời gian này, Hacker mới có toàn quyền sử dụng số tiền hack được này. Tổ chức Ethereum Foundation vì muốn giải cứu các nhà đầu tư nên đã ra quyết định Carbon Vote – thay đổi mã lệnh trên Blockchain để có thể thu hồi số Ether đã bị đánh cắp thông qua một bản Hard Fork.
Kết quả vào ngày 20/07/2016, tại Block số 1.920.000, 2 chuỗi Ethereum và Ethereum Classic chính thức bị chia tách và phát triển song song cho đến ngày hôm nay. Trong đó:
- Ethereum (ETH) theo đuổi tốc độ xử lý và có kế hoạch tiến lên POS.
- Ethereum Classic (ETC) là chuỗi gốc Ethereum vẫn giữ nguyên hệ thống như Bitcoin về một Blockchain đảm bảo an toàn, phân quyền, tự trị và sử dụng thuật toán POW.
Sự khác biệt giữa Ethereum Classic (ETC) và Ethereum (ETH)
Bạn có thể phân biệt giữa 2 khối Blockchain này thông qua các tiêu chí dưới đây:
+ Giải pháp mà Blockchain hướng đến:
Cả 2 nền tảng này đều ra đời với mục đích là tạo nên Blockchain nền tảng để phát triển các hệ sinh thái kinh tế thông minh. Tuy nhiên, trong khi Ethereum hướng tới giải pháp phát triển về hiệu suất, khả năng mở rộng của mạng lưới thì Ethereum Classic lại hướng tới tính ứng dụng thực tiễn cũng như khả năng bảo mật của mạng.
+ Giao thức xác nhận giao dịch
Ethereum sử dụng giao thức đồng thuận POS trong khi Ethereum Classic lại sử dụng giao thức đồng thuận POW. Trong bài phát biểu mới nhất, nhóm nhà phát triển ETC chưa có ý định thay đổi giao thức đồng thuận trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, giữa ETC và ETH còn có một số điểm khác biệt như trong bảng sau:
Name | ETC | ETH |
Block Size | 1.1189 KB | 24.84 KB |
Block Reward | 3.2 ETC | 2.18 ETH |
Block Time | 13.1s | 13.4s |
Consensus | POW ( Proof Of Work) | POS ( Proof Of Stake) |
Total Supply | 210.700.000 | Không giới hạn |
Algorithm | Ethash | Ethash |
ETC Coin
ETC là đồng coin được tạo ra bởi mạng Ethereum Classic với chức năng và cách thức hoạt động giống với Ethereum trước khi bị Hard Fork.
Thông tin chi tiết
+ Token Name: Ethereum Classic
+ Ticket: ETC
+ Blockchain: Ethereum
+ Consensus: POW
+ Contract trên BSC: 0x3d6545b08693dae087e957cb1180ee38b9e3c25e
+ Token Type: Coin, Mineable
+ Block Time: 13.1s
+ Total Supply : 210.700.000 ETC
+ Circulating Supply: 141.599.295 ETC
Tỷ lệ phân bổ
Trước khi đợt Hard Fork diễn ra thì có hơn 82 triệu Ether có mặt trên thị trường trong đó:
- 72 triệu Ether được đội ngũ phát triển Pre-mine dành cho ICO
- Hơn 10 triệu Ether được đào thành công từ 2014 cho đến ngày Hard Fork
Sau sự kiện Hard Fork diễn ra vào ngày 20/7/2016 thì Ethereum bị chia tách làm 2 chuỗi là Ethereum Classic (ETC) và Ethereum (ETH). Như vậy, thị trường lúc này sẽ tồn tại cùng lúc 82 triệu ETC và 82 triệu ETH coin.
Ví dụ, trước khi Hard Fork, người dùng đang có 100 Ethereum thì sau đợt Hard Fork, người dùng sẽ có 100 ETC và 100 ETH. Lúc này, người dùng có thể bán ETC mới nhận được trên thị trường.
Chức năng
Cũng giống như đồng ETH, ETC cũng được dùng làm phí giao dịch mạng và Smart Contract.
+ Gas Fee: ETC được dùng thanh toán phí Gas trong mạng lưới Ethereum Classic. Một giao dịch sẽ phải trả trung bình 21.000 phí Gas.
Lượng phí này cũng có thể thấp hơn hoặc cao hơn tùy vào tốc độ của mạng lưới. Phí Gas được tính theo công thức sau:
Transaction Fee = Gas Price * Gas Limit + Phí trả cho các Miners
+ Phần thưởng cho Block Reward: Nhằm duy trì tính bảo mật và an toàn cho mạng lưới mà Ethereum Classic có phần thưởng cho các thợ đào. Hiện tại, phần thưởng cho một Block được đào là 3.2 ETC. Cứ sau 5 triệu Block được đào thì phần thưởng này sẽ bị giảm 20%.
Token Release Schedule
Sau gần 7 năm khai thác thì có hơn 70% ETC đã có mặt trên thị trường. Vào ngày 17/03/2020, Ethereum Classic đã giảm 20% phần thưởng đào từ 4 ETC/ Block xuống còn 3.2 ETC/ Block.
Lịch trình được thông báo chi tiết trong bảng sau:
Ví lưu trữ
Bạn có rất nhiều sự lựa chọn cho việc lưu trữ ETC, ví dụ như:
- Ví Web: MyCrypto, MyEtherWallet, Portis, Squarelink,…
- Ví mềm: Exodus, Atoken, Coinbase Wallet, Trust Wallet,…
- Ví cứng: Ledger, Trezor, SafePal, Ellipal, Bitski, CollBitX, HTC Exodus,…
- Ví tiện ích mở rộng/ dApp: Metamask, Opera, Nifty Wallet, Saturn Wallet, Brave,…
- Ví khác: CryptoSteel, ColdTi, BlockPlate, BillFold, Hodlinox,…
Bên cạnh đó, nếu thường xuyên giao dịch ETC thì bạn cũng có thể lưu trữ đồng Coin này trực tiếp trên ví của các sàn giao dịch để thuận tiện trong việc mua bán trao đổi ETC. Việc làm này sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản tiền phí giao dịch nạp/rút. Nhưng đồng thời, độ bảo mật của nó lại không cao như việc lưu trữ lại các ví riêng.
Mua ETC ở đâu?
Hiện tại, đồng Coin này đang được giao dịch trên nhiều sàn giao dịch lớn nhỏ uy tín như Binance, Houbi, Bitmax, VCC Exchange,…Nếu bạn đang có nhu cầu đầu tư vào ETC nên lựa chọn sàn Binance hoặc Houbi. Bởi đây là 2 sàn giao dịch uy tín có phí giao dịch thấp và tốc độ giao dịch nhanh.
Tại Việt Nam, hiện tại chưa có nhiều dịch vụ hỗ trợ giao dịch trực tiếp đồng ETC ra VNĐ. Bạn có thể tham khảo và giao dịch trực tiếp qua trang web Vicuta.com. Đây là dịch vụ khá uy tín nhé.
Hướng dẫn đào coin ETC
Bạn có thể mining ETC theo 2 cách phổ biến nhất là đào một mình (Solo Mining) và khai thác thông qua các Pool Mining uy tín (Pool Mining). Bạn thực hiện theo hướng dẫn bên dưới nhé:
Solo Mining
+ Đầu tiên, bạn tải một trong những phần mềm này xuống nhé: Antminer E3, Bminer, Claymore Miner, Cruxminer, Easy Miner, Phoenix Miner,…
+ Sau đó, cài đặt phần mềm rồi đăng ký địa chỉ ví ETC của bạn
+ Tìm IP để khai thác Coin
Pool Mining
Để có thể tăng lợi nhuận khi thai tác, bạn có thể tham gia vào một trong 5 Pool Mining lớn nhất hiện nay gồm Ethermine, Nanopool, MiningPoolHub, 2Miners, Beepool. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham gia vào những Pool Mining khác như 1st Pool, 2Miners, AntPool, BTC.com, BoomPool.
Có nên đầu tư vào ETC không?
Với nguồn cung cố định và giảm phát nên giá ETC còn có thể tăng giá trị trong tương lai. Bên cạnh đó, hiện mới chỉ có 55% ETC được khai thác trên thị trường. Cơ hội để người dùng kiếm lợi nhuận vẫn còn rất lớn. Chính vì vậy mà ETC có thể thu hút được một lượng lớn các Miner.
Tại thời điểm viết bài, ETC có giá là 18.47$ với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là $299M. Xếp hạng của ETC trên CoinmarketCap hiện tại là #28 với vốn hóa thị trường trực tiếp là $ 3B. Nó có tổng cung là 210.700.000 ETC.
Vậy có nên đầu tư vào ETC hay không? Đây là 1 câu hỏi chỉ có bạn mới trả lời được, nếu bạn là người yêu thích những đồng coin có tính bất biến thì ETC sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho bạn, còn nếu bạn quan tâm về tốc độ giao dịch cũng như khả năng thích nghi với sự thay đổi thì ETH ở hiện tại sau khi nâng cấp lên The Merge sẽ tiềm năng hơn. Vì ETC tuy có mã nguồn bất biến nhưng còn tồn tại một số hạn chế nhất định về công nghệ cũng như thời gian tạo block chưa thật sự tối ưu.
Tổng kết
Ethereum Classic là dự án đời đầu nên công nghệ còn lỗi thời và khó có thể cạnh tranh được với Ethereum. Tuy nhiên thì ETC vẫn thuộc top 50 đồng Coin có vốn hóa thị trường cao nhất hiện nay. Khi hệ sinh thái của Ethereum Classic tiếp tục phát triển tự nhiên, thì nó sẽ trở thành mạng phi tập trung thực sự, bất biến và không ngừng phát triển.
Như vậy, Coinlize vừa chia sẻ đến bạn đọc bài viết: “Ethereum Classic (ETC) là gì? Tại sao Ethereum lại Fork ra ETC?”. Hi vọng rằng bài viết này đã đem đến nhiều thông tin hữu ích nhất dành cho bạn. Mọi thông tin trong bài viết chỉ là gợi ý, không phải là lời khuyên đầu tư và Coinlize sẽ không chịu trách nhiệm với bất cứ quyết định đầu tư nào của bạn. Hãy cẩn trọng khi đầu tư nhé!
Bài viết cùng chủ đề
➤ Gas Limit & Gas Price là gì? Cách tối ưu phí Gas khi chuyển coin
Comments (No)